Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Tiết 4: Vọng tưởng về tu chứng quả Báo thân viên mãn
Các thượng sư phái Tát Già vọng tưởng muốn dựa vào quán đỉnh để có thể chứng được quả Báo thân viên mãn từ Thất địa đến Thập địa: ““Đệ nhị tông thú”: (Bảng tóm tắt: Lược bỏ không trích). Nay dạy Tứ địa (Thất địa đến Thập địa) trong Mật quán: …Nghiệm tướng Chân Như: Nay dạy công đức nghiệm tướng Chân Như thăng hiện ở tâm, tụng rằng: ‘Từ Thất địa trở lên, là Ấn tứ luân’. Cái ‘Ấn tứ luân’ ở đây là: Tề - Hóa thân luân Nghiệp ấn; Tâm – Pháp thân luân Pháp ấn; Hầu – Thọ dụng luân Đại ấn; Đỉnh – Đại lạc luân Tam muội da ấn. Tụng rằng: ‘năng động Báo thân Tịnh độ mạt đà số đẳng’. Ý là: Bảy nhóm trăm công đức có thể động trăm Tịnh độ của Hóa thân ở dưới Lục địa; vì có Lục địa, nên dùng (các con số) Lục địa là trăm, ngàn, vạn, lạc xoa, a để lạc xoa, câu đê để suy ra. Với Tịnh độ của Báo thân Phật này, ở Thất địa là con số động thất mạt đà. Như vậy, ở Bát địa là số thất a do (dữu) đa, ở Cửu địa là số thất ma ha a do đa, ở Thập địa là số a do đa. Cần phải dựa vào đó mà suy ra (mười trăm là một ngàn, mười ngàn là một vạn, mười vạn là một Lạc xoa, mười Lạc xoa là một A để lạc xoa, mười A để lạc xoa là một Câu đê, mười Câu đê là một Mạt đà, mười Mạt đà là một A do đa, mười A do đa là một Ma ha do đa, mười Ma ha do đa là một Na do đa, mười Na do đa là một Ma ha na do đa, mười Ma ha na do đa là một Ba do đa)…Trong sáu luân rưỡi, làm thế nào để lập Tịnh độ tứ thân? Ở ba luân Mật, Tề, Tâm lập Tịnh độ Hóa thân; ở hai luân Hầu, Mi gian (giữa mày) lập Tịnh độ Báo thân; ở chỗ Đỉnh luân lập Tịnh độ Pháp thân; ở chỗ bán luân Đỉnh kế lập Tịnh độ Thể thân. Trong 32 mạch kết ở Trung mạch, làm thế nào lập Tịnh độ? Khai mở 16 mạch kết là 6 Hóa thân; mở 12 mạch kết lập Báo thân; mở ba kết rưỡi lập Pháp thân; mở nửa kết Đỉnh kế lập Tịnh độ Thể tính thân. Trong tứ đàn thành, làm thế nào lập Tịnh độ? Đàn thành thân mạch lập Tịnh độ Hóa thân; Đàn thành tự bà già lập Tịnh độ Báo thân; Đàn thành Bồ Đề tâm tịnh phần lập Tịnh độ Pháp thân; Đàn thành Tạng trí khí lập Tịnh độ Thể tính thân. Trong Hiện phần thanh tịnh – Trí sở hành cảnh làm thế nào hiển hiện Tịnh độ? Tổng quát là: Tịnh độ của một Chuyển luân vương là Tứ châu, một trăm câu đê Tứ châu là một Tịnh độ Hóa thân, một trăm câu đê Tịnh độ Hóa thân là một Tịnh độ Báo thân, một trăm câu đê Tịnh độ Báo thân là một Tịnh độ Pháp thân. Tịnh độ của cả ba thân đó là một Cụ lượng, Tịnh độ Thể thân của nó là Niết Bàn vô dư Bình Đẳng Tính, cũng có nghĩa là “Phật và hữu tình đồng nhất nối tiếp”. Nội nghiệm tướng thăng hiện Khí, thì tụng rằng: ‘Nội nghiệm tướng khí chỉ thập chỉ’, nghĩa là (đoạn văn này quá rườm rà nên lược bỏ). Ngoại nghiệm tướng thăng hiện Minh điểm, tụng rằng: ‘Ngoại nghiệm tướng Hầu, Mi gian Minh điểm cố’, nghĩa là: Trong hai luân đó, qua việc khai mở 12 mạch kết trong Trung mạch khiến cho Giới tịnh phần kiên cố bất động. Tổng kết lại (quả), tụng rằng: ‘Tu đạo Thập địa’, nghĩa là: quy kết. Dựa theo giáo môn mà lập các tên gọi Địa viễn hành thứ bảy, Bất động địa thứ tám, Thiện huệ địa thứ chín, Pháp vân địa thứ mười (Bốn địa này gọi là Quả Báo thân viên mãn: “Tông thú và quả, Cứu tông thú và Báo thân viên mãn tùy ý vận thành thành tựu quả của nó sẽ thuật ở phần Quả, ở đây tạm dừng.” 61-269)” (61-540~554)
Theo dẫn chứng trên thì phái Tát Già cho rằng: “Thông qua việc thụ quán đỉnh bí mật của thượng sư mà biết được phương pháp tu hành của Câu sinh hỷ dâm lạc. Lại cùng thượng sư khác giới hợp tu Song thân pháp này mà thực chứng được Câu sinh hỷ, có thể chứng được quả vị Phật giáo từ Thất địa đến Đẳng Giác địa”. Thế nhưng, Đẳng Giác Bồ Tát của Mật tông dù hoàn thành việc tu chứng như thế xong, kỳ thực hoàn toàn vẫn không biết gì về Như Lai Tạng mà Bồ Tát Thất trụ vị thuộc Hiền vị bên Hiển giáo chứng được, cho nên không thể chứng được Tổng tướng trí của Bát Nhã – Vô sinh nhẫn của Đại thừa; cũng hoàn toàn không biết được Đạo chủng trí của các Bồ Tát ở chư địa – Vô sinh pháp nhẫn của Đại thừa. Tri kiến phàm phu như thế, mà lại muốn chứng pháp nghĩa Phật giáo chân chính bằng sự tu chứng của cảnh giới bất tịnh dâm lạc ở thế gian thuộc Dục giới, đem hư vọng tưởng của hành môn ngoại đạo để thoán vị Phật giáo chính thống, khách cướp vị chủ, khiến cho Phật giáo chân chính bị diệt vong trong vô hình. Những người học có trí nghe được điều này, lại thấy dẫn chứng xác thực, thì sao còn phải nghi ngờ?
Hành môn và quả chứng ngoại đạo vọng tưởng của Mật tông như thế mà lại giải thích bằng các ngôn từ khéo léo, cùng nhau tôn cao lên thành chứng lượng trong Phật pháp, khiến cho người ta hiểu nhầm rằng các thày Mật tông thực sự có chứng đức về mặt Phật pháp, làm đại chúng tin tưởng không nghi ngờ, quả thật là những kẻ giỏi nghề đảo lộn trắng đen, khéo biết tuyên truyền. Ví dụ “Mật Lặc Nhật Ba đại sư toàn tập” viết: “..Vì sự kiện này mà danh tiếng của Tôn giả lan ra khắp nơi ở Nepal, trở thành nhân vật nhà nhà đều biết đến. Lúc này, quốc vương ở vùng Da Ung Hòa Khả Khổng sau khi nghe được sự tích về Tôn giả, đã sinh lòng kính tín đối với Tôn giả, ngưỡng mộ không ngớt. Một hôm, Thánh Cứu Độ Mẫu bỗng nhiên hiện thân nói với quốc vương rằng: ‘Trong quốc khố của ngài có hai đồ vật: một là vải vóc sản xuất ở Ca Tây Ca, vật kia là thuốc vạn linh A Nhũ Nhạ. Ngài nên đem hai vật này đến tặng cho một vị đại Du già sĩ ở Tây Tạng, ông ấy đã chứng được đại Bồ Tát quả Thập địa, hiện nay đang trú ở trong động núi Ni Hương Cổ Đả vùng núi phía bắc biên giới Nepal. Ngài đem hai vật này đến cúng dường vị ấy, sau này sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng…’” (4-2-312)
Thế nhưng, tôi tham cứu “chứng lượng Thập địa” của Mật Lặc Nhật Ba, phát hiện ra rằng Như Lai Tạng mà Mật Lặc Nhật Ba chứng được chỉ là Tâm ý thức mà thường kiến ngoại đạo vẫn nhận định là thường trụ bất hoại mà thôi. Tôi đã nêu vấn đề này ra trong hai cuốn sách bình công án “Tông môn chính đạo” và “Tông môn huyết mạch”, chứng cứ rất xác đáng. Như vậy, việc mà Mật tông thiện nghệ nhất chính là đem các danh tướng quả vị (danh từ quả vị) ở chư địa và Phật địa lồng ghép vào trong hành môn dâm lạc ở Dục giới mà bọn họ học từ pháp ngoại đạo, động tí là nói tu chứng của họ đã đạt đến cảnh giới các địa của thánh vị trong Phật giáo, thậm chí còn đẩy cao lên đến chứng cảnh ở Phật địa. Kỳ thực, đó đều là hư danh, là cuồng ngôn vọng tưởng hoàn toàn không chút thực chất gì cả.
Phái Tát Già đã thế, Tông Khách Ba của Hoàng giáo được gọi là phái cải cách cũng như vậy, vọng ngôn nói Mật quán có thể khiến cho người ta chứng được Hoan Hỉ địa cho đến Tam địa: “Tam muội da chân thực ở Tự tính tam địa có thể dần chứng Cực Hỷ địa…” (21-418~419). Ngó qua hành môn mà ông ta nói là Tam muội da chân thực thì chỉ là sự tu chứng hỷ lạc dâm hành của pháp tu song thân. Pháp vương Tông Khách Ba của Hoàng giáo phái cải cách vọng tưởng như thế, suy đến thực chất tu chứng quả vị chư địa của các phái khác của Mật tông cũng đều rơi vào vọng tưởng cả, đều không gì ngoài việc lấy pháp ngoại đạo hợp tu song thân đó lừa đảo thành chính tu của Phật pháp. Từ các chứng cứ như thế, có thể thấy Mật tông tuyệt đối không phải là Phật giáo thực sự, cái gọi là “pháp môn thắng diệu tu hành quả địa” của bọn họ tất thảy đều là pháp vọng tưởng như thế cả, sao có thể tin nó, tu nó được?
Lại nữa, phái Tát Già vọng tưởng muốn chứng được quả Pháp thân Đẳng giác, Diệu giác (Mật tông gọi là Vô Dụ địa thứ 11, Đại Trí địa thứ 12) bằng đạo Huệ quán:
“Cuốn “Đệ tam tông thú”:…nay dạy nhị địa trong Huệ quán (Địa 11 và Địa 12)… (đoạn văn này nói: Viễn nhân, cận nhân trong Nhân và duyên khởi nội ngoại đều là quán tưởng đàn thành, Minh điểm, mạch tướng…, vì quá dài nên không trích dẫn ra). Tụng rằng: ‘Thấy tịnh phần của tịnh phần của Thủ ấn nữ’, nghĩa là ở chỗ các mạch của Phật Mẫu, Giới tịnh phần của vị ấy (tại nơi tịnh phần dâm dịch của Minh Phi) có thể vô sở đắc. Sau khi từ nhìn thấy đến thực hành duyên khởi bí mật (tức là Lạc Không bất nhị trong hợp tu Song thân pháp), thấy được cái sở hiện của giác thụ ngoại cảnh, liền sinh ra ngũ thần thông không hề có chướng ngại. Lại nữa, nếu thấy tịnh phần tập trung ở Nhãn môn, thì sinh Nhãn thông; tụ tập ở Nhĩ môn thì sinh Nhĩ thông; Nếu thấy tập hợp ở giữa Tâm thì lúc chết đắc Thiên thức pháp, lúc sống thì được Tha tâm thông; Nếu thấy tụ tập ở tất cả các mạch xứ như Đỉnh kế thì đắc thần thông thần biến mà không có chướng ngại. Trong bản tụng nói: ‘Nếu tịnh phần đến chữ Mạch thì sinh thần biến mà vô ngại’, nghĩa là có thể biến hóa các loại mạch giới của mình, nếu ở đây dẫn dắt tịnh phần của Thủ ấn (tịnh phần dâm dịch của Minh Phi) thì sinh ra thần biến các loại màu sắc ngoại cảnh mà không có chướng ngại…
Nội nghiệm tướng: Nội nghiệm tướng thăng hiện khí, thì tụng rằng: ‘Nội nghiệm tướng khí dừng 12 chỉ’, nghĩa là ngoài 12 chỉ (đốt ngón tay), trong 12 chỉ (đốt ngón tay), tổng cộng 24 chỉ. Con số đó cũng có 12 nhóm 1800 hơi thở dừng ở Trung mạch, nhằm để ngăn chặn tất cả trong khoảng ‘vô minh’ đến ‘lão tử’ trong Thập nhị nhân duyên.
Ngoại nghiệm tướng: Ngoại nghiệm tướng thăng hiện Minh điểm, thì tụng rằng: ‘Ngoại nghiệm tướng đến Đỉnh môn Minh điểm tận cố’, nghĩa là ở Đỉnh luân, từ việc mở 4 mạch kết trong Trung mạch đến Giới tịnh phần kiên cố bất thoái. Quy kết, tụng rằng: ‘Địa thứ 12’, nghĩa là Vô Dụ địa thứ 11 và Huệ Cảnh địa thứ 12 (Phật địa. Chú thích gốc: hoặc gọi là Đại Trí) ẩn giấu nghĩa, là quy kết”. (61-555~567)
Như vậy, việc quán tưởng Minh điểm, Bảo bình khí trong Trung mạch, cảnh giới đạt được trong Huệ quán của Song thân pháp, phối hợp với các danh tướng quả vị Đẳng Giác địa và Diệu Giác địa trong Phật giáo hoàn toàn không liên quan gì đến “Vô sinh pháp nhẫn, Đạo chủng trí” mà các Bồ Tát chư địa của bên Hiển giáo chứng được. Các đại Bồ Tát của Mật tông tu chứng như thế vẫn không thể nào chứng được trí tuệ Bát Nhã của Bồ Tát thất trụ vị bên Hiển giáo, cũng không thể nào hiểu được đạo Giải Thoát của Thanh Văn Nhị thừa, thế mà nói mình chứng được Địa thứ 11, Địa thứ 12, thật đúng là một thứ tôn giáo vọng tưởng.
Những gì mà Hồng giáo, Bạch giáo, Hoa giáo, Hoàng giáo của Mật tông nói đều không có hai ý (khác nhau), đều là lấy Song thân pháp làm nòng cốt để tu thành Phật, đều cùng lấy Song thân pháp dẫn sinh ra “trí tuệ” Câu sinh lạc làm chủ tu, đều cùng lấy tu chứng Song thân pháp làm đạo thành Phật, hoàn toàn không dựa vào Bát Nhã tu chứng Như Lai Tạng để thành Phật đạo. Nay đem chủ trương của Bạch giáo làm chứng: “Tụng rằng: ‘Ba thứ khí, mạch, Minh điểm như trên đều là những thứ hiển hiện trên Tâm, pháp này trọng yếu nhất là nhanh thẳng, hướng đến tất cả đạo Bồ Đề’. Tất cả Nhị thừa, Bồ Tát nói đến ở đây đều là thuộc phương tiện, vẫn chỉ là tu đạo Nhất thiết chủng trí. Ở đây, người tu Kim Cương thừa Mật tông, lấy khí, mạch, Minh điểm của Dục giới ở thế gian trì thân, có đại phương tiện thiện xảo, từ sắt biến thành vàng. Hành giả đắc pháp tu xong, đặc biệt thù thắng so với tất cả đạo thứ tự. Tụng rằng: ‘Ở ngũ trọc ác thế, ngươi muốn tư vô tu, từ niệm Thủ ấn đàn, đắc thành Phật viên mãn, ngoài (điều này) ra tuy cố gắng, đại lạc tu không thành. Tinh tấn ở sở duyên, người Du già tự thân, như Hề Lỗ Hát trí (Hề Lỗ Hát trí là trí tuệ Song thân pháp Hách Lỗ Cát), hoàn toàn được viên mãn, từ đây được các thông, nhãn thông đều đắc chứng’. Quán Tự Tại Bồ Tát nói rằng: ‘Dù là người có tội Vô gián, đời này cũng có thể đắc Phật quả đại lạc’. Nói rộng ra như thế, đều là từ phương tiện thiện xảo sinh ra”. (34-475)
Từ đoạn văn mà thượng sư Bạch giáo nói ra trên, chúng ta có thể biết Mật tông do không đủ sức tu chứng đạo Nhất thiết Chủng trí cho nên mới nói câu: “Những gì mà Nhị thừa và Bồ Tát tu chỉ là đạo Nhất thiết Chủng trí, không có được hành môn Song thân pháp Hách Lỗ Cát phương tiện thiện xảo như của Mật tông, cho nên chỉ là pháp môn thành Phật chậm chạp không có pháp phương tiện”. Thế nhưng, Nhị thừa từ xưa đến nay không thể nào tu học được đạo Nhất thiết Chủng trí, cũng không cần thiết phải tu học đạo Nhất thiết Chủng trí, chỉ có Bồ Tát muốn cầu thành Phật mới phải tu học nó. Các thượng sư Mật tông xưa nay vốn không có cửa nào để bước vào đạo Nhất thiết Chủng trí, cho nên không đủ năng lực để tu nó, vì thế mới phát minh ra đạo thành Phật khác. Thế nhưng, đại đạo thành Phật cấp tốc mà họ phát minh ra lại là thứ sao chép từ phái Tính Lực thuộc nhiều chi phái của Bà La Môn giáo, không phải là thứ mà do Mật tông tự mình phát minh ra.
Đạo thành Phật phương tiện mà Mật tông nói đó tuy gọi là phương tiện, nhưng bản chất của nó thực tế là “lấy tùy tiện làm phương tiện”, vì chỉ là pháp dâm loạn tập thể với người khác giới mà thôi. Tuy rằng họ lắp ghép thêm các quả vị danh tướng Phật pháp và tên tinh tấn, nhưng kỳ thực không khác gì so với hình thức nam nữ tạp giao thác loạn tham dục cực nặng trên thế gian, chỉ là cảm giác khiến người ta đi đến tận cùng của dâm lạc mà thôi. Do không thể xúc chứng đạo Nhất thiết Chủng trí dựa theo pháp mà Phật Đà đã tuyên thuyết, lại vì không thể xả bỏ được danh văn lợi dưỡng và dâm lạc ở thế gian, nên họ đã đem pháp tham trước dâm lạc của ngoại đạo thay thế cho chính đạo Nhất thiết Chủng trí của chính pháp, còn ngụy trang bằng các danh tướng Phật pháp, nhằm lừa tiền và lừa tình của người học Phật sơ cơ. Những tà kiến và hành vi đó vốn dĩ không nên làm, lẽ ra cần lén lén lút lút, ngấm ngầm thực hiện, thế nhưng các thượng sư Mật tông từ cổ chí kim như Đạt Lai Lạt Ma, Tông Khách Ba, Liên Hoa Sinh lại đi ngược đường: đàng hoàng thực hiện, lấy danh nghĩa “đại Bồ Tát, Phật Cứu Cánh, Hóa thân của Phật…” để trùm đầu đại chúng. Nghĩa lý của họ vốn đã không chính trực, nhưng lại dám mạnh mẽ công khai, ức Hiển sùng Mật, hạ thấp hành môn và tu chứng của Phật Bồ Tát bên Hiển giáo, tôn cao pháp tà dâm của Mật giáo. Đây quả thật là hành vi điên đảo vô sỉ bậc nhất nhất trên thế gian.
Lại nữa, Quán Thế Âm Bồ Tát xưa nay chưa từng nói: “Người tu học Song thân pháp chứng được Đệ tứ hỷ có thể thành Phật, có thể diệt trừ được tội địa ngục Vô gián”. Các thượng sư Mật tông không nên cuồng ngôn như vậy, không nên giả dối bám víu ăn theo hình tượng của Quán Thế Âm Bồ Tát. Nếu là kẻ vì muốn trừ khử tâm lý lo ngại phạm giới của hành giả Mật tông mà nói như vậy, thì đó là kẻ dùng ngôn hành để phá hoại chính pháp Phật giáo, có tâm bất lương, tội lỗi vô cùng to lớn. Vì sao vậy? Kẻ nói như thế để khiến người ta yên tâm tu học Song thân pháp là kẻ đang tâm hãm hại người khác phải chịu nỗi thuần khổ cực nặng ở địa ngục trong vô lượng kiếp tương lai. Những lời lẽ đó chứa kịch độc vô cùng, hại người không chỉ có một đời mà thôi.
Người học Phật giáo nếu là người có trí tuệ, cần nên cẩn thận suy xét, chớ có để bị chúng hãm hại. Vì sao vậy? Vì người học nếu bị hại mệnh (sát hại), chẳng qua chỉ là bị hại một đời. Nhưng nếu là người nghe lời của Lạt Ma Mật tông mà rơi vào đại trọng tội phá hủy mười giới nặng, thì sẽ bị hại rơi xuống đại địa ngục ở đời sau, phải chịu các nỗi đau khổ cực nặng trong vô lượng kiếp. Quả báo cực nặng như thế, suy nghĩ mà không thấy lạnh tim hay sao? Người có trí nên suy nghĩ cho thấu đáo! Đừng đợi đến lúc xả thọ mới hối hận thì không thể kịp nữa.
Lượt xem trang: 0