Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 13: Không cấm ăn thịt và tham dâm để chiêu mời rộng rãi

Một trong những thủ đoạn quảng truyền giáo pháp của Mật tông là không cấm ăn thịt và tham dâm, để nhằm “quảng độ” những người thế tục tham dâm, tham thịt đi vào Mật tông, trở thành tín đồ của họ. Ví dụ, Tông Khách Ba khuyến khích tín chúng hành dâm và ăn năm loại thịt, đã trở thành ví dụ thực tế: “…Lìa tham dục như thế, ngươi mãi không nên làm. Ngươi thọ dụng dâm dục, nhưng làm mà không sợ. Ăn ngũ nhục ngũ lộ, cũng bảo vệ lời thề (21-409). Việc cho phép hành giả Mật tông được ăn năm loại thịt và ăn năm loại cam lộ dâm uế như thế, không chỉ có riêng Tông Khách Ba dạy bảo, mà các đại phái khác của Mật tông Tây Tạng cũng đều vậy cả, không có gì khác biệt. Họ đều đem thủ đoạn tham dâm, tham thịt đó ra để truyền bá Mật tông. Việc cổ vũ ăn thịt và ăn đồ dâm uế đó đều thấy trong Mật tục của các phái, không thể kể hết.

Tư tưởng của Tông Khách Ba, thực chất là lấy Song thân pháp của Mật tông làm chính. Những người học nông của Mật tông không biết, bèn nói Tông Khách Ba phản đối Song thân pháp. Những người đó còn không phải là những người tu hành lâu năm trong Mật tông, lại có thể tin tưởng hoàn toàn vào thượng sư truyền pháp của Mật tông, thật đúng là chuyện kỳ quặc trong Mật giáo. Tư tưởng lấy Song thân pháp làm nòng cốt, lại lấy Vô Nhân luận của Trung Quán phái Ứng Thành làm phụ trợ của Tông Khách Ba có thể tìm gặp trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” của ông ta, chỗ nào cũng có thể thấy, nay vẫn tra cứu được.

Ví dụ, Tông Khách Ba tán đồng và tu học dâm lạc của Song thân pháp, ông ta nói rằng: “Như nội dung nói phần trước, những người hoàn toàn chưa tu tập Sinh khởi thứ đệ viên mãn. Khi truyền quán đỉnh thứ ba vẫn sinh Tứ hỷ, nói rằng Sinh khởi thứ đệ đã đạt cứu cánh, viễn lìa ngôn ngữ, đắc tự tại ở Phong, dựa vào Minh Phi không sinh Tứ hỷ, thật đúng là nực cười (Những người hoàn toàn chưa tu tập Sinh khởi thứ đệ viên mãn như đã nói ở trên, lúc truyền thụ quán đỉnh thứ ba mà vẫn có thể sinh khởi dâm lạc của Đệ tứ hỷ, thế mà có người nói rằng mình tu Sinh khởi thứ đệ đã đạt đến cứu cánh, lìa xa ngôn ngữ và đắc tự tại về Bảo bình khí, khi dựa vào Minh Phi thực thể để hợp tu mà lại không thể sinh ra Đệ tứ hỷ, nói như vậy thật là nực cười). Ở trong đó quan sát Tứ hỷ sinh hoặc không sinh, là chỉ việc sinh ra khi anh ta thụ quán đỉnh thứ ba, là Câu sinh hoan hỉ khi Bồ Đề tâm chạy đến trong Ma ni mà chưa ra ngoài (là lạc thụ Câu sinh lớn nhất khi tinh dịch đã chạy đến quy đầu mà khống chế không cho nó xuất ra)…Chỉ tu Phong du già và sức rót mãnh liệt như thế, tan chảy các giới, khiến khi Bồ Đề tâm trụ ở Ma ni (khiến tinh dịch trụ ở quy đầu) không xuất ra ngoài, sinh ra Câu sinh hỷ, không nhất định phải truyền quán đỉnh thứ ba” (21-422).

Như vậy, đạo tức thân thành Phật mà Tông Khách Ba nói ở đây hoàn toàn là lấy việc tu chứng Đệ tứ hỷ dâm lạc của Song thân pháp làm chính, sao có thể nói ông ta phản đối Song thân pháp được? Nói như vậy, nếu không là người sơ cơ bị mê muội trước sự thực về pháp nghĩa của Hoàng giáo Mật tông thì cũng là kẻ cố ý che dấu sự thực của Mật tông, cũng là cố ý dẫn dắt sai lầm cho những người mới vào học Mật tông, thực đúng là kẻ có lòng bất lương.

Mật tông hoằng truyền pháp đạo của mình bằng việc không cấm ăn thịt và dâm dục, khiến cho chúng sinh tham dục dễ bề tin theo. Thế nhưng, Phật Đà đã từng dự báo rằng: “Các quỷ thần đó cũng có tín đồ, ai nấy đều tự xưng mình thành đạo Vô thượng. Sau khi ta nhập diệt, trong thời Mạt pháp, có rất nhiều loài thần quỷ đó, hưng thịnh khắp thế gian, tự nói ăn thịt đắc đạo Bồ Đề… Sau khi Như Lai diệt độ, chúng sinh ăn thịt, sao có thể gọi là Thích tử được? Các ngươi nên biết rằng: người ăn thịt đó dù có đắc tâm khai tựa Tam ma địa, đều là đại La sát, sau khi xả báo tất trầm luân bể khổ sinh tử, không phải là đệ tử Phật. Những kẻ đó giết nuốt lẫn nhau còn chưa xong, thì sao kẻ đó có thể ra khỏi Tam giới được? …Các tỳ kheo và chư Bồ Tát thanh tịnh, khi đi đường còn không dám đạp lên cỏ xanh, huống hồ là lấy tay nhổ bỏ? Vì sao đại bi như thế mà lại lấy máu thịt các chúng sinh làm thức ăn?” (“Kinh Lăng Nghiêm” quyển 6, “Đại Chính Tạng” 19-132 trên).

Thế Tôn không chỉ chỉ trích người học tham ăn máu thịt chúng sinh, mà còn chỉ trích các chúng sinh của Mật tông tham dâm rằng: “Này A Nan! Vì sao nhiếp Tâm Ngã gọi là giới? Nếu như các chúng sinh lục đạo các thế giới, tâm họ không dâm, thì không đọa vào sinh tử tương tục. Ngươi tu Tam muội, vốn sẽ ra khỏi trần lao; Dâm tâm không trừ, không thể ra khỏi trần ai. Cho dù có đa trí tuệ, có thiền định hiện tiền mà không đoạn được dâm tâm thì tất sẽ đọa vào ma đạo: Thượng phẩm thì thành ma vương, trung phẩm thì thành ma dân, hạ phẩm thì thành ma nữ. Các loại ma đó đều có tín đồ đi theo, ai nấy tự xưng mình là đạo Vô thượng. Ta sau khi diệt độ, đến thời Mạt pháp sẽ có nhiều loại ma dân này, tràn ngập thế gian mà quảng bá thực hành sự tham dâm, tự xưng là bậc thiện tri thức, khiến cho chúng sinh rơi vào hố sâu tà kiến ái dục, mất đi con đường chính tu Bồ Đề. Ngươi dạy thế nhân tu Tam ma địa, trước hết phải đoạn tâm dâm, đó là lời dạy rõ ràng thanh tịnh chắc chắn bậc nhất của Thế Tôn Phật Như Lai đời trước. Vì thế, này A Nan! Nếu người nào không đoạn dâm, mà tu thiền định, thì sẽ như nấu cát đá mà muốn thành cơm, dù có trải qua trăm ngàn kiếp chỉ thành cát nóng. Vì sao vậy? Vì đó không phải là gốc rễ của cơm, chỉ là cát đá mà ra. Ngươi cầu đắc diệu quả của Phật bằng thân dâm, cho dù có được diệu ngộ cũng là dâm căn, căn bản vẫn là thành dâm, luân chuyển tam đồ tất không thể ra, thì Niết Bàn Như Lai tu chứng đường nào? Cho nên tất phải khiến cho thân tâm dâm cơ đều đoạn hết, đến đoạn tính cũng không còn nữa, thì mới có hy vọng với Phật Bồ Đề. Nếu nói như ta nói gọi là Phật nói, nếu không nói như thế này tức là ma Ba Tuần nói” (“Kinh Lăng Nghiêm” quyển 6, “Đại Chính Tạng” 19-131dưới - 132 trên).

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0