Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 10: Tứ niệm trú và Tứ chính đoạn do Mật tông tự lập ra

Cái gọi là “Tứ niệm trú” của Mật tông cũng khác hẳn những gì mà Phật nói, cũng không phải là Tứ niệm trú hay Tứ niệm xứ nói trong Phật pháp. Ví dụ trong cuốn sách “Tu tâm thất yếu” của nhà xuất bản Chúng Sinh nói rằng: “Hướng dẫn pháp tu: Trước mỗi lần khai thị, Tưởng Cống Nhân Ba Thiết[1] đều bắt đầu bằng “chuyển tâm sang Tứ niệm xứ của Phật pháp”. Tứ niệm này còn gọi là “Tứ cộng gia hành”, tức là 1. Thân người khó được (nhân thân nan đắc); 2. Cái chết vô thường; 3. Luân hồi tội lỗi; 4. Nhân quả nghiệp báo. Nhân Ba Thiết đặc biệt nhấn mạnh rằng những người học sơ cơ đều phải tham khảo những số liệu này trên nhiều phương diện, đây là những giáo nghĩa cơ bản nhất, cần phải được bắt rễ sâu trong tâm mỗi chúng ta” (181-48).

Thế nhưng, “bậc thánh” Tưởng Cống Nhân Ba Thiết chuyển thế tái sinh đã hiểu sai về Tứ niệm xứ trong pháp Thanh Văn của Phật pháp cơ bản nhất này, trái với pháp Tứ niệm xứ mà Phật đã tuyên thuyết, chỉ là thuyết minh về Tứ niệm xứ mà ông ta tự phát minh mà thôi. Còn các hành giả Mật tông khác ai mà không bị dẫn dắt sai lầm mới là chuyện khó, trừ phi hành giả Mật tông đó tự mình có thể tìm tòi so sánh với lời Phật trong các kinh Hiển giáo, nếu không chắc chắn sẽ tin theo và đi lầm vào tà đạo. Hiện tượng giải thích loạn bậy các danh tướng Phật pháp như vậy không chỉ có duy nhất một mà đó là sự thực phổ biến trong Mật tông.

Ví dụ phái Tát Già nói về Tứ niệm trú như thế này: “…Tụng rằng: ‘Tứ niệm trú’ là chủ yếu nói về chỗ nương dựa của tâm giác thụ (cảm nhận). Nói ‘niệm’ ở đây là chỉ sự phân biệt trong đối trị. Nói ‘trú’ là chỉ việc có thể hiện khởi (Lạc) Không song vận. Nói ‘tứ’ tức là sự sai biệt của nó…Tiểu hành pháp đối trị của nó là Tứ niệm trú, tức tụng rằng ‘Bản tôn thiên của chính mình’. Nghĩa là ý quán tự thân thành Bản tôn là ‘Thân tùy niệm’, cũng ám chỉ nhiều lần lặp đi lặp lại ‘tùy niệm Bản tôn’ để nghênh nhập Trí tôn’. ‘Chú tùy niệm’ tức là tụng tâm chú của Bản tôn. Lại tụng rằng ‘Quán sự cần thiết có thể sinh chuyển vòng (chuyển ngoặt)’, tức là nói ‘pháp tùy niệm’” (61-505~507). Đây là sự phương tiện quán xuyến trước sau dựa vào Song thân pháp mà Mật tông tự lập ra, cộng thêm sự giải thích bằng các danh tướng Phật pháp, tuyệt đối không phải là Tứ niệm xứ hay Tứ niệm trú trong Phật pháp.

Cũng giống như Tứ chính đoạn, Tứ ý đoan mà Phật nói, Mật tông cũng nói khác với Hiển giáo dựa trên nhu cầu của tông phái mình:

“Bây giờ dạy về Tứ chính đoạn: Khi tập thành thục như thực lưu tục (khi tu tập lặp đi lặp lại đúng pháp) về mặt thiền định (tu nhất niệm bất sinh trong quá trình hợp tu Song thân pháp chính là tu thiền định của Mật tông), hoặc thường thời đắc đại lạc vô lậu trong đó (hoặc chứng được cảnh giới không xuất lậu tinh dịch trong hợp tu Song thân pháp để sinh ra đại lạc cực khoái tình dục trong một thời gian dài), hoặc là ma tri túc kiến đế (hoặc chứng được Kiến địa đại lạc như thế mà sinh ra một thứ ‘ma’ thỏa mãn đầy đủ, khiến anh ta không nghĩ đến tinh tấn chăm tu Song thân pháp hàng ngày nữa) mà thoát ra khỏi cảnh bất động đại hôn trầm khác trong đó, đó là nội duyên khởi, tâm khí tập nhiếp ở đầu chót Trung mạch (tâm khí tập trung ở quy đầu và cổ tử cung phần đầu chót của Trung mạch), là sức mạnh chữ A ngoại tướng. Đại hành pháp đối trị của nó chính là hành Tứ chính đoạn! Nếu không có yếu quyết như vậy, thì sẽ chướng ngại lâu dài trong việc chứng đắc đức của địa (nếu không có khẩu quyết về bốn loại chính đoạn này thì sẽ chướng ngại lâu dài trong việc tu chứng công đức chư địa trong Mật tông). Lại nữa, nội nghĩa của nó là tính tướng của quán đỉnh thứ tư (ý nghĩa bên trong của Tứ chính đoạn này là tính tướng trong lần hợp tu Song thân pháp đầu tiên với thượng sư và thụ quán đỉnh thứ tư)… Tụng nói ‘Tứ chính đoạn’ là chỉ phân biệt chính đoạn năng đoạn bằng tinh cần mạch của cụ liên nữ mười hai từ hỷ vân vân (bằng phần chót Trung mạch – cổ tử cung khi đạt đến cực khoái tình dục của người nữ hai mươi tuổi có đầy đủ các điều kiện từ Sơ hỷ cho đến Đệ tứ hỷ). Như vậy, tiến hành đoạn phân biệt (khi thực hiện nhất tâm thụ lạc mà không quán có lạc vô lạc, không quán nam nữ, không khởi ngôn ngữ tư duy vọng tưởng, gọi là tính đoạn phân biệt) bằng lý ý như Hoãn hành (xem đạo lý và mật ý của Hoãn hành (từ từ mà hành sự) khi đạt cực khoái tình dục thuyết minh trong Chương 8 và Chương 9); Đoạn phân biệt (nhất niệm bất sinh trong các hành mà hưởng thụ cực lạc, đoạn trừ sự phân biệt của ngôn ngữ vọng tưởng) bằng Kim Cương kiết già thân ngữ ý (như trong Chương 9 có nói thực hiện các hành động thân khẩu ý trong tư thế giao hợp ngồi để sinh ra đại lạc thậm chí đến mức độ chịu không nổi mà hơi thở tạm ngừng); Đoạn phân biệt (cảm nhận không mong muốn xuất tinh trong cơn cực khoái tình dục để đoạn trừ sự phân biệt về cái sai khác giữa ‘cái lạc không xuất tinh và cái lạc xuất tinh’) bằng Minh điểm ức khí (dùng sức mạnh Minh điểm trong giai đoạn cực khoái tình dục để ức chế hạ hành khí, nhằm tránh xuất tinh dẫn đến mất đi cảnh giới hưởng lạc lâu dài)…

Tụng rằng ‘cụ liên nữ mười hai từ hỷ vân vân’ ý nói phá lập tám pháp bằng cụ liên nữ được Bản tôn thiên chúng thọ ký: không phải là không hỷ, có thể khiến tu hỷ (Người ‘cụ liên nữ’ có sinh tính (bẩm sinh) không phải là không thích dâm lạc mà hơn nữa phải là người có thể khiến cho hành giả Mật tông hợp tu cái hỷ dâm lạc với cô ấy); không phải là không có đầy đủ tướng, có diệu tướng (không phải là không có đầy đủ tướng xinh đẹp mà còn phải có tướng thắng diệu cần thiết hợp với Song thân pháp); không phải là không tịnh tín, cực có tịnh tín và tham đại (không phải là người không có tín ngưỡng thanh tịnh mà hơn nữa phải là người cực kỳ có lòng tin và có tâm tham cầu cực lớn với dâm lạc); không phải không gia trì, chỉ nhìn là có thể sinh lạc làm gia trì (không phải là không có sức mạnh gia trì đối với hành giả Mật tông mà hơn nữa phải là người vừa gặp đã có thể khiến cho hành giả Mật tông lập tức sinh khởi cảm giác dâm lạc).

‘Cụ liên’ trong bài tụng ý nói rằng: có đầy đủ chủng tính của liên nữ, chỉ các hoa văn ở tay, chân và hoa sen (âm hộ) của người nữ (chi tiết xem trong Chương 8 và Chương 9 của tập 2). Con số ‘mười hai’ trong bài tụng ý nói là người nữ mười tuổi gồm hai người, tức là cô gái tuổi song thập có lòng tham dục cực mạnh. Tụng nói ‘thám mạch’ là nói điều chế các thứ gừng, hùng hoàng, sợi bông...để dò tìm mạch,... (Chú thích gốc: lược bỏ pháp thực tu)... (Chú thích gốc: vì liên quan rất nhiều đến phần thực tu, cho nên lược bỏ đi các loại thuốc chính và phương pháp thực tu, tu sĩ phải thỉnh nguyện thượng sư dạy. Bình Thực chú thích: Về pháp thực tu và các loại thuốc nói ở đây đã được tôi nêu ra trong tập 2 và tập 3, xin xem chi tiết thuyết minh trong các tập đó. Ý nghĩa của ‘cụ liên nữ’ cũng được nêu ra trong tập 2, đọc lại là biết, ở đây không nhắc lại nữa. Thế nhưng về ‘cụ liên nữ mười hai[2]’ trong bản tụng thực chất là nói về 12 vị cụ liên nữ, nhưng ở đây vì muốn được các vùng lễ giáo của Trung Quốc chấp nhận nên nói thành có 2 người nữ 10 tuổi, trái ngược với nguyên ý của bản tụng)” (61-508~513).

Nói về Tứ niệm trú và Tứ chính đoạn như thế đều là các pháp môn mà trong quá trình hợp tu song thân, hành giả Mật tông cần phải chú ý và an trú ở đó, tuyệt đối không phải là Tứ niệm trú và Tứ chính đoạn mà Phật dạy, vốn dĩ nó không phải là Phật pháp, thì sao các thượng sư Mật tông lại có thể lừa bịp người học rằng những thứ mà họ nói, họ truyền, họ tu, họ chứng là pháp của Phật giáo được? Hành vi phá hoại chính pháp Phật giáo nghiêm trọng như thế, vậy mà các đại sư, đại cư sĩ của các đại đạo tràng bên Hiển giáo lại dung chứa bảo vệ họ, thật là kỳ quặc thay!

 

 


[1] Chú thích của người dịch: Nhân Ba Thiết (Rinopche) thượng nhân, thượng .

[2] Chú thích của người dịch: Nguyên văn là ‘thập nhị cụ liên nữ’, bản thân bài tụng cũng giải thích không rõ, đồng thời cũng có sự khác biệt với các Mật điển khác.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0