Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Tiết 38: Vọng tưởng phát Bồ Đề tâm của Mật tông
Về vấn đề phát Bồ Đề tâm, Tông Khách Ba có khai thị vọng tưởng thế này: “Tiếp đến là dạy họ phát tất thảy du già tâm, dạy tụng ‘Ông tát phọc du già tức đương ô bạt đạt da mi’ phát Bồ Đề tâm. Man luận và tùy hành giả đều nói dạy đệ tử tụng chú này phát tâm, cực kỳ lành thay…Các thày trong Tạng có người chỉ tu năm bộ chùy màu trắng ở giữa tâm, có người tu đủ nguyệt luân và chùy. Lại có ‘kinh Thắng Cát Tường’ nói: ‘Do phát chút tâm này, thành Phật chắc không nghi, đừng xả Bồ Đề tâm, gọi là Kim Cương ấn’. Cuốn ‘Đại sớ’ giải thích nghĩa này rằng: ‘Không tính Kim Cương, là nói tu năm bộ Kim Cương ấn trên nguyệt luân, tụng là Để Xoa. Phát chút tâm này tức thì sẽ sinh ra huân tập không thoái chuyển, đồng đẳng với tất thảy Như Lai, cho nên cần hiểu rằng là Phật hiện tại’… ‘Kinh Thắng Cát Tường’ lại nói: ‘Do tụng qua câu này, không lìa tất thảy Như Lai, mãi mãi không thoái chuyển, hàng phục chư ma, biết rằng đại Bồ Tát này tức là Như Lai’. Ở đây nói về sự thắng lợi (thù thắng và lợi ích) của việc phát tâm này. ‘Đại sớ’ cũng nói rằng: ‘Do sức mạnh của việc phát tâm này không thoái chuyển, do quyết định đắc vô thượng Bồ Đề, ngang bằng với các Như Lai, nên biết rằng chính là Như Lai’… Về việc phát tâm này, luận sư Khánh Hỷ Tạng và Tịch Tĩnh cũng đều nói thông phát nguyện tâm và hành tâm liễu đạt tự tính Bồ Đề. Lấy nguyệt luân phối với phát tâm thế tục, cũng cực là lành thay! Nếu hiểu được nghĩa này, thì dùng phương tiện thiện xảo Mật chú, dạy cho quyết định đối với chủng tính Đại thừa, là thù thắng nhất. Cần khéo phân biệt, phát thắng nghĩa tâm về mặt chính kiến, và phát cầu nguyện thành Phật lợi ích cho tất thảy hữu tình, nay chính là Kim Cương hành ấn ở nguyệt luân” (21-327~329).
Việc phát Bồ Đề tâm là phát khởi quyết tâm chăm cầu Phật Bồ Đề, mới gọi là phát Bồ Đề tâm. Tông Khách Ba lại coi việc tụng chú là đã phát Bồ Đề tâm rồi, như thế là trái với ý chỉ của Phật. Mà Bồ Đề tâm thắng nghĩa là chỉ Thức thứ tám Như Lai Tạng mà tất thảy chúng sinh hữu tình vốn tự có đủ, đang hiện hữu vận hành, trong các kinh Bát Nhã, Phật gọi đó là Không tính, thế mà Tông Khách Ba lại nói rằng “Kim Cương trên nguyệt luân mà được quán tưởng trong tâm chính là bản thể của Không tính”, hiển nhiên là hiểu sai về nghĩa lý chân thực của Không tính rồi.
Việc phát Bồ Đề tâm mà Mật tông nói đều không dụng tâm trong việc chân cầu Phật đạo, mà lại là dụng tâm trong dâm lạc đọa vào cảnh giới thô nặng nhất trong Dục giới, song lại xảo biện là pháp tức thân thành Phật “Lạc Không song vận, Lạc Không bất nhị”. Thế nhưng thực tế là hoàn toàn trái ngược với chính lý về Không tính mà Phật dạy, cũng hoàn toàn trái ngược với chính lý về Niết Bàn mà Phật nói trong đạo Giải Thoát của Nhị thừa, cho nên phải gọi là chân phát tâm luân hồi mới đúng, chứ tuyệt đối không phải là chân phát Bồ Đề tâm.
Tông Khách Ba lại dạy hành giả Mật tông dựa vào tà thuyết của Khánh Hỷ Tạng, dụng tâm trên cảnh giới nguyệt luân quán tưởng, ngộ nhận rằng nguyệt luân do quán tưởng mà thành đó là Bồ Đề tâm thế tục, vọng phối với Kim Cương trên nguyệt luân quán tưởng, gọi đó là Bồ Đề tâm thắng nghĩa. Tri kiến của ông ta thô thiển đến như vậy, sao có thể được những người trong Hoàng giáo của Mật tông tôn sùng là bậc “Chí Tôn” được? Kỳ thực chỉ là phàm phu chưa hề nhập môn trong Phật pháp Tam thừa. Những người có trí tuệ sao có thể chấp nhận sự lừa dối bịp bợm này, mà tiếp tục tu pháp tu song thân và pháp quán tưởng do Tông Khách Ba của Hoàng giáo kia truyền bá? Cho nên, tất thảy những hành giả Mật tông có trí tuệ phải nên nhanh chóng tham cứu ý chỉ chân chính của việc phát Bồ Đề tâm trong Phật pháp Tam thừa, nhanh chóng tìm hiểu kỹ ý nghĩa chân chính của việc thực chứng Bồ Đề tâm thắng nghĩa trong Phật pháp Tam thừa, đừng tiếp tục bị tri kiến tà trái hoang đường của Mật tông mê hoặc nữa.
Lượt xem trang: 0