Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Mục 3: Vọng tưởng thành tựu Tứ trí và Pháp giới trí ở Phật địa bằng pháp tà dâm

Các đại phái của Mật tông đều vọng tưởng cho rằng pháp dâm lạc hợp tu song thân có thể thành tựu Tứ trí ở Phật địa, sau đó lại đem Tứ trí ở Phật địa vọng tưởng đó để tu thành “Pháp giới Thể tính trí” của Phật Mật tông.

“Chỉ riêng Sự nghiệp Thủ ấn này (Pháp dâm lạc hợp tu song thân nam nữ gọi là Sự nghiệp Thủ ấn) cũng có thể phối với Ngũ trí: Đầu tiên, Minh mẫu Đại không trí tuệ (nữ hành giả Mật tông trong hợp tu Song thân pháp) và Bản tôn Đại lạc bi tâm (nam hành giả Mật tông trong hợp tu Song thân pháp), thân và thân ôm nhau, mạch và mạch ngậm nhau (chi tiết xem thuyết minh pháp thực tu ở Chương 9), khí và khí gặp nhau, Minh điểm và Minh điểm hòa vào nhau (chi tiết xem thuyết minh pháp thực tu ở Chương 9), chính là Bình đẳng tính trí chân thực; Tiếp đến, tu Sắc Không bất nhị của tướng hảo (trong lúc hành dâm, thưởng ngoạn vẻ đẹp hoặc anh tuấn qua sắc tướng của đối phương, nó không khác gì Không), xuất nhập liên chùy Thanh Không bất nhị (trong lúc hành dâm, thưởng ngoạn dâm thanh – tiếng dương vật đâm rút âm đạo, âm thanh đó không khác gì Không), Hương Không bất nhị của mùi xạ hương (trong lúc hành dâm, thưởng thức mùi “hương” của dâm dịch, mùi đó không khác gì Không), Vị Không bất nhị của hôn nếm vị (trong lúc hành dâm, thưởng thức vị nước bọt lúc hôn nhau và nếm mùi bộ phận sinh dục của đối tác, vị đó không khác gì Không), Xúc Không bất nhị của cảm giác rút chọc (trong lúc hành dâm, thưởng thức cảm giác dâm lạc cọ xát bộ phận sinh dục, sự tiếp xúc đó không khác gì Không), Pháp Không bất nhị của Tứ hỷ Tứ không (trong lúc hành dâm, quan sát phương pháp tu hành Tứ hỷ dâm lạc và tính của bốn loại lạc xúc, Pháp đó không khác gì Không), đó là Thành sở tác trí; Thẩm mỹ, hưởng lạc, ngự không, quan sắc (quan sát kỹ vẻ đẹp anh tuấn của đối phương, hưởng thụ dâm lạc, giá ngự Không tính, quan sát sắc thân vô thường nên không), đó là Diệu quan sát trí; Hiện khởi quang minh các cấp (hiện khởi quang minh các cấp độ trong Ngũ luân ở Trung mạch), tức là Đại viên kính trí. Chứng được quang minh Pháp thân thanh tịnh quảng đại cuối cùng (Tâm giác tri thường trụ ở trong Lạc Minh vô niệm), tức là Pháp giới Thể tính trí. Trong sự nghiệp độ sinh, tức tăng hoài tru, đều có thể thực hiện trong liên cung (trong tất cả mọi sự nghiệp độ chúng sinh, phàm thực hiện các pháp như tức tăng hoài tru, đều có thể nhân lúc thực hiện Lạc Không song vận trong âm hộ của Minh Phi mà quán tưởng hoàn thành sự nghiệp đó), cũng thuộc về Thành sở tác trí. Ngũ trí này, đó chẳng phải là yếu nghĩa trong Mật pháp hay sao?” (34-95~96)

Mật tông lại nói rằng: “Như Tục tụng kia nói rằng: ‘Trong thể của Không thể lìa cái sắc phân biệt, như ảo nữ soi gương, chỉ nhìn thấy ảnh của mình’. Như thế không phải là chấp vật, vì có thể vượt qua thế gian đế. Sắc uẩn như thế thì thành Đại viên kính trí (ví dụ như Tục tụng kia nói rằng: ‘trong quang minh thể của Tâm giác tri không có sắc chất, lìa sắc pháp phân biệt, tựa như người con gái ảo hóa soi gương, chỉ nhìn thấy ảnh của mình mà không nhìn thấy bản thân cái gương’, nói như trên không phải là chấp trước vào pháp vật chất, vì như thế có thể vượt qua chân lý của thế gian, Sắc uẩn như thế là thành tựu Đại viên kính trí). Lại tụng rằng: ‘Tất thảy pháp bình đẳng, trụ nhất thể bất động, sinh ra Bất động trí, bất đoạn cũng bất thường’, đó là Thụ uẩn Bình đẳng tính trí (Lại có bài tụng rằng: ‘hiểu được tất thảy các pháp khổ lạc xả thụ đều bình đẳng, mà trụ vào một thể, tâm không chuyển động, như thế là sinh ra Bất động trí, thực chứng Tâm giác tri không đoạn cũng không thường’, đó chính là Thụ uẩn biến thành Bình đẳng tính trí). Lại tụng rằng: ‘Tự thể thù thắng tưởng, do chủng nào sinh ra, giành được vô động vị, vô năng tri sở tri’, là Tưởng uẩn thành Diệu quan sát trí (lại có tụng rằng: ‘Cái tưởng thù thắng của tự thể Tâm giác tri, do cái chủng tử nào sinh ra, giành được vô động vị, không có cái năng tri và cái sở tri’, như thế là Tưởng uẩn thành tựu Diệu quan sát trí). Lại tụng rằng: ‘trong chư pháp vô sinh, xả ly các hình tướng, vô Phật vô Bồ Đề, không có hữu tình mệnh’, là Hành uẩn trở thành Thành sở tác trí (Lại có tụng nói rằng: ‘trong các pháp thân khẩu ý hành vô sinh, xả lìa các loại tướng hình sắc, không có Phật cũng chẳng có Bồ Đề, cũng không có sinh mệnh của các chúng sinh hữu tình’, đó chính là Hành uẩn biến thành Thành sở tác trí). Lại tụng rằng: ‘Cái pháp siêu việt thức, thành tịnh trí vô cấu, tự tính quang minh pháp, thông đạt Không giới tính’ là Thức uẩn thành Pháp giới Thể tính trí (lại có tụng nói rằng: ‘cái pháp vượt qua cả Lục thức – Lạc Minh vô niệm mà không phân biệt thiện ác – loại trí tuệ thanh tịnh này không có cấu bẩn, đó là pháp tính của tự tính quang minh, thông đạt hết thể tính Không giới’, đó chính là Thức uẩn biến thành Pháp giới Thể tính trí). Như trên đã nói, trong lúc tứ trụ, trí đều viên mãn”. (34-484)

Có lúc, Mật tông lại nói rằng: “Trước hết, phân tích Câu sinh trí thể (đầu tiên, phân tích tự thể Tâm giác tri của Câu sinh trí trong dâm lạc), tất thảy trí tự tính được biết đến, như trước đã thuật. Căn hiện lượng (hiện lượng về hai căn nam nữ và ngũ căn), Ý hiện lượng (hiện lượng về giác thụ của Tâm giác tri), Tự chứng hiện lượng (hiện lượng về tự mình thực chứng), tất cả những thứ đó nếu nhận trì bằng du già chân thực (như tất cả các pháp đã nói này, nếu cảm nhận, lĩnh nạp nó bằng yoga chân thực – hợp tu thực tế Song thân pháp), là bản thể Câu sinh trí của tất thảy hiện lượng (đó chính là bản thể Câu sinh trí của tất cả mọi hiện lượng); Khi đó, năng sở tri hết tất cả mọi thứ (lúc này, đối với năng tri và sở tri, đều đã hiểu hết toàn bộ mọi thứ), tất thảy chính kiến nhiếp trì rồi (tất thảy mọi chính kiến của Phật pháp đều đã nhiếp trì đầy đủ rồi). Trong nhân quả, có thể quan sát từng cái riêng biệt, là Diệu quan sát trí và Tự thể Không trí (lúc này, trong nhân quả có thể tăng cường quan sát từng cái một, tức là Diệu quan sát trí và Tự thể Không trí). Sau đó đắc tự tại rồi, cho nên có thể thị hiện sức mạnh đó, là Thành sở tác trí (sau đó có thể quan sát một cách tự do tự tại, thì có thể hiển thị sức mạnh của Diệu quan sát đó, tức là Thành sở tác trí); Tất thảy bình đẳng, là Bình đẳng tính trí (nhờ đó mà có thể quán kiến tất cả đều bình đẳng, tức là Bình đẳng tính trí); An trú Chân Như bất động, là Đại viên kính trí (cứ an trú bất động như thế, tức là Đại viên kính trí). Tụng rằng: ‘vô khi vô hư là pháp nhĩ, chư tướng hiện chứng ở Bồ Đề, viễn ly tập khí cấu nhiễm, cái Niết Bàn mà Phật Đà chứng được, trong Thắng nghĩa không có chia thành hai’, như trên đó là Pháp giới Thể tính trí, là Nhất thiết trí Tự tính (tụng nói rằng: ‘không có lừa dối, không có hư vọng, vốn dĩ là như thế rồi, các tướng đều hiện chứng ở Bồ Đề, lìa xa sự cấu bẩn và tập khí, cái Niết Bàn đó mà Phật Đà chứng được, trong Thắng nghĩa cũng không còn pháp thứ hai nào có thể phân biệt được nữa’, nói như trên đây tức là Pháp giới Thể tính trí, tức là Tự tính của Nhất thiết trí). Nếu như thế, cái chướng ngại của trí tuệ đó, từ đâu mà sinh ra vậy? Đáp rằng: từ cái niệm bỗng nhiên sinh ra, như trên đã nói, nhiễm ô ý là căn bản, từ cái đó chấp Ngã, Ngã sở mà sinh ra (nếu là như vậy, sự chướng ngại của Ngũ trí đó được sinh ra từ đâu vậy? Trả lời rằng: Do bỗng nhiên sinh ra một niệm mà sinh khởi chướng ngại của Ngũ trí, như trên đã đề cập đến, cái Ý ô nhiễm là gốc rễ, từ cái đó chấp trước Ngã và Ngã sở mà sinh ra “chướng ngại của Ngũ trí”). Luận sư Pháp Xứng nói: ‘Vì có Ngã nên chấp Tha, khiến anh ta sinh khởi tham sân, cùng tương hợp với họ, sinh ra tất thảy tội’, như trên hiện hành rồi, không thể an trú chân thực, mà chấp mê thác loạn nơi phi thực, như thấy dương diệm là nước, như tụng đã dụ. Nếu có thể lìa được chấp trước “Năng tri sở tri”, thì được thành Phật (Luận sư Pháp Xứng nói rằng: ‘Vì có ta nên chấp có người khác, khiến cho người ta khởi tham sân, rồi lại tương hợp với họ, mà sinh ra các loại tội nghiệp’. Nói như trên và sau khi đã hiện hành, không thể an trú ở Chân Thực Tế, mà chấp mê thác loạn chỗ phi thực có các pháp, tựa như nhìn ánh nắng mặt trời chói chang mà nghĩ là mặt nước, như trong bài tụng đã ẩn dụ. Nếu như có thể lìa xa được sự chấp trước về “Năng tri và Sở tri”, thì có thể thành Phật)… Thông đạt được như thế, từng trí tuệ hiển minh, vô cấu không vô trước, vô ngại nên thanh tịnh, như trên thông đạt rồi, là quả thông đạt cứu cánh (…như thế chính là thông đạt Phật quả cứu cánh)”. (34-507~508)

Nói như trên là các thượng sư Mật tông đều nói tùy tiện theo ý mình để giải thích về thể tính của Tứ trí, thậm chí còn nói rằng: “Trong sự nghiệp độ sinh, tức tăng hoài tru, đều có thể thực hiện trong liên cung (trong bộ phận sinh dục nữ), cũng thuộc về Thành sở tác trí’. Trước những lời lẽ tà dâm hoang đường đó, các hành giả Mật tông lại có thể tin theo, tu hành và chứng biết nó, thật đúng là “vọng tưởng vô thượng của người tu hành”. Suy xét nội hàm Tứ trí của họ, thì đều là không biết, không chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng, mà ra sức nói với chúng sinh về “Tứ trí Ngũ trí đứng ngoài Bát Nhã của Tự tâm Tàng thức, bên ngoài Tự tâm Tàng thức”, hoàn toàn trái ngược với “Bát Nhã và Pháp giới Thể tính trí và Tứ trí ở Phật địa dựa trên Tự tâm Tàng thức mà có”, vậy mà tại sao các thày Mật tông, những người học Mật tông lại không biết để kiểm điểm, biện chính nó?

Mật tông hiểu sai về Tứ trí như thế, nhưng không phải là thiểu số, các phái khác cũng đều vậy cả. Ví dụ, Tông Khách Ba cũng hiểu sai về Tứ trí như sau: “… Lại có thể giải thích ý nghĩa câu chú thành Ngũ bộ, trong đó, chữ Ông (Um) đại diện cho Đại viên kính trí, Không tính đại diện cho Bình đẳng tính trí, Trí đại diện cho Diệu quan sát trí, Kim Cương đại diện cho Thành sở tác trí, Tự tính đại diện cho Tối thanh tịnh trí. Hai thứ sau đại diện cho Tự tính đại Kim Cương Trì của thể Ngũ trí. Hai loại giải thích sau là tách riêng nghĩa từ Duyên Không tính trí ở cách giải thích đầu. Cuốn “Giáo thụ huệ luận” nói ba lối giải thích này đều là Thế Tôn tự nói trong Tục”. (21-502)

Nếu như những gì mà Tông Khách Ba nói đây thực sự là Phật pháp, thì Phật pháp chỉ là hý luận mà thôi. Theo những gì mà Tông Khách Ba nói, thì có ý cho rằng Tứ trí ở Phật địa chỉ là ngôn thuyết bày đặt, đều chỉ là sự đại diện cho một pháp nào đó, không phải là thật, vừa hay khớp với tà kiến Trung Quán kiến phái Ứng Thành mà Tông Khách Ba và Ấn Thuận tin thờ - tất thảy pháp Không, tính Không duy danh (chi tiết xem ví dụ chứng minh ở Tiết 4 Chương 7). Pháp nghĩa của Mật tông Hoàng giáo lấy một thay cho cả ngàn, lấy ngoài làm thật như thế, hoàn toàn là hý luận, những gì họ nói đều không đạt Nghĩa – tức là không thể nào chạm tới Đệ nhất nghĩa đế.

Nhà đại tu hành của Mật tông thời xưa - Tông Khách Ba được Hoàng giáo tôn là bậc “Chí Tôn”, và nhà đại tu hành Mật tông thời nay - Thượng sư Trần Kiện Dân có chứng lượng cực cao, họ nói về Tứ trí, Ngũ trí đều hoàn toàn sai lầm, thì những người khác thế nào là biết rồi! Ví dụ, nhà đại tu hành của Bạch giáo Trần Kiện Dân nói rằng: “Về chuyển biến trạng thái của Tâm thức lúc “Nhất vị”: Cái mà Lục nhập hiển hiện ra, vốn dĩ không có trói buộc, thì nay cũng không cần phải cởi. Vốn dĩ đều sinh ra từ Minh thể, thì nay cũng có thể hiển hiện từ Minh thể, không cần đến sự giác chiếu quán phần ly hý, tùy ý sinh ra diệu dụng từ Minh thể, không chỉ địa vị chúa tể của Tâm thức sớm đã do Minh thể thay thế, tức tất thảy mọi hiện tượng tâm lý, cái gọi là Tướng phần, đã không phải là thứ mà bát thức có thể thống lĩnh. Tất cả mọi cơ cảm thần biến, đều là diệu dụng của bản thân Minh thể. Chủng tử ngũ độc vốn dĩ sinh ra và tích tập trong bát thức điền, đều đã thăng hoa từ Minh thể, chuyển thành trí diệu dụng. Vì những nguyên nhân này, cho đến khi hoàn thành Viên thành tính ở giai đoạn vô tu, thì một phần Minh thể có thể thăng hoa thức thứ bảy, chuyển thành Bình đẳng tính trí, một phần diệu dụng của nó có thể thăng hoa tiền Ngũ thức, chuyển thành Thành sở tác trí”. (34-880)

Nói như vậy, đem tất cả Tứ trí, Ngũ trí đều quy về Minh thể, khác xa so với việc Phật nói tất thảy mọi trí tuệ đều quy về Thức thứ tám Như Lai Tạng, hoàn toàn trái ngược với Tứ trí mà Phật tuyên thuyết. Cho nên, thuyết Tứ trí ở Phật địa của Mật tông đều là pháp do tự ý vọng tưởng của mình bày đặt ra, thực sự không phải là Phật pháp của Phật giáo.

Thượng sư họ Trần còn nói thế này: “Việc trí tuệ vô tu tự chuyển phối với Pháp giới Thể tính trí, Mật tông xây dựng nên Thức thứ chín, tức là Như Lai Tạng thức. Thức này chính là Phật thức vốn có ở Quả vị, phải đến khi tất cả mọi tu cấu vi tế hoàn toàn thanh tịnh, thì Như Lai Tạng vốn có đó mới toàn bộ hiển hiện viên mãn. Cho nên, phải trải qua công phu thuần thục du già vô tu, không chỉ khiến cho diệu dụng nhất vị và tính giải thoát của nó hướng đến thuần thục, lìa khỏi tu cấu, mà còn khiến hai tính Thanh tịnh ly hý đầu tiên và tính Kiên cố chuyên nhất cũng đồng thời tiến đến độ thuần thục, lìa khỏi tu cấu. Sau khi diệu dụng Minh thể thuần thục ly cấu cả hai loại, mà hình thành nên tính Viên thành vô tu tự chuyển, công chuyển song trùng, cho nên phối hợp Thức thứ chín chuyển thành Pháp giới Thể tính trí. Minh thể đã thuần lại thuần hơn, sau khi trải qua vô tu, tức là thành thục đến Pháp giới Thể tính trí. Còn truy ngược về sự nỗ lực ba thứ đầu, đồng dòng đến giai đoạn vô tu, tức là hoàn thành Tứ trí còn lại. Chuyên nhất tức là thấy Minh thể mà kiên định trụ trên nó, lúc nào cũng viên minh cái thể xung quanh, cho nên có thể chuyển Thức thứ tám thành Đại viên kính trí. Đã có cái chấp kiên cố vào Minh thể, tất dẫn đến vô tu mà hoàn thành công năng chuyển thành trí tuệ của nó. Chuyên nhất đã có cái chấp của Minh thể, tất phải trải qua ly hý để phá nó. Cái loại chấp phá Minh thể này, không phải là trí tuệ tư duy hoặc pháp quan sát thông thường có thể so sánh được, cho nên đã có thể bắt đầu chuyển thức thứ sáu thành Diệu quan sát trí, đến thẳng giai đoạn vô tu, tức là hoàn thành Quan sát trí thuần tịnh của nó. Khi tu nhất vị, dựa vào sức mạnh thanh tịnh của Minh thể, bám theo pháp nào cũng đều thành diệu dụng. Dựa vào công đức đại thần biến này, thực hiện tất thảy sự nghiệp độ sinh, mà không chấp bám vào tướng tự tha (mình và người khác), thiện ác, thánh phàm, vì thế mà chuyển thức thứ bảy thành Bình đẳng tính trí, còn năm thức đầu thành Thành sở tác trí, cho đến giai đoạn vô tu, hai trí tuệ này thuần rồi lại thuần, tức là hoàn thành toàn công lực chuyển biến trí tuệ. Còn chuyển thành Pháp giới Thể tính trí của giai đoạn vô tu thì là cái lẽ tất nhiên rồi”. (34-881)

Thượng sư Trần Kiện Dân tuy cố gắng tìm hiểu về ý chỉ của Duy Thức, nhưng vẫn hoàn toàn hiểu sai về nó. Đó là chuyện bình thường, bởi ngay cả các pháp sư Nguyệt Khê, Ấn Thuận của bên Hiển giáo cũng vẫn còn hiểu sai và giải thích sai lầm nghiêm trọng về chính nghĩa của Duy Thức. Người chứng giải thực sự về Duy Thức bắt buộc phải trải qua con đường của Thiền tông, chứng được Tâm Thức thứ tám trước, sau đó đọc các kinh điển Duy Thức thì mới có thể thực sự giải nghĩa chính xác, còn người chưa chứng được Thức thứ tám Chân Tướng thức thì không thể nào hiểu đúng được.

Thức thứ tám, thức thứ chín và thức thứ mười đều cùng là một Thức thể, dựa vào việc chưa đoạn trừ sự hiện hành của Phiền não chướng mà lập ra cái tên Thức thứ tám A Lại Da; dựa vào việc đoạn trừ sự hiện hành của Phiền não chướng và chưa đoạn chủng tử Phiền não chướng mà lập thêm cái tên thức thứ chín Dị Thục thức; dựa vào việc đã đoạn tận chủng tử Phiền não chướng và tùy miên Sở tri chướng mà đặt ra cái tên thức thứ mười Vô Cấu thức (Chân Như ở Phật địa). Tuy đã có tên gọi của ba thức này, nhưng các biệt danh khác còn nhiều hơn. Những người vô trí tuệ thường hay ngộ nhận là có nhiều thức, nhưng thực tế đều là cùng một Thức thứ tám, từ sự khác biệt nông sâu các tầng lớp trong việc đoạn trừ chướng mà đặt ra ba tên gọi thức thứ tám, chín, mười, bản chất chỉ là một Thức (chi tiết xem thêm nội dung trong cuốn “Chính pháp nhãn tạng – Hộ pháp tập” của tôi, ở đây không nói lại nữa). Thế nhưng các thày Mật tông và những người như Nguyệt Khê, Ấn Thuận đều hiểu sai về ngôn ngữ thánh giáo trong các kinh Duy Thức ở Tam chuyển pháp luân, không thể nào hiểu đúng được chân ý của Chủng trí Duy Thức, vì thế mà dẫn đến các loại ngôn thuyết vô trí, vọng tưởng, viết sách lưu truyền nhân gian để dẫn dắt sai lầm cho chúng sinh.

Mật tông đã nói Minh thể là cội nguồn sinh mệnh của chúng sinh, thì không nên lại nói rằng có thức thứ chín là cái Thể của trí tuệ chúng sinh vì cái Thể của trí tuệ Thực Tướng chắc chắn là cội nguồn sinh mệnh của chúng sinh. Nếu như Minh thể cũng là cội nguồn sinh mệnh của chúng sinh, thì Minh thể chính là Thực Tướng tâm của Pháp giới. Còn nếu thức thứ chín Như Lai Tạng cũng là cội nguồn sinh mệnh của chúng sinh, thì nó cũng phải là Thực Tướng tâm của Pháp giới. Nếu đúng như thế, thì như vậy sẽ có ba pháp Thực Tướng – Thức thứ tám, Minh thể và thức thứ chín Như Lai Tạng. Nếu pháp Thực Tướng có tới những ba pháp, thì pháp Thực Tướng đó không phải là pháp tuyệt đối nữa, mà sẽ thành pháp tương đối, thì nó không còn là Thực Tướng tâm mà Phật dạy nữa. Nếu mà đúng như thế thì có lẽ Thế Tôn không phải là đã thành Phật rồi, vì pháp mà Phật nói không phải là pháp Thực Tướng tuyệt đối duy nhất nữa, bởi vẫn còn có thêm hai pháp Thực Tướng khác mà Phật chưa từng tuyên thuyết. Ngược lại, nếu không phải vậy, thì chúng ta cũng nên hiểu rằng thuyết “Minh thể là Bản thể trí tuệ, ngoài Thức thứ tám còn có thêm thức thứ chín Như Lai Tạng là Bản thể trí tuệ” của Mật tông chỉ là vọng thuyết, không phải là lời lẽ chân thực.

Như vậy, những thứ mà Mật tông dựa vào Minh thể để nói, để tu, để chứng và lập riêng “thức thứ chín Như Lai Tạng” có bản chất là Tâm giác tri Lạc Minh vô niệm để rao giảng, tu hành và chứng đắc, tất thảy đều là phi Phật pháp, hoàn toàn không liên quan gì đến Thức thứ tám Như Lai Tạng của Thực Tướng tâm, vì không chứng được Như Lai Tạng thức. Nếu những gì họ tu và chứng đều không phải là Bản thể Như Lai Tạng, thì những gì họ nói về chứng đắc Tứ trí, Ngũ trí, chuyển Thức thành Trí vân vân đều là thuyết hư vọng, ức tưởng, suy đoán, tuyệt đối không có thực nghĩa. Lại nữa, pháp mà Thượng sư Trần Kiện Dân nói trong đoạn văn này còn có rất nhiều, nhưng vì chương tiết có hạn, không thể nói từng thứ một được. Ở đây chỉ nêu ra mà tạm thời không luận nữa.

Ngũ trí của Mật tông là thứ chứng được từ dâm lạc của Song thân pháp. Tông Khách Ba cũng nói như vậy, ngay từ đầu đã không có ý khác rồi: “Để hiểu Minh Phi Bát Nhã (vì Minh Phi có nữ âm có thể giúp người ta chứng được đạo lý thành Phật Lạc Không song vận, cho nên gọi là Minh Phi Bát Nhã) là phương tiện chính viên mãn tối thắng vô lậu, thì người sơ phát nghiệp và trí tăng tiến vị mà các chữ đó hàm nhiếp đều không nên xả bỏ (hành giả Mật tông mới phát Sự nghiệp Thủ ấn và “hành giả trí tăng tiến vị” do các chữ Phạn kia quán tưởng hàm nhiếp trong đó đều không nên xả bỏ Minh Phi), cho nên truyền Minh Phi cấm hành (vì thế mà truyền trao các cấm hành Minh Phi: Nếu người nào rời bỏ Minh Phi, không thực hiện Song thân pháp Sự nghiệp Thủ ấn thì tức là vi phạm giới Tam muội da)… Để chuyên tu Ngũ trí tự tính Bồ Đề tâm hành, cho nên truyền Kim Cương cấm hành, đến cuối cùng cũng không được lìa bỏ (để làm cho chuyên tu Ngũ trí tự tính Bồ Đề tâm hành, cho nên truyền dạy cấm hành Kim Cương cho nữ hành giả: Đến chung cuộc cũng không được rời bỏ Kim Cương Dũng Phụ - không được từ bỏ nam hành giả Mật tông). Nếu lìa bỏ các hành, cũng không thể chứng được Bồ Đề tâm đó, vì để tu học mà truyền hành cấm hành. Ở đây có ba loại: Loại hành thứ nhất … (tu quán tưởng Minh điểm…, câu văn dài nên không chép lại). Loại hành thứ hai, thụ trì năm loại trang nghiêm, là từ Cụ túc cấm hành với Du già mẫu (từ Cụ túc trì và Cụ túc tu cấm hành với Minh Phi trong Song thân pháp), dẫn phát ra Ngũ trí như Tịnh pháp giới. Loại hành thứ ba, nếu được sức mạnh bốn loại thần thông hiện pháp, vì muốn làm lợi ích cho các hữu tình, lìa Du già sư hoặc Du già mẫu ở thế gian, nhờ tu tất thảy nội trang nghiêm lực (nhờ tu tất thảy nội trang nghiêm lực trong Song thân pháp), sinh ra Đại Bồ Đề Tâm bi không vô biệt”. (21-418~419)

Ý mà Tông Khách Ba nói về chứng đắc Bát Nhã ở đây là nam hành giả Mật tông phải dựa vào Minh Phi (nữ hành giả Mật tông thì dựa vào Kim Cương Dũng Phụ), tu Song thân pháp để chứng. Nếu người nào làm trái ngược với đạo lý này mà tu Bát Nhã, thì tức là làm trái với giới luật của Mật tông, cho nên mới truyền thụ Minh Phi cấm hành. Đối với nữ hành giả Mật tông, thì truyền thụ Kim Cương cấm hành: bắt buộc phải dựa vào Kim Cương Dũng Phụ để tu hành, tất cả đều không được phép tu trí tuệ Bát Nhã ngoài Song thân pháp, cho nên ông ta mới nói rằng: “Để chuyên tu Ngũ trí tự tính Bồ Đề tâm hành, cho nên truyền Kim Cương cấm hành, đến cuối cùng cũng không được lìa bỏ”. Ý nói hành giả Mật tông không được phép từ bỏ Song thân pháp để tu Bát Nhã.

Câu “Loại hành thứ hai, thụ trì năm loại trang nghiêm, là từ Cụ túc cấm hành với Du già mẫu, dẫn phát ra Ngũ trí như Tịnh pháp giới” mà Tông Khách Ba nói là chỉ việc phải dựa vào Minh Phi để tu Song thân pháp, thăng hoa tịnh phần của tinh dịch trong cơn cực khoái tình dục, coi đó là chủng tử thanh tịnh, cho nên gọi là dẫn phát Tịnh pháp giới (vì Mật tông nói tinh dịch chính là chủng tử sinh ra chúng sinh, tức là chủng tử Pháp giới của chúng sinh; “Giới” ở đây chính là tên gọi khác của chủng tử); nhờ vào việc dẫn phát Pháp giới thanh tịnh mà chứng được Ngũ trí. Mật tông dựa vào hư vọng tưởng tà dâm đó để bày đặt ra cấm hành, dụ lệnh cho đệ tử Mật tông không được tu chứng Bát Nhã bên ngoài Song thân pháp, bắt buộc đệ tử của mình không được tu hành mà giải đãi (lười biếng) với Song thân pháp, mong muốn dựa vào Song thân pháp này để tu chứng Ngũ trí của Mật tông.

Thế nhưng, thực tế thì Tứ trí của Phật và Pháp giới Thể tính trí mà Bồ Tát thất trụ vị chứng được kia đều được sinh ra sau khi đích thân hành giả chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng, hoàn toàn không phải nhờ tu học Minh thể và “trí tuệ” như Lạc Không bất nhị của Song thân pháp dâm lạc mới được sinh khởi, vì Minh thể và “tính không duy danh” của dâm xúc thực chất không liên quan gì đến trí tuệ Bát Nhã; bởi tu nó cũng hoàn toàn không thể nào sinh khởi được trí tuệ Bát Nhã; vì “Bát Nhã tuệ, Tứ trí, Ngũ trí” trong Song thân pháp của Mật tông đều không phải là Tứ trí và trí tuệ Thể tính Pháp giới mà Phật đã tuyên thuyết.

Đâu chỉ có Tông Khách Ba của Hoàng giáo nói như vậy, mà Thượng sư Trần Kiện Dân của Bạch giáo cũng nói như thế, cho rằng phải “tu chứng Ngũ trí” trong dâm lạc Song thân pháp giống với chủ trương của Tông Khách Ba:

“Vì Vô lậu thông mà Phật bất cộng (không cùng có), và các thần biến thông lực dưới đó dễ dành được, tất phải dùng thực thể Minh ấn (bắt buộc phải sử dụng Minh Phi thực thể để hành Sự nghiệp Thủ ấn). Do vận hành trí tuệ khí mà khai mở Trung mạch trên thực tu song vận (do có hai người song vận hợp tu mà vận hành Minh điểm trí tuệ khí mà khai mở Trung mạch), nên thực chứng được quang minh Pháp thân trong Như Lai Tạng, có đầy đủ Tha tâm thông và Vô lậu thông bất cộng…Lại khiến cho trí tuệ Minh điểm nhập vào trụ ở Trung mạch, từ dưới lên trên, lần lượt khai mở sáu luân, mỗi lần khai mở một luân đều có công đức đặc biệt. Điều lệ như sau:

A. Mật luân khai mở, có thể thấy Câu sinh trí, thông đạt kiến đạo thắng nghĩa, thực chứng được công đức của Sơ địa và Nhị địa. Về khí, thì Phong đại đắc tự tại, chân nhanh thân nhẹ, rơi xuống đất nhẹ như bông. Về tâm, thì đắc Thành sở tác trí.

B. Tề luân khai mở: Thông đạt tất thảy mọi lời Phật, mười hai phân giáo mà Phật nói đều hiểu biết mà không chướng ngại, thực chứng công đức của Tam địa và Tứ địa. Về khí, thì Địa đại đắc tự tại, có đủ thần lực hiểu biết Na Thự Diễn Na. Về tâm, đắc Bình đẳng tính trí.

C. Tâm luân khai mở: Đắc Pháp thân Phật, trí lực tăng quảng, quang minh hiển hiện, không phân biệt trong ngoài, thông đạt Tu đạo trí, thực chứng công đức của Ngũ địa và Lục địa. Về khí, thì Không đại được tự tại, bay đến Không tế không có chướng ngại. Về tâm, đắc Pháp giới Thể tính trí.

D. Hầu luân khai mở: Đắc Báo thân Phật, tất thảy mọi giáo hóa biện chứng đều tự tại, thông hiểu ngôn ngữ các nước mười phương, thực chứng công đức của Thất địa và Bát địa. Về khí, thì Hỏa đại đắc tự tại, xuống nước không chìm, có thể hòa tàn tất thảy mọi vật chất. Về tâm, đắc Diệu quan sát trí.

E. Đỉnh luân khai mở: Chứng Vô học đạo, quang minh địa đạo nhất thời viên mãn. Về khí, thì Thủy đạo đắc tự tại, có thể vào lửa không cháy, thân mềm trơn bóng. Về tâm, đắc Đại viên kính trí.

F. Đỉnh kế luân khai mở: Trong sát na, viên chứng được Phổ Hiền Như Lai vị từ xưa đến nay, hiển hiện quang minh đại quán đỉnh ở Quả vị, đó là mục đích cuối cùng của quán đỉnh, hiện chứng Vô thượng trí, cũng có được Địa thứ mười một và Địa thứ mười hai”. (33-412~414)

Nói như trên nghĩa là: Dựa vào Minh Phi thực thể (người thật), qua quá trình hai người nam nữ hợp tu Song thân pháp, hai căn giao hợp sinh ra dâm lạc, để tu chứng thông đạt Lục luân trong Minh điểm Trung mạch (từ dưới hạ thể Liên hoa luân lên trên, lần lượt là Tề luân, Tâm luân, Hầu luân, Mi luân, Đỉnh kế luân), từ đó sinh ra các loại “công đức”, rồi thực chứng quả vị “chư địa” và “Pháp thân, Báo thân, Phật vị cứu cánh”… Cũng dựa vào pháp hành dâm song thân, tu thông đạt Minh điểm thăng giáng (lên xuống) trong Trung mạch, phối với tu chứng Ngũ trí ở Phật địa.

Thế nhưng, những lời nói trên lại tự mâu thuẫn với nhau: Đã nói Thành sở tác trí chỉ có Phật mới chứng được, thì không nên nói: “Sơ địa chứng được Thành (sở tác) trí”. Đã nói Pháp giới Thể tính trí là “trí tuệ do Đại Tỳ Lô Giá Na Phật chứng được” sau khi đã chứng Tứ trí ở Phật địa, thì không nên nói rằng: “Ngũ địa, Lục địa chứng được Pháp giới Thể tính trí”. Nói như vậy, đâu chỉ có trước sau tự mâu thuẫn mà còn trái với những gì Phật thuyết, không phải là Phật pháp thực sự.

Những gì mà Thượng sư Trần Kiện Dân nói lại còn trái ngược với cả lời lẽ hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn nói trên mạng. Trần Kiện Dân nói Pháp giới Thể tính trí đã phát khởi ở Nhân địa rồi, tức là khi “Minh điểm trí tuệ” chạy đến Tâm luân lúc hợp tu Song thân pháp thì đã sinh ra “Pháp giới Thể tính trí”, sau đó thăng đến Hầu luân, Mi luân thì sinh ra Diệu quan sát trí và Đại viên kính trí, hoàn toàn không giống như hai vị Trần, Đinh nói: “Sau khi hoàn thành Tứ trí thì mới chứng Pháp giới Thể tính trí”. Cho nên, những gì mà các thượng sư Mật tông nói đều mâu thuẫn với mình, với người, khiến cho hành giả Mật tông chẳng biết đằng nào mà lần.

Nên biết rằng, muốn đạt được Đại viên kính trí và Thành sở tác trí viên mãn, thì phải dựa vào sự tu chứng viên mãn của Diệu quan sát trí và Bình đẳng tính trí mới có được, mà hai trí “Diệu quan sát và Bình đẳng tính” phải dựa vào chứng đắc Pháp giới Thể tính trí thì mới có thể hiện khởi. Nếu không thể chứng được trí tuệ thể tính của Pháp giới thì mãi mãi không thể nào sinh khởi Diệu quan sát trí. Không thể phát khởi Diệu quan sát trí thì không thể sinh ra Bình đẳng tính trí, vì Bình đẳng tính trí không thể sinh mà không có nguyên nhân. Thế nhưng, nếu người học không thể biết được cội nguồn Pháp giới của hữu tình ở đâu, thì làm sao có được trí tuệ thể tính của Pháp giới? Tuyệt không thể có cái lý đó!

Vì sao vậy? Vì tính tổng thể của Pháp giới của tất cả hữu tình đều trực tiếp hoặc gián tiếp phát sinh từ Thức thứ tám Như Lai Tạng cội nguồn của vạn pháp. Tất cả mọi người học sau khi chứng được Tâm Thức thứ tám, liền có thể hiện tiền quan sát cội nguồn Pháp giới của hữu tình nằm ở đâu. Từ sự hiện quan đó mà sinh ra Diệu quan sát trí, không phải là thứ mà phàm phu và những kẻ ngu hữu học, vô học trong Nhị thừa có thể quan sát được, cho nên mới gọi là “Diệu”. Thông qua sự hiện quan của Diệu quan sát trí mà có thể đích thân nhìn thấy lý thể pháp vốn bình đẳng của tất cả hữu tình, vì ai nấy đều có Thức thứ tám, mà Thức thứ tám này của mỗi chúng sinh đều là thể tính đồng nhất bình đẳng, không vì chuyện đã ngộ hay chưa ngộ mà có sự khác biệt.

Nhờ có hai trí tuệ Diệu quan sát và Bình đẳng tính này thì mới dần dần tiến tu Nhất thiết Chủng trí và tu trừ tính chướng…tiến vào Sơ địa, phân chứng ngũ phần Pháp thân mà dần trừ tập khí…, cho đến Phật địa cứu cánh thì đắc Đại viên kính trí và Thành sở tác trí sinh ra lập tức. Qua chính lý (đạo lý đúng đắn) này, cần hiểu rằng tất cả những người học muốn thành Phật đạo, trước hết buộc phải chứng Pháp giới Thể tính trí, vì Pháp giới Thể tính trí là nền móng của Nhất thiết Chủng trí Phật Bồ Đề, là trí tuệ mà người minh tâm chứng ngộ đích thân chứng được; mà Pháp giới Thể tính trí do người minh tâm chứng ngộ đó chỉ là Tổng tướng trí Bát Nhã của Bồ Tát thất trụ vị; tất cả các Bồ Tát khi chứng được Pháp giới Thể tính trí đều chưa thể hiểu được Nhất thiết Chủng trí, còn phải theo bậc đại thiện tri thức tu học Biệt tướng trí và Nhất thiết Chủng trí nữa. Đó là cảnh giới Bát Nhã mà tất cả các Bồ Tát thất trụ vị chứng ngộ Tổng tướng trí Bát Nhã cùng an trú, cũng là chính lý mà tất cả các Bồ Tát tiến tu Nhất thiết Chủng trí sau khi chứng ngộ đều hiểu rõ.

Cho nên, pháp Ngũ trí mà Mật tông nói đều là pháp nói từ vọng tưởng tự ý, không chỉ mâu thuẫn với chính tông phái mình mà còn trái ngược với những gì mà Phật Đà tuyên thuyết, không đúng với Thánh giáo lượng, không phải là chính pháp mà Phật đã giảng trong các kinh. Những gì mà các thượng sư Mật tông nói đó không chỉ dẫn dắt sai lầm chúng sinh rơi vào trong hý luận, mà còn hoàn toàn vô ích trong tu chứng Phật pháp, vì hoàn toàn không liên quan gì đến đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề trong tu chứng Phật pháp mà Phật đã dạy chúng ta.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0