Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Tiết 8: Vọng tưởng về việc hợp nhất với Phật quang để thành Phật
Trong pháp tu của Mật tông, họ nhất quán chủ trương rằng quán tưởng Minh điểm và Minh quang, mong mỏi rằng khi chết có thể quán tưởng Minh quang của mình và Phật quang hòa với nhau làm một, gọi đó là diệu đạo thành Phật: “...Trong vòng 49 ngày, hàng ngày đều có Phật đến dẫn đạo. Khi Phật đến, quang minh vạn trượng, sáng sủa vô cùng. Người nào lúc còn sống mà không từng tu, khi ấy hễ nhìn thấy luồng ánh sáng của Phật, không ai là không sợ hãi muốn chạy trốn, không mong lại gần. Duy chỉ có những người lúc sinh tiền thường xuyên tu luyện, khi ấy nhận biết được đó là Phật quang, không sợ hãi cũng không chạy trốn, lập tức tự quán là Phật, giữa Tâm phóng quang ra, hòa nhập với Phật quang, hai quang hợp nhất, lập tức thành Phật rồi! Đó là pháp Trung âm thân thành Phật” (62-281).
Lại nói: “...Người nào tu tốt, Trung âm thân thay thế có thể thành Phật. Nếu nói Trung âm thân có thể thành Phật, thực ra không phải. Cần phải biết rằng, đó là Trung âm thân thay thế thành Phật. Nếu như đã hình thành Trung âm thân, thì chắc chắn không có khả năng thành Phật. Còn về việc Trung âm thân thay thế thành Phật, tức (quán tưởng) biến thành hình dáng của Phật để sau đó thành Phật” (62-281-1).
Pháp quán tưởng như vậy, thực chất chỉ là Nội tướng phần tự tâm sở của hành giả mà thôi, hoàn toàn không khác gì so với Tướng phần cảnh mộng sinh ra khi tục nhân hôn trầm vọng tưởng. Nếu như dựa vào Bản tôn Tướng phần do quán tưởng này mà thành tựu Phật thân, luyện tập thành thục, đến khi vào giai đoạn Trung âm thân mà quán tưởng Trung âm thân của mình trở thành Phật thân, tức là có thể thành Phật được thật thì đúng là vọng tưởng. Vì sao vậy? Vì Trung âm thân của tất cả các chúng sinh hữu tình đều có sự khác biệt to nhỏ tốt xấu dựa theo quả báo của anh ta, không phải là có thể thay đổi được nhờ vào sự thắng diệu của quán tưởng. Bất luận hành giả khi còn sống quán tưởng được Bản tôn to lớn như thế nào, Trung âm thân sau khi chết vẫn phải chịu sự áp chế của nghiệp lực bản thân mà hình thành mức độ lớn nhỏ khác nhau, không thể dựa vào công phu quán tưởng trước khi chết mà có thể chuyển dịch thay đổi được. Cho nên mới nói Mật tông muốn dựa vào pháp quán tưởng để khiến cho Trung âm thân có được dáng vẻ thắng diệu to lớn trang nghiêm, thật đúng là vọng tưởng. Đến việc thay đổi Trung âm thân còn không làm được, thì làm sao có thể dựa vào pháp quán tưởng để nhân thời khắc hình thành Trung âm thân mà thành Phật được?
Lại nữa, Tướng phần có được nhờ pháp quán tưởng không phải là pháp chân thực. Bởi đó chỉ là Nội tướng phần của chính mình mà thôi. Nếu như hành giả Mật tông không hiểu rõ cái ảo này, chấp bám rằng đó là pháp có thật, thì sau khi quán tưởng thành công, thì khi thấy người khác nhìn thấy “Phật thân quảng đại tướng” do mình quán tưởng thành mà không có thái độ cung kính, anh ta sẽ không thể nhịn được, dễ sinh lòng tức giận oán đời, khó có thể sống bình thường ở thế gian được, sẽ trở nên xa cách với người đời, tự sinh phiền não, không phải là việc mà người có trí ở thế gian nên làm.
Lại nữa, pháp quán tưởng hư vọng đó đều là pháp hữu vi, có cảnh giới. Nếu như con người không hiểu được cái sự huyễn ảo ở đây, chấp trước cho rằng đó là có thật mà cầu thần thánh, thì cũng dễ chiêu vời quỷ thần ngoại ma đến nhập thân, nhẹ thì tinh thần hoảng loạn, nặng thì phát điên, đạo nghiệp tu hành một đời sẽ đều trở thành Dã tràng xe cát biển Đông, cũng mất đi cả cuộc sống của một người bình thường, nói gì đến việc học Phật pháp và có thể tu chứng? Trong các khoa tâm thần ở các bệnh viện lớn toàn tỉnh (Đài Loan) đa phần đều có những người tu học quán tưởng, cầu hữu vi pháp mà dẫn đến tinh thần thất thường, nằm viện lâu dài, thường mỗi lần nhập viện đều là 3, 5 năm cả. Những người học Mật tông không thể không thận trọng đối với pháp quán tưởng này. Còn về cái thuyết Trung âm thân thay thế thành Phật, trong đó có mắc sai lầm lớn. Việc này sẽ được thuật riêng ở Tiết sau và Tiết 20 chương 14, ở đây tạm không nói đến.
Lại nữa, cái việc quang minh “Tâm chân thực” của mình hợp nhất với Phật, thuyết này đúng là đại vọng tưởng của người học Mật tông, sai lầm cực nhiều. Trong cuốn “Thành Duy Thức luận” đã phá tan sai lầm này rồi. Trong “Đại Bát Niết Bàn kinh”, Phật cũng nhiều lần bác bỏ. Nhưng các Tổ sư Mật tông chưa từng chứng đạo, cũng không hiểu nổi những lời bác bỏ của Phật, cho nên mới sinh ra thứ vọng tưởng này. Những người tu học Phật giáo không thể không biết điều này. Sau này, nếu như thời lượng chương tiết cho phép, tôi sẽ thuật thêm. Nếu không cho phép, thì bỏ qua không luận, vì trong nhiều sách khác cũng nói nhiều rồi.
Lượt xem trang: 0