Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Lời nói đầu
Đại minh chú 6 chữ của Mật tông lâu nay lưu truyền, phổ cập trong giới Phật giáo [1], đa số mọi người thường quen thuộc với câu chú này thông qua ca từ, tụng niệm nhưng lại không biết rằng nó xuất phát từ bộ kinh “Phật thuyết Đại thừa trang nghiêm bảo vương” của Mật giáo. Tuy nhiên, nội dung của “Kinh” này đã được một số đại đức xác định là “Kinh giả [2]”. Còn lục tự chân ngôn, kỳ thực là câu chú quỷ thần, hoặc có thể chiêu gọi được một loại cảm ứng hoặc thể nghiệm nào đó, thuộc Bộ Liên Hoa trong Phật giáo Tạng truyền, xưng là “Vạn chú chi vương – Vua của vạn câu chú[3]”. Câu này tuy có phần khoa trương, nhưng ở Tây Tạng lại có mối liên quan sâu sắc. Hoàng Minh Tín viết rằng:
“Liên hoa bộ” là một bộ kinh lưu truyền rộng rãi nhất, được sùng bái nhất trong Phật giáo Tạng truyền. Có rất nhiều nhân vật quan trọng trong lịch sử Tạng tộc được coi là hóa thân của Vô lượng thọ Phật hoặc Quán thế âm, Độ mẫu. Đại minh chú 6 chữ của Quán âm từ Phật giáo bắt đầu truyền vào và được coi trọng vô cùng [4].
Về khởi nguồn và sự lưu truyền của Đại minh chú 6 chữ, Sách Nam Tài Nhượng nói:
Câu chú 6 chữ Úm, Ma, Ni, Bát, Mê, Hồng là minh chú của Quán Thế Âm Bồ Tát, là chân ngôn căn bản trong Liên Hoa bộ của Mật giáo. Nó được truyền vào Tây Tạng từ thời kỳ La Thoát Thoát Nhật Niên Tán của Thổ Phiên Tán Phổ. Vào thế kỷ thứ 7, cùng với sự sáng tạo ra Tạng văn, những kinh điển có liên quan như “Bảo Khiếp Kinh”, “Phật thuyết Đại thừa trang nghiêm bảo vương kinh tâm yếu lục tự đại minh đà la kinh” lần lượt được phiên dịch sang [5].
Cũng có nghĩa là, lục tự chân ngôn ở Tây Tạng bắt đầu từ “truyền thuyết” ở thời đại La Thoát Thoát Nhật Niên Tán (394-513), bằng phương thức “Thiên giáng bảo vật”, tuyên cáo “Phật pháp” trực tiếp từ trên xuống dưới tiến vào đất Tạng. Tuy tô điểm thêm thắt vào rằng La Thoát Thoát Nhật Niên Tán là hóa thân của Phổ Hiền Bồ Tát, nhưng lại nói rằng ông ta “không hiểu ý đó”, chỉ có thể đem thần vật huyền bí đó để “đặt tên và cúng dường [6]”. Cho đến thời Tùng Tán Can Bố tại vị (617 – 650), văn hóa Tây Tạng dần dần hưng thịnh, mới giải được cái bí mật của những bảo vật này, từ đó Mật giáo được hoằng truyền.
Lịch sử Mật giáo và những luận văn có liên quan sau này tuy đã có những khảo chứng và giải thích một cách lý tính hóa đối với truyền thuyết này [7], cho rằng trong thời gian La Thoát Thoát Nhật tại vị, Mật giáo Ấn Độ vẫn trong giai đoạn sự tục và hành tục (Đà la ni và trì minh tạng), những thứ truyền vào Thổ phiên[8] chỉ là vài một kinh điển Đà la ni, ví dụ như “Bách bái sám hối kinh”, “Lục tự đại minh tâm chú”, bảo tháp xá lợi, quy tắc pháp giáo… từ trên “trời” rơi xuống. Đó đều là những sám hối pháp, trì chú pháp, cúng dường pháp, thứ tự tu hành cơ bản của “Liên Hoa bộ”, nhưng vì chịu ảnh hưởng của Bôn giáo, sự lưu truyền ở Tây Tạng của những kinh chú, nghi thức này vẫn là những tín ngưỡng thần bí.
Đến thế kỷ thứ 7, sau khi Tùng Tán Can Bố thống thất các bộ lạc ở cao nguyên Thanh Tạng, xây dựng nên “Vương triều Thổ phiên”, chính thức coi Quán Thế Âm Bồ Tát là bản tôn để tiến hành cúng dường, tụng chú, đồng thời cũng có những luận thuật khá tường tận ở trong “Ma ni toàn tập”, xây dựng nền móng cho tín ngưỡng Quán Âm và truyền bá Mật pháp của Phật giáo Tạng truyền [9].
Sách Nam Tài Nhượng nói tiếp trong cuốn “Tổng thuật nghiên cứu Mật giáo Tây Tạng thế kỷ 20”:
Sách “Tây Tạng vương thần ký” viết rằng, Tạng vương Tùng Tán Can Bố từng tận mắt nhìn thấy lục tự chân ngôn hiển hiện ở đường hoành đạo vùng Cách Nhiệt. Qua tịnh thân cầu cúng, ông ta nhìn thấy lục tự chân ngôn từ trên trời phóng ra cầu vồng ngũ sắc, hắt ánh sáng trên tượng Phật, Bồ Tát như Quan Âm, Cứu độ Phật Mẫu, Mã đầu Kim Cương xuất hiện ở tảng đá đối diện, các tượng đều phóng xạ quang minh chiếu trên lục tự chân ngôn. Từ đó, lục tự chân ngôn dần dần được người Tạng tiếp nhận…
Sách “Ma ni bảo huấn tập” (cũng gọi là “Ma ni toàn tập”) là bộ sách tiếng Tạng đầu tiên giải thích một cách có hệ thống về lục tự chân ngôn, ra đời vào thế kỷ thứ 7, tương truyền do Tùng Tán Can Bố viết. Sách này đi sâu thảo luận và phân tích kỹ càng về Quán Âm Bồ Tát và câu minh chú đó. Cuốn sách cho rằng chữ “Úm/Om” đại diện cho “Phật bộ tâm pháp”, khi tụng niệm chữ này, thân – khẩu – ý của mình sẽ lần lượt hợp nhất với thân – ngữ – ý của Phật. Chữ “Mani” có nghĩa là “châu báu như ý”, biểu thị cho “Bảo tâm bộ”. Khi niệm hai chữ này, có thể giành được thành công tùy theo sở nguyện. Hai chữ “Bát mê/ padme” nghĩa là “hoa sen”, biểu thì cho “Liên hoa bộ tâm”, ngụ ý “Phật pháp thuần khiết không tỳ vết”. Chữ “Hồng/hom” biểu thị “Kim cương tâm bộ”, phân tích rộng ra có thể liên hệ đến lục thân, lục bộ, lục bộ chi mẫu, không hành mẫu, Bát Nhã lục độ, 6 loại phiền não, 5 loại trí tuệ, vô lượng chúng sinh, lục trưởng tịnh, lục đạo luân hồi, cửa sinh của 6 đạo chúng sinh, lục chúng sinh sự, tịnh chướng, kỳ đảo, gia trì, giới luật, tam ma địa (gia), quán đỉnh, quy y, Bồ Tát tâm, Pháp tính, kiến tu… Giải thích theo góc độ sinh lý học hoặc sinh mệnh học thì 6 chữ (lục tự) lần lượt đại diện cho 6 loại khí quan lớn của cơ thể con người, thông qua tu luyện có thể nâng cao chức năng sinh lý con người, tiêu trừ bệnh tật, nâng cao sức khỏe, khai mở các công năng của khí quan, diên niên trường thọ. Cho nên, nếu như chỉ giải thích theo mặt chữ thật khó có thể rõ ràng và toàn diện. Tiếp sau cuốn “Ma ni bảo huấn tập”, các học giả, tăng lữ của Tạng tộc còn dùng tiếng Tạng để viết rất nhiều sách luận có liên quan, nhưng rất ít sách có nội dung đột phá [10].
Có thể nói, lục tự chân ngôn là tín ngưỡng thời kỳ đầu của vùng Tây Tạng, cùng với Phật giáo Ấn Độ đồng thời truyền nhập vào Tây Tạng, nhưng lại được giải thích, tô điểm, tiếp nhận và lưu truyền dưới sự phụ họa của truyền thuyết Mật giáo và Bôn giáo. Mấu chốt của nó là Tùng Tán Can Bố (được cho là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát) và cuốn “Ma ni toàn tập”, được sự truyền thừa và tuyên truyền dài lâu của chư vương các đời của Thổ phiên (Thổ phồn): “Lục tự chân ngôn được lưu truyền rộng rãi, đến nỗi trở thành Phật hiệu có tần suất phổ cập cao nhất của vùng Tạng, với tư cách là lương dược và chỗ dựa tinh thần để cầu phúc trừ tai, điều trị bách bệnh, tích lũy công đức, đàn bà và trẻ em đều biết, trì tụng luôn miệng không quên…Nó không chỉ là một câu chú đơn giản mà còn có nội dung vô cùng phong phú, hàm chứa triết lý sâu sắc, được coi là cội nguồn của tất cả mọi thứ kinh điển”. Giai đoạn này, Mật giáo thời kỳ sau của Ấn Độ (cũng còn gọi là Phật giáo Thản Đặc La (Tantra), nay được dịch là Phật giáo Đàm Thôi) tiếp tục được truyền nhập vào, do đó càng thuyết minh rõ hơn cho câu hỏi “trọng tâm pháp nghĩa của Mật giáo Thản Đặc La là gì?”, đặc biệt là sau này “Vô thượng Du già (Yoga) song thân pháp” chiếm vị trí hàng đầu thì nó hàm chứa tất cả mọi mật pháp và trở thành tối thượng thừa, vì thế mật ý tàng ẩn trong lục tự chân ngôn rất rõ ràng được công nhận và hiển dương.
Tuy rằng đa số các Lạt Ma Tây Tạng và các nhà nghiên cứu Tạng học phần lớn tôn sùng chính diện (mặt tích cực), chứng minh lai lịch và công đức của lục tự chân ngôn, như: “câu chú này phiên dịch sang tiếng Hán phát âm thành 6 âm tiết, tức là ‘Úm-Ma Ni-Bát Mê - Hồng’/ om mani padme hum”, ý nghĩa của nó là “quy y hòn châu ngọc ma ni trên hoa sen”. Câu chân ngôn này là lời tán thán của Phật A Di Đà đối với Quán Thế Âm Bồ Tát, được Mật giáo cho là căn bản của tất cả phúc đức, trí tuệ và chư hành. Kinh điển chủ yếu giới thiệu “lục tự đại minh chú” là kinh “Phật thuyết đại thừa trang nghiêm bảo vương”. Trong cuốn kinh Phật này, Quán Thế Âm Bồ Tát được nâng cao lên đến mức thành người sáng tạo ra vũ trụ, là chúa tể vũ trụ”[11]. Nhưng chân tướng của nó là gì? Liệu có bí mật khác hay không?
[1] Đại minh chú 6 chữ trở thành câu chú lưu truyền rộng rãi nhất trên thế giới. Câu chú này ngoài tiếng Ấn Độ, tiếng Trung và tiếng Tạng ra còn được phiên dịch thành tiếng Anh, Mông Cổ, Hàn, Nhật, Việt Nam, Srilanka và Nepal. Tham khảo “Quan hệ giữa Đại minh chú 6 chữ và Mật tông” của Hoàng Cao Chính (31/3/2009) trên trang http://damocollege.ehosting.com.tw/forum/forum35.htm
[2] Nguyên văn: Ngụy kinh. Xem chi tiết ở phần sau.
[3] Xem bài “Đại minh chú là vạn chú chi vương, là thân kim cương Như Lai, là tháp xá lợi Như Lai” trên trang http://mypaper.pchome.com.tw/kgh8999/post/1320814531. Tuy nhiên, theo Phật giáo chính thống, “Lăng nghiêm chú” mới là vua của mọi loại chú, cũng là câu chú dài nhất (2622 chữ). Đây là điều mà giới Phật giáo đã công nhận. Lăng nghiêm chú này có liên quan đến toàn bộ sự hưng suy của Phật giáo. Trên thế giới, nếu còn người trì tụng Lăng nghiêm chú thì chính pháp còn tồn tại.
[4] Cũng có người cho rằng, Phật A Di Đà là “Phật trung chi tôn”, “Chú trung chi vương”, và coi thọ mệnh vô hạn lượng và quang minh vô hạn lượng làm đại biểu, cho nên cũng có tên là “Vô lượng thọ Phật” hoặc “Vô lượng quang Phật”, cũng còn gọi là Thập nhị quang Phật: Vô lượng quang Phật, Vô biên quang Phật, Vô ngại quang Phật, Vô đối quang Phật, Diêm vương quang Phật, Thanh tịnh quang Phật, Hoan hỉ quang Phật, Trí tuệ quang Phật, Bất đoạn quang Phật, Nan tư quang Phật, Vô xưng quang Phật, Siêu nhật nguyệt quang Phật. Xem tại http://blog.eyny.com/space.php?uid=6528635&do=blog&id=195017, Hoàng Minh Tín “Phật giáo Thổ phiên”, Tạng học Trung Quốc, tháng 1.2010, trang 193.
[5] Nam Sách Tài Nhượng, “Tổng thuật nghiên cứu Mật giáo Tây Tạng thế kỷ 20”, Phần 2: Nghiên cứu lục tự chân ngôn và nghệ thuật. http://zhihai.heshang.net/Article/fojiaoshi/foshiyanjiu/200508/15510/html
[6] Sái Ba – Cống Cát Đa Cát trong cuốn “Hồng sử” chương 9 – Thổ phiên giản thuật (phần thượng) viết: “Khi La Thoát Thoát Nhật Niên Tán 60 tuổi, từ không trung rơi xuống một cái bảo tháp bằng vàng cao bằng 1 cánh trỏ tay, Đại thừa trang nghiêm bảo vương kinh, Bách bái sám hối kinh, Lục tự đại minh tâm chú, Tháp tán đạt ma ni nê, thủ ấn mộc xoa… đồng thời có tiếng nói rằng ‘Sau 5 đời nữa sẽ hiểu được ý nghĩa của nó’. La Thoát Thoát Nhật Niên Tán không hiểu ý, những vẫn đặt tên cho những vật đó là Huyền bí Thần bảo và cho cúng dường, vì thế mà ông ta sống được đến 120 tuổi. Nghe nói đó là khởi đầu của Phật giáo tại Tây Tạng, ông ta là hóa thân của Phổ Hiền Bồ Tát.” http://blog.sina.com.cn/s/blog_5eaea72c0100cj8c.html
[7] Sách Nam Tài Nhượng viết tại “Tây Tạng Mật giáo sử”, chương 3, tiết 1-Sự thu nhập Mật giáo thời kỳ Thổ phiên, (trang 151-152) (Nhà xuất bản Khoa học Trung Quốc tháng 11.1998) viết: “Nại Ba Ban Trí Đạt nói, do lúc đó Bôn giáo ý lạc ở Thiên Không, tuy nói là từ trên trời rơi xuống, thực tế là dó Ban trí đạt La Sâm Sở và Dịch sư Lý Thái Tư của Ấn Độ mang đến, trình cho Tạng vương, nhưng Tạng vương không hiểu biết kinh văn cũng chẳng biết ý nghĩa của nó.”
[8] Chú thích của người dịch: Có lúc đọc là Thổ Phồn.
[9] Như chú giải 7: “Tây Tạng Mật giáo sử” trang 153.
[10] Sách Nam Tài Nhượng viết tại “Tây Tạng Mật giáo sử”, chương 3, tiết 1 – “Ma ni toàn tập” và lục tự chân ngôn (trang 156 – 162), sẽ có phân tích cụ thể riêng.
[11] Lý Lợi An viết trong cuốn “Sự ra đời và diễn biến của tín ngưỡng Quán Âm Mật giáo Ấn Độ cổ đại”, ngày 24/01/2008. http://www.xslh.org/fujiaolishi/yindudechengfujiaoshi/200907032518_6.html
Lượt xem trang: 0