Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Tiết 4: Sáng tạo ra danh tướng chứng lượng mới để trùm đầu lên trên Hiển giáo
Thủ đoạn truyền bá thứ tư của Mật tông là sáng tác ra những danh từ tu chứng mà Phật chưa từng nói để lồng vào Hiển giáo, nói đó là sự tu chứng còn thắng diệu hơn cả Bồ Tát, hơn cả Phật của Hiển giáo để nhằm mê hoặc chúng sinh, ví dụ trên ba thân Phật họ còn sáng tạo thêm ngũ Pháp thân của Phật Mật tông.
Ngoài ra còn có ví dụ về việc sáng tác thêm trí tuệ thứ năm – Pháp giới Thể tính trí bên trên Tứ trí ở Phật địa, rồi nói trí tuệ của Phật Mật giáo còn cao siêu hơn cả Phật Hiển giáo – chứng hơn một trí tuệ. Thế nhưng, đó chỉ là vọng tưởng của những người như thượng sư của Mật tông, vì thể tính của Pháp giới chính là cội nguồi của Pháp giới – tức là thể tính của Thức thứ tám Như Lai Tạng, tất cả Pháp giới đều phải dựa vào Thức này để mà sinh, mà khởi, mà biến dị và đoạn diệt. Nay quan sát các thày Mật tông xưa nay đều không biết cũng không chứng được Tâm cội nguồn của Pháp giới, thế mà nói các tổ sư Mật tông của họ đã có người thành Phật đạo (ví dụ họ nói Liên Hoa Sinh là Phật Mật giáo...), đồng thời còn nói các tổ sư Mật tông vô trí như phàm phu kia là “Báo thân Phật” cao siêu hơn cả Phật Thích Ca của Hiển giáo, vọng ngôn rằng các tổ sư Mật tông là Phật cứu cánh đã chứng được cảnh giới của Báo thân Phật.
Thủ đoạn sáng tác ra các danh tướng chứng lượng mới để chụp lên chứng cảnh của Phật bên Hiển giáo như thế, từ thời Phật giáo ở Thiên Trúc đến nay đã sớm trở thành thủ pháp thường dùng của các thày Mật tông xưa nay. Như thế mà nói chứng lượng quả đức, cực kỳ tôn sùng bóng bảy, khiến cho người ta nghe được đã bất giác sinh lòng sùng kính, không dám hoài nghi chút nào, Mật tông vì thế mà càng ngày càng hưng thịnh.
Vì lý do gì mà những người học Hiển giáo lại không dám hoài nghi về Mật tông? Vì những lời lẽ như vậy đều là tội địa ngục đại vọng ngữ, người trong Hiển giáo không dám phạm phải dù chỉ là chút xíu; thế nhưng các thày Mật tông từ xưa đến nay là dám công khai nói ra, hơn nữa còn viết vào trong sách, nên người nghe người đọc không dám không tin: họ chắc chắn là có chứng lượng như vậy mới dám nói thế. Nếu không thì sau khi chết sẽ bị đọa vào địa ngục Vô Gián chịu nỗi thuần khổ cực nặng trong trường kiếp. Xưa nay họ không ngờ rằng đám thày trò Mật tông lại mê tín và vô tri đến mức độ như vậy, dám đem cả vô lượng đời tương lai ra làm thủ đoạn để đổi lấy danh văn lợi dưỡng.
Vì thế, việc này nếu không phải là người có Đạo chủng trí, đồng thời có tâm đại bi đại dũng, thương xót đông đảo chúng sinh học Phật mà nói ra ngọn ngành, thì ai dám hoài nghi các thày Mật tông lại dám tạo tội đại vọng ngữ nghiệp che lấp cả bầu trời? Cho nên, những người học Phật thông thường khi nghe các thày Mật tông nói Mật pháp “thù thắng”, vượt xa hơn cả Hiển giáo thì đều không dám có chút nghi ngờ. Cứ như thế mà hoằng truyền lấy ngoa truyền ngoa, càng tạo thêm phong khí học Mật ngày càng hưng thịnh. Khi người học Mật người đông thế mạnh, thì sẽ càng khiến cho không có ai dám hoài nghi về họ. Vì thế mà tà pháp của Mật tông liền có thể nhờ đó mà sáng tác thêm ra những quả vị danh tướng chứng lượng mới, đè đầu cưỡi cổ lên trên Hiển giáo, cứ thế mà tiếp tục truyền bá rộng rãi.
Cũng giống như việc Mật tông sáng tác thêm chứng lượng về Thức thứ chín, lấy đó để ngồi lên trên Hiển giáo: “...cái Phật phong là cái phong của Không Trí, không tạp nhiễm cái khí của phiền não. Các loại pháp tu khí sau này, không gì là không lấy Trí Khí phối với Không Định, để tăng trưởng tâm địa trí tuệ và quang minh, đồng thời khai mở các mạch trí tuệ, để mà thăng hoa hồng bạch Minh điểm (thăng hoa tinh khí dâm dịch của hai bên nam nữ làm tịnh phần). Minh ở đây là trí tuệ; Điểm tức là tinh hoa (tinh dịch). Sau đó lại qua việc tham phiền não thô nặng (tham phiền não trong việc mong cầu xuất tinh lúc cực khoái tình dục), lấy Trí để thẩm thấu, cho đến khi Thức thứ chín chuyển thành Ngũ trí: Năm thức đầu chuyển thành Thành sở tác trí, Thức thứ sáu chuyển thành Diệu quan sát trí, Thức thứ bảy chuyển thành Bình đẳng tính trí, Thức thứ tám chuyển thành Đại viên kính trí, Thức thứ chín chuyển thành Pháp giới thể tính trí” (34-76)
Nói như thế tức là có ý nói Phật của Mật giáo có thể chứng được Thức thứ chín rồi. Nhưng Phật của Hiển giáo tất cả đều chỉ có tám thức. Bất kể là vị Phật nào, bất kể lúc nào thị hiện ra cũng đều như thế. Trong Hiển giáo có lúc cũng nói về Thức thứ chín, Thức thứ mười, nhưng đều không phải là Thức thứ chín, Thức thứ mười thực sự, mà đều là dựa vào chứng lượng hiện hành của Phiền não chướng đã đoạn được mà đổi Thức thứ tám gọi là Thức thứ chín, nhưng nó vẫn là cái Thể của Thức thứ tám, chỉ có đổi cái tên mà thôi, chứ không hề có Thức thứ chín thật sự; Lại dựa vào việc đoạn trừ chủng tử Phiền não chướng sạch tận và đoạn trừ tùy miên Sở tri chướng sạch tận mà lập ra tên gọi Thức thứ tám là Thức thứ mười, nhưng nó vẫn là cái Thể của Thức thứ tám, chỉ có đổi mỗi cái tên mà thôi, chứ không hề có Thức thứ mười thật sự. Các thày Mật tông không hề biết chính lý này, vọng ngôn nói có cái thể của Thức thứ chín song song tồn tại với cái thể của Thức thứ tám, rồi từ cái sở chứng của Phật Mật tông, qua đó để nhận định rằng Phật Mật tông cao siêu hơn Phật Hiển giáo, kỳ thực chỉ là lời kẻ vọng thuyết mà thôi.
Dựa vào tà lý Thức thứ chín do vọng thuyết đó để phối hợp thành cái tên của Pháp giới thể tính trí, qua đó tự nâng cao mình hơn cả Hiển giáo, kỳ thực đều là hiểu sai hoàn toàn về nội dung Phật pháp. Với sự tu chứng Thức thứ chín mới được sáng tác đó mà nói Phật của Mật tông cao siêu hơn cả Phật của Hiển giáo, thật đúng là sai lầm trầm trọng đến cực điểm. Cái lý về Thức thứ tám, Thức thứ chín, Thức thứ mười, chi tiết xin xem trong cuốn “Chính pháp nhãn tạng – Hộ pháp tập”, ở đây không nhắc lại nữa.
Lượt xem trang: 0