Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 3: Pháp tu tập tích lũy tư lương hoang đường của Mật tông

Tư lương tu tập thành Phật của Mật tông khác xa so với bên Hiển giáo, nó chỉ là vọng tưởng do họ tự bày đặt ra. Ví dụ như pháp lấy cúng hiến Man đạt làm tu tập tư lương:

“Lại nữa, để tích tập tư lương thuận duyên thì phải hiến Man đạt. Pháp ấy như sau: Quán tưởng trên tòa được trang sức bằng đồ tạp bảo trong không trung trước mặt có liên (hoa sen), nguyệt (mặt trăng); trên đó lại có thượng sư căn bản của chính mình, đó là thể tính thân ngữ ý của chư Phật ba đời, không khác gì Kim Cương Trì, vây quanh là tất thảy tổ sư truyền thừa và chư Phật Bồ Tát, trụ bằng tướng mà tự tâm mình thấy thích.

Trên bàn Man đạt đó hiến bảy đống hoa gạo (hoa lúa) để làm chỗ dựa cho sở duyên; trên cơ địa phệ lưu ly của tự tính căn bản thanh tịnh, tứ châu, núi tu di, nhật, nguyệt, nhân, thiên, không gì là không viên mãn đầy đủ. Lại nữa, tất cả đồ tư lương cúng dường mà mình đều không chấp, đều đầy đủ trong thế gian, thề nguyền tích tập tất cả thiện căn mà mình thụ dụng viên mãn trong ba đời, không quan sát tất cả khác chúng trước mặt, liên tục cúng hiến, cầu thỉnh gia trì cho mình có thể sinh hiện chứng ngộ, thiền định và công đức vô biên liên tục. Cầu thỉnh như thế mà còn phải trì một số lượng nhất định.

Lại có thượng sư sinh lòng kính tín cuồng nhiệt, nói “trừ khiển nghịch duyên”: Tụng niệm trăm chữ Minh, rồi quán tưởng trên đỉnh đầu mình có Kim Cương tát đỏa an trú, một mặt hai cánh tay, cầm chuông chùy. Phật Mẫu Kim Cương Mạn Mẫu cầm rìu đao, lô khí (đầu lâu). Hai thân đều trắng, các đồ châu báu, trang sức bằng xương trang nghiêm, Kim Cương kiết già ôm nhau (tức là tượng Phổ Hiền Vương Như Lai ngồi tư thế song thân ôm nhau hưởng lạc), trên đàn thành nguyệt luân giữa tâm vị ấy có chữ Hồng màu trắng, ở đó sinh ra cam lộ không ngừng (qua việc thượng sư Kim Cương và sư mẫu giao hợp hưởng lạc mà sinh ra dâm dịch cam lộ, liên tục không ngừng chảy ra), trút đầy vào trong thân Phật Phụ mẫu Bạc Già Phạn Kim Cương tát đỏa (rót đầy vào trong thân thượng sư Phật Kim Cương Bồ Tát phụ mẫu), lại như mây như mưa (lại quán tưởng thượng sư và Phật Mẫu có hành vi giống như vợ chồng hành dâm ở tư thế ngồi), cam lộ của họ (dâm dịch cam lộ chảy ra sau khi họ hành dâm hưởng lạc) liên tục đi vào qua Đỉnh môn của mình (không ngừng rót vào qua Đỉnh môn của hành giả Mật tông), tiêu trừ tất thảy hắc tướng (tiêu trừ tất thảy mọi tướng bất tịnh trong thân bằng việc quán tưởng cam lộ sinh ra từ việc hành dâm của Kim Cương tát đỏa và Minh Phi chảy vào trong thân mình), sau khi cam lộ liên tục thanh tịnh hai đường bẩn (sau khi dùng cam lộ đó liên tục làm sạch niệu đạo và trực tràng của mình), lại chảy ra từ giữa hai lòng bàn chân của mình (rồi sau đó quán tưởng thứ nước cam lộ đó chảy ra ngoài từ giữa hai lòng bàn chân mình), cam lộ trí tuệ (dâm dịch cam lộ chảy ra sau khi Kim Cương tát đỏa và Minh Phi hành dâm trong quán tưởng) tràn đầy các nơi trong thân (lan tỏa tràn ngập khắp mọi ngóc ngách trong cơ thể mình), rồi lại tụng hắc lỗ hát trăm chữ Minh. Cách thức tích tụ tư lương, tịnh trừ cấu bẩn như thế, cần thực hành qua nhiều năm tháng.

Đem định lượng trì số của hai loại đó hiến cúng cho thượng sư. Nếu nó đồng khẩu, thì sinh đại chướng ngại và định lượng kém; nếu khác khẩu, thì sinh diệu định và chướng ngại ít đi” (61-224, 225).

Thượng sư Mật tông dạy bảo đồ đệ tín chúng như vậy: Lấy bảy đống hoa gạo sao chín, đặt vào trong Man đạt (mâm cúng), rồi quán tưởng cúng dường nhân, thiên, nói liên tục tu pháp cúng dường này có thể thành tựu “tư lương thành Phật”. Điều này không như bên Hiển giáo lấy các đồ vật tiền tài thật sự của thế gian đem bố thí cho chúng sinh và cúng dường Tam Bảo. Nếu như quán tưởng cúng dường như vậy mà có thể thành tựu đạo Bồ Tát, tích lũy được tư tương thành Phật, thì các hành vi lợi lạc chúng sinh mà Phật giảng về tu Bồ Tát hành ở đời quá khứ trong các kinh thuộc bộ Bản Duyên đều có thể miễn được rồi. Thế nhưng, việc quán tưởng đó thực sự không thể nào đem lại lợi ích cho chúng sinh, thì sao có thể thành tựu tư lương mà phải tích trong ba đại vô lượng kiếp số[1] mới đủ? Là đúng hay là sai? Những người có trí tuệ hãy cùng suy nghĩ xem.

Hơn nữa, tướng phần trong cảnh giới quán tưởng cúng dường cho dù có là thật đi nữa, nếu thực sự có thể đem lại lợi ích cho chúng sinh đạo quỷ thần, thì cũng chỉ có thể lợi lạc cho chúng sinh đạo quỷ thần (vì nhân thiên đều không nhận thứ cúng dường này), nghĩa là không đem lại lợi ích cho chúng sinh nhân gian, tức là hoàn toàn trái ngược với lời dạy của Phật “phải tu Bồ Tát đạo ở nhân gian – thành tựu Phật đạo ở trong việc lợi nhân). Cho nên, việc cúng hiến Man đạt do các tổ sư Mật tông bày đặt ra, ngụ ý của họ chỉ là muốn chúng sinh sinh lòng kính tín tuyệt đối không nghi ngờ đối với thượng sư, để tiện cho việc tin theo không nghi lúc truyền thụ Song thân pháp sau này mà thôi, hoàn toàn không phải là đạo tích lũy tư lương thật sự. Những người có trí tuệ chỉ cần suy nghĩ là biết liền, chắc chắn sẽ không bị họ làm cho mê hoặc.

Lại nữa, vị thượng sư của mình do chính mình quán tưởng ra có địa vị độc tôn trong đại chúng, “vây quanh là tất thảy tổ sư truyền thừa và chư Phật Bồ Tát”, như thế tức là có ý sùng kính thượng sư còn hơn cả chư Phật Bồ Tát, nhằm khiến hành giả Mật tông sinh lòng kính tín tuyệt đối đối với thượng sư của mình. Ý đồ của họ vô cùng rõ ràng, người có trí tuệ suy nghĩ là biết liền, không cần phải nhiều lời nữa. Hành giả Mật tông tu pháp quán tưởng dâm uế này, quán tưởng dâm dịch do Kim Cương thượng sư hành dâm trên đỉnh đầu mình sinh ra chảy vào trong Đỉnh môn của mình mà lan khắp toàn thân, muốn dựa vào đó để làm sạch sẽ thân mình, kỳ thực chẳng khác gì lấy nước bùn bẩn giặt áo, vĩnh viễn không có ngày sạch sẽ. Tích lũy “tư lương thành Phật, thanh tịnh cấu bẩn” như vậy mà nói “phải tích tập tư lương, tịnh trừ cấu bẩn như thế, cần thực hành qua nhiều năm tháng”, nhằm cầu mong “chứng ngộ đời này, thiền định và công đức vô biên liên tục không ngừng”, chẳng phải là những lời lẽ và tu chứng của những kẻ vô trí vọng tưởng ư? Chẳng khác gì leo cây mà đòi bắt cá, sao có thể bắt được?

Phái Tát Già còn nói:

“…Cái nhân của Thiền định (Thiền định này là chỉ Lạc Không song vận nhất tâm bất loạn trong Song thân pháp), công đức quả của đạo Tư lương: trong Bản tụng có nói câu ‘từ đạo Tư lương’, trong này có bốn loại: Nhâm nhất (9.1.) – Đạo Tư lương ngoại hình tướng: Quán tưởng Bản tôn thượng sư không khác, nghênh thỉnh đến hư không trước mặt, tu ngũ cúng (chi tiết xem trong Tập 1), cho đến thụ trì trong các quán đỉnh đạo Vô học cứu cánh (chi tiết xem Mật quán, Huệ quán, Đệ tứ quán trong Chương 8 Tập 2), có thể sinh ra cái nhân Tam tự tính kiến, đó là ‘Đạo Tư lương ngoại hình tướng’.

Nhâm nhị (9.2.) –Đạo Tư lương nội Mật chú: Thượng phẩm là từ Tam yếu quyết đến hạ phẩm tâm khí tập nhiếp ở giữa Tề luân, lấy đó làm nhân của sinh tự sinh trí kiến, tức là ‘Tư lương nội Mật chú’.

Nhâm tam (9.3.) –Đạo Tư lương Mật quán đỉnh: Thượng phẩm từ Tam tưởng, hạ phẩm tâm khí tập nhiếp ở giữa liên cung của Phật Mẫu (tập nhiếp ở trong tử cung của Minh Phi được ôm), lấy đó để làm tư lương của nhân Câu sinh trí kiến, gọi là ‘Đạo Tư lương Mật quán đỉnh’.

Nhâm tứ (9.4.) –Đạo Tư lương Thực tướng cứu cánh: Thượng phẩm hỷ đẳng mười hai Minh Phi có đủ Tam tưởng gia trì (Đều quán tưởng các bước Nhâm nhất, Nhâm nhị, Nhâm tam và gia trì đối với 12 vị Minh Phi hợp tu Song thân pháp với mình), cho đến hạ phẩm là tâm khí nhiếp tập ở giữa chỗ nhụy tối thắng của vị ấy (tập nhiếp ở trong hạ thể của Minh Phi được ôm), lấy đó để làm tư lương của nhân sinh ra cực tịnh tối thắng Không Lạc kiến, đó là ‘Đạo Tư lương Thực tướng cứu cánh’. Nói tóm lại, thực hành chỗ nhân tích tụ thiền định, tức là ‘đạo Tư lương’.” (61-442~443).

Việc tu các quán tưởng và gia trì bằng Song thân pháp như vậy chính là pháp tu trì đạo Tư lương của Mật tông được ghi chép trong cuốn “Đạo quả bản tụng – Kim Cương cú kệ chú” của phái Tát Già Mật tông. Pháp tà dâm hoang đường như thế mà nói có thể thành tựu Phật pháp, thì Phật pháp này chẳng cần học cũng được, chỉ có ích trong việc trầm luân khổ hải, tăng trưởng tham dục mà thôi, đều hoàn toàn không liên quan gì đến đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề, thì sao có thể nói là Phật pháp được đây?

Lại nữa, thượng sư Mật tông dạy đệ tử quán tưởng rằng: trên đỉnh đầu mình có Bản tôn thượng sư và Minh Phi hành dâm, hưởng lạc rồi chảy ra dâm dịch cam lộ, từ trên Đỉnh môn của mình chảy vào trong thân, lan tràn đầy khắp cơ thể, nhằm làm sạch mọi nghiệp đen của mình. Pháp quán tưởng như vậy, ngoài trừ việc xây dựng lòng tin tuyệt đối của đệ tử đối với thượng sư ra, thì cũng nhằm qua đó để dẫn sinh ra lòng tham trước của đệ tử khác giới đối với thượng sư, cuối cùng có thể thỏa mãn dâm ý của nhau. Như thế là có thể đạt đến mục đích cộng tu Song thân pháp, đạo của Mật tông có thể được lưu truyền bất tuyệt. Vì sao vậy? Vì đệ tử khác giới ngày ngày quán tưởng thượng sư hành dâm, lấy dâm dịch đó trút đầy trong thân mình, mà cuối cùng đệ tử khác giới lại không nảy sinh ý muốn cùng hành dâm với thượng sư thì quả thật cũng rất khó.

Vì lý do đó, việc cùng hành dâm của thượng sư Mật tông và đệ tử khác giới là chuyện thường tình giữa thượng sư và đệ tử tu hành lâu ngày trong đạo pháp Mật tông, đồng thời cũng là bí mật vĩnh viễn giữa thượng sư và đệ tử, không thể để cho phối ngẫu (vợ/chồng) và người nhà được biết, cũng không thể tiết lộ cho người ngoài. Chính vì nhân duyên này mới dẫn đến chuyện thường có scandal tình dục ở các đạo tràng Mật giáo, bởi nó là tình thế tất nhiên. Chỉ sơ sểnh một chút mà tiết lộ bí mật hợp tu với thượng sư, thì sẽ dẫn đến bi kịch giữa phối ngẫu và người nhà đệ tử, sẽ khiến bí mật hành dâm cộng tu của họ bị phơi bày, sẽ ầm ĩ trên các phương tiện truyền thông nhiều ngày, trở thành những tin tức gây tổn hại đến Phật giáo. Tuy nhưng, trên thực tế thì những xì căng đan đó đều không liên quan gì đến Phật giáo, chỉ là chuyện do ngoại đạo Mật tông ăn bám đội lốt Phật giáo gây ra mà thôi.

Mật tông vốn dĩ không phải là Phật giáo, thế nhưng đại chúng và các phương tiện thông tin truyền thông trong xã hội đều không biết, thậm chí ngay cả các đại pháp sư trong Phật giáo cũng không biết chân tướng sự việc, khiến cho những vụ xì căng đan tình dục do ngoại đạo Mật tông gây ra liên tục gây tổn hại đến thanh danh của Phật giáo, dẫn đến việc một số nhân sĩ xã hội bắt đầu ngăn cản người nhà tu học Phật. Chính vào lúc này, lẽ ra phải nên thanh lọc ngọn nguồn, để cho xã hội và thông tin truyền thông đều hiểu được bản chất của Mật tông, để đại chúng đều hiểu biết rằng Mật tông thực tế không phải là Phật giáo, thì sự tổn hại đối với Phật giáo khi liên tục xảy ra xì căng đan tình dục của Mật tông sau này sẽ có thể bị chặn lại, nếu không thì Phật giáo cuối cùng cũng sẽ không có ngày yên ổn.

Mật tông với hành vi thực hiện pháp tương ứng thượng sư này, khiến cho đệ tử quán tưởng thượng sư hành dâm cùng Minh Phi, rồi giáng hạ cam lộ làm sạch tội nghiệp của bản thân, lấy đó làm pháp tu tập Kiến đạo trong Phật pháp và tích lũy tư lương thành Phật, thật đúng là hoang dâm tà ác vô cùng tận, vì nó vốn dĩ là pháp từ ác kiến sinh ra, nó cũng hoàn toàn không liên quan gì đến tích tập tư lương trong tu học Phật đạo, căn bản không thể coi đó là đạo Tư lương trong Phật pháp được.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: Ba đại a tăng kỳ kiếp.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0