Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Tiết 40: Mật tông hiểu sai về Niết Bàn vô dư
Sự hiểu sai về Niết Bàn của các thày Mật tông từ cổ chí kim đều chẳng khác gì pháp sư Ấn Thuận, hoàn toàn không biết cũng không chứng được chân nghĩa của Niết Bàn vô dư mà lại nêu ra các loại vọng tưởng. Thậm chí thượng sư Mật tông mạo danh Đa La Na Tha cũng có tà tư đối với Niết Bàn thế này:
“Nửa đêm mộng qua Thủ Long, cỏ mọc rất dày, Không Hành Mẫu như mây như vải, những người đẹp như Tây Thi, xấu như Vô Diệm, ác như La Sát, hình như cốt khô, già như da gà đều có đủ cả. Địa cơ cũng như hình người nữ, các Không hành đều an trú ở trên thân người nữ này. Địa cơ có đủ liên hoa, nhụy hoa, cây đàn hương. Trong liên hoa có vô lượng Dũng sĩ Không hành, đều tụ hội với nhau. Bốn phương bốn sông đang chảy lững lờ. Ngẩng nhìn lên trời, thì thấy khắp hư không là Hách Lỗ Hát, một mặt hai tay, chùy dựng đứng như vách núi, nhằm xuống người nữ địa cơ, mãnh liệt muốn thử. Những người nữ có diện mạo xấu nói: ‘Đả Na Lạp Đạt! Ngài định đổ hết huyết Dũng Phụ mẫu trong bình ư? Lẽ nào ngài không có lỗi gì ư?’. Những người đẹp khác thì phản bác lại rằng: ‘Ở đây không có lỗi lầm gì hết, sau này Mật bộ sẽ lấy đó làm câu quyết định, hôm nay người thành tựu viên mãn chỉ có một, hai người thôi. Sau này có vô lượng chúng, sẽ thú hướng đến cửa đại lạc này, dựa vào câu quyết định này, vô lượng ức chúng sẽ được sinh ở sát thổ (Phật thổ) có đủ liên hoa, tên Phật là Bạch Mã Ca Ba, nhất định là người đắc đại Bồ Đề quả, các người đừng ngăn trở’. Người chủ nữ trong đám người đẹp, tuổi chừng hai mươi, mặc áo màu lục, cùng ta kết ấn Bình đẳng (cùng ta hợp tu Song thân pháp). Chùy ta dựng đứng, nhập thẳng đến Tề luân nàng, nàng ấy cảm thấy cực kỳ khoái lạc. Lại ra sức hành, cuối cùng đạt đến Tâm luân nàng, nàng sướng như mê túy. Nàng nói: ‘Buổi gặp gỡ hôm nay, nhân duyên thật tuyệt diệu, thử quán hư không địa cơ, Bản tôn giao cấu, hữu tình trong Tam giới lưu chuyển (sinh tử) giao cấu bằng lậu xuất Minh điểm, còn giữa chư Phật và Bồ Tát thì giao cấu mà không lậu xuất Minh điểm, ở trong Niết Bàn tịch tĩnh. Tất thảy pháp thế xuất thế gian, chỉ có biểu thị bằng pháp giao như vậy. Anh khéo thể hội ý nghĩa này, mới có thể hành đạo này. Đời này cho đến đời sau, sẽ có 500 thê (vợ), 5000 tần; lại đến đời sau nữa, thê có 1 vạn; đời sau nữa, thê có 10 vạn’. Sau khi thọ ký như thế xong, lại hiển hiện giống như trước, như hồng (cầu vồng) quy không” (34-621~622).
Thượng sư Mật tông mạo danh Đả Na Lạp Đạt kia lại ngang nhiên cuồng ngôn vọng ngữ nói “(chư Phật Bồ Tát) giao cấu trong Niết Bàn tịch tĩnh”, hiểu sai về Niết Bàn nghiêm trọng đến mức độ như vậy, thế mà lại có thể nói rằng đó là pháp môn tu chứng Quả địa cao siêu hơn cả Hiển giáo, nói rằng đó là pháp môn tu chứng tức thân thành Phật, thật đúng là những kẻ hiểu sai nghiêm trọng nhất nhất về Phật pháp.
Phật Thế Tôn trong các kinh Tứ A Hàm đều nói: Niết Bàn tịch tĩnh là chỉ việc diệt tận pháp Thập bát giới, duy chỉ còn sót lại “Thức thứ tám” mà Thập bát giới duyên vào trước khi nhập Niết Bàn vô dư, nó không còn tiếp tục đi thụ sinh, gọi là Niết Bàn. Trong các kinh Duy Thức Chủng Trí của Tam chuyển pháp luân, Phật cũng nói rằng: Cái “Thức mà Danh Sắc duyên vào” hằng trụ trong cảnh giới “lìa kiến văn giác tri, lìa tư lượng làm chủ”.
Như vậy là đã có thể biết rằng, trong “cảnh giới” Niết Bàn, thực chất không hề có bất kỳ cảnh giới nào nữa: Không có cái tri, không có cái giác, không có cái tư lượng, không có cái làm chủ, không có lục căn, không có lục trần, không có lục thức, Uẩn Xứ Giới đều diệt tận, Thập bát giới và tất thảy pháp đều diệt tận không còn hiển hiện, không còn có chúng sinh tồn tại, không còn có “các loại Ngã – cái tôi” tồn tại, thì sao có thể nói là “giao cấu trong Niết Bàn tịch tĩnh”, nói “giữa chư Phật và Bồ Tát thì giao cấu mà không lậu xuất Minh điểm, ở trong Niết Bàn tịch tĩnh”? Nếu người nào muốn giả danh Đa La Na Tha để viết sách, thì ít nhất cũng nên tìm người có hiểu biết chút ít về Phật pháp mà ngụy tạo sách, thế mà lại dùng thượng sư hoàn toàn không hiểu gì về Phật pháp để giả mạo, chỗ nào cũng có sai lầm, khiến người ta cảm thấy tri kiến của các thượng sư Mật tông thô thiển đến mức không gì so sánh được nữa.
Việc phá hoại Phật pháp dưới thân xuất gia trong Phật giáo như thế, việc dùng lồng ghép các danh tướng Phật pháp, giả vờ hoằng dương Phật pháp để làm nhục chư Phật Bồ Tát như vậy, chẳng có gì hơn thế này nữa cả. Trong cuốn “Đả Na Lạp Đạt mật truyện (chi tiết xem 34-628)” do các thượng sư Mật tông mạo danh Đả Na Lạp Đạt ngụy tạo ra lại viết những lời lẽ điếm nhục Phật giáo, hạ nhục chư Phật Bồ Tát như vậy, còn hiểu sai về Niết Bàn nghiêm trọng đến bước đường này, tại sao các thày Mật tông lại có thể chấp nhận mà không hề bài bác? Lại còn coi đó là sách trân quý bậc nhất? Lẽ nào họ quả thực muốn tri kiến tà trái hoang đường của Mật tông lại được quảng truyền ở khắp thế giới ngày nay, và muốn tiêu diệt mãi mãi thánh giáo của Thích Ca Thế Tôn chúng ta ư?
Lượt xem trang: 0