Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Mục 3: Đạo Hóa thân thành Phật
Ông thầy này lại nói: “Hai luồng quang sau khi hợp nhất, tuy đã thành Phật nhưng vẫn còn phải quán đỉnh thì mới có quyền lực. Giống như các anh thỉnh được một bức tượng Phật về, nhất định còn phải cầu Lạt Ma khai quang cho nó. Nếu không làm được như thế thì trí tuệ Phật không đủ, không thể lợi ích chúng sinh được. Cho nên, sau khi Báo thân thành Phật, chữ Hồng giữa tâm lại phóng quang phụng thỉnh Phật về quán đỉnh. Đợi sau khi quán đỉnh xong thì mới có quyền lực hóa thân lợi ích chúng sinh, đạo lý này không thể không biết. Sau khi đắc Báo thân, thì Hóa thân bắt đầu mới đến. Nếu không có Báo thân thì lấy đâu ra Hóa thân? Phật Thích Ca Mâu Ni khi xưa chính là ví dụ về Hóa thân. Báo thân trang nghiêm, như khi thụ pháp đầu đội mũ ngũ Phật, thân mặc áo Bồ Tát. Pháp thân là Quang thể, không thể nhìn được bằng mắt thường” (62-272, 273).
Đạo Hóa thân thành Phật của Mật tông như thế, nếu không tham cứu sự thực của nó, mới nghe người tu Mật tông nói rằng có ai đó đã chứng Hóa thân, thì sẽ hay ngộ nhận rằng tổ sư Mật tông quả thật là một nhà đại tu hành; tuy nhiên, nếu thâm nhập nghiên cứu kỹ cái “Hóa thân” mà họ tu chứng được, thì mới biết hóa ra chỉ là “cảnh giới” hợp nhất giữa quán tưởng trong cảnh giới Trung âm thân và “Phật quang”, kỳ thực không phải là Hóa thân nói đến trong Phật pháp, mà chỉ là “Hóa thân” do các tổ sư Mật tông tự giải thích theo ý mình nhưng lại nói là Hóa thân do Phật thuyết, thực chất chỉ là pháp vọng tưởng mà thôi, hoàn toàn không có chứng lượng Hóa thân như Phật nói. Cho nên, đạo Hóa thân thành Phật như thế toàn là vọng tưởng cả, không liên gì đến Hóa thân trong Phật pháp, thế nhưng lại tôn cao cái pháp vọng tưởng của Mật tông dẫn đến hạ thấp Phật Thích Ca là Hóa thân, có ý nói rằng không bằng cảnh giới Báo thân, Pháp thân mà các thượng sư Mật tông chứng được, vừa cuồng vọng lại vô tri, thật là những kẻ đáng thương.
Lại nữa, Pháp thân chính là Thức thứ tám A Lại Da thức. Thức này tuy cũng có thể phóng quang, nhưng không phải là “Quang thể”. Quang thể chỉ là ngoại tượng (vẻ bề ngoài) do Thức này hiển hiện ra, cho nên không thể nói Quang thể chính là Pháp thân được. Lại nữa, Thức này cũng không phóng quang mọi lúc. Nếu nói Quang thể chính là Pháp thân thì sẽ mắc sai lầm lớn. Cũng giống như A La Hán nhập vào trong Diệt tận định, Thức thứ tám của ông ta vẫn tồn tại song song với thân ông ta nhưng không còn phóng quang diệu chiếu. Lại cũng giống như A La Hán định bất hồi tâm khi nhập Niết Bàn vô dư, Pháp thân Thức thứ tám của ông ta cũng không phóng quang nữa, vậy thì lấy đâu ra Quang thể mà nói nữa? Lại nữa, có nhiều quỷ thần tu đắc thần thông, tuy không hiện thân ra nhưng vẫn phóng quang được, kỳ thực đó chỉ là pháp dựa vào Tâm ý thức để vận hành. Nếu lúc đó phóng quang mà nói Tâm ý thức giác tri của nó chính là Pháp thân Quang thể thì sẽ mắc sai lầm lớn, không phải là Phật pháp rồi. Cho nên, không thể nói Quang thể tức là Pháp thân được, mà phải nói rằng Pháp thân là Thức thứ tám ai ai cũng có đầy đủ và thường hằng vận hành không ngừng nghỉ. Vì Thức này là Thường, Hằng, liên tục vận hành không đứt đoạn, cho nên mới là Pháp thân.
Lại nữa, Báo thân của Phật không phải là tượng thân Pháp vương mà Mật tông tô điểm: đầu đội mũ ngũ Phật, thân mặc áo Bồ Tát. Tượng Báo thân, có thân tự thụ dụng thân, cũng có thân tha thụ dụng, đều được ghi chép trong kinh Phật địa, không giống như những gì Mật tông nói. Vì chương tiết có hạn, không liệt kê thêm ra đây. Cái “Báo thân” mà Mật tông thuyết chỉ là những thứ nói theo vọng tưởng tự ý của mình, những bậc trí giả chỉ so sánh với những gì viết trong kinh là biết, không cần phiền phức nhiều lời.
Còn về pháp tu Ảo hóa thân, có sư thầy nói thế này: “Ý niệm thành tựu Ảo hóa thân lúc tỉnh tức giống như cái dáng vẻ (quán tưởng) mà ra khi ở giai đoạn Trung âm thân vậy. Khi đó, thân hành giả tuy giống như ngồi bình ổn, quán tưởng cái dáng vẻ Trung âm thân, mà Ảo hóa thân của anh ta thì đã xuất ra ngoài rồi. Còn về ý niệm thành tựu Ảo hóa thân lúc ngủ tức là lúc chuẩn bị ngủ thì tu Minh quang trước, sau Minh quang thì bắt đầu vào giấc ngủ. Trong giấc ngủ khi nằm mơ, thì có hình dáng giống như Trung âm thân xuất ra. Trung âm thân có ba dáng vẻ, tức là ba nghiệp Thân-Khẩu-Ý biến ra ba thân Pháp-Báo-Hóa (ở đây họ coi ba nghiệp Thân-Khẩu-Ý trong giấc mơ là ba thân Pháp-Báo-Hóa, không phải là ba thân Pháp-Báo-Hóa nói trong kinh điển Phật pháp Đại thừa). Ở đây nói về người tu pháp thành công, Ảo hóa thân vẫn mang dáng vẻ của Trung âm thân (Mật tông cho rằng Sắc thân trong mộng chính là Ảo hóa thân, cũng gọi là Trung âm thân trong mộng). Khi thành tựu giấc mộng, cũng chẳng qua là an lập cái tên cho Trung âm thân. Thân này sinh ra với người tu lâu sẽ phóng quang, sau khi phóng quang thì xuất ra, Trung âm thân không cần nữa, lấy Trung âm thân thay thế Báo thân. Ví dụ người tu pháp Di Đà hoặc pháp Trường thọ, ngày thường tu (quán tưởng) dáng vẻ Phật A Di Đà hoặc Báo thân Phật Trường thọ (quán tưởng Bản tôn thành dáng vẻ Phật A Di Đà đội mũ ngũ phương Phật, thân mặc áo Bồ Tát), đến khi chết thì phóng quang. Quang này tức là “Không”. Trên không trung biến thành một vị Phật, làm theo dáng vẻ Báo thân mà ngày thường vẫn tu (quán tưởng), sau khi làm tốt thì vẫn là Trung âm thân. Lúc còn sống tu như thế, thì sau khi chết cũng sinh ra như vậy. Đạo ba thân Pháp-Báo-Hóa thành Phật này vô cùng quan trọng, hành giả nhất thiết phải biết về nó, để chuẩn bị cho lúc chết. Nếu ngày thường không có chút chuẩn bị gì cả thì lúc chết chân tay rối loạn, không thể thành Phật được đâu” (62-267, 268).
Qua thuyết minh như trên của thượng sư Mật tông, hành giả đã thấy rõ đạo lý “tức thân tức sinh thành tựu Pháp thân, Báo thân, Hóa thân” của Mật tông quả thực là tà tưởng hoang đường, khác xa so với Pháp-Báo-Hóa thân mà Phật thuyết, hoàn toàn không phải là Pháp-Báo-Hóa thân trong Phật giáo, chỉ là ba thân do thượng sư Mật tông tự ý nghĩ ra thôi, không phải là sự tu chứng Pháp-Báo-Hóa thân thực sự trong Phật giáo. Cho nên cái gọi là “đạo tức thân thành Phật”, cái gọi là “thuyết đã thành Phật đạo” của thượng sư Mật tông đều không thể tin, chỉ là thuyết vọng tưởng tự tạo mà thôi.
Lại nói: “Cái thân Ảo hóa này có hai loại “học và bất học”. “Học” là do tu mà thành, “bất học” là tự nhiên vốn có, không nhờ tu mà đắc. Trung âm thân của người thường đến từ Nhân Quả. Trung âm thân đến từ Nhân Quả không thể thành Phật, nhất định phải trừ bỏ cái Nhân Quả đó đi trước, thì mới có hy vọng thành Phật được. Muốn trừ bỏ Nhân Quả, buộc phải tu tập “Ba lần dung hóa, Tứ không tương ứng”, đem Quang minh lúc chết hợp tu với Ảo hóa thân, như thế thì mới có thể thành tựu được” (62-281-4). Vậy “Ba lần dung hóa, Tứ không tương ứng” nghĩa là sao?
Về “Ba lần dung hóa”: “Khi người ta chết nhất định sẽ phóng quang. Trước khi phóng quang thì phải trải qua ba lần dung hóa. Thế nào là ba lần dung hóa? Tức đầu tiên nhìn thấy màu trắng, sau đó là màu đỏ, cuối cùng là nhìn thấy màu đen. Sự dung hóa (hòa nhập) trắng đỏ đen là do khí nhập vào Trung mạch. Sau khi khí nhập, điểm trắng trên đỉnh đầu hóa hạ xuống, còn điểm đỏ giữa rốn thì thượng thăng, hai điểm gặp nhau ở giữa tâm, thế là hình thành màu hắc ám dị thường, tất cả không còn biết gì nữa” (62-289).
Về “Tứ không tương ứng”:
“Khi Địa quy về Thủy, bên ngoài cảm thấy lực yếu ớt, mất sức, thân thể không thể rung động nữa, tứ chí mềm nhũn như không xương, trên thân tựa như có núi cao đè xuống, trong lòng muốn nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng này mà khổ nỗi không còn chút khí lực, bên trong như nhìn thấy lửa mặt trời thiêu đốt, đó chính là điềm Địa quy về Thủy. Khi Thủy quy về Hỏa, bên ngoài cảm thấy miệng khô mũi táo rát, lưỡi như sắp thè ra, bên trong nhìn thấy bốc khói, đó là triệu chứng Thủy quy về Hỏa. Khi Hỏa quy về Phong, bên ngoài cảm thấy thân nhiệt hạ xuống, chân tay lạnh dần, tượng cho khí nóng đã nhập vào trong; bên trong nhìn thấy lửa đom đóm, đó là triệu chứng Hỏa quy về Phong. Khi Phong quy về Thức, bên ngoài thở ra nhiều, hít vào ít, giữa hầu có tiếng lách cách, hô hấp khó khăn vô cùng; bên trong có đốm lửa li ti không lay động, ổn định vô cùng, đó là triệu chứng Phong quy về Thức. Cuối cùng thì cái Không thứ nhất đến. Khi Không đến, bên trong nhìn thấy màu trắng tựa như trăng sáng vằng vặc trên trời vạn dặm không gợn bóng mây. Đó là khi cái Không thứ nhất đến, nhìn thấy cảnh tượng bên trong như thế. Khi Diệu Không thứ hai đến, nhìn thấy bên trong có màu đỏ tựa như ánh sáng rạng đông (Chú thích gốc: Màu trắng là tinh mà cha cho, nằm trên đỉnh đầu; Màu đỏ là huyết mẹ cho, nằm ở trong Đan Điền). Đó là cảnh tượng bên trong khi Diệu Không thứ hai đến. Khi Đại Không thứ ba đến, màu trắng hạ xuống, màu đỏ thăng lên, đến giữa Tâm thì gặp nhau, thế là nhìn thấy bên trong một màu hắc ám, giống như ban đêm, khi đó tri giác của người chết toàn bộ biến mất, hô hấp đoạn tuyệt, mọi sức mạnh đều hết, duy chỉ có thính giác là còn, vẫn có thể nghe thấy tiếng khóc của người nhà, đó là trạng thái nhìn thấy bên trong khi Đại Không thứ ba đến. Khi Nhất thiết Không thứ tư đến, màn đen chợt mở toang, bỗng nhiên nhìn thấy một tia sáng đỏ, lóe lên như ánh chớp, vụt lóe rồi biến mất. Sau khi ánh sáng đỏ đi mất thì tiếp đến là thấy ánh sáng màu vàng nhạt, như là ánh sáng ban mai (Chú thích gốc: Tức là ánh sáng vàng trên bầu trời phía Đông Nam lúc 2, 3 giờ sáng (Cao nguyên Tây Tạng lúc 2, 3 giờ sáng đã có thể hơi thấy màu vàng hừng sáng rồi, bởi nằm ở vùng cao nguyên và phản quang do nhiều tuyết gây ra)), khi đó hồn đã xuất ra ngoài, ánh sáng màu vàng nhạt nhìn thấy đó là ánh sáng trong “Không”, tức chính là Minh quang. Đó là tất cả cảnh giới khi “Nhất thiết Không” thứ tư xuất hiện (Chú thích gốc: Quán Không chú niệm khi tu pháp, chữ Hanh cuối cùng của chú nghĩa là Không, tức chỉ cái Không thứ tư này). Mọi thứ đó đều phải tu mới có được, không tu thì không có. Minh quang này chính là “Minh quang căn bản” thực sự, căn bản chính là thế đó” (62-285~287).
Theo những gì thượng sư Mật tông nói thì đều là tình trạng diễn biến tự nhiên khi cái chết diễn ra. Dù cho có thể nhận lấy được cái Không thứ tư ở giai đoạn cuối cùng, thì vẫn chỉ là cảnh giới của Ý thức, không thể nói là chứng được Thực tướng – Thức thứ tám Như Lai Tạng của Pháp giới, vẫn không biết được nghĩa lý chính xác của Pháp thân. Tuy nhiên, tình hình diễn biến khi cái chết xảy ra lại không phải như vậy. Cách diễn giải này đều là sự phỏng thuyết của thượng sư Mật tông, sau đó lấy sai truyền sai, hoàn toàn không khớp với nội dung của Bát Nhã và Nhất thiết chủng trí, cũng không đúng với tình hình mà tất cả những người thực sự chứng ngộ được Như Lai Tạng và Đạo chủng trí đã có thể dự báo khi xả thọ (chết).
Ví dụ như đứa ăn mày nhặt được chiếc áo gấm cũ rách dưới đất mà hoàng đế vứt đi, đem mặc lên người, và ngộ nhận rằng mặc áo gầm lên người như thế thì mình đã thành hoàng đế rồi, thế là tỏ vẻ kiêu mạn với Tể tướng và các quần thần đại quan. Các thượng sư của Mật tông xưa nay cũng tương tự như thế, cho rằng thì tu đạt pháp quán tưởng nghĩa là mình đã chứng được ba thân Pháp-Báo-Hóa mà Phật tuyên thuyết, kỳ thực là sự ngộ nhận. Cho nên, Pháp thân, Báo thân, Hóa thân mà các thượng sư Mật tông cổ kim nói đến khác xa so với ba thân ghi chép trong kinh điển Hiển giáo, hoàn toàn không phải là ba thân Pháp-Báo-Hóa của Hiển giáo. Thế nhưng, các thượng sư Mật tông từ cổ chí kim đều không tự biết mình sai lầm, lại đem những thứ đó lòe bịp người học Hiển tông và những người đã chứng ngộ, cho rằng họ đã chứng đắc từ lâu, hoặc khi chết có thể chứng được Pháp-Báo-Hóa thân, tự cho rằng “tu chứng” của mình cao hơn rất nhiều so với Bồ Tát của Hiển giáo, từ đó khởi “Phật mạn”, khinh miệt những người học và người đã chứng ngộ của Hiển tông, kể cả chư thiên và quỷ thần...Kỳ thực, họ hoàn toàn không biết cũng không chứng được Pháp-Báo-Hóa thân, vậy mà vẫn cứ tiếp tục làm những việc đó, thật khiến người ta thấy nực cười vô cùng tận.
Ví dụ: “Lúc tu thường ngày nghĩ ‘ta chết vô thường, nhất thiết pháp không’, trên không trung hiện ra một chữ chủng tử, chữ này chạy vọng quanh rồi biến thành Bản tôn. Tất cả những thứ này, không tu thì không đến, khi đến thì vạn vạn chớ có sinh nghi. Nếu như khởi niệm nghi ra, cần lập tức chế ngự, nghĩ rằng điều này không đúng. Tất cả mọi quán tưởng định cần phải coi đó là chân thực bất hư. Những lời dạy của thượng sư ngày thường tuyệt đối phải tin theo, coi đó là thiên kinh địa nghĩa, y giáo tu trì. Khi mình chết trở thành Pháp thân, lúc ở Trung Âm thân thì đắc Báo thân, nếu lại đầu thai thì thành Hóa thân. Ba thân này hợp tu vô cùng quan trọng” (62-273).
Ba thân đó của Mật tông hoàn toàn khác biệt so với ba thân mà Phật thuyết, vậy tại sao các hành giả Mật tông nhất nhất tin vào lời dạy của các thượng sư? Mà không trực tiếp tham cứu thêm kinh điển do Phật thuyết? Vì sao các thượng sư Mật tông lại không dựa vào tuyên thuyết trong các kinh Phật? Mà lại hoàn toàn dựa vào các cuốn Mật tục sai lầm đời trước để truyền thụ cho các hành giả Mật tông? Tại sao các sư thầy Mật tông không biết, cũng không hiểu gì về ba thân Phật thuyết trong Hiển giáo, mà lại dùng thuyết ba thân hoang đường sai trái như thế, coi những pháp miệt thị Hiển giáo đó là pháp môn tu hành Nhân địa? Như thế mà nói rằng mình là những người tu hành chân chính của Phật pháp, thật hoang đường chối tỉ vô cùng.
Lượt xem trang: 0