Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 2: Tu chứng Bồ Tát Sơ địa của Mật tông

Các thày Mật tông vọng tưởng dựa vào Bình quán đỉnh có thể chứng đắc quả Hóa thân ở Sơ địa:

“…Trong năm mục của Bình quán: … Quả cứu cánh của nó là đắc quả Hóa thân tự tính nhậm vận (61-199~200)… Trong căn cứ của Kiến đạo Sơ quả, …quả vị là chứng được Hóa thân tự tính nhậm vận. Tổng kết lại: Tức là Sơ địa (61-525)..

Quả: lại tụng rằng: ‘Chứng Hóa thân tự tính nhậm vận’, tức là Cứu cánh quả. Khi tính số quả Tông thú của nó, Nhân trụ ở quả Mạch xứ, Hóa thân hiện tiền trước các thân 13 địa, đó là ý nghĩa của nó… Tụng rằng: ‘Có thể thanh tịnh thân, () Bình quán cứu cánh’, là căn cứ của nguyên nhân xa, phải hiểu được Sinh khởi thứ đệ và ý chỉ của nó trong đạo nguyên nhân xa…(61-527)

Kiến đạo Sơ địa: Lại nữa, an lập Kiến đạo Sơ địa, tức tụng rằng: ‘Mạch của Lục đạo, thấy Sở y (chỗ dựa) của người thù thắng’, rằng: bắt đầu từ thấy chữ Thanh ? (chữ Ni tiếng Phạn) làm Mật duyên, những gì mà giác thụ ngoại cảnh hiển hiện đều không chút dối lừa, trong nghĩa lý của Kiến đạo trí ở Sơ địa, vô lậu thực đế, nhìn thấy thứ mà chưa từng nhìn thấy, gọi là Kiến đạo. Trong đó, người sinh thù thắng hỷ, tức tụng rằng: “Hỷ”, cũng giả lập tên Sơ địa là Cực hỷ địa (61-531)”.

Hóa thân mà Mật tông nói như thế chỉ là Sắc thân của thân người Dục giới, từ Sắc thân này mà thụ bốn loại quán đỉnh, cho nên Hóa thân Sơ địa của Mật tông khác hẳn Hóa thân của Hiển giáo. Vì Hóa thân của Mật tông có thể thụ bốn loại quán đỉnh, chỉ là Sắc thân trong nhân gian ở Dục giới mà thôi:

“Quán: Lúc ở Nhân vị, lĩnh đắc Bình quán từ chỗ thượng sư. Khi ở Đạo vị, thì trong ba thứ Bình quán lược bớt như tứ tòa của mình, tùy chọn lấy một mà tu.

Đạo: tức là tướng trạng Sinh khởi thứ đệ, ban đầu lĩnh nhận sự truyền dạy của thượng sư, sau đó theo duyên khởi tu tập của mình mà đắc Sơ địa…Cái ngoại duyên khởi, do Hóa thân (Sắc thân) trì Tứ quán (Bình quán, Mật quán, Huệ quán, quán đỉnh thứ tư). Cái nội duyên khởi: thấy đàn thành của thân mạch. Quả vị là chứng được Hóa thân tự tính nhậm vận. Tổng kết lại: tức là Sơ địa (chi tiết nói ở đoạn văn trên 61-527, 531)” (61-524~525).

Hóa thân Sơ địa của Mật tông như thế chỉ là Sắc thân của người trong Dục giới, khác xa với Hóa thân của Bồ Tát Sơ địa nói trong kinh Hiển giáo. Không thể nhập nhằng làm một để cho rằng quả vị mà hành giả Mật tông chứng được chính là Sơ địa trong kinh Hiển giáo. Cũng không thể nói Hóa thân mà Sơ địa của Mật tông chứng được chính là Hóa thân mà Sơ địa của Hiển giáo chứng được. Ở đây muốn nói rằng bản chất của Sơ địa ở Mật tông vẫn chẳng khác gì so với nhục thân của phàm phu ngoại đạo và người thế tục, tuyệt đối không phải là bậc thánh Sơ địa trong Phật giáo, bởi vì họ hoàn toàn không biết cũng không chứng được Đạo chủng trí mà Bồ Tát Sơ địa Hiển giáo chứng được.

Bồ Tát Sơ địa của Hiển giáo nếu là người Giới Huệ trực vãng, thì vẫn chưa thể phát khởi Hóa thân ở Sơ địa để đi đến thế giới của trăm Phật. Mật tông tuy nói Sơ địa của họ có thể phân thân đến thế giới của trăm Phật, nhưng kỳ thực từ cổ chí kim vẫn chưa có một người nào thực sự có tu chứng như vậy, đều là vọng thác (gửi giả) người đã chết có chứng lượng này. Bất kể thời kỳ nào cũng có chuyện thác ngôn nói người đã chết có trình độ tu chứng này, chưa từng thấy nói người nào đang sống khỏe mạnh mà có chứng lượng này. Chỉ đọc qua các Mật tục điển tịch là biết liền. Cho nên, những lời như thế của Mật tông đều chỉ là cách nói trùm đầu người học mà thôi.

“Bồ Tát” Sơ địa của Mật giáo thụ Bình quán đỉnh cho đến quán đỉnh thứ tư bằng Sắc thân ở nhân gian, còn Bồ Tát Sơ địa trong Hiển giáo và Hóa thân của họ đều không thụ Mật pháp như quán đỉnh này, cho nên khác biệt rất xa, không thể coi như nhau được. Sơ địa Kiến đạo nói trong Mật giáo đều lấy tu chứng Minh điểm Trung mạch làm Sơ địa, khác xa với chứng lượng Đạo chủng trí ở Sơ địa Hiển giáo. Mật tông lại coi nhục thân ở nhân gian làm Hóa thân của Bồ Tát, điều này hoàn toàn khác với Hóa thân Sơ địa của Hiển giáo. Mật tông thì nhận định sau khi thụ quán đỉnh, tự tu Song thân pháp, thủ chứng cảnh giới Lạc Không vô niệm, rồi coi cái hỷ lạc của dâm lạc đó là Thắng hỷ, Cực hỷ của Sơ địa, lại còn trích dẫn danh tướng “Cực hỷ địa” trong các kinh điển Hiển giáo, cho rằng như thế là thủ chứng được quả Sơ địa của Phật giáo, cho rằng đó là quả chứng Sơ địa trong Kiến đạo. Kỳ thực, những tri kiến quan niệm đó hoàn toàn khác với Sơ địa thủ chứng trong Phật pháp thực sự, tuyệt đối không phải là Bồ Tát Sơ địa trong Phật giáo. Những người học trong Phật môn chúng ta đều phải biết rõ sự khác nhau này, để tránh mù quáng tôn sùng mà rơi vào tình trạng tu mù luyện mò.

Các thượng sư Mật tông đều vọng nói rằng cái lạc trụ do Minh điểm dẫn sinh ra có thể chứng được quả vị Sơ địa trong Phật giáo Đại thừa: “Người du già, dựa vào hành trì các loại trong Mật pháp, lâu ngày Chân Tâm linh thức của anh ta tự đắc sức mạnh gia trì không thể nghĩ bàn thông qua phong tức mà được trụ ổn định trong huyệt linh mạch trung khu của anh ta, vì thế mà tự đắc Không Minh, cảnh giới đại lạc không thể tự chia… Vì thế, tâm thức ảo của hành giả vừa được an trí, Thức thể Chân Tâm linh minh của anh ta cũng được an trú chân không, dần dần được phóng ra tịnh quang vốn có của mình, nhất thời đạt được những kinh nghiệm chưa từng có trong đời, nay bỗng dưng có được, một cảnh giới đại an lạc không thể đặt tên cũng không thể tự chia. Cảnh giới này chính là Không Minh đại lạc cảnh, cũng là Sơ viên mãn địa của người tập định, hoặc còn gọi là Hoan Hỉ địa. Người chứng đắc cảnh giới này, tâm anh ta đã lần đầu tiên hội nhập diệu minh tịnh tính của nhất chân Pháp giới, tức đã không còn trở lại quả vị phàm phu, mà đã trở thành người ở thánh địa. Lạc cầu về nó sau này là sẽ được thường trụ trong cảnh giới này sau khi chết”. (122-628)

Ý của đoạn văn này là: hành giả Mật tông tu du già (thường tu dâm lạc Song thân pháp), theo lời thượng sư Mật tông dạy, đúng pháp mà tu. Tu dần lâu ngày, anh ta tự có thể thường trụ trong trạng thái dâm lạc bất tận mà không xuất tinh. Người thường xuyên tu như vậy, thường trụ ở trong trạng thái này, lâu ngày tự sẽ dẫn sinh ra Đệ tứ hỷ, đạt được trạng thái vô niệm “lạc không thể chia” và trụ trong dâm lạc. Thứ lạc này có thể lan khắp đến đỉnh đầu và sinh ra lạc thụ đỉnh đầu cực kỳ trong sáng (là thứ đại lạc mà vùng đầu hơi có cảm giác hoa mắt chóng mặt, không có cảm giác về trọng lực, pha trộn với dâm lạc). Nếu chứng được cảnh giới như thế, thì được gọi là quả chứng “Bồ tát” Sơ địa trong Mật tông, tự cho rằng như thế là đã chứng được quả vị Bồ Tát Sơ địa nói trong kinh điển của Hiển giáo, tức là đã thành Phật quả cứu cánh trong Mật tông.

Đây cũng là một ví dụ điển hình trong vô số ví dụ về việc Mật tông hiểu sai về kinh giáo Hiển tông. Vì sao nói vậy? Là vì “Bồ Tát sơ địa” như thế của Mật tông vẫn chưa chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng, còn chưa có được trí tuệ Bát Nhã của người mới Minh Tâm trong Thiền tông, cho nên căn bản không thể hiểu được Không tính Bát Nhã, cũng hoàn toàn không thông đạt Đạo chủng trí, chẳng khác gì so với phàm phu ngoại đạo, bởi vì những thứ mà “Bồ Tát sơ địa” của Mật tông kia tu được đều là cầu pháp ngoài tâm. Như vậy, tất thảy các thượng sư xưa nay của Mật tông đều cầu Phật pháp bên ngoài Như Lai Tạng của mình, lý luận tu hành và hành môn của họ chẳng khác gì so với các ngoại đạo, đều là dụng tâm trên các pháp hữu vi hữu lậu trong thế gian, thế mà lại tự nói pháp của mình vì không tiết lậu tinh dịch nên đó là Phật pháp vô lậu vô vi, hiểu sai lệch Phật pháp lớn đến mức như vậy! Như thế sao có thể nói đó là một chi phái của Phật giáo được? Tuyệt không thể có lý ấy!

Lại nữa, các thày Mật tông vọng đem Minh điểm Mạch khí phối hợp với sự tu trì pháp tu song thân rồi nói họ có được quả chứng từ Sơ địa đến Phật địa trong Phật pháp, đều là những lời vọng ngữ hiểu sai hoàn toàn về Phật pháp. Ví dụ:

“Gia hành đạo như trên, vì muốn để khí thanh tịnh, tu Mệnh cần, cho nên gọi là Đàn thành. Khí ở các luân qua lại thuần thục, có thể diệt khí chuyển dời của một cung trong 12 cung. Minh điểm (Minh điểm do quán tưởng thành) tập trung ở Hải Loa (tập trung ở tử cung của Minh Phi) mà có thể nhận trì (có thể chấp trì hồi chuyển về Trung mạch của mình mà không bị hư hoại); Từ chi nhận trì thuần thục, có thể diệt 1800 phân biệt, đắc thần thông biên tế của thế giới mười phương, biến hóa tự tại, đó gọi là Kiến đạo. Tục nói rằng: Nhờ sức năng trì dài lâu, chính nhập Kim Cương tát đỏa, là kết quả của Mệnh cần khí, đắc tướng Vô phân biệt trí. Cho nên “Thời Luân” nói: ‘Từ sát na trí huệ lạc đó, nếu Minh điểm nâng lên không rớt mất (nếu tinh dịch sau khi xuất tinh có thể thu hồi hút lại vào cơ thể mình, không để rơi rớt mất) thì có thể đắc Vô lậu Câu sinh trí (thì có thể đạt đến trí tuệ Câu sinh hỷ Vô lậu), từ đó có thể trao Pháp giới trí (Từ Câu sinh hỷ đó có thể giúp cho hành giả Mật tông chứng đắc Pháp giới Thể tính trí), mệnh của chúng sinh lục đạo, phiền não ma trong tất cả các thời, chắc chắn bị phá hủy nhờ cái này’. Tất cả mọi thần thông biến hóa như trên và Nhất thiết trí, được hành giả chứng đắc ngay đời này trong Tam giới. “Trang Nghiêm kinh luận” nói: ‘Từ nay về sau siêu vượt ra khỏi thế giới, đắc Nhất thiết trí vô thượng, có thể lìa xa hai chấp kia, chuyển biến từ các chỗ đó, cho phép từ đây thành tướng đăng Sơ địa’…Người diệt trừ kiến tu tập khí, nửa nhị tụng: ‘Đầu tiên là 1800 khí, đồng thời thanh tịnh với phân biệt, như thế gọi là Thế gian đạo. Người Minh điểm Câu sinh ở Nhị địa, Mật xứ bị ngăn trở thì có thể Kiến đạo, cho nên vô sinh tử vô minh; Tam địa là làm Minh điểm thanh tịnh; ở rốn (Tề luân) là Tứ địa hoặc Ngũ địa; Lục địa, Thất địa là ở Tâm luân; Bát địa, Cửu địa ở Hầu luân; Thập địa, Thập nhất địa ở Đỉnh luân’. Đầu tiên là 1800 khí đồng thời thanh tịnh với phân biệt, đó là hai thứ đầu phải diệt trừ, vì là Sơ địa, Nhị địa. Tụng rằng: ‘Cái Minh điểm Câu sinh ở Nhị địa, Mật xứ nhận trì có thể Kiến đạo’. Ý này có nguồn gốc từ chú giải Mật tục. Bản tụng nói các câu: ‘Sau khi được thanh tịnh từ Sơ địa, từ từ tăng trưởng ở Nhị địa, ở Tề luân là Tứ địa và Ngũ địa…’, mỗi lần đăng lên một địa (cấp bậc của Bồ Tát) như trên, diệt trừ 1800 khí, khiến nó trở nên thanh tịnh. Cái này xuất xứ từ chú thích Mật tục, gọi là các luân có hai địa, để làm thanh tịnh vân vân”. (34-481~483)

Quả vị Bồ Tát từ Sơ địa cho đến Thập địa, Thập nhất địa của Mật tông nêu ở trên đều là sử dụng Minh điểm quán tưởng và tu luyện Bảo bình khí vào lúc hợp tu Song thân pháp để khiến cho tinh dịch ở Mật xứ (chỗ kín) không lậu rớt, tức là chứng đắc Vô lậu Câu sinh trí. Đồng thời gọi người chứng được Minh điểm (tinh dịch) bất lậu và thường trụ trong cảnh giới dâm lạc, không khởi lạc xúc tham muốn xuất tinh là chứng được Pháp giới Thể tính trí. Hoặc nếu là người không cẩn thận lỡ xuất tinh ra nhưng có thể dùng sức mạnh của khí công để hút quay lại vào trong thân, thì gọi là Bồ Tát sơ địa của Mật tông. Điều này có nghĩa là nói Mật tông cho rằng pháp giới chúng sinh đều là từ Minh điểm (tinh dịch) này sinh ra, cho nên trí tuệ của pháp giới tức chính là trí tuệ Minh điểm bất lậu mà đắc lạc xúc này. Vì thế mà nói người chứng được cực khoái tình dục mà Mật xứ (bộ phận sinh dục) không lậu rớt Minh điểm tức là chứng được Pháp giới trí, được gọi là Bồ Tát sơ địa của Mật tông.

Mật tông tự nói “Bồ Tát” như thế tức là Bồ Tát kiến đạo trong Phật pháp, đồng thời còn nói “Bồ Tát” này có thể diệt trừ được 1800 loại phân biệt, đắc thần thông biên tế của thế giới thập phương, biến hóa tự tại, đó gọi là kiến đạo. Thế nhưng sự thực lại không phải như vậy, vì những gì họ tu, họ chứng đều hoàn toàn không liên quan gì đến Phật pháp, cũng chưa từng thấy có bất kỳ hành giả Mật tông nào chứng được đạo này xong thì có thể hiển hiện được một chút thần thông trước khi chết. Tất cả đều là sau khi họ chết được những người kế thừa theo học tuyên truyền rêu rao (là có thần thông), nếu không có ai đứng ra tuyên bố đó là những lời nói dối thì lâu dần về sau sẽ được ghi chép lại trong các điển tịch, những người học Mật tông đời sau bèn đồn nhau rằng thượng sư Mật tông đã chết kia khi còn sống có đại thần thông, nhưng kỳ thực đều là những lời nói xằng bậy, thiếu trung thực.

Nếu người nào sau khi lỡ xuất tinh mà có công phu hút lại vào trong cơ thể, thì đó không phải là việc mà người thế gian có thể làm được, cho nên mới gọi là “pháp xuất thế gian”. “Bồ Tát” như thế siêu việt hơn hẳn mọi chúng sinh thế gian mà chứng đắc trí tuệ “Lạc thành Phật”, cho nên gọi là Thánh giả chứng được Nhất thiết trí. Đồng thời còn nói Bồ Tát sơ địa của Mật tông như thế có thể lìa xa được hai chấp Nhân, Ngã, cho nên thân tâm khác với chúng sinh, vì thế mà thừa nhận hành giả Mật tông đó là Bồ Tát sơ địa, nên mới nói rằng: “Từ nay về sau siêu vượt ra khỏi thế giới, đắc Nhất thiết trí vô thượng, có thể lìa xa hai chấp kia, chuyển biến từ các chỗ đó, cho phép từ đây thành tướng đăng Sơ địa”. Sơ địa của Mật tông như thế hoàn toàn không liên quan gì đến chứng đắc Bồ Tát Sơ địa của bên Hiển tông, chỉ là ngoại đạo pháp. Thế nhưng, Mật tông lại lại cướp lấy danh từ Bồ Tát sơ địa trong Phật pháp, tiến tới hạ thấp những người khai ngộ bên Hiển tông là có chứng lượng nông cạn, cho đến hạ thấp cả chứng lượng của Bồ Tát Sơ địa của Hiển tông, như thế chẳng phải là chuyện hoang đường trong Phật môn hay sao?

Bồ Tát Sơ địa mà Mật tông nói ở đây, nếu là người có thể tiến tu mà khiến cho Minh điểm tuyệt đối không lậu rớt (không cần phải xuất tinh xong rồi dùng khí công hút lại vào thân như ở “Sơ địa”), có thể đem Minh điểm vật chất làm tắc Mật xứ không xuất ra, nhờ đó mà thường trụ mãi ở trong cơn cực khoái tình dục thì tức là người chứng được Câu sinh lạc, tức là thành Bồ Tát nhị địa của Mật tông. Vì có thể không lậu rớt tinh dịch bằng cách như thế thì gọi anh ta là bậc thánh đã vô sinh tử vô minh lậu, cho nên họ mới nói là: “Người Minh điểm Câu sinh ở Nhị địa, Mật xứ bị ngăn trở thì có thể Kiến đạo, cho nên vô sinh tử vô minh”. Thế nhưng những việc tu chứng đó đều là sự tu hành bên ngoài Tâm Như Lai Tạng, hoàn toàn không liên quan gì đến Phật pháp, thật đúng là những kẻ ngoại đạo cầu pháp ngoài Tâm.

Về tu chứng của Bồ Tát tam địa của Mật tông, là tăng cường tịnh hóa Minh điểm lúc cảm nhận dâm lạc, quán tưởng nâng tịnh phần của hồng bạch Minh điểm (dâm dịch của hai bên nam nữ). Sau đó, vẫn dùng Song thân pháp để ôm Minh Phi, hai bộ phận sinh dục đút vào nhau để sinh dâm lạc. Rồi đem Minh điểm nâng lên đến Tề luân ở Trung mạch, để khiến cho dâm lạc thượng thăng theo Minh điểm, từ Mật xứ lan tỏa lên vùng rốn. Người cứ tu thế tám thời mỗi ngày, có thể khiến cho Minh điểm không xuất mà hưởng thụ dâm lạc Câu sinh ở Mật xứ (chỗ kín) và Tề luân (vùng rốn) thì là đạt Bồ Tát tứ địa và ngũ địa của Mật tông, nên họ mới nói rằng: “Tam địa là làm Minh điểm thanh tịnh; ở rốn (Tề luân) là Tứ địa hoặc Ngũ địa”.

Hành giả Mật tông nếu có thể tu hành “tinh tấn tám thời” như thế, không lâu sau có thể đem dâm lạc khuếch tán lan lên đến Tâm luân – từ Mật xứ đến Tề luân, cho đến Tâm luân đều có lạc xúc – như thế tức là trở thành Bồ Tát lục địa và thất địa của Mật tông. Nếu lại tu hành tinh tấn tiếp, mỗi ngày ôm Minh Phi tu trì không ngừng nghỉ, dần dần có thể nâng cảm giác dâm lạc từ Mật xứ lan lên qua Tề luân, Tâm luân, Hầu luân – mỗi chỗ đều đồng thời cảm nhận được dâm lạc như ở hạ thể (bộ phận sinh dục) thì sẽ trở thành Bồ Tát bát địa, cửu địa của Mật tông. Còn nếu lại tiếp tục tinh tấn ôm Minh Phi, mỗi ngày tu liên tục tám thời (16 tiếng), không lâu sau có thể nâng cảm giác dâm lạc lan lên đến Đỉnh luân, khiến cho đỉnh đầu tràn đầy cảm giác cực khoái, thì người đó trở thành “Bồ Tát thập địa”. Nếu có thể khiến cho lạc xúc ở Đỉnh luân này lan tỏa ngập khắp đầu não, đồng thời vẫn khiến cho lạc xúc lan tỏa khắp Mật xứ, Tề luân, Tâm luân, Hầu luân thì người đó chứng được Bồ Tát địa thứ mười một (tương đương quả vị Đẳng giác ở Hiển tông), gọi là người chứng đắc Câu sinh lạc Đệ tứ hỷ cụ túc (đầy đủ), cho nên họ mới nói rằng: “Lục địa, Thất địa là ở Tâm luân; Bát địa, Cửu địa ở Hầu luân; Thập địa, Thập nhất địa ở Đỉnh luân”. Pháp này chính là pháp môn tức thân thành Phật tu chứng quả vị các địa của Mật tông.

Qua đó có thể thấy sự tu chứng từ Sơ địa cho đến Đẳng giác địa của Mật tông kỳ thực hoàn toàn không liên quan gì đến Phật pháp, thuần túy là pháp môn “tu hành” của phái Tính Lực ngoại đạo, sau đó ăn cắp các biểu tướng của người xuất gia bên Phật giáo và các danh tướng của Phật pháp, trùm đầu những người học xuất gia và tại gia trong Phật giáo. Bản chất của nó là hành môn trụy lạc ở Dục giới của phàm phu ngoại đạo pháp đầy đủ đúng nghĩa, là pháp hữu vi hữu lậu thuần túy, hoàn toàn không liên quan gì đến chứng thánh trong tu chứng Chủng trí Bát Nhã Như Lai Tạng trong Phật pháp.

 

 


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0