Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 30: Vọng tưởng về giải thoát của Mật tông

Các thày Mật tông từ xưa đến nay đều không biết, không chứng giải thoát, cũng không có đủ tri kiến giải thoát, cho nên mới sinh ra các loại vọng tưởng về đạo Giải Thoát. Sau đó, họ đem những vọng tưởng đó giải thích cho mọi người, tự coi đó là “hoằng dương Phật pháp, cứu độ chúng sinh”. Ví dụ Tông Khách Ba nói thế này: “Lại nói rằng: ‘Không vô biên vân vân, không chuyển ở tướng vô ngã; không khiển Ngã kiến bằng thứ đó, cho nên cũng làm cho lấy đó làm cái khổ của nhân. Lão bệnh tử do đa sinh này triển chuyển gọi là Khổ đế. Ngã kiến của khổ nhân, gọi là Tập đế. Đối trị của Tập là Man đà la luân, gọi là Đạo đế. Vì để cái khổ cuối cùng không sinh, tâm nối tiếp, chuyển y nhau, gọi là Diệt đế. Đó là thắng nghĩa ở trong này’. Cái này lần lượt nói rằng: Cái tâm ở Không vô biên xứ không thú hướng đến Vô ngã, tu tập thứ định đó, không tổn hại Ngã chấp, cho nên tuy tu nó, rốt cuộc không thể thoát khỏi Tam hữu. Cái tâm hành tướng đàn luân, thì phá Ngã chấp, chuyển ở Vô ngã, cho nên tu nó có thể điều khiển Ngã chấp. Lại thông đạt trí tuệ Vô ngã, từ việc hành tướng tướng vi môn, phá trừ Ngã chấp, cũng vì có đổ tâm hay không mà định” (21-495, 563).

Tông Khách Ba hiểu sai về đạo Giải Thoát nghiêm trọng đến như vậy, thế mà Hoàng giáo Mật tông lại phong cho ông ta là bậc Chí Tôn, thật hoang đường đến cùng cực. Vì sao nói vậy? Vì câu Tông Khách Ba nói “Không vô biên vân vân, không chuyển ở ‘tướng vô ngã’” là không hiểu gì về Phật pháp cả. Ở đây nói “chuyển ở tướng Vô ngã” chính là “Tâm giác tri Ngã”. Người “chuyển ở tướng Vô ngã” bằng Tâm giác tri chính là người vọng tưởng vô ngã, vọng tưởng đã đoạn được Ngã kiến, vì Tâm giác tri Ngã vẫn hiện tiền có mặt đủ, vì cái tri kiến cho rằng Tâm giác tri Ngã thường trụ bất hoại chính là Ngã kiến, mà Tông Khách Ba lại chủ trương Tâm giác tri Ý thức thường trụ bất hoại (chi tiết xem toàn bộ cuốn sách “Nhập trung luận thiện hiển mật ý sớ” do Tông Khách Ba viết).

Tu chứng trong đạo Giải Thoát là phải hiện tiền quan sát được Tâm giác tri tự ngã hư vọng, cũng hiện tiền quan sát “Tâm làm chủ - Ngã” hư vọng, nguyện khi xả thọ khiến cho tự ngã đoạn diệt, không có chấp trước đối với Ý căn tự ngã của Tâm tư lượng, sau khi xả thọ thì Thập bát giới đều diệt tận, chỉ còn lại duy nhất Thức thứ tám Như Lai Tạng lìa xa khỏi tính kiến văn giác tri và tính tư lượng tồn tại một mình, như thế mới là tu chứng của đạo Giải Thoát. Nay Tông Khách Ba dạy người ta “chuyển ở tướng Vô ngã (tác ý chỗ tướng Vô ngã)” bằng Tâm giác tri, chỉ là Tâm giác tri tự mình không tư lượng “Ngã”, không chấp trước “Ngã”, mà không chịu chấp nhận khiến mình đoạn diệt lúc xả thọ, chỉ để còn lại Thức thứ tám độc tồn, thì tức là muốn cho Tâm giác tri trụ mãi bất hoại, bất diệt, thì tức là rơi vào trong Ngã kiến và Ngã chấp, thế mà nói đã đoạn Ngã kiến, thì rõ ràng là những lời lẽ hư vọng của kẻ hiểu sai về đạo Giải Thoát rồi.

Vì sao vậy? Vì Phật nói Thập bát giới đều là hư vọng, Phật dạy người nào tu chứng đạo Giải Thoát và muốn thủ chứng Niết Bàn vô dư thì phải diệt tận Thập bát giới của mình, trong khi đó Tâm giác tri chính là Ý thức giới, còn Tâm làm chủ khắp nơi chính là Mạt na thức Ý căn, đều là pháp bao hàm trong pháp Thập bát giới. Bồ Tát chứng Niết Bàn này xong nhưng lại không thủ chứng Niết Bàn vô dư, mà khởi tâm đại bi, phát nguyện thụ sinh: Nguyện đời đời thường trụ ở nhân gian, tiếp tục tiến tu đạo Phật Bồ Đề và lợi ích chúng sinh, không thủ chứng Niết Bàn vô dư; lại truyền thụ cho chúng sinh chính lý về đạo Giải Thoát như vậy, khiến họ chứng được giải thoát và cũng không thủ chứng Niết Bàn, tiếp tục lợi lạc hữu tình. Vì thế, câu “chuyển ở tướng Vô ngã” mà Tông Khách Ba nói không phải là chính tu của đạo Giải Thoát, mà là “vọng tưởng cầu giải thoát của kẻ Ngã kiến”.

Lại nữa, tứ đại phái của Mật tông đều coi “Tâm giác tri trong Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận” là Chân Như ở Phật địa, cái “Chân Như ở Phật địa” như thế kỳ thực chính là Tâm giác tri, chính là cội nguồn của Ngã kiến. Rơi vào trong Ngã kiến như vậy mà nói đã đoạn Ngã kiến, đúng là kẻ đại vọng ngữ “chưa chứng nói chứng”. Câu Tông Khách Ba nói “Đối trị của Tập là Man đà la luân” cũng là hư vọng tưởng. Vì pháp quán tưởng Man đà la luân tuyệt đối không thể nào đoạn trừ được Ngã kiến, hoàn toàn không liên quan gì đến đoạn trừ Ngã kiến, thì sao có thể đoạn Tập đế?

Người đoạn trừ Ngã kiến phải dựa vào việc hiện quan sự hư vọng của “Tâm giác tri Ngã, Tâm tư lượng Ngã” thì mới có thể đoạn trừ, chứ không phải là nhờ vào quán tưởng Man đà la luân là có thể đoạn trừ được. Dù có quán tưởng Man đà la luân mãi không thôi, thậm chí trải qua hàng kiếp thì vẫn chỉ là Ngã kiến cho rằng Tâm giác tri còn mãi bất diệt, cho nên không thể nào đoạn được Ngã kiến. Như vậy, Tông Khách Ba nói: “Vì để cái khổ cuối cùng không sinh, tâm nối tiếp, chuyển y nhau, gọi là Diệt đế” tức là không đoạn “Tâm giác tri Ngã, Tâm tư lượng Ngã” – chỉ muốn để “Ngã” tiếp tục tồn tại mãi mãi. Như thế tức là kẻ có đầy đủ Ngã kiến và Ngã chấp, vậy mà nói suông rằng đó là Diệt đế, là giải thoát, đều là lời lẽ của kẻ hiểu sai hoàn toàn về đạo Giải Thoát cả.

Tông Khách Ba lại nói “Cái tâm hành tướng đàn luân, thì phá Ngã chấp, chuyển ở Vô ngã, cho nên tu nó có thể điều khiển Ngã chấp”, giống như đã phá ở trên, đều không phải là chính tu của đạo Giải Thoát, không phải là chính tu hành của Tứ thánh đế, vì vẫn là muốn “Tâm giác tri Ngã, Tâm tư lượng Ngã” thường trụ bất diệt, hiểu sai Tâm đó là Thức thứ tám Chân Như mà rơi vào trong Ngã kiến và Ngã chấp.

Những gì mà Nhượng Tưởng Đa Kiệt nói trong “Thậm thâm nội nghĩa” cũng hệt như vậy, hiểu sai nghiêm trọng về đạo Giải Thoát, hoàn toàn không có đủ tri kiến giải thoát, trái ngược nghiêm trọng với tri kiến giải thoát mà Phật tuyên thuyết, hoàn toàn tách rời đi ngược với chứng lượng giải thoát mà Phật đã truyền thụ. Ông ta nói rằng: “Mà bọn họ lấy đối cảnh để khởi phân biệt, phạm Bồ Đề tâm giới, cho nên sinh ra cái nhân của tất thảy phiền não. ‘Thời luân’ nói: ‘Tứ hỷ và tam thân như thế, Phật và hữu tình đều trong Minh điểm (đều trong tinh dịch Minh điểm vật chất), có thể đạt quả lạc bình đẳng. Cái nhân giải thoát đó, hành giả nên thủ hộ’. Lậu thất Bồ Đề ai giải thoát? (Người bị lậu rớt tinh dịch bạch Bồ Đề tâm ra ngoài có thể nói là ai được giải thoát?) Ngược lại sinh ra cái nhân lưu chuyển trong Tam hữu (người lậu rớt tinh dịch ra ngoài ngược lại còn sinh ra nhân chủng tử lưu chuyển trong Tam giới hữu), cho nên cần phải bảo vệ trân trọng cái lạc trong từng sát na (cho nên phải bảo vệ yêu quý cái lạc xúc sinh khởi trong từng sát na trong cực khoái tình dục ở Song thân pháp)…Lại nữa, phải biết Minh điểm tứ đại chủng (phải biết rõ tinh dịch chủng tử do tứ đại địa thủy hỏa phong tạo thành), trụ mà bất bình đẳng thì sinh bệnh (nếu sau khi nâng tịnh phần của nó lên, không thể phân bố bình đẳng trụ khắp toàn thân, thì sẽ sinh bệnh tật), cho nên sau khi nâng lên thì phải tán (cho nên, sau khi nâng tịnh phần tinh dịch lên thì phải phát tán khắp toàn thân), sau khi tán thì phải trụ ở vô duyên (sau khi phát tán khắp toàn thân, thì tâm không nên phan duyên bám víu vào các tịnh phần này), điều này rất quan trọng. Pháp thù thắng trong tán bố, tức là an trú trên bản lai thanh tịnh kiến, có thể thành Không Lạc tự giải thoát, đó chính là bản tịnh vô duyên, lìa tất thảy hý luận” (34-436, 553).

Hiểu sai về đạo Giải Thoát như thế mà lại xưng là “thậm thâm nội nghĩa” (ý nghĩa bên trong cực thâm sâu), thật là chưa từng thấy. Nên biết rằng trong các kinh Tam thừa, Phật đều nói Thức thứ tám Như Lai Tạng mới là cội nguồn của chúng sinh, mới là Bản Tế của Niết Bàn vô dư. Trong các kinh Duy Thức của Đại thừa, Phật cũng nói đi nói lại rằng: Tất thảy pháp hữu vi và pháp vô vi, kể cả Niết Bàn, Bát Nhã, Nhất thiết Chủng trí…đều phải dựa vào Như Lai Tạng mới có. Như Lai Tạng chính là Thức thứ tám A Lại Da mà tất thảy hữu tình vốn dĩ đều có, cho nên Tam thân, Tứ trí của Phật…đều là tất thảy pháp hữu vi vô lậu, tất thảy đại công đức, đều dựa vào Thức thứ tám này mà có – đều tàng chứa trong Thức thứ tám, chứ không phải như Mật tông nói “tàng chứa trong Minh điểm quán tưởng”, vì Thức thứ tám mới là cội nguồn của tất thảy vạn pháp, mà Minh điểm chỉ là pháp có được sau khi tu, nó chỉ là pháp có sinh có diệt, không quán tưởng là tự biến mất, trong ngũ vị như ngủ say chắc chắn cũng bị đoạn diệt, không phải là pháp biến nhất thiết thời đều có (có mọi lúc), không phải là pháp biến nhất thiết giới (có ở mọi giới), cũng không phải là pháp biến nhất thiết xứ (không có mặt ở Thập nhị xứ), cũng không phải là pháp biến nhất thiết thức (có trong mọi thức). Khi Minh điểm hiện khởi, nó vừa không phải là pháp có tứ biến như trên, lại là pháp có sinh có diệt, thì sao có thể nói nó là Lý Thể sở y của các pháp công đức như Tam thân, Tứ trí của chư Phật được? Tuyệt không thể có cái lý đó!

Mật tông với hư vọng tưởng như thế, mà nói người lậu rớt Minh điểm (xuất tinh) thì không đạt được giải thoát, nói “Minh điểm là nhân của giải thoát”, thật đúng là thứ vọng tưởng đến cùng cực. “Thậm thâm nội nghĩa” lại nói: Nếu lúc đạt cực khoái tình dục mà có thể nâng chiết Minh điểm vật chất (tinh dịch) lên trên, thì Minh điểm vật chất nâng lên lúc đó chính là tịnh phần. Sau khi nâng tịnh phần tinh dịch lên, nếu người nào có thể phát tán tịnh phần này lan tràn khắp toàn thân mà không chấp trước vào đó thì là “Không Lạc tự giải thoát”. Việc hiểu sai về đạo Giải Thoát như thế, gọi là “vọng tưởng giải thoát của phàm phu không đoạn Ngã kiến và Ngã chấp”, vì anh ta chấp định cho rằng “Tâm ý thức trong Lạc Không song vận, Lạc Không bất nhị là Tâm giải thoát” mà không biết Tâm giác tri này chính là “Thường bất hoại Ngã” mà thường kiến ngoại đạo vẫn bám chấp vào. Qua ví dụ thực tế này, có thể thấy rằng Mật tông hoàn toàn hiểu sai về đạo Giải Thoát, không từng thực chứng được đạo Giải Thoát. Các thày Mật tông không biết, không chứng giải thoát như thế mà nói là người đã thành Phật đạo, đã chứng giải thoát, đều đã trở thành những kẻ đại vọng ngữ. Người có trí tuệ hãy nên dựa vào chân chỉ lời Phật trong các kinh Tứ A Hàm để mà biện chính, xây dựng chính tri chính kiến cho mình, chớ có tiếp tục bị tà kiến của Mật tông kia làm cho mê hoặc mà gây ra các nghiệp địa ngục đại vọng ngữ.

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0