Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 7: Sự phán luận đối với pháp nghĩa của Mật tông

Pháp môn tu hành của Mật tông, vốn là kỹ thuật trong giới quý tộc, quốc vương, hoàng đế, nhằm mong cầu dâm lạc và thâu nhiếp đám hậu phi trong cung hậu viện, để cho quốc vương, hoàng đế có thể ngự dụng được nhiều hậu phi hơn. Nó vốn dĩ chỉ là trò chơi giường chiếu không cho người ngoài biết của giới quý tộc, giống hệt như thuật ngự nữ động phòng của hoàng đế được lưu truyền ở Trung Quốc, không có khác biệt gì, chẳng qua là Mật tông đội lốt, bao bọc nó bằng các biểu tướng Phật giáo, danh tướng Phật pháp và danh tướng quả vị nên có sự khác biệt mà thôi. Cho nên, bí kíp bất truyền đó của Mật tông, “những bức tranh pháp tu song thân và các sách bí mật chỉ lưu truyền trong hoàng cung” ngày xưa vẫn luôn không bao giờ được hoằng truyền ra dân gian. Như có vị thượng sư nói: “Vốn dĩ Mật tông ở thời xưa, chỉ có hoàng đế mới được tu, trong dân gian, đến cái tên Mật tông còn chẳng được biết đến, nói gì đến việc tu trì đây! Hoàng đế Ung Chính vì tôn sùng Lạt Ma, cho nên đã đặc biệt đem cung Ung Hòa mà ông ta ở để cúng dường cho Lạt Ma, để làm nơi cho Lạt Ma tu pháp. Qua đó có thể thấy được sự quý báu của Mật tông, sự tôn quý của các Lạt Ma đó” (62-59).

Hoàng đế cuối triều Minh, hoàng đế triều Thanh và những người thống trị Mông Cổ đương thời đều có dính dáng đến pháp này – từ ủng hộ pháp này cho đến đích thân thực tu nó. Mật tông Tây Tạng bám víu vào thế lực chính trị của các hoàng đế thời trung vãn Minh và hoàng đế triều Thanh để khiến cho chế độ chính giáo hợp nhất của họ được kéo dài mấy trăm năm (Qua bốn cuốn sách đồ sộ “Ung Chính ngự tuyển ngữ lục” chúng ta có thể thấy ghi chép của Ung Chính về ngữ lục của các tổ sư ngộ sai bên Thiền tông và tán dương họ, đồng thời có tuyển lựa ngữ lục của các tổ sư chân ngộ và phủ định họ, như thế cũng đủ biết thứ mà Ung Chính ngộ được là giống với Ý thức mà Mật giáo Tây Tạng vẫn hằng nhận định – coi Tâm ly niệm linh tri là Thức thứ tám Chân Như, như vậy có thể phán định Ung Chính cũng chỉ là người ngộ sai. Ông ấy còn cúng dường cung Ung Hoa cho các Lạt Ma Tây Tạng tu Song thân pháp nữa).

Pháp nghĩa của Mật tông, bắt đầu từ Nhân quán, Bình quán cho đến pháp hợp tu song thân tức thân thành Phật cuối cùng đều là pháp “dâm dục vi đạo”, xưa nay chưa từng tách rời khỏi lý luận và hành môn của dâm dục vi đạo một chút xíu nào: “Na Lạc Không Hành Mẫu là ‘Thượng Lạc Phật Mẫu’, Thượng Lạc vương là một trong ngũ đại Kim Cương. Ngũ đại Kim Cương gồm: Thượng Lạc vương, Mật Tụ, Không Trí, Thời Luân và Đại Uy Đức. Na Lạc Không Hành Mẫu tuy là Thượng Lạc Phật Mẫu, nhưng khác với vợ chồng ở nhân gian, không có lòng tham dục. Không thể nhìn nhận Phật Mẫu bằng thế pháp được. Trong đó có thâm lý riêng, những người không có tâm thanh tịnh, đạo khí không lớn. Những người không hiểu rõ mật ý, khó mà hiểu được loại đạo lý này của Mật giáo, giống như mâm bùn đất không phải là đồ để đựng cam lộ vậy. Đại pháp bí mật của Mật tông vô thượng này, vốn dĩ chỉ có thể truyền cho những người lợi căn có duyên. Chư Phật của Kim Cương thừa đều ôm lấy Minh mẫu trong đàn thành, đó gọi là song thân vậy. Người tu pháp thành tựu, ban đầu phải tu một mình trước, sau này không ai là không tu song thân” (62-58~59).

Từ trong pháp quán đỉnh đầu tiên nói trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” do Tông Khách Ba viết, Bản tôn quán tưởng của thượng sư và Minh Phi giao hợp mà sinh ra cam lộ, chảy xuống và nhập vào Phạm huyệt của thượng sư, rồi lại giáng xuống niệu đạo và ra ngoài, chảy vào Đỉnh môn của đệ tử nhận quán đỉnh, sau đó lại tiến hành Thủy quán đỉnh…có thể thấy rằng pháp của Mật tông từ đầu đến cuối đều không tách rời khỏi pháp dâm hợp song thân, tức là lấy Song thân pháp quán xuyến toàn bộ hành pháp của Mật tông từ đầu đến cuối. Cho nên, pháp của Mật tông vốn dĩ là pháp dâm dục vi đạo, từ đầu đến cuối đều vây quanh Song thân pháp để hình thành nên lý luận tu hành và hành môn của họ. Vì thế ai mong ước Mật tông lìa xa khỏi cái gọi là “dâm dục vi đạo” của Song thân pháp là điều tuyệt đối không thể được.

Ngày nay, do có một số thượng sư Mật tông không thể giữ gìn nghiêm cẩn giới Tam muội da của Mật giáo, vì muốn cầu chứng lượng tu chứng của Mật pháp để cho người ta biết hòng được hưởng danh lợi, cho nên đã quảng truyền pháp này. Lại vì có người vô cùng tin tưởng vào pháp nghĩa của Mật tông, cho rằng Mật pháp là thắng pháp thực sự có thể vượt hơn tất cả mọi tông phái của Hiển giáo, tuyệt đối không chút hoài nghi, cho nên ra sức hoằng truyền. Thêm vào đó, kỹ thuật ấn loát ngày nay rất phát triển, phương tiện truyền thông rất nhiều lại nhanh chóng thuận tiện, dẫn đến không chỉ có các giáo điển Mật tục của Mật tông được lưu truyền trên hòn đảo Đài Loan, mà cả Âu Mỹ, Hàn Nhật và các vùng ở Trung Quốc, không nơi nào không in ấn, phiên dịch công khai, nghiên cứu công khai, vì thế khiến cho pháp nghĩa Mật tông vốn dĩ rất ít khi truyền ra ngoài nay đã hoàn toàn phơi bày trước mắt các tín đồ Phật giáo. Thời nay lại có bậc trí giả đã chứng Bát Nhã trụ thế, lại từng đảm nhiệm chức Pháp vương trong phái Giác Nãng Ba năm xưa nên biết được nội hàm của Thời Luân Kim Cương, bởi vậy có thể hiểu được mật ý của nó và chỗ nào cũng thực hiện biện chính như thực (đúng lý), khiến cho pháp nghĩa tà dâm quái đản của Mật tông được đông đảo người đời biết đến, cho nên cái “Mật” của Mật tông ngày nay đã không còn tồn tại nữa, thực chất chẳng có Mật gì đáng để nói cả.

Mật tông Tây Tạng gặp phải cảnh khốn cùng như ngày nay, thực chất là do các ông thày của họ vì muốn cầu danh văn lợi dưỡng, đồng thời mong được đông đảo thế nhân ủng hộ, hòng khôi phục lại giấc mộng tưởng “chính giáo hợp nhất” ngày trước và gấp rút hy vọng tái diễn lại câu chuyện thay thế Hiển giáo ở Thiên Trúc năm xưa, cho nên đã quảng truyền cho đại chúng, kế tiếp đó là lưu hành rộng rãi bằng thư tịch. Điều này đã khiến cho Mật pháp không còn thần bí, cho nên đã dẫn đến cảnh khốn quẫn tiến thoái lưỡng nan này.

Nên biết rằng, pháp của Mật tông về bản chất không phải là Phật pháp, còn người nào muốn giả mạo tên Phật giáo, Phật pháp để nhằm thu nạp tài nguyên của Phật giáo, thì nên cẩn thận hoằng truyền cho một số ít người, không nên truyền thụ rộng rãi. Thế nhưng, Mật tông ngày nay không chỉ có ý đồ này mà còn đem Song thân pháp tôn sùng rộng rãi khắp đảo Đài Loan và toàn thế giới, ra sức hoằng truyền Mật pháp, đã khiến cho đông đảo thế nhân biết đến. Đã được rất nhiều người đời biết đến thì cũng không còn thần bí gì nữa, đã mất đi tính chất thần bí thu hút người học rồi. Hơn nữa, lại còn bị bậc chân thiện tri thức phá tan tành, không còn sức lực để xoay chuyển tình thế này nữa, cho nên khí số của Mật tông đến đây đã tận, sau này chắc chắn sẽ ngày càng rõ rệt, đoán rằng khoảng sau 20 năm nữa nhất định sẽ dần dần bước vào giai đoạn chỉ có thể kéo dài chút hơi tàn, cuối cùng sẽ không thể còn tiến hành quảng truyền mạnh mẽ và toàn diện được nữa, rốt cuộc sẽ không còn cơ hội thành công “thay thế Hiển giáo” nữa.

Chính vì lẽ đó, người học Phật giáo ngày nay và đời sau cũng sẽ có thể tránh khỏi bị pháp nghĩa tà trái hoang đường của Mật tông dẫn dắt sai đường lạc lối (duy trừ các tín đồ ngu si giả danh Phật pháp Mật tông để tham cầu dâm lạc, tự nguyện tin theo Mật tông). Qua đó có thể thấy, các thày Mật tông - những người quảng truyền Mật pháp 20 năm nay, đứng ở góc độ Phật giáo lâu dài mà nói, cũng chưa hẳn là chuyện ác. Thế nhưng, đời nay không có ai là Bồ Tát trí dũng song toàn, đứng ra phá tà hiển chính, mà họ sẽ ngồi nhìn câu chuyện Phật giáo Mật tông ở Thiên Trúc năm xưa tiêu diệt Phật giáo chân chính tái diễn trên Phật giáo toàn cầu ngày nay. Nếu như Hiển giáo toàn cầu ngày nay lại một lần nữa bị tiêu diệt trong tay Mật giáo, thì Phật giáo chân chính sẽ lại bị diệt vong thêm lần nữa, hơn nữa là bị diệt vong toàn diện, diệt vong mãi mãi, vĩnh viễn không có ngày lật mình đứng dậy nữa. Cho nên, tất thảy mọi Phật tử đều phải có cái nhìn đúng đắn về tính nghiêm trọng và tính cấp bách của việc này.

Mật tông cuồng vọng và quái đản như thế mà còn khoác lác pháp mình cao hơn cả pháp Hiển giáo, nói đó là pháp cần phải học sau khi đã tu chứng viên mãn pháp môn bên Hiển giáo, thật là cuồng ngôn loạn ngữ. Ví dụ Tông Khách Ba nói thế này: “Về pháp tu học khác với Kim Cương thừa, sau khi cộng đạo tịnh tu trong Hiển Mật, không nên do dự, nên nhập vào Mật thừa. Đạo này đặc biệt trân quý so với các pháp khác, vì có thể nhanh chóng viên mãn hai loại tư lương. Nếu người nào đi sâu vào đó, nên biết “Đạo cự luận” nói rằng: Ban đầu phải khiến cho thày hoan hỉ (đem Dũng Phụ, Minh Phi anh tuấn xinh đẹp cúng dường cho Lạt Ma để ông ta vui vẻ, hoặc lấy sắc thân của mình cúng dường cho Lạt Ma khác giới để thày vui lòng), phải tăng thượng hơn so với những gì nói trước đây (không những phải cúng dường cho thượng sư hoặc Lạt Ma như thế, mà còn phải cúng dường dâm lạc cao quý đặc biệt hơn so với các loại cúng dường trước kia). Việc này cũng phải làm như vậy đối với người tính tướng toàn đủ thấp nhất mà đã nói ở trong đó” (“Bồ Đề đạo thứ đệ quảng luận”20-181).

Đây hoàn toàn là những lời nói hư vọng giả dối, độc giả đọc xong cuốn sách này, cần phải hiểu rõ được sự tà trái hoang đường trong lời lẽ của Tông Khách Ba, ở đây không nhắc lại nữa. Tông Khách Ba như thế, các thày trong các đại tông phái của Mật tông nói cũng vậy, đều không hề đứng ngoài tà kiến Song thân pháp của Mật tông. Lại nữa, Mật tông tu luyện công phu về quán tưởng Minh điểm và tu luyện Bảo bình khí, sau khi xuất tinh có thể thu hồi, hút hỗn hợp dâm dịch (tinh dịch của mình và dâm thủy của Minh Phi) từ âm đạo Minh Phi vào trong bụng mình, coi đó là tư lương tu học Song thân pháp để chứng công đức ở “Phật địa”, kỳ thực là sự hoang đường vô tri. Vì sao vậy? Là vì cho dù anh ta có thể tu luyện thành công thứ công phu này đi chăng nữa, thì cũng chẳng liên quan gì đến tư lương tu chứng Phật pháp, chỉ có liên quan đến tư cách tu học Song thân pháp mà Mật tông tự bày đặt ra mà thôi.

Bình Thực tôi nay công khai toàn bộ bí mật lớn nhất của Mật tông trong cuốn sách này, giờ đây người trong thiên hạ đều đã có thể biết được sự hoang đường của họ: “Mật tông tự bày ra pháp này, coi đó là thứ dùng để hạn chế tư cách có thể tu học Song thân pháp được hay không, kỳ thực hoàn toàn là vô nghĩa. Bởi lẽ các Pháp vương, Lạt Ma, thượng sư của Mật tông, sau khi xuất tinh, cho dù họ có thể hút được thứ dâm dịch của Minh Phi và tinh dịch của mình từ hạ thể của Minh Phi (hay còn gọi là Không Hành Mẫu, Phật Mẫu) quay về trong bụng mình, nói có thể tăng cường ích lợi cho sắc thân mình, thực chất chỉ là những lời lẽ không hiểu gì về sự tướng, chỉ là lời nói tự lừa và lừa người mà thôi. Vì sao vậy? Vì sau khi hút về, trên thực tế hoàn toàn không thể bảo đảm rằng tinh dịch của mình được hút về trong thân, cũng không thể đảm bảo hút được dâm dịch của Minh Phi vào cơ thể mình. Đó là vì khi các thày Mật tông hút dâm dịch vào trong bụng, không phải là hút vào trong túi tinh mà là hút ngược vào trong bàng quang, trộn lẫn với nước tiểu mà thôi. Một lúc sau, dâm dịch đó sẽ cùng nước tiểu được bài thoát ra khỏi cơ thể, cho nên thứ công phu này nếu xét về phương diện trợ ích cho sắc thân, thực chất chẳng có chút tác dụng gì đáng để nói, huống hồ là có thể trợ ích trong tu chứng Phật đạo?”.

Tất cả những người đã tu thành công thứ công phu hút về này đều không thể nào phản bác được lập luận của tôi, vì những gì tôi nói đều là sự thật, vì cái mà họ hút được về trong cơ thể đều chỉ là quay vào trong bàng quang mà thôi. Hơn ba trăm năm trước, khi tôi còn làm Pháp vương của phái Giác Nãng Ba trong Mật tông cũng đã từng luyện thành mới phát hiện ra sự hư giả của nó, cho nên mới đứng ra tẩn xuất Song thân pháp. Chính vì duyên cớ này, dựa vào thân chứng Kiến địa của Như Lai Tạng mà bác bỏ Song thân pháp, cho nên đã bị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 chịu không nổi, bèn cậy vào thế lực chính trị để tiêu diệt phái Giác Nãng Ba, đồng thời thoán cải Tha Không kiến của Giác Nãng Ba. Nay Tông Khách Ba và Liên Hoa Sinh đều nói dựa vào thân người nữ để hợp tu, để có thể thành tựu Bảo bình khí – hút tinh dịch đã xuất ra và dâm dịch từ âm đạo của Minh Phi quay vào trong bụng, nói có thể bổ trợ tăng cường ích lợi cho sắc thân mình, coi đó là tư lương tu chứng Mật pháp thành Phật, những lời nói đó của họ đều hoàn toàn hư giả không thật, vì thứ công phu này thực chất hoàn toàn không liên quan gì đến tư lương tu tập Kiến đạo Tu đạo trong Phật pháp, bởi sau khi hút về vẫn sẽ bài thoát ra ngoài cùng nước tiểu. Cho nên, tất cả những người học Phật giáo đều không nên bị mê hoặc bởi thứ tà thuyết thế tục của những người như Tông Khách Ba, Liên Hoa Sinh…, đọa vào trong ngoại đạo pháp, thành tựu ma nghiệp và đại ác nghiệp phá hoại chính pháp.

Còn tà pháp của Mật tông sở dĩ có thể tồn tại trong Phật giáo, lỗi là ở sự hoằng truyền của Trung Quán kiến phái Ứng Thành và “không ai biết được sự tà trái hoang đường của nó” cùng với việc “không biết sự nguy hại to lớn của nó đối với Phật giáo”, cũng còn vì không có ai dám đứng ra phát đại nguyện nói ra sự thực gây ra. Cho nên, đến thời mạt pháp, tất cả các tín đồ Phật giáo tại gia xuất gia đều phải có cái nhìn đúng đắn trước sự thực Mật tông phá hoại chính pháp Phật giáo, thận trọng tiến hành quyết đoán và chọn lựa: nên làm việc phải làm, không cần làm những việc không nên làm. Đừng có tiếp tục giữ tâm ba phải, phải nên dũng mãnh hộ trì chính pháp Phật giáo, không cho nó đoạn tuyệt, để đợi ngày Bồ Tát Nguyệt Quang đến.

Trước khi Phật nhập diệt, đã nhìn thấy nhân duyên Phật pháp trong tương lai ở đất này, thương xót chúng sinh mà rơi dòng lệ, lại vì nhìn thấy trước việc tà pháp thời mạt pháp lộng hành, khắp nơi có thiên ma sai khiến người thụ sinh ở nhân gian, dưới thân tướng xuất gia dẫn dắt sai lầm chúng sinh, quảng nhập vào tà đạo Mật giáo mà không tự biết, vì thế mà nhỏ lệ. Nên biết rằng, thiên ma Ba Tuần vì có nguyện muốn phá Phật pháp, nên sớm đã tuyên bố rằng: “Sau khi Phật nhập diệt, sẽ sai ma tử, ma dân thụ sinh ở nhân gian, xuất gia thụ Cụ túc giới, mặc áo Như Lai, ở nhà Như Lai, ăn cơm Như Lai, thuyết pháp Như Lai mà phá pháp Như Lai”. Cho nên, các ma tử, ma dân khi được phái xuống đầu thai ở nhân gian, chúng sẽ xuất gia thụ Cụ túc giới; khi thuyết pháp tuy cũng dạy điều thiện, thế nhưng đứng ở pháp căn bản, thì tất sẽ giống như pháp sư Ấn Thuận xuyên tạc pháp nghĩa, chắc chắn sẽ buông lời phủ định đối với pháp Cứu cánh, khiến cho chính pháp bị chia lìa vỡ nát, nhằm khiến chính pháp Phật giáo nhanh chóng biến mất, thì pháp tà dâm của Mật tông mới có thể giành được không gian sinh tồn, thì người học sẽ mãi mãi nằm trong sự điều khiển của chúng, vĩnh viễn không thể nào thoát ra khỏi cảnh giới mà chúng kiểm soát, về bản chất vẫn là con dân của ma.

Thế Tôn sớm đã có dự báo như vậy rồi, thì phải tin rằng đến thời mạt pháp ngày nay, thiên ma Ba Tuần chắc chắn sẽ không ngừng sai ma tử đến nhân gian đầu thai xuất gia, hút lấy tài nguyên Phật giáo mà phá hoại pháp nghĩa Phật giáo. Đã biết Phật đã từng dự báo như vậy thì chúng ta phải nên bình tĩnh, phân biệt cho kỹ càng: Ai là kẻ bị ma sai phái đến phá hoại Phật giáo? Như thế thì mới có thể thấy được bản chất của các thượng sư Lạt Ma của Mật tông Tây Tạng ngày nay và những người như pháp sư Ấn Thuận trong Hiển giáo phá hoại nghiêm trọng chính pháp Như Lai Tạng nữa. Những kẻ như Lạt Ma này, những gì họ suy nghĩ trong lòng, đều là làm thế nào để đêm đêm hợp tu Song thân pháp với những cô gái trẻ đẹp nhằm thụ hưởng dâm lạc; đều là tìm cách làm thế nào để sùng Mật ức Hiển hòng thay thế vị trí của Hiển giáo; đều là trăm phương ngàn kế làm thế nào để phủ định pháp nghĩa thắng diệu Như Lai Tạng.

Pháp vương của tứ đại phái Tây Mật từ xưa đến nay đều thường thụ hưởng dâm lạc với người nữ, trong các cung điện tự viện mà họ trụ trì, những việc hành dâm tạp giao với nữ nhân, những tiếng rên rỉ hoan lạc tình dục được gọi một cách mỹ miều là những người “tinh tấn tu hành vô thượng yoga, tinh tấn tu hành đạo thành Phật”. Những chuyện đó đều là rất bình thường, không có gì làm lạ cả. Hoàng giáo của Tây Mật phái cải cách được tán tụng là thanh tịnh nhất, giáo chủ Tông Khách Ba của phái này thậm chí còn chủ trương mỗi ngày tám thời (mỗi ngày 16 tiếng đồng hồ) tinh tấn hợp tu Song thân pháp, đến mức còn nói là phải tinh tấn tu hành Song thân pháp với người nữ cả tháng, cả năm, cả kiếp, cả mười trăm ngàn kiếp. Trong kinh Hiển giáo có nói đời sau tỳ kheo nuôi dưỡng vợ, con, chính là nói đến đám Lạt Ma Mật tông Tây Tạng này đó. Vì sao vậy? Vì các Lạt Ma đó chỉ cần bất cẩn một chút, trong cơn cực khoái tình dục mà sơ sẩy xuất tinh thì sinh con thôi, bởi các Minh Phi trong phút giây đê mê ở Đệ tứ hỷ rất dễ làm cho Lạt Ma xuất tinh mà. Những việc như vậy, ở Mật tông Tây Tạng liên miên bất tuyệt. Những chuyện phá hoại chính pháp Phật giáo như thế, lẽ nào không phải là do ma phái đến phá hoại chính pháp Phật giáo hay sao?

Còn các loài ma bị thiên ma sai phái xuống nhân gian đầu thai, sau khi xuất gia thành Lạt Ma, đều chưa lìa thai muội, cho nên sau khi xuất gia không còn nhớ đời trước mình là ma tử, ma dân nữa. Thế nhưng, vì huân tập tà kiến đã lâu và chủng tử nguyện phá hoại chính pháp của họ hiện hành, thêm vào đó lại có tà kiến do thiên ma bày ra, cho nên đã chủ động thực hiện các hành vi phá pháp, có điều trong lòng họ không tự nhận ra được rằng mình đang phá hoại chính pháp, ngược lại còn cho rằng những gì mình làm đều là hoằng dương chính pháp tối thắng. Vì những lẽ đó mà khiến cho những người học Phật ở Dục giới đa phần đều bị dẫn dắt vào trong tà kiến, mãi mãi bị rơi vào trong tầm kiểm soát của thiên ma.

Còn về pháp sư Ấn Thuận thì thị hiện phạn hạnh thanh tịnh, không gần nữ sắc dâm dục, nhưng lại phá hoại chính pháp Phật giáo ở một tầng diện khác: Dẫn dắt sai lầm cho tất thảy đại sư và người học Hiển giáo bằng tà kiến Vô nhân luận của Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông. Đồng thời, ông ta còn phủ nhận thế giới Tây phương Cực Lạc cùng Tịnh Độ của chư Phật thập phương, không thừa nhận đó là các thế giới có thật, khiến cho các tín đồ của ông ta và các hội viên của Hội công đức Từ Tế không ai phát nguyện vãng sinh đến Tịnh Độ của chư Phật. Pháp sư Ấn Thuận cũng còn viết sách phủ định việc Phật Thích Ca sau khi nhập diệt đã chuyển nhập sang Báo thân trang nghiêm viên mãn, cho rằng thực tế không có Phật Lô Xá Na đang quảng thuyết diệu pháp Chủng trí Duy Thức ở thiên cung Sắc Cứu Cánh thiên của thế giới này, khiến cho các tín đồ đều không ai có thể chứng được Nhất thiết Chủng trí mà sinh đến Sắc Cứu Cánh thiên. Trong sách của mình, ông ta còn xướng ngôn nói tăng thượng huệ học Duy Thức chỉ là pháp hư vọng, là thuyết phương tiện, phủ định Thức thứ tám Như Lai Tạng căn bản của nói tăng thượng huệ học Duy Thức, phủ định luôn cả thức thứ bảy Ý căn nói trong pháp Tam thừa. Việc phủ định Nhất thiết Chủng trí Duy Thức này đã khiến cho tín chúng chống lại chính nghĩa “Duy Tâm Thức quan” mà Di Lặc Tôn Phật hoằng truyền, cho nên không ai có thể tương ứng với Bồ Tát Di Lặc ở Đâu Suất thiên, không thể được Bồ Tát Di Lặc nhiếp thụ để vãng sinh đến cung Đâu Suất; trong tương lai tại Long Hoa tam hội cũng sẽ không thể tương ứng Di Lặc Tôn Phật, thậm chí vì thói quen hết lòng tin vào lý của Ấn Thuận, trong Long Hoa tam hội khi nghe được diệu pháp Như Lai Tạng, sẽ khó tránh khỏi việc trở thành kẻ báng pháp, phá pháp.

Ấn Thuận phủ định thức thứ bảy Ý căn, phá hoại pháp Thập bát giới mà Phật đã tuyên dạy, trở thành chỉ còn pháp Thập thất giới, khiến cho người ta không thể nào quán hành như thực trong pháp Thập bát giới, thì sẽ mãi mãi không thể nào quán hành như thực Nhị thừa Bồ Đề, vậy thì sẽ vĩnh viễn không thể nào thân chứng Nhị thừa Bồ Đề. Lại còn đem đạo Giải thoát của Nhị thừa Bồ Đề ra nói bằng các loại ức tưởng suy đoán, dẫn người học đi vào tà lộ. Ông ta còn nói với các luận điệu hư vọng suy đoán đối với Niết Bàn trong sách của mình, khiến cho việc chứng đắc Niết Bàn trở thành không tưởng, khiến cho các đệ tử Phật tin theo pháp của ông ta mãi mãi không thể nào thoát ra khỏi sinh tử trong Tam giới. Những hành vi như thế, chắc chắn sẽ khiến cho người học Phật giáo và kể cả các đại sư tin theo pháp lý của ông ta đều không thể nào thượng sinh đến Đâu Suất thiên, cũng không thể nào được vãng sinh đến các thế giới Tịnh Độ khác của chư Phật, cũng không thể nào thực chứng được một trong Tam thừa Bồ Đề của Phật pháp. Sau này khi mà pháp của ông ta được truyền bá rộng rãi trên toàn cầu, thì tất cả các tín đồ Phật giáo trên khắp trái đất này sẽ mãi mãi luân hồi ở nhân gian, đều sẽ dần dần chuyển nhập vào trong tà tư, tà tưởng dưới sự dẫn dắt sai lầm trong sách của ông ta, sau đó dựa vào tà kiến của Ấn Thuận mà khởi tâm “tu hành” và “hộ trì chính pháp”, thì sẽ từng bước thành tựu nghiệp địa ngục phá hoại chính pháp Phật giáo, nhưng lại tự cho rằng mình đang thực tu Phật pháp, đang hộ trì Phật pháp. Hành vi dẫn dắt sai lầm chúng sinh đó của pháp sư Ấn Thuận, lẽ nào không phải là kẻ do thiên ma sai phái đến phá hoại chính pháp Phật giáo đây?

Có lẽ sẽ có người nói rằng: “Tôi từ đầu không biết gì về chuyện thiên ma khống chế các thân khẩu ý hành của tôi, thì sao cư sĩ Bình Thực lại nói như vậy? Như thế không phải là lời nói thành thật”. Đó là một sự mê hoặc, nay lấy ví dụ để thuyết minh, người nào có trí tuệ thì đều sẽ hiểu được: Ví dụ có một người là bậc cự phú, đem thảo nguyên 100.000 héc ta làm đất chăn nuôi, bên ngoài có rừng núi bao quanh. Trong đó cây cối um tùm, cỏ mọc tốt tươi, nước suối rì rào trong mát, ngọt lành, chăn thả chỉ có 100 con dê. Những con dê này chỉ sinh sống trong không gian đó, an nhàn vui vẻ, không nghĩ gì đến chuyện đi xa, từ lúc sinh ra đến khi chết đi chưa từng mắt thấy vùng ven của trại chăn thả, cứ thế sống an lạc trong mục trường (trại chăn thả) này. Vị nhà giàu nọ nhìn thấy lũ dê sống trong vòng kiểm soát của mình, không nghĩ đến chuyện thoát ly, cho nên cứ để chúng sống an lạc trong đó, không cần ra tay can thiệp chút nào. Những con dê này vì không có trí tuệ, nên hoàn toàn không biết mình và các quyến thuộc đều đang sống trong vòng kiểm soát của phú ông. Thế nhưng, nếu như có một con dê nào đó tâm sinh trí tuệ, muốn tìm hiểu thêm về thế giới rộng lớn bên ngoài mục trường, bèn tìm cách thoát ly khỏi không gian cũ. Người giàu nọ nhìn thấy chú dê muốn thoát ra khỏi vòng thế lực của mình, cho nên trước khi những con dê còn chưa thoát khỏi tầm kiểm soát, bèn sai một con dê già được thuần dưỡng tốt đến giả làm các việc dẫn dắt, phá pháp hành dâm, sinh con, thành gia thất của những con dê sống an lạc trong mục trường kia, khiến cho những con dê còn lại thực sự tin tưởng vào đức hạnh thanh tịnh thủ thường của nó, cho rằng vị dê già này đúng là người muốn giúp lũ dê thoát ly khỏi mục trường, vì thế mà sinh lòng kính tín với con dê già. Con dê già đó bèn tuyên dạy cho lũ dê về cách thức thoát ly khỏi mục trường, đồng thời trợ giúp chúng nhiều mặt. Thế nhưng, về pháp có thể thoát khỏi mục trường và cảnh tướng sau khi thoát khỏi mục trường này, con dê già đều cố ý nói bằng những cách thức và cảnh tượng sai lầm, bản thân cũng hỗ trợ thể hiện vào đó, khiến cho lũ dê không cảm nhận được sự hoang đường sai lầm trong đó, mãi mãi xoay chuyển theo phương hướng tri kiến sai lầm tà trái đó, vĩnh viễn không có ngày thoát nhưng lại cứ nghĩ rằng mình có thể thoát, hoặc đã thoát ly.

Thiên ma cũng như vậy, thấy các chúng sinh trong Dục giới đều sinh sống an lạc trong Dục giới, không hề thoát khỏi cảnh giới mà nó đang kiểm soát, cho nên không có bất kỳ sự can thiệp nào, khiến cho chúng sinh không hề cảm nhận được rằng mình vẫn đều đang nằm trong phạm vi thế lực kiểm soát của thiên ma, cứ thế mãi mãi luân hồi trong pháp Dục giới. Nếu như có chúng sinh nào mong muốn có được sự an lạc hơn nữa trong đời sau, mà lại muốn thoát khỏi phạm vi Dục giới mà thiên ma đang khống chế, thì nó bèn sai thuộc hạ đầu thai xuống nhân gian, dẫn dắt chúng sinh hành thập thiện, sau khi xả thọ liền được sinh lên lục thiên trong Dục giới, hưởng thụ ngũ dục thắng diệu, tức là vẫn nằm trong tầm kiểm soát của thiên ma. Đó chính là thiện pháp nói trong các giáo nghĩa của Nhất thần giáo vậy. Thế nhưng, nếu như có người nào muốn thoát ra khỏi Tam giới, không chịu sự kiểm soát của thiên ma nữa, đồng thời anh ta cũng biết được sự tà trái hoang đường của Mật tông, cho nên khi tu học Phật pháp đã không chịu tu học pháp đạo của Mật tông, chỉ muốn chính tu Bát Nhã liễu nghĩa. Thế là thiên ma bèn phái thuộc hạ của mình đầu thai xuống nhân gian, thị hiện làm người xuất gia trong Phật giáo thụ Cụ túc giới, thị hiện tướng thanh cao, cũng thể hiện vẻ bề ngoài là người bài bác Song thân pháp của Mật tông, khiến cho mọi người cho rằng pháp của ông ta là chân chính. Thế nhưng, đối với chỗ trọng yếu của Phật pháp, thì ông ta lại cố ý nói sai, khiến cho người ta không thể nào thân chứng được chính pháp liễu nghĩa: không thể nào chứng được Nhị thừa Bồ Đề - không thể nào thoát ly khỏi sinh tử, càng không thể nào thân chứng được Phật Bồ Đề - vì không thể thân chứng được Như Lai Tạng nên không thể nào thực chứng được Bát Nhã và Chủng trí, mãi mãi tuyệt duyên với Thực Tướng Bát Nhã. Việc mặc áo Như Lai, ở nhà Như Lai, ăn cơm Như Lai, thuyết pháp Như Lai mà lại phá pháp Như Lai như thế, khiến cho người học thời mạt pháp vĩnh viễn tuyệt duyên với tu chứng chính pháp liễu nghĩa.

Nay xem các hành vi, lời lẽ, trước tác của pháp sư Ấn Thuận, không có chỗ nào là không như vậy: ông ta có tướng trường thọ, có tướng trì giới, có tướng vô tham, tướng từ bi, tướng trí tuệ, tướng xuất gia tăng bảo…cái gì cũng đầy đủ. Lại còn có chút bài bác Song thân pháp của Mật tông, khiến cho người học trong Phật môn cho rằng pháp sư Ấn Thuận cũng là người phản đối pháp nghĩa của Mật tông, vì thế mà sinh lòng tin tưởng với ông ta. Nhưng về phương diện hoằng truyền Nhị thừa Bồ Đề và chính pháp liễu nghĩa của Đại thừa bên Hiển giáo, ông ấy lại thay thế bằng tà kiến của Mật tông, bẻ cong gốc rễ của chính pháp, khiến cho người ta tin vào tâm cảnh ý thức và pháp tư duy của ý thức, bằng cách đó để dẫn dắt sai lầm cho người học. Hành vi đó hơn 60 năm nay của Ấn Thuận chắc chắn sẽ khiến cho chính pháp liễu nghĩa Phật giao trên toàn thế giới bị tiêu diệt sau 30 năm nữa, chỉ còn lại pháp hư tướng, tà kiến Vô nhân luận của Trung Quán phái Ứng Thành Mật tông tiếp tục tồn tại ở nhân gian, sẽ gọi tên pháp hư tướng của tà kiến tất thảy pháp không là pháp Thực Tướng Bát Nhã; khiến cho pháp Thực Tướng Như Lai Tạng mãi mãi tuyệt diệt ở nhân gian, chỉ còn lại Phật giáo Mật tông lưu lại thế gian mà không có thực chất về tu chứng, đọa vào cảnh giới của ý thức, chỉ thừa nhận có sáu thức, không còn thừa nhận có thức thứ bảy, Thức thứ tám nữa; sau đó thì Song thân pháp của Mật tông liền có thể đoạt được không gian sinh tồn, vì Song thân pháp tương ứng với ý thức, và Ấn Thuận thì chỉ thừa nhận có sáu thức thôi. Thế nhưng, đại chúng trong Phật môn chúng ta đều không hề hay biết gì về tính nghiêm trọng của vấn đề này, thậm chí tứ đại pháp sư còn tiếp tục ủng hộ cho tà thuyết của Ấn Thuận, thật đúng là đại bi ai của người học Phật giáo thời nay và mai sau.

Người tu học thử suy nghĩ xem: Khi ma dân đến nhân gian phá hoại Phật pháp, lẽ nào chỉ hiện hình tướng trên đầu có sừng dài, miệng nhe răng sói ư? Lẽ nào chỉ hiện ác hình ác dạng, nham hiểm ác độc ư? Lẽ nào chỉ hiện hình tướng phá giới tham dục ư? Những hình tướng đó chắc chắn sẽ bị những người học sơ cơ trong Phật môn cùng nhau tẩn trừ, huống hồ là những người tu hành lâu năm? Ma lẽ nào ngu si đến độ hiện ra những hình tướng đó? Muốn dụ dỗ người học sơ cơ, cho nên khi đầu thai ở nhân gian, nhất định chúng sẽ cố ý hiện ra tướng mạo từ bi, miệng nói những danh tướng của Phật pháp vân vân và vân vân, chứ tuyệt đối sẽ không thị hiện hình tướng đáng sợ như la sát, dạ xoa đâu, như thế mới có thể truyền Song thân pháp của Mật tông được.

Nếu như muốn dẫn dụ người học Phật thanh tịnh mà không tham dâm, thì phải hiện tướng thanh tịnh không dâm, xuất gia trong Hiển giáo, có chút bài bác Song thân pháp, thế nhưng lại tiếp tục tuyên thị rằng: “Mật tông Tây Tạng đích thực là một chi phái trong Phật giáo, những gì họ nói quả thực thuộc về Phật pháp”, khiến cho người ta không hoàn toàn phủ nhận Mật tông, bằng cách đó để ủng hộ Mật tông. Đó chính là những thứ mà Ấn Thuận đã nói, đã làm vậy. Cho nên, thiên ma nếu muốn sai người xuống nhân gian đầu thai để làm người phá hoại Phật pháp, thì chắc chắn sẽ hiện tướng trường thọ, tướng trì giới, tướng không tham dâm, tướng từ bi, tướng trí tuệ, tướng xuất gia tăng bảo, chỗ nào cũng khuyên người hành thiện, bản thân cũng trì giới không tham, tất thảy mọi thiện pháp Dục giới đều thị hiện đầy đủ thì sau đó mới khiến cho người học tin theo. Những gì mà “pháp sư” Ấn Thuận thị hiện đều hoàn toàn đúng như thế. Thế nhưng, khi “hoằng dương Phật pháp”, về mặt pháp căn bản của Tam thừa Bồ Đề, ông ta nhất định sẽ bẻ cong từng cái mà nói, chắc chắn sẽ phủ định Thực Tướng Bát Nhã của pháp Cứu cánh, xảo biện nói những gì ông ta giảng đó mới là pháp cứu cánh, nhằm làm cho chính pháp Đại thừa liễu nghĩa cứu cánh của Phật giáo tăng nhanh tốc độ biến mất khỏi nhân gian. Có như thế thì người họ mới mãi mãi nằm trong sự khống chế của thiên ma Ba Tuần, vĩnh viễn không thể thoát khỏi cảnh giới Dục giới mà ông ta đang kiểm soát, về mặt bản chất vẫn là con dân của thiên ma. Thế nhưng, Ấn Thuận do cái mê cách âm của bản thân, không tự biết rằng những hành vi mà mình đang tạo tác chính là do thiên ma sai khiến, cho nên mãi mãi không thể nào thừa nhận rằng mình chính là kẻ phá pháp do thiên ma sai phái đến.

Bồ Tát đã nhìn thấy sự việc này nên mới xuất thế phá hủy tà thuyết, không nể tình diện. Còn những người học thì mê muội trước vẻ bề ngoài, thấy tướng xuất gia và đầy đủ thiện tướng thế gian mà ma thị hiện, cho nên đã sùng tín họ. Lại không biết rằng ma tử giả dựa vào uy đức bộ tăng y của Thế Tôn mà thị hiện tướng trang nghiêm của tăng bảo, cho nên không biết kiểm tra sự thực nghiêm trọng phá hoại chính pháp của họ, ngược lại còn tán thán phàm phu tăng xuất gia phá pháp là tăng bảo thực sự, bên cạnh đó còn nói những hành vi phá tà hiển chính, cứu hộ chúng sinh của Thắng nghĩa Bồ Tát tăng thị hiện tướng tại gia là hành vi phỉ báng tăng bảo, quyết không chịu thâm nhập tham cứu về mặt pháp nghĩa. Những hành động vô trí tuệ, ngu si như thế, thật khiến người ta cảm thán! Chẳng trách vào thời kỳ mạt pháp này lại ít có Bồ Tát nguyện đến nhân gian ở Ta Bà trụ trì chính pháp.

Còn vị “pháp sư” Ấn Thuận kia, vì được rất nhiều nhân sĩ giới học thuật nghiên cứu Phật giao sùng bái, cho nên đã viết văn chương, thư tịch phụng thừa, tôn ông ta lên thành người có chứng lượng, khiến nhiều người đến theo học pháp ông ta. Rất nhiều viện Phật học cũng vì không biết sự sai lầm của ông ta, tranh nhau lựa chọn các trước tác tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành của ông ta để làm giáo trình giảng dạy, truyền thụ tà kiến đó cho học tăng và sinh viên của các viện Phật học. Học tăng của các viện Phật học đó cùng với các học sinh sau này xuất gia rồi thì tà kiến được truyền thụ trong các sách của Ấn Thuận sẽ trở thành chủ lưu của Phật giáo trong tương lai. Khi đó, Phật giáo và tất thảy người học đều sẽ bị đọa vào trong tà kiến pháp hư tướng của Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông, thì Phật giáo sẽ bị tuyên cáo diệt vong về mặt bản chất, duy chỉ có Phật giáo có vẻ bề ngoài còn tồn tại – trở thành Phật giáo biểu tướng có bản chất là pháp nghĩa Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông. Khi chỉ còn Phật giáo biểu tướng tồn tại ở nhân gian, thì Song thân pháp của Mật tông sẽ lại có thể giành được không gian sinh tồn, lại có thể tiếp tục thực hiện âm mưu và dương mưu thay thế Phật giáo của mình. Đối với Phật giáo mà nói: sự việc này nếu không đáng bi ai thì còn có việc gì đáng bi ai hơn nữa đây?

Các pháp ngoại đạo của Mật tông sở dĩ có thể đứng vững trong Phật giáo, đều là vì Trung Quán phái Ứng Thành phủ định sự tồn tại của Thức thứ tám Như Lai Tạng và phủ định thức thứ bảy Ý căn, khiến cho pháp ngoại đạo của cảnh giới Ý thức của Mật tông đều có đủ chỗ dựa, làm cho rất nhiều người học trong Phật giáo khó có thể biện chính được. Cho đến nay vẫn còn có rất nhiều nhân sĩ giới học thuật “nghiên cứu học thuật Phật giáo” tiếp tục ra sức tôn sùng tà pháp của Ấn Thuận là pháp như thực, đồng thời đem nó biên vào trong “Quốc sử”. Ví dụ, trong “Hội thảo học thuật nhân vật lịch sử Đài Loan thế kỷ 20” do Bảo tàng Quốc sử Đài Loan tổ chức, ông Hầu Thân Hoằng đã cực lực tôn sùng tà kiến của pháp sư Ấn Thuận, đưa ra những tán thán không thỏa đáng, rồi ấn chế thành sách, nói: “Sự phê phán toàn diện đối với Phật học Trung Quốc truyền thống của ông ấy (Ấn Thuận) không phải là sự tranh biện nghĩa lý dưới lập trường khác nhau giữa các tông phái, mà là sự phản tỉnh toàn diện đối với hiện tượng mất đi cái chân thật được tạo ra trong quá trình truyền bá Phật pháp ở Trung Quốc”. (“Nghiên cứu và phê phán của pháp sư Ấn Thuận đối với Phật giáo Trung Quốc”, ngày 23.10.2001, 1-1C-2, trang 62).

Thế nhưng, sự phê phán của Ấn Thuận đối với Phật giáo truyền thống ở Trung Quốc ngược lại còn khiến cho chính Phật giáo truyền thống đó càng thêm mất đi sự chân thật; sự “phản tỉnh” nói đến trong trước tác của ông ta ngược lại còn gây ra độ sai lệch nghiêm trọng trong tu chứng pháp nghĩa của Phật giáo truyền thống Trung Quốc, khiến cho hệ thống pháp nghĩa vốn dĩ hoàn chỉnh của Phật giáo truyền thống bị biến thành chia lìa, tan nát. Pháp Như Lai Tạng của Phật giáo truyền thống Trung Quốc gần 100 năm nay tuy không có được sự hoằng truyền của người chứng ngộ chân thực, nhưng không phải là không có người chứng thực được Phật Bồ Đề liễu nghĩa, chỉ là vì nhân duyên hạn chế nên không thể khéo léo quảng truyền mà thôi (Ví dụ như Quảng Khâm lão hòa thượng không biết chữ, e ngại dưới sự dẫn dắt của mình người ta ngộ nhập mà sinh nghi không tin, có nghi vấn với mình; bản thân lại không thể dẫn kinh cứ điển để ấn chứng sự thực về sở ngộ của mình, cho nên không dám tùy tiện quảng truyền). Hoặc như tôi đời trước hiện thân là một cư sĩ, sống ở Triết Giang, sau khi chứng ngộ mà trong lòng không có tham muốn lãnh đạo nên không muốn ra mặt tuyên truyền rộng rãi, mưu đồ địa vị đại sư, cho nên chính pháp liễu nghĩa không phải là hoàn toàn đã thất truyền đâu. Nếu như pháp nghĩa Phật giáo truyền thống Đại thừa ở Trung Quốc trong dòng chủ lưu của Phật giáo chỉ vì tà thuyết của Ấn Thuận mà bị chia lìa, tan nát thì pháp nghĩa Phật giáo ở toàn cầu tất sẽ càng thêm chia lìa, vỡ vụn. Đại sư Thái Hư đã nhìn thấy việc này, sớm đã đưa ra lời phản đối đối với sự phán giáo sai lầm của Ấn Thuận, nói sự phán giáo và sự giải nghĩa đối với Phật pháp của ông ta đã khiến cho pháp nghĩa của Phật giáo Đại thừa chia lìa, tan nát. Những lời nói đó của đại sư Thái Hư được chép lại đầy đủ trong các trước tác của Ấn Thuận, nay vẫn còn có thể tra cứu được.

Lướt qua cái gọi là “Phật pháp” được viết trong các trước tác của Ấn Thuận như “Diệu Vân Tập”, “Hoa Vũ Tập”, “Nghiên cứu Như Lai Tạng”, “Tham cứu Tính Không học”…, thấy hoàn toàn đều là lấy tà kiến của Trung Quán phái Ứng Thành Mật tông làm gốc rễ, làm tư tưởng nòng cốt, rồi bài bác thức thứ bảy, Thức thứ tám mà Thế Tôn đã tuyên thuyết trong các kinh Tam thừa. Về mặt khảo chứng pháp nghĩa, ông ta cũng lấy tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành Mật tông làm cơ sở cho lập luận của mình, bác bỏ thức thứ bảy, Thức thứ tám căn bản của Tam thừa Bồ Đề mà Thế Tôn đã nói trong các kinh Tam thừa. Sau khi phủ nhận “Thức thứ bảy, Thức thứ tám có thể biết, có thể chứng được” mà Phật đã nói trong pháp giáo Tam thừa, thì Ấn Thuận đã khiến cho Niết Bàn vô dư mà Phật thuyết trở thành Đoạn diệt luận, khiến cho Niết Bàn phi đoạn diệt vốn dĩ có thể chứng được mà Phật dạy đó trở thành pháp ức tưởng không thể biết, không thể chứng, không thể nói – trở thành pháp hư tướng hý luận, hoàn toàn thoát li khỏi Thực Tướng; trở thành pháp hư tướng, pháp đoạn diệt tất thảy pháp không “tính Không duy danh” như Ấn Thuận đã nói trong các trước tác của mình, không còn Thực Tướng có thể chứng được nữa.

Thế nhưng, Niết Bàn mà Phật giảng dạy thực tế không phải là pháp đoạn diệt, hơn nữa còn xác thực, có thể chứng được. Trong Hội đồng tu Chính Giác ngày nay cũng có rất nhiều người có thể chứng được, đâu phải chỉ có một mình Bình Thực tôi. Pháp mà Ấn Thuận nói thì dẫn dắt sai lầm về phương hướng cho người học, khiến cho Niết Bàn Thực Tế mà Phật tuyên thuyết trở thành pháp ức tưởng mà những người tin theo tư tưởng của Ấn Thuận mãi mãi không thể biết, mãi mãi không thể chứng được. Sự quảng truyền tri kiến sai lầm đó, nếu được toàn thể tín đồ Phật giáo tin theo, thì không chỉ khiến cho những người theo học Ấn Thuận mãi mãi không thể thực chứng Niết Bàn mà còn dẫn đến việc tất cả người học trong đời sau vĩnh viễn không thể chứng được Hữu dư Niết Bàn và Niết Bàn vô dư, vĩnh viễn không thể nào chứng được Niết Bàn Bản lai Tự tính Thanh tịnh. Như thế thì sẽ khiến cho bản chất của Phật pháp bị đánh đồng với pháp đoạn kiến ngoại đạo, trở thành pháp hư tướng tất thảy pháp không của Trung Quán phái Ứng Thành, khiến cho chính nghĩa Duy Thức bị biến thành pháp môn Duy Thức hư vọng mà Trung Quán phái Ứng Thành của Tây Mật đang hoằng truyền, làm cho pháp Không Bát Nhã Đại thừa cứu cánh liễu nghĩa chân chính biến thành hý luận – một thứ hý luận hữu danh vô thực, thì sẽ ăn khớp với thuyết của Ấn Thuận.

Pháp sư Ấn Thuận vẫn luôn luôn phủ nhận Thức thứ tám Như Lai Tạng, cũng phủ nhận luôn sự tồn tại của thức thứ bảy Ý căn, hết mực chủ trương “Tất thảy pháp không, Bát Nhã tức là tính không, cho nên chỉ có cái tên”. Những lời lẽ như vậy, thật khiến cho Phật pháp bị rơi vào trong hý luận, khiến cho Phật pháp Tam thừa đều bị đọa vào trong Vô nhân luận của tất thảy pháp không, làm cho câu Phật nói “phải dựa vào Như Lai Tạng làm nhân, thì mới có pháp duyên tính không của Uẩn Xứ Giới” bị chuyển biến thành hý luận duyên khởi tính không ngoại đạo trong “vô nhân duy duyên”, khiến cho Niết Bàn vô dư phi đoạn diệt mà bậc vô học Nhị thừa sau khi xả thọ chứng được trở thành Đoạn diệt không ức tưởng trong lòng thế nhân, làm cho Bát Nhã tuệ học trở thành pháp hư tướng “tính không duy danh” mà Ấn Thuận đã phán, trái ngược xa so với Thực Tướng. Hành vi phá hoại chính pháp Phật giáo đó của pháp sư Ấn Thuận nó nghiêm trọng đến cực điểm, sai lầm này chắc chắn sẽ bị đọa xuống địa ngục Vô Gián 70 đại kiếp, các hành giả không thể khoanh tay mà đứng nhìn được. Như Phật đã từng nói: “Này đại vương Lưu Ly, tỳ kheo Thiện Tinh: Lưu Ly tru diệt chủng tính Cù Đàm, Thiện Tịnh vọng thuyết tất thảy pháp không, sinh thân rơi vào địa ngục A Tỳ (Kinh Lăng Nghiêm, quyển 8)”. Cho nên, phải dựa vào lời Phật nói: “Dựa vào Như Lai Tạng làm gốc để nói về tất thảy pháp không trong Uẩn Xứ Giới”. Chúng ta bắt buộc phải dựa vào Đệ Nhất Nhân Như Lai Tạng để nói về tất thảy pháp không trong Uẩn Xứ Giới, không được phép đứng ngoài Căn Bản Nhân Như Lai Tạng của tất thảy pháp không trong Uẩn Xứ Giới để nói về tất thảy pháp không. Nếu không thì sẽ thành vọng thuyết tất thảy pháp không, trở thành kẻ phá hoại chính pháp Phật giáo, tội đó cực nặng. Tất cả mọi người học đều phải cẩn ngôn thận hành, khéo biện minh thêm, để tránh cho những lời nói, những hành động khi hoằng pháp trở thành nghiệp địa ngục phá pháp hủy giới. Việc chứng đạo hay rơi vào địa ngục của hành giả chỉ nằm ở trong một niệm chính tà, nhất nhất chớ nên khinh suất, một lời có thể rước lấy đại họa đó! Phải tránh sao cho khi xả báo, ác nghiệp hiện hành mà cứu không kịp nữa.

Như vậy, Trung Quán kiến phái Ứng Thành của Mật tông là pháp hư tướng mà Ấn Thuận, Đạt Lai Lạt Ma và Tông Khách Ba tôn sùng, nó đọa vào trong tà kiến duyên khởi tính không của Vô nhân luận, khác xa so với “duyên khởi tính không lấy Như Lai Tạng làm Nhân” mà Phật hoằng truyền. Sự sai lầm nghiêm trọng như thế, phàm là người học Phật giáo chúng ta đều phải nên biết rõ. Các đại đức, trụ trì, pháp sư, cư sĩ của tất cả các tông phái Phật giáo đều không nên có thái độ nhìn mà không thấy, đều phải nắm tay nhau đứng dậy, tăng cường biện chính, phá hủy tà kiến đó, khiến cho sự hoằng truyền của pháp nghĩa Phật giáo được quay trở về đúng với ý chỉ thực sự trong các kinh Tam thừa, thì đó mới là đại hạnh đại phúc của tất thảy người học Phật giáo hôm nay và mai sau vậy! mới là cái phúc may của hữu tình cõi Ta Bà này vậy! Nếu quả có thể làm được như thế, thì cũng có thể làm giảm nhẹ bớt được quả báo thuần khổ cực nặng trong vô lượng kiếp sau của Ấn Thuận, Đạt Lai Lạt Ma và đông đảo tín chúng – tuy nhiên các nơi thụ báo đời sau như địa ngục và các thế giới như Cực Lạc mà bản thân Ấn Thuận và các tín đồ của ông ta không tin là có ấy, quả báo thế giới Cực Lạc và quả báo địa ngục đó tuyệt đối sẽ không vì sự không tin của thày trò Ấn Thuận và những người như Đạt Lai Lạt Ma mà trở nên không có thực.

Lại nữa, tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành Mật tông mà Ấn Thuận ủng hộ và quảng truyền – hoằng dương Trung Quán phái Hư Tướng mà phủ nhận pháp Như Lai Tạng của Trung Quán Thực Tướng, duy chỉ thừa nhận có sáu thức, không chịu thừa nhận thức thứ bảy Ý căn và Thức thứ tám Như Lai Tạng mà Phật quảng thuyết trong các kinh Tứ A Hàm, tất sẽ trợ sức cho pháp nghĩa dâm dục vi đạo của Mật tông được lưu hành rộng rãi, khiến cho tà kiến, tà pháp đó của Mật tông có được không gian sinh tồn. Vì sao vậy? Vì đã không còn thức thứ bảy và Thức thứ tám thì chỉ còn lại có sáu thức. Trong sáu thức đó thì lấy Ý thức làm chủ, mà tâm tính của ý thức giác tri lại rất tương ứng với pháp môn dâm xúc nam nữ dâm dục vi đạo của Mật tông, cho nên khiến cho pháp tu song thân nam nữ của Mật tông tiếp tục có được không gian tồn tại.

Những người quảng truyền Trung Quán kiến của pháp hư tướng phái Ứng Thành thực sự là chuẩn bị sẵn không gian sinh tồn cho tà pháp của Mật tông Tây Tạng, còn những kẻ như thày trò Ấn Thuận lại cực lực biện hộ cho pháp hư tướng của Trung Quán kiến phái Ứng Thành Mật tông, đồng thời cả đời ra sức hoằng dương nó, tuyệt không nhận sai. Vì thế mà Mật tông mới có thể tiếp tục tồn tại, tiếp tục hấp thu lấy nguồn tài nguyên của Hiển giáo, làm lớn mạnh pháp môn tà kiến ngoại đạo của mình. Những hành vi như thế của thày trò Ấn Thuận quả thực là rước voi về dày mả tổ, thật đúng là những kẻ cõng rắn cắn gà nhà. Hành vi làm tổn hại nghiêm trọng đến gốc rễ của Phật giáo như thế, vậy mà tứ đại pháp sư và các cư sĩ giới Phật giáo tự nhận là những người có trí có tuệ lại ngang nhiên tiếp tục biện hộ cho tà tư, tà thuyết của Ấn Thuận, ra sức ủng hộ, hoằng truyền mạnh mẽ, thật đúng là đại bi ai của người học Phật giáo thời mạt pháp vậy!

Trung Quán kiến phái Ứng Thành của Mật tông nếu không tiêu diệt, thì tà pháp dâm dục vi đạo sau cùng sẽ tiếp tục được tồn tại trong “Phật giáo Mật tông”. Vì nó tiếp tục tồn tại trong Mật tông, lại được những người như Ấn Thuận, Thánh Nghiêm, Tinh Vân…luôn nhận định Mật giáo cũng là Phật giáo, thì Song thân pháp tà dâm của Tây Mật cuối cùng sẽ lại được truyền bá trong Hiển giáo, trong đời tương lai sẽ lại dẫn đến việc hai chúng xuất gia tin theo mà thực tu Song thân pháp, thì Mật tông sẽ tiếp tục trở thành đại họa của Phật giáo trong tương lai.

Tôi tuy ra sức đả phá Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông, đem tà thuyết hoang đường của họ phơi bày hết ra ngoài, nhưng tà kiến của Trung Quán phái Ứng Thành nếu vẫn dựa vào thư tịch mà tiếp tục được tồn tại ở nhân gian, thì rốt cuộc vẫn có người tiếp tục tin theo, không thể nào tiêu diệt nó mãi mãi được, vì thế giới Ta Bà chắc chắn vẫn mãi có chúng sinh ngu si vô trí tuệ tiếp tục tin theo pháp ấy. Cho nên, Mật tông vẫn sẽ tiếp tục cầu mong được sinh tồn dưới vẻ bề ngoài của Phật giáo, họ sẽ vẫn tiếp tục thổi phồng chứng lượng của mình bằng các danh tướng quả vị của Phật giáo, qua đó để trùm đầu những người học Phật giáo đời sau, rồi lại tiếp tục hút lấy tài nguyên Phật giáo, dựa vào sức mạnh vận hành của nguồn tài nguyên này để tiêu diệt Phật giáo từ bản chất, rốt cuộc vẫn trở thành kẻ đại diện cuối cùng của Phật giáo, sẽ lại trở thành kẻ chiếm ngôi Phật giáo. Câu chuyện Phật giáo Thiên Trúc năm xưa bị Mật tông dùng kế mận thay đào chết sẽ vẫn tiếp tục tái diễn ở Trung Quốc, Đài Loan thậm chí trên toàn thế giới ngày nay, thì Phật giáo sẽ lại tuyên cáo diệt vong hoàn toàn, không còn có cách nào duy trì được đến ngày Bồ Tát Nguyệt Quang giáng sinh ở nhân gian nữa.

Vì sao tôi lại nói những lời này? Đó là vì thày trò Ấn Thuận dốc sức ủng hộ cho Trung Quán kiến phái Ứng Thành của Mật tông, phủ định Thức thứ tám Như Lai Tạng mà Phật thuyết, thì tất sẽ khiến cho chính pháp khó mà hoằng dương được. Ấn Thuận còn phủ nhận sự thực Mật tông soán ngôi chính thống của Phật giáo, nay còn thừa nhận Mật tông là tông phái thực sự của Phật giáo nữa, hết lòng ủng hộ cho Mật tông. Những hành vi như thế đã giúp trước cho pháp môn tà dâm của Mật tông có được địa vị hợp pháp trong giới Phật giáo, vì nó tương ứng với Ý thức, không cần tu chứng thức thứ bảy, Thức thứ tám nữa, bởi chỉ cần lấy tư duy tất thảy pháp không mà Ấn Thuận ức tưởng ra để làm thực chứng Bát Nhã Không. Ấn Thuận giúp Tây Mật có được không gian sinh tồn xong, sau đó thì có pháp sư Tinh Vân thừa nhận Tây Mật tà dâm là tông phái chính thống của Phật giáo, lại còn có những người như Hội trưởng Hội Phật giáo Trung Quốc (của Đài Loan) Tịnh Tâm, trưởng lão Tịnh Lương…mời Đạt Lai Lạt Ma của Hoàng giáo Mật tông Tây Tạng đến Đài Loan hoằng dương pháp ngoại đạo của Mật tông đầy tà dâm, tà kiến nữa. Pháp sư Thánh Nghiêm thì lại bám duyên với Đạt Lai Lạt Ma để tự tuyên truyền cho mình, trợ ích cho Mật tông Tây Tạng tà dâm đặt nền móng địa vị hợp pháp trong giới Phật giáo toàn cầu.

Vì duyên cớ này, nó đã khiến cho các pháp sư xuất gia không đủ chính tri chính kiến ở Đài Loan phổ biến thừa nhận Mật tông là Phật giáo chính thống. Chính vì thế mà thời nay đã có một số người xuất gia của giới Phật giáo Đài Loan bắt đầu tu học mật pháp của Tây Tạng, dẫn đến hiện nay ở Đài Loan, số lượng các pháp sư Phật giáo vì để tu tập mật pháp Tây Tạng mà đặt mua tượng đồng khỏa thân dâm hợp song thân “Phổ Hiền Vương Như Lai” tăng lên rõ rệt. Có thể thấy rằng có rất nhiều người xuất gia đã bắt đầu tin theo Song thân pháp của Mật tông và tu học, hy vọng dựa vào pháp tu dâm dục của Mật tông này để có thể tu thành “Phật cứu cánh” trong một đời, qua đó có thể dùng thân xuất gia để hành pháp của người tại gia, thậm chí dựa vào Mật pháp để duy trì được cuộc sống dâm lạc với rất nhiều phụ nữ. Chính vì vậy, sau này nếu tiếp tục có pháp sư trụ trì tự viện Phật giáo kiêm truyền Mật pháp nào xảy ra xì căng đan tình dục và bị đưa tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thì tôi sẽ chẳng lấy làm bất ngờ trước vụ việc đó, vì Mật pháp Tạng truyền vốn dĩ là lấy việc truy cầu cảnh giới Đệ tứ hỷ dâm lạc làm tư tưởng nòng cốt; sự tu chứng quả vị Bồ Tát và tu chứng pháp môn thành Phật của Tạng Mật bắt đầu ngay từ Bình quán đã lấy Đệ tứ hỷ dâm lạc của Song thân pháp làm mục đích cho sự tu chứng của họ, bởi pháp tu Tạng Mật vốn dĩ lấy cảnh giới dâm lạc quán xuyến từ đầu đến cuối mà.

Các pháp sư tu trì pháp môn của Tạng Mật trong Phật giáo toàn cầu hiện nay cần đặc biệt lưu ý đề phòng: Thường có người thế tục mạo nhận là tín đồ Phật giáo, bề ngoài như người hết mực thành tâm, đến các đạo tràng truyền thụ pháp môn Tạng Mật để cầu pháp, đều cúng dường thượng sư và thụ quán đỉnh như pháp, khiến cho pháp sư truyền thụ Mật pháp không cảm thấy anh/chị ta có ý đồ riêng. Đợi khi pháp sư tin tưởng không chút nghi ngờ, sau đó bèn cầu thụ Mật quán. Sau khi thụ Mật quán thì thường lấy sắc thân cúng dường cho pháp sư truyền thụ Mật pháp, khiến cho pháp sư dần dà không còn tâm lý đề phòng, sau đó bèn tiến hành ghi hình trộm lúc hành dâm, rồi bỗng dưng có phối ngẫu (vợ/chồng) người đó xuất hiện uy hiếp, đòi bồi thường khoản tiền lớn. Nếu như pháp sư truyền thụ Mật pháp này tiếc món tiền lớn mà không tuân theo ý họ, thì sẽ bị công bố hành vi ô nhục đó, khiến cho hình ảnh Phật giáo bị tổn thương nghiêm trọng.

Phàm những hiện tượng này, nếu không bắt tay từ việc bác bỏ Trung Quán kiến phái Ứng Thành của Tạng Mật do Ấn Thuận hoằng truyền, không bắt tay từ việc phá hủy pháp nghĩa tà trái hoang đường của Song thân pháp Mật tông, thì trong Phật giáo sau này nhất định sẽ lại tái diễn những vở kịch đó, chắc chắn lại tiếp tục không ngừng gây tổn hại đến Phật giáo, cho đến mãi mãi sau này nữa…, không ngừng tái diễn. Phàm tất cả các đại sư và người học xuất gia tại gia trong giới Phật giáo chúng ta đều nên đặc biệt lưu ý đề phòng việc này. Còn về pháp đối trị căn bản, thì phải tẩn xuất tà tri, tà kiến và pháp môn tà tu của Mật tông ra khỏi cửa Phật giáo, nếu không sẽ cực khó diệt trừ tận gốc hiện tượng làm tổn hại lâu dài đến Phật giáo này.

Còn như trong các tự viện “Phật giáo” nước Cập Kế Tân ở Thiên Trúc năm xưa và trong các tự viện “Phật giáo” Tây Tạng, Lạt Ma đêm đêm hành dâm với phụ nữ (chi tiết xem ví dụ nêu trong Chương 9 và các bài viết về Dâm dục vi đạo trong “Hoa Vũ Tập. 4” của Ấn Thuận), mà nói đó là pháp tu chứng tức thân thành Phật, nói là tinh tấn tu hành, là tinh tấn tu chứng thiền định Phật giáo, là tuân theo khai thị của Tông Khách Ba: “Mỗi ngày tinh tấn tu tám thời, tu cả tháng, tu cả năm, tu cả kiếp”, khiến cho hàng đêm ở các tự viện Mật tông Tây Tạng khi xưa tiếng kêu rên dâm đãng inh ỏi, đến mức còn có Lạt Ma làm cho phụ nữ sinh con cái, nhưng đại chúng đều coi là chuyện bình thường. Thậm chí Lạt Ma xuất gia và đệ tử thụ quán đỉnh thứ tư trong Hoàng giáo của Mật tông cùng với nữ nhân hành dâm tạp giao cùng giường (chi tiết xem nội dung trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của Tông Khách Ba nói: Sau khi 9 vị Minh Phi hành dâm với thượng sư ở trong đàn thành, thì giao 9 Minh Phi này cho đệ tử cùng hành dâm, còn Lạt Ma thì đứng bên khai thị, hướng dẫn họ tu chứng Đệ tứ hỷ. Qua đó, nội tình của phái Hồng Bạch Hoa giáo, chỉ cần nghĩ cũng biết rồi), họ làm ô uế tự viện Phật giáo và hình tượng thuần tịnh của Phật giáo, nhưng lại coi đó là chuyện thường. Nếu như có ai đó nêu ra nghi vấn, thì bọn họ sẽ tự tin đáp rằng đó là họ tuân theo khai thị của Tông Khách Ba để tinh tấn tu hành đạo thành Phật. Như thế, cuối cùng sẽ khiến cho Phật giáo hoàn toàn bị chuyển biến thành Lạt Ma giáo, trở thành thứ tôn giáo có bản chất là Lạt Ma giáo, vì thế mà Phật giáo chính thức diệt vong, chỉ còn lại cái tên gọi “Phật giáo”, vẻ bề ngoài của tự viện Phật giáo và người xuất gia Hiển Mật tông mà thôi.

Tôi nói những lời này tuyệt đối không phải là để hù dọa ai cả, bởi có lời văn của thượng sư Mật tông làm chứng:

“Qua một năm, 31 tuổi, bế quan, một đêm không ngủ cho đến tận sáng sớm. Nhìn thấy đàn thành Thượng Lạc Kim Cương tiến hành tụ họp đại lạc (tổ chức hội đại chúng đồng hưởng dâm lạc). Đông phương Kim Cương Không Hành Mẫu màu lam, như người nữ ở nhân gian, tuổi chừng cập kê, tương tự với tuổi của Kim Cương Hách Lỗ Hát (ngang tầm tuổi), giao hợp ở tư thế bình thường. Nam phương Na Ma Không Hành Mẫu, tuổi 16, ngang tuổi với Tạp Bảo Hách Lỗ Hát, giao hợp ở tư thế cá thờn bơn (nằm nghiêng). Tây phương Không Hành Mẫu Đông Cát Ma, 20 tuổi, ngang tầm tuổi với Bất Đả Hách Lỗ Hát, giao hợp với tư thế súc sinh (kiểu chó). Bắc phương Không Hành Mẫu, 25 tuổi, ngang tuổi với Bảo Sinh Hách Lỗ Hát, giao hợp ở tư thế dựng chân gác lên vai. Các quyến thuộc khác có tư thế giao hợp đầy đủ khác nhau: có kiểu như người, có kiểu như thần. Duy có Chủ tôn Phật Phụ là hình Bản tôn trí tuệ: Thắng lạc luân màu trắng, bốn mặt mười hai tay, hai chân đứng xoạc cẳng (dạng háng), ôm ngoặc lấy đùi trái Phật từ bên chân phải Hợi mẫu, hôn môi, nói lời dâm tục. Mẫu nắm chùy, phụ bóp vú và liên, ra sức mà hành ở đại lạc chi phần (ra sức mà thực hành với những động tác cần làm để cầu vào được cái lạc Đệ tứ hỷ). Với phương thức dâm dục chủ bạn như thế, quan sát một lượt trong khoảng thời gian hơn một bữa ăn, cảm nhận lạc trí tăng trưởng rõ rệt. Lại nữa, đất này có hai người nữ: một người là Bành Thác Võng Mộc, người kia là Trạch Vãng Chá Mộc. Ngày mùng 10, hai người ấy đều đeo cốt sức trang nghiêm đến (đều đeo đầy trên người đồ trang sức làm bằng xương người chết mà đến). Sau khi cúng dường thượng sư, liền ôm Bành Thác Võng Mộc hành (ôm Bành Thác Võng Mộc mà làm tình). Cô ấy 30 tuổi, nhưng tướng mạo tựa như xử nữ (nhưng diện mạo như gái trinh), đó là tướng trí tuệ tăng trưởng. Khi cúng dường gia trì, thân cô ấy hiển hiện uy quang, tâm nhập trí cảnh rất lâu (người nữ ấy tâm trụ nhập vào trong cảnh giới “trí tuệ” của Đệ tứ hỷ dâm lạc rất lâu). Ta muốn phá trừ chấp trước của cô ấy, nhưng nàng vẫn như say như tỉnh. Trước khi món ăn thừa chưa bố thí đi, ca múa nhảy nhót, nói cười ỉ ôi. Sau đó thì thực sự khế nhập, mạch của nàng nhập chùy đạo (mạch Hải Loa của người nữ chui vào trong niệu đạo của người nam), khí tương hợp, lạc sướng không chịu nổi, kéo dài đến khoảng ba tiếng đồng hồ, hai bình rượu lớn đổ kềnh (uống sạch hai hũ rượu lớn). Nàng phát ra những âm thanh hoan lạc khác nhau, hình dung có nhiều biến thái, đó chính là ảo hiện của trò chơi Không Lạc. Trong đêm lại cùng hai người nữ đó và người hầu gái Thiêm Linh Chúc Mộc gác gối mà ngủ (đến đêm lại cùng hai nữ nhân đó và tỳ nữ cùng xếp gối lên nhau mà ngủ), giao hoán mà hành với hai người nữ (hành dâm đổi đi đổi lại với hai nữ nhân). Giữa chừng thì ăn đồ cúng (có lúc nghỉ ngơi ăn đồ cúng), cuồng khoảnh đại bạch (uống rượu điên cuồng đến cạn khô), lại giao sáu bảy lần (lại cùng hai người nữ đó giao hợp thêm sáu, bảy lần nữa). Trạch Vãng Chá Mộc có tham tướng cực tuyệt, trí tuệ cũng khế nhập vô nghi (đã chứng được “trí tuệ” Đệ tứ hỷ). Cuồng nhiệt hôn nàng, đút chọc mãnh liệt, bên nữ nhấp nhổm, mỗi người luân ngự 12 lần (luân lưu giao hợp với từng người, tổng cộng 12 lần). Chùy cương cứng như con lật đật (không đổ gục), lại cùng người hầu gái Thiêm Linh Chúc Mộc giao (lại giao hợp với tỳ nữ). Giao xong (sau khi cùng tỳ nữ làm tình xong), Trạch Vãng Chá Mộc lại mời mọc làm tiếp (Trạch Vãng Chá Mộc thỉnh cầu giao hợp với nàng tiếp), lại giao tiếp (cho nên lại giao hợp với nàng), thời gian kéo dài ba bốn tuần trà (thời gian làm tình lần này kéo dài khoảng ba đến bốn lần pha tra). Trạch Vãng Chá Mộc lại thỉnh cầu phóng Minh điểm (Trạch Vãng Chá Mộc cầu xin xuất tinh cho nàng), vì thế trào ra chút chút (do đó mà xuất tinh một chút). Ta vẫn đề thăng (sau khi xuất tinh, phần tinh dịch còn lại mà bên nữ vẫn chưa thể nâng lên thì ta vẫn nâng lên thu về), đại lạc bất diệt, cuồng ẩm 30 bình rượu không say, tận lực xốc chùy không đổ. Tiếp tục cố gắng, đến tận khi trời sáng, hoặc chủ (nữ chủ nhân) hoặc bộc (tỳ nữ), liên chùy không từng gián đoạn chia li….” (34-619~620).

Vị đại Lạt Ma nhà đại tu hành của Mật giáo không tên tuổi này, vì muốn cấy tang vật vu oan cho Pháp vương Đa La Na Tha phái Giác Nãng Ba nên đã viết sách nói rằng: Thấy rõ tình hình thực tế tạp giao với nữ nhân để hợp tu Song thân pháp trong các tự viện. Điều này đã chứng minh rằng những gì tôi nói ở đây: “Các Lạt Ma trong tự viện Tây Tạng dựa vào lời khai thị của Tông Khách Ba ‘mỗi ngày tám thời (16 tiếng) đẳng (chữ Đẳng ở đây chỉ việc tu cả tháng, cả năm, cả kiếp) tu Song thân pháp, thậm chí tu 16 tiếng mỗi ngày trong suốt tháng, đêm đêm thường cùng người nữ lên giường, tiếng rên rỉ dâm ô huyên náo”, những lời lẽ đó tuyệt đối không phải là hư cấu giả dối, vì nhất định là trên làm dưới bắt chước, đại chúng đều yêu thích pháp này, đều tôn sùng câu nói ‘tám thời tinh tấn mà tu, cả tháng cả năm cả kiếp mà tu’ trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của Tông Khách Ba.

Các Lạt Ma Tây Tạng lẽ nào chỉ có làm trái ngược với đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề? Rõ ràng là tà dâm hoang đường đến cực điểm, không bằng cư sĩ Hiển giáo “chỉ hài lòng với vợ của mình”. Việc dâm hợp với các nữ nhân như thế, đều là tà dâm phá hủy giới nặng, sao có thể nói là Phật giáo được? Thánh giáo của Phật chúng ta hoàn toàn không có một chút xíu nào dính líu đến Lạt Ma giáo tà dâm của Tây Tạng cả, ấy thế mà trong sách của mình, pháp sư Ấn Thuận lại ra sức chủ trương Mật giáo là một chi nhánh của Phật giáo, lại phủ nhận sự thực “Mật giáo tiêu diệt Phật giáo ở Thiên Trúc”, lại phủ nhận sự thực lịch sử “Mật tông soán ngôi chính thống của Phật giáo”, lại dám dùng sách để ủng hộ cho Mật giáo tà dâm, biện hộ cho Mật giáo tà dâm – chỉ vì Mật giáo ăn bám theo Phật giáo để nói những danh ngôn Phật pháp có vẻ bề ngoài, chỉ vì toàn bộ tư tưởng của Ấn Thuận đều xuất phát từ pháp hư tướng của Trung Quán phái Ứng Thành Mật tông.

Thế nhưng, Mật giáo tuy cũng nói những danh tướng “Phật pháp”, nhưng đó chỉ là hành vi ăn trộm tài nguyên của Phật giáo, soán ngôi chính thống Phật giáo mà thôi. Mục đích của họ không phải là hoằng dương thánh giáo của Phật chúng ta, mà mục đích cuối cùng vẫn chỉ là hoằng truyền tà pháp dâm lạc “Lạc Không song vận” của Song thân pháp mà thôi, vì tư tưởng gốc rễ của họ từ đầu đến cuối đều là “Đệ tứ hỷ Lạc Không bất nhị” của Song thân pháp ngoại đạo, thuần túy là dựa vào sự yểm hộ của danh tướng Phật pháp để hoằng dương cảnh giới hỷ lạc của Song thân pháp mà thôi. Sự tu chứng quả vị của họ thuần chỉ là cảnh giới ý thức, thuần chỉ là ngoại đạo pháp. “Phật pháp” mà bọn họ nói thực tế đều không phải là Phật pháp thật, chỉ là thường kiến kiến của “Trung Quán phái Tự Tục” và “Duyên khởi tính không trong Vô nhân luận” của “Trung Quán phái Ứng Thành”, khác xa hoàn toàn với pháp “Duyên khởi tính không dựa vào Thức thứ tám mà có” của Phật, cho nên pháp Duyên khởi tính không của Trung Quán phái Ứng Thành Mật tông tuyệt đối không phải là Phật pháp thực sự.

Mật giáo như thế chính là “ma đạo căn bản thành dâm” mà Phật nói trong kinh Lăng Nghiêm, thì Ấn Thuận sao có thể chỉ vì Mật giáo cũng nhắc đến các danh tướng Phật pháp mà thừa nhận họ là một chi nhánh của Phật giáo để ủng hộ họ được? Việc Ấn Thuận ủng hộ Mật giáo, thừa nhận Mật giáo là chi phái của Phật giáo, mục đích của ông ta chỉ là biện hộ cho tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành mà ông ta học được từ Mật tông mà thôi. Vì sao vậy? Vì Mật giáo nếu như bị phủ nhận, thì Trung Quán phái Ứng Thành trong tư tưởng nòng cốt của Ấn Thuận cũng theo đó mà tan thành mây khói, tất thảy mọi pháp nghĩa mà ông ta hoằng truyền hơn 60 năm nay sẽ không còn chỗ đứng chân nào nữa, vì tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành mà Ấn Thuận học được là đến từ Mật giáo Tây Tạng tà dâm, truy nguyên xa nữa thì chính là Phật giáo Thản Đặc La (Tantra) tà dâm của Phật giáo thời kỳ cuối ở Thiên Trúc, bởi lẽ toàn bộ tư tưởng của Ấn Thuận chính là tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông đó.

Trong nước Kế Tân khi xưa, có một pháp sư cực kỳ danh tiếng hoằng truyền Mật chỉ Song thân pháp, cho nên cũng từng hợp tu Song thân pháp với vương hậu. Sau sự việc bị quốc vương biết được, bèn trục xuất và giết chết ông ta. Sự hoằng truyền chính pháp của Phật giáo cũng vì thế mà bị liên lụy, dẫn đến 3000 tỳ kheo cũng bị quốc vương giết hại, gây ra tổn thương cực kỳ nghiêm trọng đối với Phật giáo. Sự thực lịch sử này, Ấn Thuận không phải là không biết, thậm chí còn ghi chép lại vào trong sách của ông ta (Chi tiết xem cuốn “Phật giáo sử địa khảo luận” của Ấn Thuận, trang 308~311, và cuốn “Hoa Vũ Tập (4)”, trang 217~221).

Trước tấm gương này, những người học xuất gia, tại gia trong Phật giáo chúng ta đều nên có cái nhìn đúng đắn, nhanh chóng tẩn xuất tà pháp, tà kiến của Mật tông Tây Tạng ra khỏi Phật giáo, để tránh lại bùng nổ chuyện xì căng đan tình dục trong Phật môn, lại gây tổn hại đến Phật giáo. Đồng thời cũng phải vạch rõ ranh giới giữa Mật tông và Phật giáo – tất cả các tự viện Phật giáo đều phải đồng thanh bài xích Mật giáo, để toàn thể đại chúng đều biết rằng: “Mật tông không liên quan gì đến Phật giáo”. Giả như có thể thực hiện được điều này, khiến cho đại chúng trong xã hội toàn cầu đều biết rõ, sau này nếu như có xảy ra vụ xì căng đan tình dục ở đạo tràng Mật tông nào đó thì đại chúng xã hội và giới truyền thông liền hiểu rằng: Vụ xì căng đan đó quả thực không liên quan gì đến Phật giáo, chỉ là ngoại đạo Mật tông đội lốt Phật giáo làm mà thôi. Nếu làm được như thế, thì Phật giáo trong tương lai sẽ không còn bị tổn hại bởi xì căng đan tình dục do Song thân pháp Mật giáo gây ra nữa, chính pháp Phật giáo sau này mới có không gian để hoằng truyền, mới có thể đem lại lợi ích lâu dài thực sự cho tất cả người học đời nay và mai sau.

Chính vì lý do đó, nếu như chúng ta tiếp tục bao dung cho tà kiến của Mật tông, để họ tiếp tục dựa bám vào Phật giáo mà không tăng cường bài bác, cho đông đảo đại chúng được biết, thì Mật tông sau này vẫn lại tái diễn vở kịch tiêu diệt Phật giáo Thiên Trúc, Phật giáo Kế Tân năm xưa – soán ngôi chính thống của Phật giáo một lần nữa, thì mai sau các tự viện của Đài Loan và Trung Quốc đại lục sẽ dần dần biến thành hành môn tà dâm của Mật tông; thì hiện tượng người xuất gia quảng tu Song thân pháp, cùng các phụ nữ ngày đêm tạp giao, tiếng rên rỉ dâm dục huyên náo, thậm chí là sinh con trong các tự viện ở Thiên Trúc và Tây Tạng khi xưa e rằng sẽ khó tránh khỏi việc tái hiện ở trong các chùa chiền Đài Loan và đại lục sau 30 năm nữa. Nếu mà quả thực sự việc diễn ra như thế thì câu chuyện lịch sử Mật tông soán ngôi chính thống Phật giáo sẽ lại tiếp tục tái diễn.

Các pháp sư xuất gia Phật giáo ngày nay nếu như không có ai đứng ra phá tà hiển chính, phá hủy tà thuyết của Mật tông, thì e rằng pháp của Mật tông sẽ ngày càng mở rộng, thì sau này tất cả người đời khi nhìn thấy pháp sư xuất gia của Phật giáo, họ chắc chắn sẽ liên tưởng đến mối quan hệ giữa Song thân pháp và pháp sư xuất gia – suy đoán pháp sư đó tu chứng Song thân pháp như thế nào trong các tự viện hàng đêm. Việc làm xấu mặt tất cả các pháp sư xuất gia của Phật giáo như thế, thì sau này họ đứng trước thế nhân khó mà ngẩng mặt lên nhìn người, nói chi đến hoằng dương chính pháp? Nói gì đến việc có thể làm thầy quy y, thầy mô phạm, thầy đích truyền cho các đệ tử Phật? Trước tình hình Mật giáo Tây Tạng đang quảng truyền ở Đài Loan và đại lục ngày nay, trong khi các pháp sư xuất gia lại ngày càng tin theo và tu tập Mật tông Tây Tạng, sự tổn hại có thể nhìn thấy trước này chắc chắn sẽ càng ngày càng nghiêm trọng. Cho nên, tất cả các pháp sư xuất gia của Hiển giáo cần phải cố gắng bài trừ tà thuyết của Mật tông ra khỏi Phật môn, đều phải làm cho chúng đệ tử hiểu rằng Mật tông tuyệt đối không phải là Phật giáo. Tất cả mọi pháp sư Hiển giáo đều phải tự coi đó là trách nhiệm của bản thân, nếu không thì mọi pháp sư xuất gia đó sau này đều sẽ bị tà pháp của Mật tông Tây Tạng làm cho liên lụy, rốt cuộc sẽ khó mà ngẩng đầu nhìn người đời, đồng thời cũng sẽ khiến cho câu chuyện Phật giáo Thiên Trúc bị diệt bởi tay Mật tông tái diễn trên toàn thế giới mai sau.

Mà đại sự hàng đầu trong việc đả phá Mật tông chính là phải tiêu diệt tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành trước, vì tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành thuần thuộc pháp hư tướng đó có thể khiến cho tà pháp của Mật tông chiếm được không gian sinh tồn trong Phật giáo. Muốn tiêu diệt tà kiến pháp hư tướng Trung Quán phái Ứng Thành đó thì trước hết phải phá tan được pháp hư tướng “Trung Quán” phái Ứng Thành mà thày trò Ấn Thuận và thày trò Đạt Lai Lạt Ma đã và đang hoằng truyền, vì bọn họ đều là những nhà hoằng truyền trung thực nhất của tà kiến “Trung Quán” phái Ứng Thành của Mật tông; bởi tà kiến “Trung Quán” phái Ứng Thành phủ định sự tồn tại của thức thứ bảy, Thức thứ tám, cho nên đã khiến cho pháp môn tà tu, tà kiến Song thân pháp nam nữ hợp tu “lấy tâm Ý thức làm chủ” dành được không gian sinh tồn.

Nay xin trích lục “Kinh Phật thuyết Pháp Diệt Tận” để nâng cao cảnh giác cho đại chúng, chuẩn bị cho đại kế mai sau, để tránh việc thánh giáo khi chưa đến 52 năm cuối cùng đã bị diệt vong trước: “Ta nghe như vầy: Khi đó, Phật đang ở nước Câu Di Na Kiệt. Như Lai vào tháng ba sẽ nhập Bát Niết Bàn. Các vị tỳ kheo, các vị Bồ Tát và vô số chúng đệ tử đến chỗ Phật, cúi đầu rạp đất. Thế Tôn tịch tĩnh, trầm mặc không nói gì cả, quang minh không hiển hiện. Hiền giả A Nan lạy Phật, bạch rằng: ‘Thế Tôn trước và sau khi thuyết pháp, uy quang đều hiển hiện. Nay trước hội đại chúng, hào quang lại không hiện ra, vì sao lại như vậy ạ? Ở đây tất có nguyên nhân, chúng con nguyện mong được nghe ý Phật’. Phật lặng im không đáp. Như thế ba lần, Phật nói với A Nan: ‘Sau khi ta Niết Bàn, khi pháp sắp bị diệt, tại nơi ngũ nghịch trọc thế này ma đạo hưng thịnh, ma làm sa môn, phá hoại làm loạn đạo ta. Chúng mặc áo thế tục, ham thích quần áo ngũ sắc cà sa, uống rượu, ăn thịt, sát sinh, tham mùi vị… Nô (lệ) làm tỳ kheo, tỳ (nữ) làm tỳ kheo ni, không có đạo đức, dâm dật thác loạn, không phân nam nữ, khiến cho đạo nhạt phai, đều do lớp người này…’ Hiền giả A Nan kính lạy, bạch Phật rằng: ‘Kinh này nên đặt tên là gì ạ? Phải phụng trì thế nào ạ?’ Phật nói: ‘Này A Nan! Kinh này gọi là Pháp Diệt Tận. Hãy tuyên cáo tất cả, để cho mọi người phân biệt. Công đức vô lượng không thể tính đếm’. Tứ bộ đệ tử nghe kinh, bi thảm điêu đứng, đều phát vô thượng thánh chân đạo ý, đều lạy Phật rồi ra”.

Những thứ như quần áo ngũ sắc, cờ ngũ sắc, Phật ngũ sắc, Bồ Tát ngũ sắc và uống rượu, sát sinh ăn thịt, tham muốn mùi thịt, cho đến dâm dật thác loạn, nam nữ không phân biệt, khiến cho đạo Phật phai nhạt…chính là sự mô tả chân thực về Lạt Ma giáo Mật tông Tây Tạng ngày nay, hoàn toàn không hề sai khác. Những nội dung mà Phật bài bác trong “Kinh Lăng Nghiêm” cũng chính là pháp đạo mà Mật tông Tây Tạng ngày nay truyền bá đó. Hiện tượng chính pháp sắp diệt tận ở thời kỳ mạt pháp cũng đã bắt đầu xuất hiện ở các khu vực Đài Loan, Trung Quốc ngày nay, thậm chí đến mức nhân dân các nước Âu Mỹ cũng phổ biến cho rằng: “Phật giáo chỉ có Mật tông, Mật tông chính là Phật giáo” (Chi tiết xem bài văn trong “Trung Hoa Bảo Phiệt” của Hội Cư sĩ Phật giáo Trung Hoa, kỳ thứ 15, trang 24), thế nhưng Mật tông mà người phương Tây biết đến đó chính là Mật tông Tây Tạng, chứ không phải là Đường Mật, Đông Mật trong Mật tông Nhật Bản. Qua đó có thể thấy rõ Mật tông Tây Tạng gây nguy hại đến Phật giáo lớn đến mức nào rồi.

Việc Mật tông phá hoại Phật giáo, kẻ khởi xướng đầu tiên chính là tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành do pháp sư Nguyệt Xứng ở Thiên Trúc xưa hoằng truyền. Thứ tà kiến này phủ nhận sự tồn tại của Thức thứ tám Như Lai Tạng, chủ trương tất thảy người học Đại thừa không cần phải tu chứng Bản Tế Niết Bàn vô dư – Thức thứ tám Thực Tướng tâm A Lại Da thức. Vì duyên cớ này, nó đã khiến cho Song thân pháp của cảnh giới Ý thức của Mật giáo được hợp lý hóa, cho nên pháp sư Nguyệt Xứng cũng tu học Song thân pháp, bởi thế mà Song thân pháp được chính thức sinh tồn trong “Phật giáo vãn kỳ” ở Thiên Trúc. Sau đó thì dùng thủ đoạn sùng Mật ức Hiển để dần dần ngồi vị trí cao hơn, cuối cùng thay thế cho Hiển giáo, soán ngôi chính thống của Phật giáo thành công. Mật giáo tiêu diệt Phật giáo thực sự của Thiên Trúc trong sự bất tri bất giác của đại chúng, trở thành Mật tông Thiên Trúc dùng ngoại đạo pháp để đại diện cho Phật giáo, tức như theo lời của Ấn Thuận trở thành Phật giáo thời kỳ cuối ở Thiên Trúc, thế nhưng trên thực tế bản chất của Mật tông Thiên Trúc và Mật tông Tây Tạng đều tuyệt đối không phải là Phật giáo.

Tứ chúng đệ tử trong Phật giáo chúng ta nếu như biết cảnh giác, không cam nguyện để sự kiện diệt pháp lẽ ra phải bắt đầu xuất hiện ở thời điểm một vạn năm sau lại bị xảy ra sớm hơn vào thời nay, không cam nguyện để “sự thực lịch sử Mật giáo soán ngôi chính thống và tiêu diệt Phật giáo” lại tiếp tục tái diễn trong hôm nay, thậm chí là cả Phật giáo toàn cầu trong tương lai, thì không nên bắt chước các đại sư trụ trì của tứ đại đạo tràng ở Đài Loan như con đà điểu rúc đầu vào cát, trốn tránh hiện thực, không chịu bài xích Mật tông, thậm chí còn bám duyên với pháp giáo Mật tông như Thánh Nghiêm, Tinh Vân. Thực tế lẽ ra phải nên nhìn thẳng vào sự thật, đồng khởi hành động nhất trí vì sự cửu trụ trường tồn của chính pháp Như Lai, tẩn trừ tà kiến Trung Quán phái Ứng Thành của Mật tông mà Ấn Thuận hoằng truyền, tẩn xuất tư tưởng tà trái và hành môn tà dâm của Mật tông ra khỏi Phật môn.

Trong “Kinh Phật lâm Niết Bàn ký pháp trụ” có nói: “Từ đó về sau, cái ác của các tỳ kheo chuyển biến sâu dần, quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ ngày càng không cung kính. Cái khí thế còn sót lại của Tam Bảo vẫn chưa bị diệt hoàn toàn, cho nên khi đó vẫn còn có tỳ kheo, tỳ kheo ni thiểu dục tri túc, hộ trì cấm giới, tu hành thiền định, yêu thích đa văn, thọ trì giáo pháp Tam Tạng của Như Lai, diễn thuyết phân biệt sâu rộng cho tứ chúng, đem lại lợi ích an lạc cho vô lượng hữu tình. Lại có quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ yêu mến chính pháp, đến chỗ Tam Bảo, cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán, hộ trì xây dựng, không gì không chăm chút. Nên biết rằng đó đều là các Bồ Tát không thể nghĩ bàn, với nguyện lực của mình mà sinh đến thời này, hộ trì chính pháp vô thượng của Như Lai, đem lại đại lợi ích cho các chúng sinh hữu tình”.

Chính vì các Bồ Tát xuất gia, tại gia còn ở nhân gian, cho nên Bình Thực tôi mới thành tâm kêu gọi tất cả các Bồ Tát xuất gia tại gia của Phật giáo: Đối diện với sự thực, nghiêm cẩn xem xét pháp nghĩa và hành môn của Mật tông Tây Tạng, thảo luận phân tích kỹ càng, sau đó “làm việc nên làm”, đồng thời “không làm những việc không nên làm”, như thế để bảo vệ chính pháp Phật giáo, thì chính pháp Phật giáo thực sự mới có không gian tiếp tục được hoằng truyền trong tương lai, thì các Bồ Tát và người học còn chưa thoát khỏi thai muội sau này mới tránh khỏi bị dẫn dắt sai lầm, thì các pháp sư xuất gia ngày nay và mai sau mới tránh được cái nhìn quái dị của thế nhân. Nếu có thể làm được như thế, thì đó mới là đại phúc của các hành giả Mật tông, vì đa số có thể quay về được với chính pháp Phật giáo; thì đó cũng là cái đại phúc của các pháp sư xuất gia, vì có thể được người đời cung kính cúng dường và theo họ tu học chính pháp; thì cũng là đại phúc của tất thảy người học đời nay và đời sau, vì từ đây trở đi có thể tránh lại bị các tà sư Mật giáo dẫn dắt sai lầm; thì cũng là đại phúc của chúng sinh cõi Ta Bà, vì có thể tránh được việc tất thảy người học đời sau đi lầm tà đạo mà không tự biết; thì cũng là đại phúc của Phật giao, vì Phật pháp huệ mệnh có thể nhờ đó mà được truyền lâu, có thể vì thế mà trở nên thanh tịnh hơn, có thể vì vậy mà được người đời tin theo và ủng hộ.

 

(“Cuồng Mật và Chân Mật” toàn thư bốn tập đến đây viên mãn. Ngày 5.1.2002 xong bản thảo, 3.30’ sáng ngày 9.2.2002 nhuận văn hoàn tất.)

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0