Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 5: Mật tông lấy giả làm thật

Mật tông chỉ là tôn giáo lấy giả làm thật, có tà pháp sai lầm. Gọi họ là tà giáo, không sai chút nào. Vì sao vậy? Vì tổ sư Mật tông từ xưa đến nay đều lấy giả làm thật, cho rằng pháp quán tưởng có thể thành tựu tất thảy Phật pháp. Với những hư vọng tưởng như thế, bèn cho rằng khi quán tưởng Trung mạch thành tựu, thì nghĩa là Trung mạch đã thực sự thành tựu; bèn cho rằng khi quán tưởng Minh điểm thành tựu, thì nghĩa là Minh điểm đã thực sự thành tựu; bèn cho rằng khi quán tưởng tu luyện Bảo bình khí thành tựu, thì nghĩa là Bảo bình khí đã thực sự thành tựu. Từ việc thành tựu những pháp thế gian kiểu như thế, họ liền đem các danh tướng quả vị ở Thông đạt vị Bát Nhã sơ địa lồng ghép vào cảnh giới thông đạt Trung mạch, Minh điểm, Bảo bình khí, rồi cho rằng khi tu đến Bảo bình khí thông đạt Trung mạch thì tức đã thành Bồ Tát sơ địa trong Phật giáo. Thật đúng là ngoại đạo đội lốt Phật pháp lấy giả làm thật.

Lại nữa, Mật tông cho rằng, khi quán tưởng chư Phật nhận cúng dường dâm lạc trong thì tức là chư Phật thực sự đã nhận cái cảm thụ dâm lạc khi mình tu luyện Song thân pháp, tự nhận vị Phật do Tâm giác tri của mình quán tưởng mà thành là Phật thật đã đến, tức là Phật thật đã nhận cúng dường của mình. Thật đúng là thứ vọng tưởng lớn nhất trên thế gian!

Lại nữa, hành giả Mật tông dựa theo những lời nói trong Mật tục, Mật kinh của họ, tự cho rằng khi quán tưởng mình thành tựu 32 đại nhân tướng và 80 loại tùy hình hảo của Báo thân Phật thì tức là đã trở thành Cứu cánh Phật. Việc lấy giả làm thật như thế, lại e ngại người ta không tin mình đã thành Phật thật, bèn vọng tưởng ra pháp “Phật mạn”, vọng cho rằng khi trong lòng sinh khởi Phật mạn, là có thể hàng phục chúng sinh. Quả thực cũng đã có hành giả Mật tông sinh khởi Phật mạn đối với tôi và muốn hàng phục tôi. Người khởi Phật mạn như thế, mà muốn hàng phục tôi, thật là người ngu si đến cực điểm.

Người học nên biết rằng: Người thành tựu Phật đạo là phải tu học đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề, chứ không phải là thành tựu thông qua quán tu ngoại tướng như pháp quán tưởng hư vọng tưởng tượng kia. Các tổ sư thời xưa của Mật tông không biết lý này, lại phát minh ra pháp quán tưởng thành Phật, rồi sáng chế ra các kinh điển Mật tục như “Đại Nhật kinh”, “Đại Tỳ Lô Giá Na Phật thành Phật thần biến gia trì kinh”, “Nhất thiết Như Lai hiện chứng Tam muội đại giáo vương kinh”…, dạy người quán tưởng Bản tôn của mình thành tựu tướng hảo trang nghiêm của Phật, rồi nói khi quán tưởng thành công, tự mình đã thành tựu Cứu cánh Phật rồi. Cứu cánh Phật của Mật tông như thế, nếu khi gặp người nào hỏi về Bát Nhã mà anh ta chứng được, thì chẳng biết đằng nào mà lần, lại nói theo vọng tưởng của mình rằng đã biết đã hiểu Bát Nhã, gây cười cho thiên hạ mà không tự biết.

Phật của Mật tông như thế, hoàn toàn không thể chứng đắc Thức thứ tám A Lại Da thực sự, lại coi Minh điểm do quán tưởng mà thành là A Lại Da thức, rồi dám cười giễu những người chứng ngộ A Lại Da thức của Hiển giáo là có chứng lượng thô thiển, thật đúng là những kẻ cuồng vọng vô phương cứu chữa. Những hành giả Mật tông có trí tuệ hãy tự thẩm xét xem Minh điểm và A Lại Da thức mà Phật nói liệu có khớp với nhau không? Hãy tự thẩm tra xem Minh điểm liệu có biến khắp mọi thời, biến khắp mọi thức, biến khắp mọi giới, biến khắp mọi địa hay không? Nếu không phải vậy, thì sao có thể nói là khế hợp, khớp với lời Phật thuyết? Thì sao có thể nói những gì họ chứng có thật là Thức thứ tám Như Lai Tạng không? Thế mà các thượng sư Mật tông lại nhận xằng Minh điểm là Thức thứ tám A Lại Da mà Phật thuyết, còn ghi chép lại trong sách để lưu truyền khắp nơi, gây nhầm lẫn cho chúng sinh.

Việc dùng pháp ngoại đạo để thay thế Phật pháp như thế, thực sự là những kẻ phá hoại chính pháp Phật giáo, nghiệp của họ không thể nói là nhẹ được. Những người như thế, vì thấy tôi phá tà pháp hoang đường của Mật tông bèn sinh lòng bất nhẫn, lên mạng cố ý vu cho tôi là ngoại đạo, chẳng khác gì vừa ăn cắp vừa la làng, thì làm gì có chính lý mà nói?

Lại nữa, các thày xưa nay của Mật tông luôn ngộ nhận cho rằng quán tưởng có thể thiên Thức, có thể thiên Thức cho người chết, có thể độ người thành Phật. Chính vì hư vọng tưởng đó, họ luôn cho rằng: “Những người có ý kiến khác, lời nói khác nếu không thể tin theo pháp của mình thì có thể giết họ. Sau đó, dùng “Độ vong kinh” hoặc pháp quán tưởng để siêu độ cho người bị giết được sinh ở chỗ tốt lành, cũng là một đại công đức, cũng là siêu độ chúng sinh”. Vì thế mà Mật tông xưa nay đều giết chết những người có quan điểm khác mình, sau đó mượn pháp quán tưởng để quán tưởng đối phương vãng sinh đến thế giới Cực Lạc, rồi cho rằng đối phương bị giết kia quả thực có thể sinh được đến thế giới Cực Lạc, quả thực đã đắc độ.

Việc có những người vọng tưởng và tạo ác nghiệp như thế, là tình hình thực tế thời cổ của Mật tông Tây Tạng. Cho nên, thân là Đạt Lai Pháp Vương mà lại giết hại những người dị kiến, dị tu, rồi lại dùng pháp quán tưởng thiên Thức để siêu độ cho người bị giết, là những câu chuyện có thật ở Mật tông Tây Tạng thời xưa, có rất nhiều hành giả Mật tông biết chuyện này. Từ những tà kiến coi giả thành thật này, việc hành giả Mật tông thời xưa giết người và “siêu độ” nhiều không kể xiết, tuyệt đối không phải chỉ có vài trường hợp. Họ đều đã thành tựu trọng tội giết người, chắc chắn sẽ phải đọa vào địa ngục chịu quả báo cực nặng thuần khổ trong vô lượng kiếp. Cho nên, pháp quán tưởng lấy giả thành thật đã gây hại lớn cho hành giả Mật tông. Phàm là những hành nhân Phật giáo chúng ta, đều phải tẩn xuất pháp tà kiến, tà tu này ra khỏi Phật giáo, không được để cho pháp này tiếp tục tồn tại trong Phật giáo để hại hành giả phạm phải đại ác nghiệp giết người, có thể tránh cho hành nhân vì thế mà bị đọa xuống địa ngục chịu những thuần khổ cực nặng.

Lại nữa, “chư Phật” của Mật tông đã nói thành Phật, thế nhưng lại đều không thể nhãn kiến Phật tính, cũng không thể Minh Tâm mà chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng, cũng hoàn toàn không hiểu gì về mối quan hệ giữa Phật tính và Như Lai Tạng (Chân Như ở Phật địa). Như vậy, người không biết không chứng Như Lai Tạng, là những người hoàn toàn không biết gì về Bát Nhã. Người không biết Bát Nhã mà lại nói có thể thành Phật đạo, làm gì có chuyện ấy! Người chưa từng nhãn kiến Phật tính, mà nói dựa vào pháp quán tưởng có thể thành tựu Cứu cánh Phật đạo, tuyệt không thể có chuyện đó được! Người mà không hiểu được mối quan hệ giữa Thức thứ tám và Phật tính mà lại nói dựa vào pháp quán tưởng có thể thành Cứu cánh Phật đạo, thậm vô lý! Thế mà các thượng sư Mật tông lại tin theo pháp quán tưởng mà tinh tấn tu học nó, lại khai thị cho tín chúng biết là có thể thành Phật đạo, quả thật là những chuyện hư vọng nực cười.

Vọng tưởng lấy giả làm thật của các thầy Mật tông lại còn sinh ra pháp môn tu hành hư vọng: Vọng tưởng Phật tính của mình và Di Đà hợp nhất, vọng tưởng Tâm của mình và Phật hợp nhất. Với vọng tưởng như thế mà khai thị cho những người chết tin theo Mật tông, lấy tà kiến đó để dẫn dắt sai lầm cho những người chết của Mật tông. Ví dụ như Thượng sư Trần Kiện Dân nói thế này:

“...Chúng ta nên nhắc nhở người chết, chú ý đến Phật tính của mình, bởi vì Phật tính này nó nối liền với Phật A Di Đà,…tiến tới nữa, chúng ta càng phải mở rộng quán tưởng Trung âm thân trong cả pháp giới ba đời mười phương đều trở thành Phật A Di Đà. Tuy bản thân chúng ta chưa từng thành Phật, nhưng Phật A Di Đà đã sớm thành Phật rồi, hơn nữa đã từng phát đại nguyện cứu độ chúng sinh. Tuy chúng ta chưa có đại lực của Phật Đà, nhưng chúng ta lại có Bồ Đề tâm nối liền với Phật Đà, cho nên dù ít dù nhiều, sức mạnh của Phật Đà sẽ nảy sinh quan hệ với sự quán tưởng của chúng ta. Sau khi quán tưởng thành công, đương nhiên những cái thần thức này đã chuyển biến thành Phật A Di Đà, cho dù chúng ta có thể làm được đến mức độ nào đi nữa thì đều là có lợi đối với người chết. Có thể khiến cho những thần thức này biến thành Hóa thân Phật A Di Đà, đó chính là ý nghĩa của công đức nội tầng. Công đức cao hơn nữa là chuyển biến cái Hóa thân Phật A Di Đà này thành Báo thân Phật A Di Đà. Chúng ta biết Phật Đà có ba thân, thứ nhất là Hóa thân, bề ngoài cũng giống như con người, ví dụ như Phật Thích Ca Mâu Ni. Thứ hai là Báo thân, vẻ bề ngoài của thân này khác với thân người, mà giống Thắng lạc Kim Cương. Chúng ta quán tưởng Báo thân Phật đứng trên Hóa thân Phật, khi chúng ta hô “hây!” một tiếng, chúng ta dùng khí lực đẩy thần thức của Hóa thân Phật lên trên, chui vào trong thân Báo thân Phật, cho nên xét về công đức ở (tầng) Mật mà nói, là khiến thần thức chui vào trong Báo thân Phật A Di Đà. Tịnh độ của Hóa thân rất giống nội viện ở thiên cung, nhưng không có luân hồi, là Phương tiện hữu dư thổ, không phải là Phật thổ Thực báo vô ngại. Khi chúng ta hô “hây!”, chúng ta đẩy chữ Shia trong Hóa thân Phật lên trên vào chữ Hum trong tâm của Báo thân Phật. Ở tầng Mật Mật, khi chúng ta hô “Pi”, chúng ta lại đẩy chữ chủng tử trong tâm Báo thân Phật vào trong Pháp thân của Phật A Di Đà, chính là Không tính cuối cùng – A (Ah), bị thân người siêu độ thành Pháp thân Phật A Di Đà mà trụ ở Thường tịch quang thổ. Sau khi hoàn thành công việc này, có thể nói một người hoàn toàn biến chuyển thành Phật Đà ba thân rồi. Các bước ở tầng Mật và tầng Mật Mật, chỉ có trong pháp Pha Ngõa tam thân của Hồng giáo, chứ Pha Ngõa pháp trong Hoàng giáo, Bạch giáo đều không có.

Đó đều là do công đức của người siêu độ thực hiện. Nói tóm lại, ở ngoại tầng, chúng ta đã làm thanh tịnh tội nghiệp của người chết. Ở nội tầng, chúng ta đã giúp anh ta biến thành Hóa thân của Phật A Di Đà. Ở tầng Mật, chúng ta giúp anh ta biến thành Báo thân của Phật A Di Đà. Ở tầng Mật Mật, chúng ta giúp anh ta chuyển thành Pháp thân của Phật A Di Đà. Pháp Pha Ngõa của Hồng giáo âm tiếng Tây Tạng mà chúng ta niệm là do Thượng sư Nặc Na đích thân khẩu truyền, xin mọi người hãy cảm ơn thày Nặc”. (32-628~629)

Pháp quán tưởng của Bạch giáo (Hồng giáo) của Tạng Mật như thế, là nói dùng pháp này có thể “quán tưởng Trung âm thân trong cả pháp giới ba đời mười phương đều trở thành Phật A Di Đà”, đồng thời cho rằng khi quán tưởng Trung âm, chúng sinh biến thành Phật A Di Đà, thì các chúng sinh thuộc Trung âm giới kia liền biến thành Phật A Di Đà thật sự (thực ra câu “Trung âm thân trong cả pháp giới ba đời mười phương” là có sai lầm lớn, nhưng tạm gác đó không thuật). Đây cũng là ví dụ thực tế về việc lấy giả làm thật mà coi thành thật của Mật tông.

Phật thường nói thế này: “Người tự mình chưa đắc độ, mà có thể độ người khác, không có chuyện đó!” (Nói Bồ Tát là người chưa đắc độ mà độ tha là nói vị ấy chưa thành Phật, nhưng có đủ tri kiến giải thoát, sau khi đã có thể thủ chứng Niết Bàn vô dư, nhưng cố ý lưu giữ lại một phần Tư hoặc không đoạn trừ, phát khởi đại nguyện cứu độ chúng sinh, chứ không phải là tự mình chưa thể đắc độ, không nên hiểu nhầm). Ví dụ muốn vào nhảy xuống nước cứu người chết chìm cách xa bờ thì tự mình phải biết tính nước, đã biết làm thế nào để đến được bờ bên kia, đồng thời mình có sức đến được bờ bên kia nhưng chưa đến, vẫn đang đứng lại bờ bên này, thì mới có thể xuống nước cứu người. Chúng sinh từ trường kiếp đến nay vẫn đang trầm luân trong khổ hải sinh tử, đã sớm lìa xa bờ đắc độ, làm sao có thể cứu độ cho anh ta bằng pháp quán tưởng được?

Lại nữa, pháp quán tưởng thuần túy chỉ là Nội tướng phần do tự tâm người quán tưởng hình thành, không có liên quan gì đến tâm thức của người chết, cho nên hành giả Mật tông tuy có quán tưởng người chết biến thành Hóa thân Phật A Di Đà, thậm chí đã quán thành Pháp thân Phật A Di Đà thì cũng chẳng dính dáng gì đến tâm thức của người chết, vì tâm của mình và người không thể nhập lẫn vào nhau được, bởi đều là “duy Ngã độc tôn” không thể hợp nhất. Từ chính lý này, nói Mật tông quán tưởng người chết thành Phật để siêu độ cho anh ta, hoàn toàn là lý lẽ hư vọng, thuần là vọng tưởng, quán nó vô dụng, cho nên mới gọi là lấy giả làm thật.

Nếu quả thật pháp quán ấy có tác dụng, thì việc gì phải cần có Thích Ca Thế Tôn đích thân đến nhân gian, bôn ba khắp xứ trong 49 năm để vất vả thuyết pháp, cũng đâu cần Thế Tôn quảng thuyết các kinh Tam chuyển pháp luân như A Hàm, Bát Nhã, Duy Thức. Một khi đã có pháp quán tưởng có thể thành Phật như thế, nhanh gọn nhất chỉ cần Thế Tôn đại từ đại bi quán tưởng chúng sinh thành Phật là được rồi, đâu cần quảng tu các pháp nói trong các kinh Tam thừa nữa, nhất là chỉ việc tu Nhất thiết Chủng trí Tăng thượng huệ học của Duy Thức nữa. Vậy tại sao Thế Tôn và những bậc đại trí tuệ thế xuất thế gian đều không thấy phương tiện này, hành phương tiện này? Vì sao Thế Tôn là bậc đại từ bi như thế mà không chịu quán tưởng chúng sinh đều cùng thành Phật vậy? Liệu có cái lý ấy chăng?

Nếu thực sự pháp quán tưởng đó có tác dụng thật như các kinh điển của Cuồng Mật như “Đại Nhật kinh”, “Đại Tỳ Lô Giá Na Phật thành Phật thần biến gia trì kinh”, “Nhất thiết Như Lai hiện chứng Tam muội đại giáo vương kinh”…nói, thì cũng chẳng cần đợi sau khi chết mới mời người khác đến quán tưởng cho mình, bản thân cũng có chẳng cần tu hành vất vả làm gì, chỉ cần nỗ lực kiếm tiền hưởng lạc, sau đó vung tiền mời thượng sư Mật tông là người có thể quán tưởng đến quán tưởng cho mình là được. Khi quán tưởng thành công, là tự mình đã thành tựu Phật đạo rồi, ba thân (Hóa Báo Pháp thân) đã đầy đủ rồi. Mời người khác đến quán tưởng thành công, tự mình lập tức có thể tự xưng ra đời hoằng pháp với địa vị “Phật Thế Tôn” rồi, vui vẻ thành Phật và lợi ích chúng sinh như thế, chẳng phải là đại diệu kỳ hay sao?

Nhưng nay thấy các thày Mật tông quán tưởng mình thành Phật rồi, mà vẫn không phải là Phật, vẫn hiểu sai về Bát Nhã, vẫn hiểu sai về đạo Giải Thoát, vẫn hoàn toàn không biết gì về Nhất thiết Chủng trí, các pháp họ nói vẫn giống như thường kiến ngoại đạo. Pháp môn tu hành quán tưởng, lấy giả làm thật như thế, với những người có trí tuệ, chỉ cần chút tư duy thêm là có thể phát hiện ngay sai lầm của họ. Thế mà các hành giả Mật tông và các thượng sư tự xưng là “thượng thượng căn khí, siêu việt hơn hành giả Hiển giáo” lại không hề biết sự sai lầm này, lại còn tin theo quảng truyền, dẫn dắt sai lầm cho chúng sinh, thì làm gì có chính lý mà nói đây?

Lại nữa, cái quan niệm “hợp nhất với Phật” nói trong các Mật tục, Mật kinh của Mật tông, thực sự là mắc đại sai lầm. Lại còn vọng nói hữu tình có cùng một Chân Như, có cùng một pháp giới, lại nói Chân Như khi thành Phật sẽ hợp nhất với Phật, đều là đại sai lầm, đều là pháp dựa vào vọng tưởng của riêng mình mà coi giả thành thật.

Ví dụ như Thượng sư Trần Kiện Dân nói thế này: “Tâm (quán) tưởng ở chốn trời xanh không mây, có một pháp giới lý tưởng khác. Pháp giới này rộng lớn lại tròn khắp, không phải là cảnh tương đối với ta. Vừa (quán) tưởng pháp giới quảng đại, vừa (quán) tưởng ‘bản thân pháp giới này’ có thể hiểu được Tự tính quảng đại của nó. Không nên (quán) là mình nhúng tay (dính dáng, can thiệp) ở trong đó. Liên tục (quán) tưởng: “đem cái tôi (chủ thể) có thể quán pháp giới này khiến nó biến mất hoàn toàn”. (quán) tưởng mười phương rộng lớn vô biên, chính là mười phương rộng lớn vô biên (thật), chứ không phải là mười phương rộng lớn vô biên do ta (quán) tưởng”. (34-910~911)

Lại nói rằng: “Cái sự Tự trụ này (ở Pháp giới đại định) bắt buộc phải có thành tựu trên phương diện văn tư tu, là nằm ở tinh hoa của văn tư tu – chứng đắc dựa trên chính kiến. Đó chính là Chân Như, Thường tịch quang, Viên Giác, Vô thượng Chính đẳng Chính giác…Cái Tự trụ, tức là Pháp giới Tự trụ, không phải là “Ta tự nghĩ nó trụ”, mình muốn nó trụ hoặc thấy nó trụ. Không phải là trụ thẳng, trụ ngang, hoặc trụ tròn. Nếu hiểu được Du phục tụng, thì có thể thuyết minh được cảnh giới của nó. Đến khi đó thì là “Chân Như trong thân còn biến ngoại, tình và vô tình cùng một thể, nơi nơi còn đồng chân Pháp giới”. Tu Pháp giới đại định này, bắt buộc phải nắm vững bài tụng này…Pháp giới này là quảng đại cực cao cực thấp, vô biên vô tận, viên mãn viên dung, không phải do tự mình nghĩ ra, mà do bản thân Pháp giới tự hiển hiện. Cần nên giữ gìn đại định này từ bản thân Pháp giới, tức là Pháp giới tự trụ, cứ tiếp tục thế mới là trụ mãi. Việc trụ mãi, là nói về trụ mãi vào Pháp giới này. Pháp giới khuếch đại sang trái phải đến vô biên, duỗi sang trên dưới đến vô tận, hoạt động viên mãn, cứ thế mà trụ….Cái trụ trong Pháp giới đại định có thể trụ ở bất cứ điểm nào trong trên dưới, trái phải, vì các nơi đều là Pháp giới cả. Hồi trụ vứt ném xuống dưới, là mệt mỏi với đối trị. Nếu mệt mỏi biến mất, thì lại có thể quay lại về trong chỉnh thể của Pháp giới tròn, lại như lúc sơ trụ (trụ ban đầu). Phải biết lúc sơ trụ và thành tựu sau cùng đều cùng trong Pháp giới. Từ sơ trụ đến thành tựu chứng lượng sau cùng, là một chỉnh thể”. (34-939~941)

Với sự hư vọng tưởng như thế mà có thể nói là Phật pháp, thật chẳng khác vì vọng tưởng của ngoại đạo, chỉ cần thêm các danh tướng của Phật pháp vào để giải thích là cũng đều thành Phật pháp cả rồi.

Cái Pháp giới ở đây, là dựa vào pháp Uẩn Xứ Giới của chúng sinh Tam giới mười phương mà có các loại pháp được sinh ra. Từ các loại pháp này, mới nói có các loại Pháp giới của chúng sinh. Từ các loại Pháp giới của chúng sinh thì mới có người tu hành tu hành ra khỏi nhân gian, thì mới có Pháp giới của Tứ thánh Lục phàm. Cho nên, Pháp giới ở đây là sự giới hạn của tất thảy pháp của chúng sinh hữu tình, chứ không phải là “Pháp giới” hư không mười phương tưởng tượng mà Thượng sư Trần Kiện Dân nói, hay là coi trời xanh không mây tưởng tưởng là Pháp giới. Cho nên, Thượng sư Trần Kiện Dân đã hiểu sai về Pháp giới, thì “Pháp giới đại định” mà ông ấy nói tất thành hư vọng tưởng, thì pháp tu tập Pháp giới đại định của ông ấy sẽ trở nên vô nghĩa.

Lại nữa, Pháp giới đại định là nói về việc đích thân chứng được Chân Thực tướng của Pháp giới, tâm không hoài nghi, từ đó an trú trong chính kiến, tâm đắc quyết định, mãi mãi không thoái chuyển, thì mới gọi là chứng được Pháp giới đại định. Thế nhưng, Chân Thực tướng của Pháp giới tức là cội nguồn của tất cả hữu tình – Thức thứ tám Như Lai Tạng, nếu lìa Thức thứ tám này thì không có Chân Thực tướng của Pháp giới để nói. Nay xem những gì nói trong kinh điển Tam thừa thì đều như thế cả. Cho nên, người muốn chứng được Pháp giới đại định, thì phải coi thân chứng Thức thứ tám nld là pháp chủ tu, chứ không phải như Mật tông hiểu nghĩa bề ngoài của danh tướng Phật pháp là có thể biết được nó, chứng được nó.

Lại nữa, như Thượng sư Trần Kiện Dân nói, là “do Pháp giới hư không tự trụ”, chứ không phải là hành giả Mật tông trụ ở Pháp giới, là có sai lầm lớn. Vì sao vậy? Đã là do Pháp giới hư không tự trụ, thì liên quan gì đến việc trụ ở Pháp giới đại định của hành giả Mật tông? Liên quan gì đến việc gìn giữ Pháp giới đại định của hành giả Mật tông? Việc gì hành giả Mật tông phải hồi trụ? Thật đúng là những lời lẽ hý luận hư vọng, thế mà hành giả Mật tông cũng tin theo không chút nghi ngờ. Vọng ngôn như thế, sao có thể nói là “pháp môn mà người thượng thượng căn khí của Mật tông cần tu” mà hành giả Hiển giáo lại không thể tu? Người nói câu đó không có lý chút nào!

Lại nữa, các thày Mật tông đều chưa chứng được Tự tâm Thức thứ tám Chân Như, thì sao có thể hiểu Chân Như mà nói “Chân Như trong thân còn biến ngoại, tình và vô tình cùng một thể”? Đều là những lời lẽ hư vọng cả. Nếu như hữu tình và vô tình đều từ một chủ thể Pháp giới đồng nhất sinh ra, thì hành giả Mật tông tinh tấn tu hành sẽ thành vô nghĩa, bởi việc những người khác trầm luân đọa lạc chắc chắn sẽ khiến cho hành giả Mật tông mãi mãi không thể nào thành tựu được Pháp giới đại định, vì tất cả mọi hữu tình trong Pháp giới thập phương đều từ một chủ thể đồng nhất sinh ra mà, vì những gì họ học, họ huân tu, nghiệp họ tạo… đều do một Tâm chủ thể đồng nhất chấp trì lưu giữ. Cho nên, pháp mà các thượng sư Mật tông nói, chỗ nào cũng có sai sót, chỗ nào cũng trái lý ngược giáo, trái ngược với chân chỉ của Phật pháp Tam thừa.

Lại nữa, pháp môn mà các hành giả Mật tông tu tập, thường nói Tâm mình phải hợp nhất với Phật, đó thực sự là những lời lẽ của kẻ hư vọng. Vì sao vậy? Vì nếu quả thực cần phải hợp nhất với Phật thì rốt cuộc là phải hợp nhất với Phật nào? Nên hợp nhất với Phật Thích Ca ư? Hay là phải hợp nhất với Phật A Di Đà? Hay là phải hợp nhất với vị Phật khác? Nếu nói phải hợp nhất với một trong với các vị Phật đó thì cũng có sai lầm lớn, bởi lẽ, thứ nhất, chư Phật thập phương ai nấy đều là một pháp độc lập, nên không thể nói tất cả chư Phật đều là Pháp thể đồng nhất. Thứ hai, chư Phật nếu vẫn còn có thể hợp nhất với Tâm của chúng sinh thì phải nói rằng “chư Phật đều chưa thành Phật”, vì vẫn còn có thể hợp chung với Tâm chúng sinh, tức là pháp có tăng có giảm, tức vẫn còn là Tâm chưa viên mãn đủ đầy, thì không thể gọi là đã thành Cứu cánh Phật được. Thứ ba, nếu Tâm chúng sinh vẫn chưa đoạn trừ hai chướng[1] để đến Cứu cánh địa (như các hành giả Mật tông đều chưa đoạn Ngã kiến, Ngã chấp và phá Sở tri chướng), thì sau khi hợp nhất với tâm Phật thì sẽ khiến cho Tâm chư Phật bị nhiễm pháp chủng ô nhiễm nặng nề, tất sẽ khiến chư Phật lại quay trở về thành Bồ Tát ở Nhân địa, không thể gọi là Phật được nữa. Thứ tư, tất thảy chủng sinh đều không cần gì phải tu học Tam thừa Bồ Đề nữa, chỉ cần quán tưởng Tâm mình hợp nhất với Phật là có thể viên thành Phật quả, thì việc Phật Thích Ca Mâu Ni đích thân đến nhân gian 49 năm, bôn ba đến các nước tuyên thuyết chư pháp Tam thừa chỉ là hành động của kẻ ngu si, không đáng để gọi Ngài là Phật nữa. Thứ năm, nếu tâm chư Phật vẫn còn cần phải hợp chung với tâm chúng sinh, thì chứng tỏ chư Phật đều chưa thành Phật, đều mãi mãi không có cơ hội thành Phật nữa, vì tâm chúng sinh là vô số vô lượng, vì chẳng bao giờ có ngày hoàn thành việc hợp nhất cả. Thứ sáu, nếu Chân Tâm của chư Phật vẫn còn bắt buộc phải hợp nhất với tâm chúng sinh thì chư Phật nên ra sức khẩn cầu chúng sinh hợp nhất với mình, dẫn đến việc gây ra tranh chấp với các vị Phật khác. Thứ bảy, nếu nói Tâm chư Phật đều cần phải hợp lại làm một, thì không cần phải có nhiều vị Phật ở thế giới mười phương tại thế làm gì, cũng không thể gọi các vị Phật đó là Phật được, vì Tâm của chư Phật còn phải đợi sau khi hợp nhất thành một Tâm thì mới có thể gọi vị ấy là Phật.

Qua những sai lầm đó, chúng ta thấy rằng việc Mật tông nói tâm chúng sinh đều phải dung hợp làm một với Phật thông qua pháp quán tưởng chỉ là những lời lẽ của kẻ hư vọng tưởng. Mà tâm của tất thảy chúng sinh hữu tình, bất luận là phàm phu hay chư Thánh, đều là “duy Ngã độc tôn”, không tăng không giảm, không thể phân chia, không thể hợp lại, vậy mà sao pháp quán tưởng do các thày Mật tông hoằng truyền lại nói rằng phải nên “quán Tự tính tâm mình hợp lại làm một với Pháp thân Phật, Báo thân Phật, Hóa thân Phật, dung hòa vào nhau”? Ấy thế mà những lời lẽ vọng tưởng đó lại trở thành thuyết riêng của một nhà, lừa dối mê hoặc người học Phật giáo đã hơn một ngàn năm, đến nay vẫn chưa tuyệt, thậm chí còn tiếp tục lừa dối mê hoặc đại sư các nơi ngày nay, không ai có thể nhận ra sự kỳ quái của họ, thật đúng là chuyện quái lạ! Các hành giả Mật tông có trí tuệ nên tự tư duy suy xét cho kỹ để rồi lựa chọn, tránh đi nhầm vào tà pháp mà thành tựu tội đại vọng ngữ nghiệp, tự chiêu vời quả báo thuần khổ cực nặng trong vô lượng kiếp sau.

“Tây Tạng độ vong kinh” lại nói: “Sau khi chỉ dẫn chi tiết nhập quán, đại đa phần những người đáng được cứu đều có thể liễu ngộ, cho nên những người được giải thoát vô cùng nhiều”. (139-69)

Những lời như thế, thật đúng là đại vọng ngữ. Vì sao vậy? Nay xem các bậc “Thánh giả” đã giải thoát được ghi chép trong các điển tịch của Mật tông, giải thoát mà họ nói đó đều không có thực chất, vì đều chưa đoạn trừ được Ngã kiến, vẫn coi Tâm giác tri Lạc Minh vô niệm là Chân Như ở Phật địa, vì Tâm đó vẫn là Tâm ý thức. Người vẫn còn rơi vào trong cảnh giới của Ý thức Ngã kiến mà nói chứng được giải thoát thì đúng là đại vọng ngữ rồi. Nay xem khai thị pháp yếu của “chư Phật (‘Phật’ của Mật tông như giáo chủ Mật giáo Liên Hoa Sinh…)” ghi chép trong các Mật tục của Mật tông đều chưa đoạn Ngã kiến, vậy mà nói đã tu đã chứng quả Giải thoát, đúng là đại vọng ngữ.

Tu chứng trong đạo Giải Thoát như thế, sự tu chứng trong đạo Phật Bồ Đề cũng như vậy: các chư “Phật” đó đều vẫn chưa phá trừ được vô thủy Vô minh, vì họ coi lầm Minh điểm là A Lại Da thức, nhận lầm Tâm giác tri Lạc Minh vô niệm là Như Lai Tạng, đến nay vẫn còn chưa chứng được Thức thứ tám mà Bồ Tát thất trụ vị ở Biệt giáo chứng được, huống hồ có thể biết được Phật tính như các Bồ Tát ở thập trụ vị? huống hồ có thể chứng được Đạo chủng trí ở Sơ địa? huống hồ có thể biết được Tứ trí ở Phật địa? Họ nói suông về hiện chứng của Tứ trí, đều là những kẻ hữu danh vô thực, đều rơi vào trọng tội đại vọng ngữ. Đã mắc trọng tội đại vọng ngữ, thì sao còn nói có thể chuyển sinh đến đời sau để kế nhiệm chức Pháp vương lần nữa? Tuyệt không có cái lý ấy!

Trong Mật tông vẫn đang tồn tại các thể loại hư vọng tưởng như thế, cho nên pháp môn họ tu đều là các pháp tu hành lấy giả làm thật, không có cái nào đúng cả, rốt cuộc không có lấy một pháp nào có thể tương ứng với đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề, tuyệt đối không phải là pháp môn tu hành của Phật giáo thực sự. Những gì mà các thượng sư Mật tông tu đều là hành môn của ngoại đạo, hoàn toàn không liên quan gì đến Phật pháp, chỉ là giả mạo biểu tướng của Phật giáo và danh tướng của Phật pháp nhằm lừa dối người học Phật giáo, thu hút lấy tài nguyên từ bên trong Phật giáo, thay thế Phật giáo từ bên trong để phá hoại Phật giáo mà thôi. Vì thế mới nói Mật tông là tôn giáo lấy giả làm thật, tuyệt đối không phải là một chi phái nào trong số các tông phái của Phật giáo.

Tông Khách Ba thực sự là một kẻ theo tà kiến luận, thế mà tín đồ Hoàng giáo lại phong ông ấy làm bậc Chí Tôn, tôi thực sự không biết ông ta đáng tôn quý ở chỗ nào. Ví dụ, Tông Khách Ba từng viết cuốn “Thiên Thức pháp quảng luận”, ra sức nói việc di dời Thức đến tịnh độ của chư Phật, thế nhưng rốt cuộc Tông Khách Ba muốn dời Thức nào đi vãng sinh tịnh độ? Tất cả các hành giả Hoàng giáo của Mật tông đều phải suy nghĩ thật sâu về vấn đề này.

Tông Khách Ba đã phủ định thức thứ bảy Ý căn, cũng phủ định nốt cả Thức thứ tám Như Lai Tạng, thì chỉ còn lại sáu thức để nói. Chỉ có sáu thức, nhưng trong các kinh Tam thừa, Phật đều nói Ý thức là pháp duyên khởi – lấy Ý căn và pháp trần làm duyên, từ Như Lai Tạng sinh ra. Ý thức đã là pháp duyên khởi, dựa vào pháp khác mà được sinh ra, chắc chắn khi các pháp chúng duyên đó có một duyên nào đó bị khiếm khuyết thì Ý thức sẽ theo đó mà bị hoại diệt. Chỉ cần quan sát Ý thức bị đoạn diệt trong Ngũ vị như lúc ngủ say không mơ hay hôn mê ngất đi[2]… thì sẽ hiểu ngay vấn đề. Ý thức cũng hoàn toàn đoạn diệt lúc Chính tử vị, lại không thể đi được đến đời sau, nó sẽ vĩnh viễn đoạn diệt sau khi thụ sinh (vì cái Sở y Thắng nghĩa căn đầu não không thể đi được sang đến kiếp sau), vậy thì Tông Khách Ba rốt cuộc muốn dời cái Thức nào đi vãng sinh tịnh độ? Chẳng có Thức nào cho Tông Khách Ba di dời đi tịnh độ cả! Đã như thế thì vì sao Tông Khách Ba lại viết cuốn “Thiên Thức pháp quảng luận”, trong khi những gì nói, những gì hành, những gì tu viết trong cuốn luận này đều trở thành những pháp tà kiến đầy mâu thuẫn. Cho nên, qua việc Tông Khách Ba phủ định thức thứ bảy, Thức thứ tám, chúng ta biết rằng tất cả mọi ngôn thuyết trong cuốn “Thiên Thức pháp quảng luận” của ông ta hiển nhiên đều là những hý luận do ức tưởng mà ra.

Lại nữa, mọi luận trước mà Tông Khách Ba biên soạn kỳ thực đều không có Kiến địa của mình, ông ta chỉ đem các trước tác do các thày Mật tông dựa trên vọng tưởng viết ra, chỉnh lý biên tập lại và thảo luận rộng thêm ra, bản thân không hề có chứng lượng Mật pháp thực sự nào đáng nói. Người biên tập các ngôn luận vọng tưởng của các thày Mật tông như thế, tập hợp lại rồi cho lưu truyền rộng rãi, vậy mà sao rất nhiều người học của Hoàng giáo Mật tông lại có thể tin theo ông ta? Thật đúng là bất khả tư nghì! Cũng như các thày Mật tông lấy giả làm thật, Tông Khách Ba cũng lấy giả làm thật y hệt. Không chỉ Tông Khách Ba - người được tuyên xưng là nhà cải cách làm như thế, mà Pháp vương các phái, cho đến tất cả các hành giả Mật tông đến nay cũng không ai không vậy. Cho nên mới nói sự tu hành các pháp của Mật tông đều là dựa trên sự vọng tưởng cá nhân, cho rằng khi quán tưởng thành công thì tức là tu hành thành công, đều là lấy giả làm thật.

 

 


[1] Chú thích của người dịch: Hai chướng là Phiền não chướng và Sở tri chướng.

[2] Chú thích của người dịch: Ngũ vị là gồm 1. Ngủ say không mơ; 2. Muộn tuyệt (ngất, hôn mê); 3. Chính tử vị (lúc chết thật); 4. Vô tưởng định; 5. Diệt tận định.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0