Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 6: Hiểu sai về Tứ duyên của Mật tông

Tứ duyên mà Mật tông nói ở đây cũng trái với lời Phật dạy, hoàn toàn là dụng tâm trên pháp thường kiến ngoại đạo của Mật tông. Ví dụ trong cuốn “Đại thủ ấn giáo thụ quyết vi” có nói rằng: “Luận rằng: Cái Tứ duyên tu tập Đại thủ ấn, liễu đạt luân hồi khổ, quyết tâm xuất ly, chuyên tu đại ấn làm nhân duyên (1). Thượng sư có thể gia trì cho hành giả, dạy cho anh ta biết được kinh nghiệm của bản thân thày, có thể khiến cho hành giả khai ngộ, cho nên tu tập tăng thượng duyên của đại ấn (2). Hành giả liễu đạt tất thảy vô minh, phân biệt, phiền não…đều là Pháp thân, có thể giữ lấy làm đạo tu tập đại ấn, đó gọi là duyên duyên (3). Hành trì tất cả, không lìa khỏi tất cả những thứ hiển hiện trên Pháp thân này, còn đại ấn không có chỗ dựa, không có bảo hộ này, tất cả những gì thực hiện, bất cứ thời gian nào cũng không tương ứng, đó là đẳng vô gián duyên (4). Tất thảy Tứ duyên đều lấy sự gia trì của thượng sư làm chủ duyên. Còn Thượng sư căn bản, tức là vị thượng sư có thể giúp cho hành giả đốn kiến Minh thể. Thượng sư Kim Cương là chỉ người được cái duyên câu sinh có thể cảm chiêu, dẫn đến thày trò đồng thể, mãi mãi không phân ly, như Kim Cương kia, không bị cái khác phá hoại. Còn cái gọi là Du già (yoga) chính là lấy bản thể Pháp giới, thượng sư gia trì và đệ tử vì được gia trì mà thấy Minh thể, ba thứ vốn dĩ đồng thể, vốn dĩ tương ứng, cho nên gọi là Du già. Đó chính là nghĩa lý của việc tu thượng sư tương ứng pháp mà được thông đại ấn” (34-843).

Nên biết rằng cái Tứ duyên này chính là pháp tương ứng bên trong Bát thức Tâm vương nói ở trong Nhất thiết Chủng trí, không liên quan gì đến ngoại pháp. Nay Mật tông đem Tứ duyên này nói thành Tứ duyên tu học Lạc Không song vận Đại thủ ấn giữa thượng sư và đệ tử, thật đúng là những lời lẽ điên đảo, chẳng ra làm sao. Vì sao vậy? Vì tứ duyên này là Tâm hành hiển hiện giữa Bát thức Tâm vương, chẳng có dính dáng gì đến quan hệ giữa thượng sư và đệ tử cả. Mật tông lại nói Tứ duyên này lấy sự gia trì của thượng sư làm chủ duyên…, thật đúng là những lời lẽ dẫn dắt sai lầm cho chúng sinh. Việc lấy ngoại đạo pháp thay thế cho chính pháp của Phật như thế chính là một thủ đoạn thường dùng của Mật giáo vậy.

Lại nữa, câu “thày trò đồng thể, mãi mãi không phân ly, như Kim Cương kia” của Mật tông mắc sai lầm lớn: Như thế có nghĩa là bản thể sinh mệnh của chúng sinh hữu tình và (bản thể) trước khi tu học Phật pháp đã từng bị chia cắt, nay vì tu học Mật pháp nên mới khôi phục thành “thày trò đồng thể”, mới cho rằng Báo thân Phật chính là tượng song thân ôm nhau với “Mẫu Phật”, thì sau khi đệ tử và thượng sư hợp tu Song thân pháp, linh thể của anh ta vì giao hợp với thượng sư nên mới thành một Minh thể pháp giới, cho nên mới cần phải đem Minh thể của mình chui qua hạ thể để vận nhập vào trong thân của thượng sư khác giới, kết hợp với thượng sư để hoàn thành sự tu chứng Song thân pháp, sau này khi thành Phật sẽ mãi mãi không phân ly với thượng sư khác giới, như hình dạng Kim Cương tát đỏa kia cùng Phật Mẫu ôm nhau giao hợp thụ lạc để mãi mãi không chia lìa. Nếu quả thực là như thế, thì nghĩa là Minh thể pháp giới là thứ có thể chia cắt, sau này cũng có thể hợp nhất thành một, mãi mãi không phân ly như Kim Cương kia. Nhưng thứ tà kiến này lại khác xa với những gì Phật nói, thì sao có thể nói đó là pháp môn tu hành của Phật giáo được? Thượng sư Mật tông thì lại viện vào lý do này để khuyến khích đệ tử khác giới thường xuyên giao hợp với mình, để cầu mong thành tựu “Phật đạo”.

Lại nữa, trong cuốn “Thậm thâm nội nghĩa”, Nhượng Tưởng Đa Kiệt nói:

“Về Tứ duyên, tụng nói rằng: Ở chỗ A Lại Da tập khí đó, nhân duyên đều tập nhiếp ở đây, giữa hiển hiện tăng thượng duyên. Do nhãn căn đạt đến chỗ thức, cái duyên duyên là sắc trần, hiển hiện trong cảnh nên hiểu rõ. Còn cái gọi là vô gián duyên, từng cái diệt rồi sinh không ngừng, ý thức thứ sáu thường hiện khởi.

Thứ nhất, các tập khí nhân duyên đều tập nhiếp ở A Lại Da thức, tất thảy chủng tử thuật giảng trước đây đều có nhân duyên ở chỗ này, nếu không có cái này thì không có nhân duyên. Nhân của tất thảy hữu tình khác cũng giống như ví dụ này vậy. Như “Nhiếp Đại thừa luận” nói: ‘A Lại Da thức, như dương diệm[1], như ảo, như ế (màng mắt-bệnh vảy mắt)”. Cho nên, nếu không có thức này nhận trì, thì các Nhân điên đảo (của) chủng tử phân biệt phi chính đều không có đâu. Tất phải có A Lại Da thức, như đã nói ở trên.

Thứ hai, nói về tăng thượng duyên, tụng rằng: hiển hiện tăng thượng duyên ở bên trong, do các căn như nhãn căn đạt đến thức. Cái tăng thượng duyên có từ lục thức, ở giữa hiển hiện ngũ căn và thức căn: Nhãn căn như quả nho, tai như lá non cuộn lại, mũi như hai vuốt rủ, lưỡi như vành trăng non, thân như cái trống thắt eo, đều là tịnh sắc căn. Cái gọi là sắc, được sinh ra từ cái nhân tứ đại, cái tịnh và thức liên quan đến nhau, lại rất rõ rệt, vì nội chủng tử thành công năng và tương liên, do A Lại Da thức nhiếp trì, hiển hiện cái nghĩa lý của ngũ căn không trái ngược. Về Ý căn, nó sinh diệt trong A Lại Da thức không ngừng nghỉ, lại nhiếp trì không ngừng lục thức, còn có cách gọi khác là Ý giới. Lại có công năng của Thức thứ tám phân ra, có thể khai mở cửa sinh Ý thức, là thuộc về loại xứ. Cái gọi là pháp xứ, có pháp xứ hữu vi và pháp xứ vô vi, từ ý và pháp đó, tức sinh ra duyên khởi từ trong tâm và cảnh.

Thứ ba, cái duyên duyên tức là sắc…, trong cảnh hiển hiện sắc thanh hương vị xúc, pháp hữu vi và pháp vô vi cũng là nó. Cái sắc là do tứ đại chủng hoặc đại chủng tạo ra, phàm những hành cảnh của mắt, chính là hiển sắc, hình sắc. Thanh âm là hành cảnh của tai, sinh ra từ chấp thụ và vô chấp thụ chủng. Cái hương là hành cảnh của mũi, gồm hương thơm, mùi thối và các mùi khác. Cái vị là hành cảnh của lưỡi, gồm sáu vị. Cái xúc là hành cảnh của thân, như nặng nhẹ, mềm thô, hàn nhiệt, đói khát. Về pháp, gồm pháp hữu vi và pháp có lúc hiển hiện, sinh ra từ hữu biểu. Pháp sở thủ, pháp tự tại viên mãn, pháp biến kế, thụ tưởng tư vân vân. Còn về pháp vô vi là chỉ lục diệt và Không Chân Như, tên khác của chúng có tám loại. Lược nhiếp đến, thì là tất cả cảnh được liễu tri (hiểu biết).

Thứ tư, về đẳng vô gián duyên, tụng nói rằng: từng cái diệt rồi sinh không ngừng. Bộ sai biệt Thanh văn thừa cho là lục thức, sau khi từng cái diệt, nó là cái duyên vô gián, tuy nhiên nó không nhất định lấy diệt làm duyên. “Giải thâm mật kinh” nói: Sáu thức đầu diệt rồi. Cái Ý giới này và vô gián ý nói là một, từ đây truyền Thức thứ tám vô gián ý, trong tất cả tám thức, như sóng và nước, dựa vào A Lại Da thức mà dao động, sinh ra vô gián duyên, như đã thuật ở trên. Cái duyên sáu thức đầu, nếu sinh ra một thứ, thì vô gián duyên cũng sinh ra một thứ; nếu sinh ra nhiều thì cũng sinh nhiều, giống như số lượt đó. Cái sự diệt của nó, là chỉ khi sáu thức đầu diệt, làm vô gián hậu duyên nối sát nhau, cho nên gọi là vô gián. Cho nên nói nó sinh ra vô gián (không ngừng nghỉ gián đoạn), cũng không trái ngược nhau. Tam thập tụng nói: Ngũ và căn bản thức, ngũ thức sinh ra thế nào, cùng sinh hoặc không sinh với thức. Căn bản thức là A Lại Da thức, ngũ thức và tam duyên sinh ra đầy đủ với nhau, cái lý cùng sinh với thức nói ở đây tức là Thức thứ tám này, cũng được coi là tăng thượng duyên đó, cho nên sau khi vô gián ý sinh ra, thì có căn trần thức, thuyết này hoặc phi chính lý. Ý thức thứ sáu sinh ra thế nào? Tam thập tụng nói: ‘Cái sinh ra Ý thức, là dựa vào Căn bản thức, ngũ thức tùy duyên hiển hiện, hoặc có đầy đủ hoặc không có đầy đủ. Ý thức thường hiện khởi, ngoại trừ việc sinh lên Vô Tưởng thiên và hai định vô tâm, ngủ say và ngất xỉu’. Như trên đã nói: thức thứ sáu trong Ngũ thức tạm thời nhiếp ở A Lại Da thức, cho nên không hiển hiện, còn lại tất cả mọi lúc đều sinh ra. Ý thức thứ sáu mà bài tụng nói chính là chỉ thức này. Ý thức thứ sáu cũng có vô gián, dựa vào đẳng vô gián ý trong A Lại Da thức mà phân ra. Hoặc có thể nói Ý thức thứ sáu phân ra thì đồng với Ý thức thứ sáu. Sáu thức đầu nếu đứng về mặt quả vị mà nói, thì sinh ra cùng tam duyên có thể phù hợp với chính lý, như “Du già sư địa luận” nói: cái Tứ duyên là nói về nhân duyên, là do tâm sinh ra. Nếu nói về mặt thắng nghĩa, thì tất thảy khởi sinh từ duyên, thành lập mọi thuyết về nó, đều vậy mà thôi. Dẫn chứng như thế, rất nhiều nên dừng lại ở đây. Trên đây là hết phần giải thích về nhân duyên” (34-348~350) cũng như (46-28~30).

Giải thích về Tứ duyên như thế, chỗ nào cũng trái ngược với lời Phật dạy trong Tứ A Hàm, cũng trái ngược với ý Phật trong các kinh Đại thừa, đồng thời cũng trái ngược với ý chỉ trong các cuốn luận của chư Bồ Tát, không thể nêu ra từng cái một, nay chỉ tạm nêu ra những sai lầm lớn để nói thôi.

Về câu nói “Như ‘Nhiếp Đại thừa luận’ nói: ‘A Lại Da thức, như dương diệm, như ảo, như ế’” dẫn trong “Thậm thâm nội nghĩa” của Mật tông, nhưng trên thực tế thì trong “Nhiếp Đại thừa luận” không hề có câu này, mà chỉ có một câu tương tự: “Lại có thí dụ tướng: là nói A Lại Da thức, lấy ảo, diệm, mộng, ế làm ví dụ. Cái này nếu không có, vì từ chủng tử biến kế bất thực, cho nên điên đảo duyên tướng sẽ không đắc thành”. Ý là nói: A Lại Da thức có tàng chứa chính lý về chủng tử, lại có ví dụ tướng: là nói thể tính chủng tử được tàng chứa trong A Lại Da thức này, cho nên lấy các sự ảo hóa, dương diệm, mộng cảnh, như ế của Uẩn Xứ Giới làm ví dụ hình dung. A Lại Da thức này nếu không có, thì cái hiện tượng duyên tướng điên đảo (chấp trước rằng Uẩn Xứ Giới là thực có – ví dụ như cái tướng phan duyên điên đảo của Tông Khách Ba chấp trước Ý thức là thường trụ bất hoại ) từ chủng tử biến kế chấp bất thực mà sinh ra và những ngôn thuyết đều không thể được thành lập. Cho nên cái đạo lý trong câu “A Lại Da thức, lấy ảo, diệm, mộng, ế làm ví dụ” của “Nhiếp Đại thừa luận” là nói A Lại Da thức có thật, chứ không phải như Tông Khách Ba nói rằng: “A Lại Da thức, như dương diệm, như ảo, như ế”. Các thượng sư Mật tông không hiểu chân nghĩa, vọng ngôn giải thích, sinh ra hiểu lầm, lại còn viết luận di họa hiểu sai cho người đời sau, thật không nên chút nào.

Lại nữa, trong nội dung của “Nhiếp Đại thừa luận”, chỗ nào cũng chứng thực về cái lý “thực sự tồn tại A Lại Da thức”, chỗ nào cũng chứng minh cội nguồn của tất thảy pháp đều là A Lại Da thức: pháp thế xuất thế gian đều dựa vào A Lại Da thức này mà được sinh ra. Nếu không có A Lại Da thức này thì không thể có tất thảy pháp thế xuất thế gian. Nay Mật tông không chứng được A Lại Da thức, lại còn phủ định sự tồn tại của nó, hiểu sai nghĩa lý của nó mà xuyên tạc rằng: “Cho nên, nếu không có thức này nhận trì, thì các Nhân điên đảo (của) chủng tử phân biệt phi chính đều không có đâu”, tức là phủ định A Lại Da thức, vọng cho rằng: “Nếu không chấp, không chứng A Lại Da thức, nếu A Lại Da thức không nhận trì chư pháp, thì ‘tất thảy nhân điên đảo của chủng tử phân biệt tà’ sẽ bị biến mất”. Mật tông cố ý khuất giải ý nghĩa cuốn luận để khớp với ý mình như vậy, pháp sư Ấn Thuận cũng như vậy, cố ý xuyên tạc văn ý của “Nhiếp Đại thừa luận”, nói lộn rằng luận ý chủ trương không có A Lại Da thức, như thế là hoàn toàn trái ngược với luận ý. Hành vi đó là cùng một giuộc với các thày Mật tông, thực không phải là hành vi của người thành thật. Nói như thế sao có thể gọi là Phật pháp được? Những chỗ hiểu sai, trích dẫn sai trong đoạn văn trên của “Thậm thâm nội nghĩa” cực nhiều, vì chương tiết có hạn nên không thể nêu ra từng cái được. Người có trí tuệ sẽ tự hiểu được.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: Dương diệm là như sức nóng mặt trời hiện trên mặt đất (đặc biệt là đường nhựa, sa mạc), nhìn từ xa thấy nó ảo hiện, không thật.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0