Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Mục 2 – Mật quán

Trước khi thực hiện Mật quán, thượng sư phải kiểm tra xem khí công của đệ tử đã thành công hay chưa? Nếu chưa thành công thì không được truyền thụ pháp Mật quán cho anh ta. Hành giả chấp nhận Mật quán, thì trước khi quán đỉnh, bắt buộc phải phụng hiến Man đạt và quán tưởng cúng dường trừ tội lỗi, để tích lũy tư lương phúc đức:

“Để tích lũy tư lương thuận duyên thì phải hiến Man Đạt. Pháp đó như sau: Quán tưởng trên tòa trang sức tạp bảo ở trong hư không trước mặt có liên (sen), nguyệt (trăng). Trên đó lại có thượng sư căn bản của mình, đó là thể tính thân ngữ ý của chư Phật ba đời, không khác gì so với Kim Cương Trì, xung quanh có tất cả mọi tổ sư truyền thừa và chư Phật Bồ Tát vây quanh, trụ lại với tướng mà mình yêu thích. Trên bình Man đạt hiến bảy bó hoa, làm chỗ dựa cho duyên. Trên nền Phệ lưu ly thanh tịnh căn bản của Tự tính, nào là tứ châu, núi Tu Di, nào là nhật, nguyệt, nhân, thiên không gì là không viên mãn đầy đủ. Lại nữa, trong giới thế gian có đầy đủ tất cả mọi tư cụ do mình không chấp bám mà cúng dường, thề nguyền tích lũy tất cả mọi thiện căn của thân thọ dụng viên mãn ba đời tự chủ, không quán tất cả mọi khách chúng trước mặt, liên tục hiến cúng, khẩn thỉnh gia trì cho mình có thể sinh hiện chứng ngộ, thiền định, công đức vô biên liên tục. Khẩn thỉnh như thế xong, lại phải trì một số lượng nhất định. Lại còn phải thượng sinh sự kính tín mãnh liệt, gọi là “trừ khiển vi duyên”: Tụng niệm một trăm chữ Minh, rồi quán trên đỉnh đầu mình có Kim Cương Tát Đỏa an trú, một mặt hai tay, cầm chuông chùy. Phật Mẫu – Kim Cương Mạn mẫu – cầm việt đao lô khí. Hai thân đều trắng, trang nghiêm bằng bảo, cốt sức, Kim Cương ngồi kiết già ôm nhau. Trên đàn thành nguyệt luân giữa tâm có chữ Hồng màu trắng, họ sinh ra Cam lộ liên tục, làm đầy trong thân Phật Phụ mẫu Bạc Già Phạn Kim Cương Tát Đỏa. Lại tựa như nổi mây mưa (lại như hành dâm), Cam lộ của họ liên tục từ đỉnh môn mà vào (dưới hạ thể họ chảy ra dâm dịch, nối nhau từ đỉnh môn hành giả đi vào), lại từ nhị túc tâm chảy ra (lại từ tâm nhị túc của hành giả chảy ra), Trí cam lộ (dâm dịch do Phật Phụ, Phật Mẫu giáng ban cho) trút đầy trong thân mọi chốn, lại tụng Hắc-lỗ-ca trăm chữ Minh (lại tụng trăm chữ Minh của Hoan Hỉ Kim Cương). Tích tụ tư lương, tịnh trị trừ hỷ như thế, thực hiện qua nhiều năm tháng. Lấy trì số định lượng của hai thứ đó, hiến số đó cho thượng sư, nếu họ đồng khẩu, thì sinh đại chướng ngại và liệt định. Nếu khác khẩu, thì sinh diệu định và chướng ngại ít”. (61-224~225)

Ý nghĩa của khẩu quyết nói trên, ẩn ngữ trong đó sau khi được chú thích thêm (trong ngoặc), độc giả đọc xong là hiểu ngay, không cần phải giải thích thêm nữa. Ý nghĩa của trăm chữ Minh thì xin để thuật riêng ở phần sau, ở đây tạm gác lại. Hành giả Mật tông sau khi “tu tập tư lương phúc đức” như thế xong, thì mới có thể chính thức tiến tu tiền hành và chính hành đạo của Mật quán.

Về thứ tự tu hành của Mật quán, trước hết phải tu đạo thứ tự tự gia trì. Ở đây có tiền hành và chính hành. Tiền hành là: “Trước hết hành Tĩnh lự chín chi. Lại hành tam tịnh trị. Tịnh trị thân: chuyển vặn đầu cổ, hai tay vẫy lắc, hai chân rung bần bật. Đó gọi là tịnh trị ngũ chi. Cứ thực hành đúng như vậy, đến khi mệt mỏi, thân ngữ ý giãn ra, tự hiển tự thư giãn. Tịnh trị ngữ: xả tụng kinh và làm ồn ào để tẩn trừ ngữ nghiệp. Tịnh trị ý: Tạm xả quán tu tĩnh lự như Bản tôn, Du già, ý lìa các nghiệp mà yếm ly. Ba loại tịnh trị như thế, cần phải thực hiện qua nhiều năm tháng, thiền định tất tự sinh, nếu như không sinh ra thì hành chính hành tĩnh lự.” (61-226, 227). Tĩnh lự trong tiền hành như thế không phải là tĩnh lự thiền định nói trong Phật giáo, mà là pháp môn tĩnh lự do Mật tông tự sáng chế ra. Người nào theo đó mà tu, sẽ không thể nào thành tựu công đức và cảnh giới tĩnh lự như thiền định mà Phật đã nói trong các kinh Tam thừa, vì đó chỉ là dựa trên vọng tưởng thành Phật của Mật tông mà lập riêng ra pháp môn quán tưởng “tĩnh lự” mà thôi. Người học phải biết rõ sự thực này, chớ có ngộ nhận coi “tĩnh lự” mà Mật tông tự sáng chế ra là các loại pháp tu pháp môn Tam muội mà Phật nói. Dưới đây sẽ nói thêm về nó.

“Tiền tu” của tĩnh lự có ba loại: “Thân yếu: Thân kết già hoặc nguy tọa, thoải mái là được. Nhưng lưng thì không được dựa mà phải thẳng sống lưng, đầu hơi ngửa, mắt đảo lên trên, lưỡi đẩy thượng ngạc, môi răng tương hợp, đó là xác lập thân yếu, như bức tường của ngôi nhà vậy. Tiếp theo, mũi hít thở mạnh ba lần, đó là xác lập ngữ yếu, như là quét dọn các vật bẩn bất tịnh trong nhà ra. Tiếp đến là xác lập tâm yếu, thư giãn tán tâm, hơi thở như ngựa chạy nhàn tản. Với pháp thứ nhất trong ba pháp tiền hành này, vì lợi ích của tất cả hữu tình mà nguyện thành Phật, tức là tu Bồ Đề tâm. Tu (quán tưởng) thượng sư đến an trú ở đỉnh môn, sinh lòng kính tín mãnh liệt với vị ấy, tụng chữ Hồng để làm thủ hộ luân, tu Bản tôn bằng việc tụng chữ Hồng. Chín pháp tĩnh lự này là tiền hành của tất cả tĩnh lự”. (61-227~228)

“Chính tu” trong tĩnh lự: “…Khí du già (yoga) có thể làm cho thanh tịnh Chính giác, cũng có thể nói là bất khả tư nghì (không thể nghĩ bàn), hơn nữa khẩu quyết của nó có đến 21600 quyết, lược bớt còn 900 quyết, lại lược nữa thì còn 225 quyết, lại cô đọng nữa thành 10 quyết, cuối cùng tập kết lại chỉ còn 4 khẩu quyết “xuất, nhập, trụ, biến”. Với khí du già tự tại, bằng 4 khẩu quyết này, có thể hành tất cả các đạo, gọi là mệnh cần, hoặc Kim Cương tụng. Nó ra ngoài thì có bốn loại: Mệnh cần cùng xuất, Chỉ cần xuất mệnh, kình sinh cùng xuất, khẩu có thanh xuất. Khẩu quyết nội doanh có hai loại: Chỉ cần doanh mệnh, khẩu không thanh nhập. (khẩu quyết) mà nó trụ có thể hành đạo tương hợp. Khi thực tu như thế, mỗi loại đều có bốn yếu điểm, tức là thực tu phương tiện, lượng công đức, sinh công đức gì, lìa tội lỗi gì” (61-228~230)

Lại có tu Ngũ bất quán đãi luân: Nhiên đăng, Phạn lôi, Mạch du già, Thung bổng luân, Điểm du già (61-242~253). Lại tu thêm Tam quán đãi luân: Lợi, Tấn, Cố (61-254~261). Lại có khẩu quyết tu tập Ngũ bất quán đãi luân và Tam quán đãi luân và các khẩu quyết khác cùng bảy pháp sở duyên: Chuyết hỏa hồng, Hỏa nhiên xí, Minh điểm giao chinh, Hỏa luân, Hỏa mãnh xí, Hỏa cực xí, Hỏa biến xí (61-261~265). Vì tu những pháp này, cho nên có thể đắc “Kiến địa” mà sinh ra Tứ định, gồm: Phiền não tự sinh định, Phân biệt tự sinh định, Không tịch tự sinh định, Khinh minh tự sinh đại trí định (61-266~267)

Còn về pháp thực tu và yếu quyết của “tĩnh lự” này, đều là dựa vào khí công và sự quán tưởng chữ chủng tử cho đến dụng công ở các pháp môn như quán tưởng Minh điểm vận đến đầu chót hạ thể để dẫn sinh dâm lạc và làm thế nào để không cho tinh dịch lậu rớt (xuất tinh). Sau đó nói người tu hành dụng công như thế, có thể đắc “Kiến địa” và Tứ định…Thế nhưng, nội hàm của các định huệ này, đều không phải là Tĩnh lự và Định cảnh tu trong Phật môn, cũng đều không phải là trí tuệ Bát Nhã của Phật môn, vì chúng đều không liên quan gì đến chủ thể Thức thứ tám nói trong các kinh Tam thừa, thực chất chỉ là “những kẻ cầu pháp ngoài tâm[1]”. Dựa vào pháp tu ngoại đạo như thế mà nói có thể chứng được “Viên mãn Báo thân tùy vận thành tựu quả” trong Phật giáo (chi tiết xem cuốn 61-230~269, vì đoạn văn dài lại tạp nham nên không nêu ra ở đây), hoàn toàn không liên quan gì đến đoạn hoặc, chứng quả trong Phật pháp. Pháp đạo khác xa, nội hàm quả báo chứng được cũng khác xa, thì tuyệt đối không phải là Phật pháp được.

Hành giả Mật tông tinh tấn, nhất tâm tu hành như thế, thì đạt được Tông thú là lâm chung quang minh, không cần tu lẫn lộn ngầm trong lúc chết; cũng có thể đạt Tông thú cứu cánh – đắc quả Viên mãn báo thân tùy vận thành tựu (61-269). Thế nhưng, suy xét những gì họ nói, họ chứng, đều chỉ là các pháp môn tu hành đầy tà tri, tà kiến của ngoại đạo, hoàn toàn không liên quan gì đến sự tu chứng của đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề nói trong các kinh Phật giáo. Cái gọi là “Quả viên mãn báo thân tùy vận thành tựu”, kỳ thực không liên quan gì đến quả Viên mãn báo thân trong tu chứng Phật pháp. Hành giả Mật tông không biết sự tà trái này, chạy theo tà kiến, tà pháp của họ mà tà tinh tấn tu hành, thì quả báo có được chỉ là cảnh giới ngoại đạo của tà chứng, và đắc trọng tội “đại vọng ngữ - chưa ngộ nói ngộ, chưa chứng nói chứng” và thành tựu đại ác nghiệp “phá hoại sự hoằng truyền chính pháp của Phật giáo”, chẳng phải là oan uổng lắm sao?

Khi hành Mật quán này, thượng sư chắc chắn sẽ làm quán tưởng – quán tưởng “Phật Phụ và Phật Mẫu” giao hợp trong bảo bình để Lạc Không song vận, tiết xuất “Cam lộ” dâm dịch vào trong bảo bình, thì mới có thể làm quán đỉnh cho hành giả Mật tông. Vì thế, loại quán đỉnh này còn gọi là “Tam quán quán tưởng”. Nếu thượng sư không thể quán tưởng thành công như thế, thì không thể làm Mật quán này cho người khác. Cho dù có thực hiện quán đỉnh thì cũng coi như không đắc quán.

Thượng sư Mật tông trước khi muốn làm Mật quán này cho người khác, thì bắt buộc phải thụ Mật quán này trước, giành được tư cách A xà lê, thành thục lễ nghi và ý nghĩa nội hàm của loại quán đỉnh này, đồng thời có thể quán tưởng thành công, thì sau đó mới bắt đầu được thực hiện. Người quán đỉnh A xà lê, như Tông Khách Ba nói về Kim Cương A xà lê bất cộng quán đỉnh rằng:

“Về chính hành trong quán đỉnh của Kim Cương A xà lê, như Trì Tường nói: ‘về quán đỉnh bất thoái chuyển, tăng thân gia trì ở Tam muội da Kim Cương và linh (chuông)’. Lại nói: ‘qua sự gia trì này khiến thành đại ấn thể tính Dục thiên (thông qua sự gia trì này khiến cho trở thành Đại thủ ấn thể tính thụ lạc giao hợp nam nữ ở Dục giới thiên), tức là ấn Tam muội da’. Là khi truyền ấn Tam muội da (khi truyền trao đại ấn Tam muội da của Mật ý Song thân pháp), tức là chính hành trong truyền quán đỉnh A xà lê. La Hầu La Cát Tường Hữu thường trụ Kim Cương cũng nói truyền ấn Tam muội da, khi làm hình dạng phụ mẫu Dục thiên ôm giữ nhau là quán đỉnh A xà lê. Để chứng được ấn Tam muội da, cho nên cần dẫn “trí tuệ đủ 16 (tức là Trí tuệ mẫu cần dùng khi làm Mật quán phải đủ 16 tuổi)” vân vân. Đại sư Thuế Y cũng nói: ‘Trong này, từ Dục thiên thân Kim Cương trì tính, bằng việc kết hợp thứ tự gia trì để làm thành hình ôm giữ, tức đại ấn Tam muội da’. Ở đây nói dùng ấn Tam muội da tụng để làm như thế… Vì sao cũng còn dẫn “Trí tuệ đủ 16”?...Lấy tu thân làm phụ mẫu Dục thiên, là Nhân chi của quán đỉnh A xà lê. Do chứng Tam muội da, phải tu phụ mẫu Dục thiên, cho nên mới dẫn “Trí tuệ đủ 16” vân vân. Ý là cần phải tu trí ấn làm hình dạng đó. Cái “kết hợp Kim Cương Linh” là chỉ giữ chuông và chùy ở trạng thái ôm giữ nhau. Luận sư Tịch Tĩnh cũng nói: ‘Cái sự kết hợp Kim Cương Linh, là nói song thủ’. Cái “quán đỉnh cho thượng sư”, là chỉ từ việc ôm giữ nhau sinh diệu lạc Tam ma địa (ý nói khi thực hiện quán đỉnh bí mật này, phải có “Trí tuệ mẫu” tuổi vừa đủ 16 để ôm nhau giao hợp mà đắc Lạc Không song vận – sinh khởi diệu lạc Tam ma địa Lạc Không bất nhị rồi phóng tinh, sinh ra hỗn hợp dâm dịch của hai bên nam nữ - tức hồng bạch Bồ Đề - để dùng làm quán đỉnh, như thế mới thành tựu đúng với thực chất của quán đỉnh bí mật)…Trong “Thời luân đại sơ” có nói: ‘Tiếp đến đem chuông và chùy trao vào tay đệ tử, mà truyền A xà lê Kim Cương vị nào đó’. Ý nói trước khi làm Bình quán đỉnh, từ cửa Tam Tam muội da truyền một quán đỉnh A xà lê… Người quán đỉnh thứ nhất như thế, như “Lược Tục” nói: ‘Sơ xúc tường huệ nhũ, tức là Bình quán đỉnh’. Hoan Hỉ Kim Cương qua việc “Trí tuệ đủ 16” vân vân, giải thích rằng: Bình quán đỉnh và A xà lê quán đỉnh là dựa vào Minh Phi chân thực (là dựa vào Minh Phi thực thể người thật chứ không phải là Minh Phi quán tưởng trong đầu) mà nói. Người Bình quán đỉnh lần hai, sinh ra diệu lạc qua việc ôm giữ tiếp xúc với chín Minh Phi (ý nói trong lần quán đỉnh này phải cần đến chín vị Minh Phi, lần lượt hành dâm giao hợp với từng người, nhờ có diệu lạc mà sinh ra một lượng rất nhiều hỗn hợp dâm dịch nam nữ để dùng trong lễ quán đỉnh), chỉ khác nhau ở chỗ nhiều ít, còn lại đều giống với trên”. (21-363~366)

Cái khác nhau nói ở đây là chỉ khác biệt về số lượng nhiều ít của Minh Phi. Tông Khách Ba nói câu này, ý là khi truyền “quán đỉnh thượng sư bất cộng” này, thượng sư sẽ lần lượt hành dâm với chín vị Minh Phi, đồng thời biểu diễn tại chỗ và giảng giải cho đệ tử thụ quán đỉnh, để đệ tử hiểu được những sự khác biệt trong tính dục của người nữ, thì sau khi đệ tử nhận quán đỉnh và trở thành thượng sư Kim Cương, trong tương lai khi truyền lại quán đỉnh bí mật cho đệ tử khác giới, biết được cách làm thế nào để cho tất cả các nữ đệ tử chủng loại khác nhau đều đạt được cực khoái tình dục và thể nghiệm được Lạc Không bất nhị trong cơn dâm lạc đó. Như thế, đệ tử nhận quán đỉnh vì duyên cớ này mà đắc quán đỉnh bí mật với tư cách A xà lê (thượng sư).

Quán đỉnh như thế, Tông Khách Ba chủ trương phải dùng đến chín vị Minh Phi thực thể (người thật), để rồi trong đàn quán đỉnh, từng người sẽ hợp dâm với thượng sư và chiết lấy dâm dịch, dùng trong Mật quán. Đồng thời cũng giúp cho đệ tử biết được những sự giống và khác nhau trong cực khoái tình dục ở các đối tượng nữ khác nhau, để sau này khi truyền Mật quán cho người khác, mới biết được phương tiện và thiện xảo trong đó. Quán đỉnh A xà lê trong Mật quán các phái đại đa số đều chủ trương Minh Phi chỉ cần một người là được, nhưng trong đoạn văn trên trích từ cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” do Tông Khách Ba của Hoàng giáo viết lại chủ trương phải cần đến chín người. Trừ chỗ khác biệt này ra thì các vấn đề còn lại đều không có sai biệt lớn gì. Trên đây là Mật quán trong Đạo quán đỉnh, và quán đỉnh thượng sư bất cộng (khác với thượng sư).

Về việc lập danh trong Mật quán, Tông Khách Ba nói thế này: “…Cái Tam muội da ở đây, “Kết Hợp kinh” nói: Dựa vào ngũ Cam lộ, không hại chúng sinh, không xả bỏ nữ bảo, không hủy hoại Sư trưởng. Danh nghĩa, là quán đỉnh bằng Mật vật Bồ Đề tâm phụ mẫu (nam tinh và dâm dịch nữ), cho nên gọi là Mật quán đỉnh. Quán đỉnh bí mật, Ốt Đà Nam nói: ‘Cúng Minh Phi thỉnh bạch, sinh đệ tử Di Đà. Sư trưởng và Phật Mẫu, hai Mật vật quán đỉnh (dùng hỗn hợp gồm tinh dịch của Sư trưởng sau khi hành dâm với Minh Phi xuất ra và dâm dịch của của Minh Phi, gọi là có đầy đủ Cam lộ hồng bạch Bồ Đề tâm, tức là hai vật bí mật), truyền quán đỉnh thanh tịnh (người quán đỉnh theo quy định này mới là quán đỉnh thanh tịnh)’” (21-397). Như vậy, Mật quán bắt buộc phải dùng hỗn hợp dâm dịch nam nữ để làm Cam lộ mà quán đỉnh. Nếu như không có đầy đủ hai Mật vật này (tinh dịch bạch Bồ Đề tâm của nam thượng sư và dâm dịch hồng Bồ Đề tâm của Minh Phi), thì quán đỉnh sẽ không thành hiện thực, không thể thành tựu công đức quán đỉnh – không thể gọi là quán đỉnh thanh tịnh, không gọi là đắc quán.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: “Cầu Pháp ngoài TÂM” hay “cầu Đạo ngoài TÂM” là định nghĩa ngắn gọn chính xác nhất về “ngoại đạo”.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0