Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 10: Pháp quán tưởng Minh điểm Trung mạch của Mật tông là pháp tu Tinh Hành Tiên

Báo thân của Mật tông đều là thứ dựa vào những bước chuẩn bị (bày đặt) trước, sau đó quán tưởng mà thành, thuần túy là sự tưởng tượng, không phải là hình tượng Báo thân Phật thực sự trong Pháp giới Sắc cứu cánh thiên. Bởi vì pháp có được dựa vào quán tưởng, không phải là pháp chân thực trong thế giới hiện thực.

Lại nữa, Báo thân Phật mà Mật tông nói là thứ thân dựa vào quán tưởng có thể trở thành pháp chân thực trong thế giới hiện thực để rồi hiện tiền cũng không phải là Báo thân Phật trong Phật giáo. Ví dụ: Báo thân Phật của Mật tông đa phần là tượng song thân nam nữ giao hợp hành dâm đầu đội mũ ngũ phương Phật, hoặc là hình tượng “Phổ Hiền Vương Như Lai” khỏa thân ôm gái hành dâm. Tất cả đều là “Báo thân Phật” dựa trên pháp tu song thân dâm dục được xây dựng nên bởi sự hư vọng của Mật tông, cộng với những hành vi nhân tạo mà thành – gọi quả báo có thể hưởng thụ sự cực lạc của dâm dục là Báo thân Phật. Họ lấy đó để hạ thấp Phật Thích Ca Mâu Ni của Hiển giáo không được hưởng thụ mãi mãi quả báo dâm lạc chí cao này, cho nên không gọi (Phật Thích Ca) là Báo thân Phật mà chỉ gọi là Hóa thân Phật. Vì thế, họ nói: “Phật Thích Ca Mâu Ni khi xưa chỉ là ví dụ về Hóa thân (Phật). Bởi Báo thân trang nghiêm là khi thụ pháp đầu phải đội mũ ngũ phương Phật, thân phải mặc áo Bồ Tát. Còn Pháp thân là Quang thể, không phải là thứ mà mắt thịt có thể nhìn thấy được” (62-273-2).

Với thứ pháp tưởng tượng hư vọng như thế mà nói rằng Phật của Mật giáo đều là Báo thân Phật, còn siêu việt hơn cả Phật Thích Ca của Hiển giáo, hạ thấp sự tu chứng chân thực của Hiển giáo chỉ là sự tu hành Nhân địa, tự rêu rao rằng thứ lý luận và hành môn ngoại đạo tà lệch đó của Mật tông mới là sự tu hành Quả địa, có thể tức thân thành “Phật”, kết quả lại hoàn toàn là ngoại đạo pháp, hoàn toàn không liên quan gì đến Phật pháp cả.

Về pháp quán tưởng Minh thể, trong Mật tông cũng nói rằng nó là Đại thủ ấn pháp. Từ sự quán hành Minh thể có thể quán tưởng – Minh Không song vận, gọi là Đại thủ ấn. Cũng là vì ngộ nhân tâm khí Minh thể là pháp Vô sinh, cho nên mới nói Minh thể là Bản thể Đại thủ ấn bất sinh bất diệt: “Cái tâm khí vô sinh không hai, rõ ràng đã thể hiện ‘vô sinh’ rồi. Vô sinh tức là Bản thể Đại thủ ấn. Khí bất diệt tức là diệu dụng của Đại thủ ấn. Lúc trước khi gia hành, đặc biệt vì lập tên quả vị, nay thực hiện quả đức tâm khí vô sinh bất nhị, cho nên có thể nhiếp thụ nó. Đẹp thay!” (34-845). Minh thể đắc nhờ quán tưởng như thế, gọi đó là pháp Vô sinh, thế nhưng họ lại không biết rằng Minh thể là pháp nhờ giả duyên mà có. Họ cuồng vọng cho rằng phải hành pháp Vô sinh này, coi đó là pháp Thực tướng vốn có của tất cả chúng sinh, nhầm lẫn cực lớn!

Vì sao vậy? Vì Minh thể là vật chất, dựa nhờ vào Sắc thân và Địa Thủy Hỏa Phong Không, cùng với bảy tâm thức, bên ngoài thêm vào Thọ Tưởng Hành Thức, sau khi thực hiện “tu hành” quán tưởng bằng Tâm ý thức, mới do Tâm thức thứ tám hiển hiện hình tượng Minh thể. Trước khi quán hành thì nó vốn không tồn tại, sau khi quán hành (tu tập) thành công, nếu khi không quán hành thì nó cũng tạm thời diệt vong không hiện khởi. Trong ngũ vị gồm lúc ngủ say, lúc ngất xỉu, lúc nhập Vô tưởng định, lúc nhập Diệt tận đinh và trong giai đoạn chính tử (chết thực sự), tất cả (hình tượng đó) đều đoạn diệt, không hiện khởi. Pháp Minh thể như thế, không phải là pháp đều luôn tồn tại bất diệt trong tất cả mọi thời khắc, không phải là Thức thứ tám Như Lai Tạng mà chúng tôi chứng được, nó luôn luôn hiện hành bất cứ lúc nào và người chứng ngộ bất cứ lúc nào cũng có thể nhìn thấy: không cần phải nhờ tu quán tưởng rồi sau mới xuất hiện, cũng không từng tạm ngừng không tồn tại. Cho nên, tất cả những người chứng ngộ có thể nhìn thấy sự hiện hành không ngừng nghỉ của Thức thứ tám của tất cả những người chưa chứng ngộ, không vì những phàm phu chưa ngộ đó không tu mà không thể nhìn thấy. Thế nhưng, Minh thể chỉ là pháp hữu sinh hữu diệt, buộc phải tu pháp quán tưởng thì sau đó mới xuất hiện, đó là pháp hữu sinh, làm sao có thể nói đó là pháp vô sinh vô diệt đây? Không thể có thứ lý này được!

Minh thể mà Mật tông chuyên tâm tu luyện đó là do tu hành mà có, chỉ là pháp luyện tinh luyện khí của thế tục. Những người tu hành như thế, gọi là ngoại đạo. Trong cuốn kinh Lăng Nghiêm quyển 8, Phật từng nói: “Kiên cố động nghỉ mà không ngừng nghỉ, khí tinh viên thành, gọi là Không Hành Tiên... Kiên cố tinh sắc mà không ngừng nghỉ, hấp túy viên thành, gọi là Thông Hành Tiên”, không phải là pháp Tam ma địa chính tu trong Phật pháp. Tứ Yoga mà Mật tông nói gồm Chuyên nhất, Ly hí, Nhất vị, Vô tu đều là dựa vào Minh thể mà dụng tâm trên phương diện ý thức, không liên quan gì đến Yoga thực sự trong Phật pháp. Vì vấn đề giới hạn chương tiết, nên pháp tu luyện Minh thể trong cuốn sách này chỉ lược thuyết sơ qua, không tường thuật chi tiết.

 

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0