Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
LỜI BẠT
Các thày Mật tông Tây Tạng rất giỏi trong việc phan duyên bám víu, đồng thời dựa vào vọng tưởng tự ý của tà kiến Mật tông để khéo giải thích, qua đó để đạt mục đích khiến cho mọi người hiểu nhầm rằng “Mật tông chính là chi phái của Phật giáo”, cho nên những gì nói trong các Mật tục của họ đều là những ngôn thuyết tà vọng hoang đường. Ví dụ như có chuyện Tây Mật gần đây phan duyên vào kinh điển Hiển giáo để biến thành kinh điển Mật giáo: “Về chủ đề nói trên, sẽ được giảng chi tiết ở phần dưới. Có thể nhìn nhận rõ chủ đề này, đích thực là chỗ cao minh của học giả đất Hán, bởi vì tư tưởng bao hàm toàn bộ Trung Đạo Đại thừa, thực chất nằm ở tư tưởng nòng cốt của “Duy Ma”, điểm này có thể nói là không thể nghi ngờ. Có điều, các học giả đất Hán cổ đại lại chưa từng có ai coi “Duy Ma” là kinh điển của Mật thừa, bởi vì chưa từng có người nào biết Duy Ma Cật là tổ sư của Mật thừa. Hiện nay các nhà Phật học Tây Tạng lưu vong ở Âu Mỹ ngày càng nhiều, nên đã xuất bản các luận trước lấy văn tự Âu Mỹ làm trung gian truyền bá, cho nên thuyết Duy Ma Cật là tổ sư Mật thừa đã hiển dương. Như vậy thì nói “Duy Ma” là kinh điển Mật thừa sẽ trở nên có căn cứ. Pháp mà phái Ninh Mã của Mật tông Tây Tạng truyền bá là Mật thừa của Ấn Độ, cho nên thuyết pháp của phái Ninh Mã có thể đại diện cho thuyết pháp của Mật thừa Ấn Độ. Dựa vào thuyết pháp của phái này, “Duy Ma” không những là kinh điển Mật thừa mà còn là kinh điển quan trọng ‘đại viên mãn’ của Mật thừa” (“Hướng dẫn đọc kinh Duy Ma Cật” của tác giả Đàm Tích Vĩnh, trang 28).
Thế nhưng Trung Quán kiến phái Tự Tục của phái Ninh Mã Tạng Mật hoàn toàn coi sự biến tướng của tâm Ý thức (là Tâm ly niệm linh tri và Tâm giác tri thụ lạc trong Đệ tứ hỷ dâm lạc) là Chân Tâm Như Lai Tạng, khác xa so với nội dụng nói trong “Kinh Duy Ma Cật”, sao có thể phan duyên ăn bám, coi kinh này là kinh điển Tạng Mật được? Đại sĩ Duy Ma Cật coi Thức thứ tám “Phi Tâm Tâm, Vô Tâm Tướng Tâm” là Chân Tâm Như Lai Tạng, còn Hồng giáo của Mật tông Tây Tạng thì coi Tâm giác tri (Ý thức thứ sáu) là Như Lai Tạng, là Thực Tướng Tâm, sao có thể viện dẫn kinh này là kinh điển của Mật thừa được? Lại nữa, các học giả đất Hán hiện đại tuy cho rằng kinh này là kinh điển Mật thừa, nhưng những gì họ nói chỉ là lời lẽ quan điểm của các học giả nghiên cứu, không hoàn toàn là quan điểm giới Phật giáo, cũng không nhất định được giới Phật giáo tán đồng. Nay Mật tông đem thuyết của một nhà học giả nghiên cứu đất Hán cận đại ra làm căn cứ để dẫn chứng cho là thực, không sợ bị chê là sự tùy tiện thái quá hay sao? Thứ ba, các Lạt Ma và thượng sư của Lạt Ma giáo Mật tông Tây Tạng lưu vong ở Âu Mỹ đó, có thể nói họ là nhà Phật học được không? Bọn họ đều là những kẻ tin thờ Song thân pháp tà dâm, cũng là những kẻ rơi vào cảnh giới ý thức mà Trung Quán phái Tự Tục của Hồng Bạch Hoa giáo rơi vào (vì đều coi Tâm giác tri dâm xúc và Tâm giác tri ly niệm là Như Lai Tạng), đã bao giờ hiểu biết về Phật pháp? Sao có thể nói là nhà Phật học được? Thứ tư, những người của Lạt Ma giáo Tạng Mật lưu vong hải ngoại đó nhận định “Kinh Duy Ma Cật” là kinh điển của Mật thừa, thì có thể lấy đó làm chứng cứ dẫn chứng được ư? thì có thể vì thế mà nhận định “Kinh Duy Ma Cật” là kinh điển Mật thừa được ư? Chẳng lẽ lại có thứ chân lý hoang đường vậy ư! Cho nên, từ việc các học giả và Lạt Ma Tạng Mật thời nay phan duyên vào kinh điển Hiển giáo mà có thể nhận định một phần kinh điển của Hiển giáo là kinh điển của Mật thừa, những hành vi kiểu đó quả thực là cùng một giuộc với hành vi bám víu vào Hiển giáo của những người trong Mật giáo thời xưa vậy.
Thế nhưng những hành vi của các thày Mật tông đó từ xưa đến nay đều là nhằm đạt được cùng một mục đích: Không muốn thay đổi pháp nghĩa căn bản của Mật tông, quy về với Hiển giáo mà chỉ muốn viện dẫn kinh điển Hiển giáo làm kinh điển của tông phái mình, qua đó nhằm khiến cho giới Phật giáo ngộ nhận rằng Mật giáo cũng là Phật giáo. Đó chính là mục đích chủ yếu trong việc Mật tông viện dẫn kinh điển Hiển giáo làm kinh điển Mật thừa. Sau khi viện dẫn, lại lấy kiến giải tà dâm của Mật tông và thường kiến ngoại đạo kiến của Trung Quán phái Tự Tục làm tông chỉ, dùng nó để phê chú kinh điển của Hiển giáo, khiến đại chúng hiểu lầm rằng kinh điển Hiển giáo cũng ăn khớp với thường kiến ngoại đạo kiến của Mật tông, phù hợp với pháp tu song thân của Mật tông. Đây chính là chiêu trò nhất quán từ xưa đến nay của những người trong Mật tông, người đời sau sẽ tiếp tục sử dụng chiêu này, đó là việc hoàn toàn có thể dự liệu được. Trước chiêu thức di hoa tiếp mộc (cắt ghép cành) của những người trong Mật tông này, người học trong Phật môn chúng ta nên biết rằng: Cần phải thận trọng xem xét đối với các phê chú sai lầm của Mật tông nhằm vào kinh điển Hiển giáo để mà lựa chọn, tránh để chiêu thức “di hoa tiếp mộc, mận thay đào chết” của Tạng Mật tiếp tục được tồn tại, để tránh Phật giáo một lần nữa bị diệt vong bởi tay của Mật tông.
Mười mấy năm lại đây, Pháp vương và các thượng sư của Mật tông Tây Tạng đều dặn dò các đệ tử của mình rằng: “Nếu như có người ngoài hỏi dò rằng Mật tông có pháp tu song thân hay không thì phải một mực đáp rằng: ‘Thời xưa Mật tông có Song thân pháp, nhưng bây giờ đã từ bỏ không dùng. Hiện nay các thượng sư đều nghiêm cấm các đệ tử tu học Song thân pháp, cho nên Mật tông ngày nay đã không còn có người nào hoằng truyền và tu học Song thân pháp nữa rồi’”.
Thế nhưng, trên thực tế thì Mật tông Tây Tạng vẫn có rất nhiều thượng sư tiếp tục hoằng truyền Song thân pháp, chứ không phải là không truyền, cũng không phải là cấm truyền, mà là tiếp tục ngấm ngầm thực hiện quán đỉnh bí mật cho các đệ tử có vật chất và sắc đẹp thích hợp tu Song thân pháp nhằm kéo dài huyết mạch Mật pháp của họ. Chỉ cần xem tin tức truyền hình nói về công tử Trần Vũ Đình của Trần Lý An cầu tìm con gái Tây Tạng làm Không Hành Mẫu của mình thì cũng đủ biết rồi. Cho nên, các đệ tử và thượng sư của Mật tông, tuy nhất trí trong ăn nói đối ngoại, đều xướng ngôn rằng: “Mật tông Tây Tạng hiện nay đã từ bỏ Song thân pháp, nay đã không còn ai hoằng truyền hoặc tu Song thân pháp nữa”, nhưng kỳ thực đó chỉ là những lời lẽ lừa dối xã hội, qua đó để khiến cho đại chúng xã hội không còn tăng cường sự chú ý vào Mật tông Tây Tạng nữa, nhằm tiếp tục ngấm ngầm hoằng truyền Song thân pháp.
Nay thấy các tín đồ của Hoàng giáo Mật tông Tây Tạng đều xướng ngôn rằng: “Hoàng giáo tuyệt đối không truyền Song thân pháp, Tông Khách Ba cũng nghiêm cấm đệ tử tu học Song thân pháp”, thế nhưng trên thực tế thì Đạt Lai Lạt Ma của Hoàng giáo vẫn ngầm truyền bá về cái Tâm Quang Minh trong cơn cực khoái tình dục, coi đó là pháp môn tu chứng của Phật pháp cứu cánh, qua đó cũng là biết quá nửa rồi! Lại như Tông Khách Ba công khai đề xướng cải cách, bày tỏ với bên ngoài rằng: Đã lệnh rõ cho các Lạt Ma, cấm chỉ sử dụng Minh Phi thực thể (dùng người thật) để tu Song thân pháp; thế nhưng trong cuốn sách “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của mình, ông ta lại chủ trương: Khi thụ quán đỉnh thứ ba, đệ tử phải chuẩn bị 9 vị Minh Phi trẻ đẹp (dâng hiến cho thượng sư), rồi thượng sư Kim Cương của Hoàng giáo lần lượt hành dâm với 9 vị Minh Phi trong Mật đàn, sau khi thượng sư Kim Cương và các Minh Phi hành dâm xong thì thu gom lấy dâm dịch chảy ra, trộn lẫn rồi pha thêm rượu, dùng làm cam lộ để thực hiện lễ quán đỉnh thứ ba.
Không chỉ có vậy, Tông Khách Ba trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của mình còn chủ trương rằng: “Chỉ có Câu sinh hỷ (đại tham dâm lạc trong Đệ tứ hỷ) mới là cái Lạc chân thực, nếu như lìa bỏ cái tham dâm lạc này, thì tức là vi phạm giới Tam muội da của Mật tông Tây Tạng, chắc chắn sẽ đọa xuống địa ngục Kim Cương”. Đồng thời, ông ta cũng lấy Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận trong Song thân pháp làm pháp tu tiêu chuẩn trong tu hành thành Phật cứu cánh của Mật tông Tây Tạng. Hành vi tâm khẩu bất nhất như vậy, bên ngoài thì tỏ ra là thanh tịnh, bên trong thì cực kỳ ô uế, nhằm đánh lừa xã hội, lừa dối người học Hiển tông của Phật giáo. Không chỉ có thượng sư đệ tử của Hoàng giáo mới có ngôn hành bất nhất, lừa dối người đời như vậy, mà các tông phái còn lại cũng vậy cả, đều là lừa dối thiên hạ bằng “xảo ngôn lệnh sắc[1]”, dụ người vào tròng, thủ đoạn giống nhau, cho nên nói Mật tông Tây Tạng cấm chỉ các thượng sư và đệ tử hợp tu Song thân pháp là giả dối, không thể tin được.
Giả sử đúng như những gì họ nói: Ngày nay đã không còn truyền, không còn tu Song thân pháp nữa, thì cũng mắc phải sai lầm. Vì sao vậy? Vì lý luận tức thân thành Phật của các đại phái Mật tông Tây Tạng đều lấy Lạc Không bất nhị và Lạc Không song vận của Song thân pháp làm chính tu hành của họ. Nếu như phế bỏ Song thân pháp của mình, thì pháp tức thân thành Phật của Mật tông cũng theo đó mà bị phá diệt không còn tồn tại nữa, thì cũng chẳng còn “Mật” để nói, cũng không còn cái gọi là “vô thượng” như họ thường rêu rao nữa.
Nay thông qua các chứng cứ được nêu ra trước sau trong bốn tập sách “Cuồng Mật và Chân Mật”, (chúng ta) đã có thể chứng thực rằng Mật tông Tây Tạng từ đầu đến cuối đều lấy pháp dâm hợp song thân làm chính tu hành của tức thân thành Phật, không thể chày cối mà cãi cùn được. Mật tông Tây Tạng một khi đã coi Lạc Không song vận trong Song thân pháp làm pháp tu chuẩn mực của tức thân thành Phật, thì phải hiểu rằng họ tuyệt đối không thể phế bỏ pháp tu này. Nếu như phế trừ nó, thì Mật tông Tây Tạng sẽ không còn sự “thắng diệu” nào để nói nữa. Cho nên, câu “nay đã không còn truyền, không còn tu Song thân pháp nữa” mà Mật tông Tây Tạng nói thực chất chỉ là những lời lẽ lừa dối thiên hạ, không phải là những lời nói thành thực, kỳ thực họ vẫn đang ngấm ngầm tiếp tục hoằng truyền, tiếp tục hợp tu Song thân pháp với các đệ tử khác giới đó.
Đông Mật (cũng còn gọi là Đường Mật, vì truyền đến Nhật Bản phía đông vào thời nhà Đường nên gọi như vậy) tuy đã không còn truyền Song thân pháp từ lâu, cũng cấm chỉ tu học và hoằng truyền Song thân pháp, nhưng trong các kinh điển căn bản của họ như “Đại Nhật kinh”…kỳ thực vẫn lấy lý luận Lạc Không bất nhị của Song thân pháp làm lý luận căn bản của tức thân thành Phật, không hề khác biệt. Có điều Đông Mật đã thực hiện cải cách, phế bỏ Song thân pháp mà không hoằng, không truyền đã lâu lắm rồi. Chính vì duyên cớ này mà Mật tông Tây Tạng tà dâm rất khinh miệt Đông Mật, nói Đông Mật đã từ bỏ Song thân pháp rồi thì không thể nào tức thân thành Phật nữa – không thể dùng cái thân thịt đời này để thành tựu Báo thân Phật trường thụ quả báo dâm lạc nữa, qua đó nhằm hạ thấp Đông Mật không có tà dâm.
Thế nhưng, bất luận là Tây Mật hay Đông Mật, cho dù có truyền tu Song thân pháp hay không, thì pháp tức thân thành Phật như quán tưởng thành Phật mà Mật tông nói, tu, chứng đều không thể nào đạt được Đệ nhất nghĩa đế - không thể nào với tới được Tự tâm Như Lai Tạng cội nguồn của vạn pháp. Vì thế, các thượng sư Mật tông của họ cho dù có thân tướng viết sách, lời nói cao diệu đến đâu khiến cho người ta ngộ nhận rằng mình có chứng lượng cao thâm, thì kỳ thực họ đều chưa từng Kiến đạo. Đứng ở góc độ của người Kiến đạo mà nói, kỳ thực những ngôn thuyết thắng diệu vô song trong các cuốn sách của họ đều là nói suông, vì chưa từng chứng được Như Lai Tạng; mà người chưa từng chứng được Như Lai Tạng thì không thể nào sinh khởi Tổng tướng trí và Biệt tướng trí của Bát Nhã được, thì không thể nào chứng được Nhất thiết Chủng trí của Bát Nhã được. Cho nên, chứng lượng về pháp tức thân thành Phật trong Chân Ngôn tông của Đông Mật cũng đều không có liên quan gì đến chứng lượng thực sự của Phật giáo cả, ở đây phải nói rõ như vậy.
Lại nữa, quan sát các thư tịch văn hiến, những lời nói của rất nhiều thượng sư Mật tông đó, thấy họ đều cùng rơi vào cảnh giới của tâm Ý thức, coi Ý thức làm Chân Như ở Phật địa. Sự tu chứng rơi vào trong thường kiến ngoại đạo kiến như thế, còn chưa thể nào chứng được một phần chứng lượng giải thoát của bậc Sơ quả Thanh Văn, huống hồ là có thể hiểu được đạo Phật Bồ Đề Đại thừa mà ngay cả bậc Sơ quả cho đến Tứ quả của Thanh Văn còn không thể biết? Kẻ phàm phu hoàn toàn không biết gì về đạo Giải Thoát Thanh Văn và đạo Phật Bồ Đề Đại thừa, vậy mà nói có thể biết, có thể chứng Phật quả, mà nói có thể tức thân thành Phật để truyền dạy cho người khác, trên đời làm gì có cái lý ấy!
Lại nữa, Mật tông Tây Tạng dựa vào pháp môn tức thân thành Phật của Song thân pháp để tự kiêu với Hiển giáo, lấy đó để chỗ nào cũng sùng Mật ức Hiển. Thế nhưng trong cuốn “Cuồng Mật và Chân Mật” này đã nêu ra các loại biện chính, chứng tỏ rõ sự tà dâm và hoang đường của Mật tông Tây Tạng, chứng thực Tây Mật không bằng ngoại đạo Bà La Môn giáo đa số đã từ bỏ Song thân pháp để tự tu thanh tịnh. Các Lạt Ma của Mật tông Tây Tạng đã ăn thịt uống rượu, còn ăn các đồ vật ô uế bất tịnh như phân, tiểu, tinh dịch, lại còn tham dục triền miên với người nữ để cầu chứng thụ lạc lớn nhất trong dâm lạc, lấy các pháp ngoại đạo đó để thay thế cho chính pháp của Phật giáo, trở thành kẻ phá giới và kẻ phá hoại chính pháp Phật giáo, đã là những chúng sinh có chủng tính địa ngục rồi, còn không bằng những kẻ phàm phu ở thế tục nữa. Ấy thế mà họ còn dám ngang nhiên rêu rao rằng Mật giáo còn thắng diệu hơn tứ chúng xuất gia, tại gia của Hiển giáo, lại ngang nhiên đặt mình lên hàng thượng sư của các thày Hiển giáo; trong khi đó thì các pháp sư của Hiển giáo như Tịnh Tâm, Tịnh Lương, Thánh Nghiêm, Tinh Vân… lại không hề hay biết, cùng với các cư sĩ tham cứu pháp nghĩa tà dâm của Mật tông Tây Tạng, hoặc xướng ngôn rằng bát tông cùng hoằng để quảng truyền pháp của Mật tông Tây Tạng, lại còn ngang nhiên bám duyên với các tông đồ phá giới tà dâm của Tây Mật, suy tôn họ là những người tu chứng Phật pháp chí cao, rước voi về giày mả tổ để di họa cho chính mình, ngu si đến như vậy đó!
Do các tông đồ của Mật tông nói dối thành thần, giỏi nghề lừa bịp thế nhân, cho nên đời đời đều có người bị họ dụ dỗ, rơi vào trong Song thân pháp của Mật tông, cứ thế từ đầu cho đến cuối không thể nào tự bứt phá ra được, cũng không dám công khai nội tình cho người đời được biết, những thành phần như thế quả thực không hề ít. Cho đến thời nay vẫn vậy, chẳng khác gì ngày xưa. Vì duyên cớ này mà tôi viết lời bạt, nói thực tình của họ. Nguyện mong các đại sư, những người học của Phật môn đều được biết đến sự thực ngôn hành bất nhất của họ, có sự đề phòng, tránh để bị dụ dỗ, đi vào trong pháp tà dâm phá giới của ngoại đạo, thành tựu đại ác nghiệp phá giới và vi phạm trọng giới, dẫn đến quả báo thuần khổ cực nặng trong vô lượng đời sau. Nay xin đem công đức hộ trì chính pháp Phật giáo và cứu hộ chúng sinh bằng việc viết cuốn sách “Cuồng Mật và Chân Mật” này để hồi hướng cho tất cả các đại sư và người học trong Phật môn đời nay và mai sau:
LÌA XA TÀ KIẾN, SỚM CHỨNG BỒ ĐỀ!
PHẬT PHÁP HUỆ MỆNH QUẢNG TRUYỀN BẤT ĐOẠN!
PHẬT NHẬT TĂNG HUY, PHỔ CHIẾU CHÚNG ĐỆ TỬ PHẬT!
Cư sĩ Bình Thực kính bạt
Ngày 10.03.2002 tại Huyên Hiêu.
Chú ý: Lời bạt trong đoạn văn trên, vào ngày 05.08.2002 thuận theo kiến nghị của học viên ở đạo tràng cộng tu bên Mỹ từng học Mật pháp của Lư Thắng Ngạn nên có bổ sung ba đoạn văn đầu. Nay ghép lại và chú thích thêm.
[1] Chú thích của người dịch: Câu này trích dẫn từ Luận Ngữ của Khổng tử, nguyên văn là “Xảo ngôn lệnh sắc tiển hỹ nhân”, ý nói rằng những lời nói khéo léo khiến người ta vui vẻ (vì cười vui thì sắc mặt tươi hồng), kẻ đó ít có lòng nhân vậy.
Lượt xem trang: 0