Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Tiết 4: Sự hiểu lầm của Mật tông đối với pháp duyên khởi
Pháp duyên khởi mà Mật tông nói cũng không phải là pháp duyên khởi trong kinh Hiển giáo, mà là chỉ về sự quán tưởng Trung mạch Minh điểm và tu chứng Bảo bình khí, không hề liên quan gì đến pháp duyên khởi trong Phật pháp. Ví dụ về Tam duyên khởi của phái Tát Già như sau:
“Nhâm nhất (9.1.) – Duyên khởi hồi phong: Trì tâm để mà hồi phong chuyển khí, hồi phong chuyển khí mà trì tâm, dùng sức đó để sinh ra các loại tướng nhảy, động, chạy, huyên náo…
Nhâm nhị (9.2.) – Duyên khởi cảnh tượng có bốn loại. Một là cảnh tượng thân mạch: Tâm khí tập nhiếp ở chỗ tụ hội của hai mạch tinh huyết trái phải và 32 mạch kết biến động ( dao động khắp nơi), cảm thấy che ẩn, tâm khí tập nhiếp ở chỗ 72000 dây cực vi mạch, lại cảm nhận thấy bản thân cực nhỏ chui vào trong mạch chủ của bản thân. Hai là cảnh tượng chữ Mạch: Lấy tâm khí nhiếp tập ở các chỗ chữ X (chữ Phạn: Tông) ở giữa tâm, như đặt cái đèn “tiêu trừ ngu muội, hắc ám”, rồi lấy tâm khí tập nhiếp ở chữ chủng tử lục đạo, cảm nhận thấy các nơi của lục đạo. Ba là cảnh tượng Giới cam lộ: Nếu ngũ cam lộ đồng lượng đều tập nhiếp ở chữ chủng tử giữa tâm, cảm nhận thấy năm chủng tính Như Lai, tăng trưởng sức mạnh hai loại hồng bạch cam lộ giữa mi và Mật xứ (chi tiết xem Song thân pháp trong Chương 9), cảm nhận thấy nhật nguyệt của 3000 thế giới. Bốn là cảnh tượng khí: Khi khí trì địa (Chú thích gốc: thủy hỏa phong) tự trụ ở rốn, cảm nhận thấy các tướng như khói chẳng hạn.
Nhâm tam (9.3.) – Duyên khởi mộng: Khi dựa vào các cảnh tượng thuật ở trên, lấy các cảnh tượng trên làm nhân, lấy giấc ngủ làm duyên, thì giấc mơ do cảnh tượng đó sinh ra gọi là Duyên khởi mộng.
Như vậy, hỏi rằng: Cảm nhận của giấc mộng đó và Duyên khởi của giấc mộng có gì khác biệt? Đáp rằng: Cái nhân cảm nhận mộng chỉ là trì khí, cái quả cảm nhận thì chỉ sinh ra các tướng phập phù như mơ ngựa, phạm vi khá nhỏ.
Duyên khởi của giấc mộng là: Nhân – dựa vào rất nhiều tướng dị của bốn đàn thành bên trong mà duyên khởi. Duyên – thì lấy giấc ngủ làm xúc duyên. Quả - thì sinh ra giấc mộng có các dị tướng, phạm vi khá lớn” (61-156).
Duyên khởi mà nói như vậy, đều là dụng công trong việc quán tưởng Trung mạch, Minh điểm và tu Bảo bình khí, chứ không phải là pháp duyên khởi nói trong Phật pháp – hiện quan duyên khởi tính không của Thập bát giới – dựa vào Thập nhị nhân duyên để hiện tiền quan sát Uẩn Xứ Giới tất thảy pháp không, không có một pháp nào có thể tính thường trụ bất hoại. Vì lẽ đó, các thày Mật tông từ cổ chí kim đều không chứng giải được pháp Nhân Duyên, vì những gì họ nói, họ tu, họ chứng đều là pháp hữu vi như quán tưởng và khí công của ngoại đạo. Tu hành như vậy, còn không thể nào hiểu biết được thực chất tu chứng của bậc Sơ quả Thanh Văn, huống hồ là có thể chứng biết được trí tuệ Bát Nhã mà Bồ Tát minh tâm chứng được còn bậc La Hán Thanh Văn cũng không thể biết? Cho nên mới nói Mật pháp hoàn toàn là hư vọng, không phải là Phật pháp.
Lại như thuyết “Ngũ duyên khởi” của phái Tát Già nói: “Đạo viên mãn của Ngũ duyên khởi là: ngoại duyên khởi, nội duyên khởi, mật duyên khởi, Chân Như duyên khởi, Cứu cánh duyên khởi. Trong bản tụng nói rằng: câu ‘đạo viên mãn do Ngũ duyên khởi sinh ra’, tức là nói về cái này. Ngũ duyên khởi ở đây là: Canh nhất (7.1.) – Ngoại duyên khởi: là sự hiển hiện thô lược của các tướng ngoại cảnh như chuyển khí hồi phong, cảnh tượng và mộng. Canh nhị (7.2.) – Nội duyên khởi: là chỉ tâm tập nhiếp ở cung điện chữ Mạch. Canh tam (7.3.) – Mật duyên khởi: là từ việc đoạn đạo thế gian để hiện ra bốn đàn thành như đàn thành thân mạch của đạo xuất thế gian. Canh tứ (7.4.) – Chân Như duyên khởi: Thăng hiện Minh điểm bằng ngoại nghiệm tướng từ Sơ địa trở lên, còn nội nghiệm tướng thì thăng hiện khí, Chân Như nghiệm tướng thăng hiện công đức của tâm. Canh ngũ (7.5.) – Cứu cánh duyên khởi: là chỉ hòa nhập vào tứ hành ở Thập tam địa (địa thứ 13). Như vậy, việc lấy Ngũ duyên khởi để viên mãn tất thảy đạo thế xuất thế gian gọi là ‘đạo viên mãn do Ngũ duyên khởi sinh ra’.” (61-382, 387~388).
Pháp duyên khởi nói như thế đều chỉ là dụng tâm trên Trung mạch, Minh điểm, khí công của pháp thế gian, pháp hữu vi, pháp vô thường; những gì họ tu, họ chứng đều là pháp hữu vi lậu vô thường của thế gian, hoàn toàn không liên quan gì đến đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề, chỉ là pháp ngoại đạo, là cầu Phật pháp bên ngoài tự Tâm Như Lai Tạng, gọi là những kẻ cầu pháp ngoài tâm vậy.
Pháp môn ngoại đạo Mật tông cầu pháp ngoài tâm như thế mà lại dám lừa dối người học Phật giáo, nói tu chứng trong pháp ngoại đạo của họ có thể giúp người ta chứng được quả chứng địa thứ 13 trong Phật pháp, mà nói rằng “lấy Ngũ duyên khởi để viên mãn tất thảy đạo thế xuất thế gian”, nói những người tu hành như thế tức là “đạo viên mãn do Ngũ duyên khởi sinh ra”. Việc lấy pháp ngoại đạo như thế để thay thế cho Phật pháp chân chính, nói Mật tông mới là Phật pháp cứu cánh – cuồng ngôn nói Mật pháp là pháp mà pháp tu Hiển giáo không thể đạt đến được, quả thực là điên đảo vô cùng tận.
Lượt xem trang: 0