Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 16: Vọng tưởng về pháp quán tưởng trừ tội của Mật tông

Trong “Na Lạc lục pháp” có vọng tưởng nói quán tưởng có thể tiêu trừ được tội nghiệp: “Khi hành giả bế quan tu pháp khác, như rời chỗ ngồi đi ra ngoài, thì quán tưởng Kim cương Dũng Phụ ở trên đỉnh đầu, trong miệng chuyên niệm Bách tự minh. Sau đó về chỗ ngồi, thì quán tưởng Kim cương Dũng Phụ ở trên đỉnh đầu đã hòa nhập vào thân mình. Sau khi hòa nhập thì niệm chú khác. Kim cương Dũng Phụ ở trên đỉnh đầu tay cầm chùy và chuông kim cương màu trắng, ngồi trên đệm nguyệt luân của hoa sen màu trắng, hai tay giao nhau, ôm Kim cương Mạn mẫu. Hai thể phụ mẫu nghe hành giả niệm Bách tự minh, nhìn nhau đại lạc, rồi giáng hạ hồng bạch cam lộ, từ đỉnh đầu nhập vào thân, như mặt trời chiếu khắp đại địa, không chỗ nào không tới, không chỗ tối nào mà không sáng, tất thảy mọi tội nghiệp ma chướng biến thành khí đen, chui ra từ 7200 lỗ chân lông biến thành thân mình, tăng gấp bội mức bồi thường hoàn trả cho chủ nợ, như trên đã nói. Quán tưởng như vậy và niệm Bách tự minh nhiều lần, niệm xong thì cầu khấn rằng: ‘Con vì ngu muội, vô trí thức, phạm vào lời thề và gây tổn hại, khẩn cầu thượng sư cứu giúp, thánh tôn chúa tể Kim Cương Trì, có bản tính đại từ bi, chúng sinh chúa tể con quy y’. Kim cương Dũng Phụ nghe xong, hoan hỉ nói: ‘Thiện nam tử! Tội chướng và tất cả mọi tổn hại lời thề của con này đã tiêu trừ thanh tịnh’. Nói xong thì cùng Mạn mẫu nhập vào thân mình, thân khẩu ý của mình và thân khẩu ý của Kim cương Dũng Phụ trở nên không hai không khác. Sau đó đem thiện nghiệp của mình đều hồi hướng cho chúng sinh, rồi phát nguyện phổ độ tất cả chúng sinh” (62-31~32).

Pháp quán tưởng trừ tội chướng của Mật tông như vậy được phổ biến trong các đại phái, rất thường xuyên bắt gặp. Qua pháp quán tưởng Mật pháp này, cũng có thể thấy được rằng Mật tông từ đầu đến cuối đều lấy dâm lạc Song thân pháp làm tư tưởng nòng cốt của mình, cho nên pháp quán tưởng trừ tội cũng không tách rời khỏi Song thân pháp. Nhưng trong đoạn văn này có nói: Hành giả Mật tông muốn trừ tội chướng, phải quán tưởng trên đỉnh đầu mình có một Kim cương Dũng Phụ ngồi trên hoa sen màu trắng, cùng ôm nhau, hành dâm với Minh Phi. Vì hành giả Mật tông niệm Bách tự minh, cho nên Kim cương Dũng Phụ và Minh Phi nghe xong, tâm sinh hoan hỉ mà hành dâm sự, sinh ra đại lạc, rồi trút dâm dịch (Mật tông nói đó là cam lộ để quán đỉnh) chảy ra từ hạ thể hai người vào đỉnh môn của hành giả Mật tông, lan tràn khắp trong thân để “tẩy rửa” khí đen tội chướng trong thân. Khí đen tội chướng đó rời khỏi cơ thể, lại biến thành một cái thân khác của mình, để mặc cho oán gia trái chủ đánh giết, bồi thường gấp bội tội nợ đối với oán gia trái chủ. Thế nhưng quán tưởng như vậy rốt cuộc vẫn không thể nào hoàn trả được nợ nghiệp. Vì sao vậy? Vì các oán gia trái chủ chưa hề có được sự bồi thường và tiêu oán thông qua sự quán tưởng này, bởi sau khi quán tưởng, các tội nghiệp trong quá khứ vẫn còn tồn tại, chứ không hề mất đi tí nào.

Lại nữa, sau đó lại quán tưởng mình đến trước Kim cương Dũng Phụ sám hối, niệm Bách tự minh tiêu nghiệp…, rồi tiếp tục quán tưởng Kim cương Dũng Phụ đó và Minh Phi cùng hòa nhập vào trong thân mình, cho rằng thân mình như thế không có gì khác biệt so với Kim cương Dũng Phụ và Minh Phi. Đây cũng là một thứ vọng tưởng, vì Kim cương Dũng Phụ kia chỉ là pháp do tự mình tưởng tượng ra, vốn dĩ chỉ là “Nội tướng phần” do tự tâm Tàng thức của mình biến hiện ra mà thôi, chứ không phải là có Kim cương Dũng Phụ thật và Minh Phi thật đến tiêu trừ tội nghiệp của mình.

Giống như có người đói bụng cồn cào, nhiều ngày không được ăn, bèn quán tưởng từ không trung có các thiên thần đem thức ăn đến, cúng dường cho mình ăn no một bữa. Sau đó lại sai các thiên thần đó hòa nhập vào thân mình, nói rằng như thế là mình đã no căng rồi. Pháp quán tưởng trừ tội của Mật tông cũng như vậy, thuần chỉ là sự tưởng tượng hư vọng của kẻ ngu si, hoàn toàn không hề có thực nghĩa, vì cuối cùng vẫn không được ăn no thực sự. Pháp quán tưởng trừ tội đó của Mật tông cũng giống thế, rốt cuộc vẫn không được tiêu tội thực sự. Từ chính lý đó cho nên mới nói pháp quán tưởng này của Mật tông là “cái ảo tưởng của kẻ vọng tưởng”.

Người học Mật tông luôn mắc phải tội đại vọng tưởng, lấy giả làm thật – thường cho rằng quán việc gì đó thành tựu thì việc đó chắc chắn sẽ được thực hiện thành công, thật đúng là đại vọng tưởng. Người nào muốn trừ tội, bèn khởi tâm quán tưởng như thế, rồi nói tội nghiệp đã được thanh trừ. Thứ tà kiến vọng tưởng như thế đều được ghi chép đầy đủ trong các Mật tục như “Đại Nhật kinh”, “Kim Cương Đỉnh kinh”…, nhiều không kể xiết, chỗ nào cũng thấy. Phàm những chuyện như thế đều là hư vọng tưởng, không phải là Phật pháp thật sự, vì không hề tương ứng với hai đạo chủ yếu của Phật pháp, không phải là kim ngôn mà Phật thuyết. Những người có trí tuệ hãy soi xét.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0