Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Tiết 9: Trừ lậu, chứng Thiền định, viên mãn Bồ Đề của Mật tông
Việc trừ lậu, chứng Thiền định, viên mãn Bồ Đề của Mật tông đều ở trong cảnh giới của pháp tu song thân, lấy phương pháp hành dâm làm công phu, đồng thời lấy việc quán hành cảnh giới trong dâm hành làm chính tu hành trong thiền định và Phật Bồ Đề: lấy tinh dịch không lậu tiết làm vô lậu, lấy việc nhất tâm bất loạn an trụ lâu dài trong cảnh giới dâm lạc làm thiền định (Tam muội da), lấy chứng đắc cảnh giới “Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận” của Song thân pháp để làm Phật Bồ Đề viên mãn.
Cái gọi là “trừ lậu” nghĩa là:
“Minh điểm lậu (khi hợp tu Song thân pháp không cẩn thận nên tiết lậu tinh dịch) tức là cái sở y (chỗ dựa) thất bại, nó có thể gây ra chướng ngại trong thiền định (gây chướng ngại cảnh giới nhất tâm bất loạn trong cực khoái tình dục dâm lạc), cho nên buộc phải giữ gìn và bảo vệ. Cái lục lậu tức là: Lậu do sinh lạc lan khắp (chỉ việc vì cực khoái tình dục lên quá mạnh, không thể kiềm chế được nên dẫn đến xuất tinh); Lậu do mộng tập khí ma quỷ (Vì ma quỷ dụ dỗ nên hành dâm trong mơ mà xuất tinh – mộng tinh); Lậu do mắc các chứng nhiễu dịch (Vì cơ thể suy nhược dẫn đến di tinh); Lậu do tham Minh Phi tác duyên (Vì hợp tu Song thân pháp với Minh Phi mà tham cực khoái tình dục nên xuất tinh, trở thành Lậu trong tham); Lậu do ẩm thực bất điều (Vì ăn uống không điều hòa dẫn đến di tinh); Lậu do sai lầm hành chỉ bất đoan (Vì tham lam nữ sắc, nam sắc mà dẫn đến mắc sai lầm, lậu tiết tinh dịch).
Lậu do sinh lạc lan khắp: Anh ta tăng trưởng tịnh phần bằng sức mạnh tu tập, khi thụ lạc sung mãn, lan khắp thân, do hành sự quá mãnh liệt hoặc cười mà lậu mất (xuất tinh). Cách bảo hộ bằng các phương pháp “Lục thế biến”, “Tịch phẫn ngũ đạo dẫn”, “chữ Hồng sức mạnh đặc thù” (Chi tiết các cách xem trong Tiết 6, 7, 8 của Chương này). Vào lúc anh ta đóng mở, nếu thuần thục (làm quen) mà hành thủ ấn Sư tử giải thoát thì Minh điểm sẽ không rớt mất.
Lậu do mộng tập khí ma quỷ: Dùng bốn thứ hương an tức đen, lõa trùng não chưa thối nát, hạt cải trắng đốt lửa, liên huyết chưa bốc mùi (máu kinh nguyệt) đem điều chế. Giã hạt cải trắng rang trên sắt, lại dùng miếng đá day ép, cho nó ra dầu; sau đó lại giã hương an tức, cũng dùng đá để day nghiền. Làm như thế vài lần rồi giã não và máu, trộn đều chế thành hoàn to cỡ hạt đậu, đặt lên lòng bàn tay, dùng nước bọt hoặc tiểu hương (nước tiểu), trộn đều ra nước, đắp lên quan Mật xứ và vùng eo, chắc chắn sẽ khắc phục được. Cách khác là: Lấy dây thừng đen ba sợi bện vào nhau, thắt 32 nút, sau khi tụng nhiều lần Bản tôn tâm chú thì buộc ở quanh eo, dùng áo bẩn của phụ nữ đeo vào, thì cũng có thể bảo vệ khỏi lậu rớt do tập khí. Lại nữa…
Lậu do mắc các chứng nhiễu dịch: Ăn các đồ bổ dưỡng, và nghiền bột ba thứ cay. Khi bụng đói thì ăn một chút. Lại đắp da lông dày giữ nhiệt của các loại mãnh thú vào chỗ Mật xứ và quanh eo, đặt từ 5 – 7 đống lửa quanh mình, đứng cách chừng một khuỷu tay, chắc chắn có thể định được.
Lậu do tham Minh Phi tác duyên: Cách bảo hộ là lúc đóng mở thì hành pháp thủ hộ đặc thù, đó là Lục biến. Ngoài ra cũng dùng hương an tức xông khói vào các căn môn, cho trứng vào túi, buộc vào Mật xứ. Dùng trứng vịt trời đẻ lần đầu có tác dụng bảo hộ rất tốt. Lại nữa, có thể dùng hoa, quả chín hoàn toàn lượng bằng nhau, nghiền thành bột, thêm sữa vào để điều chế, uống lúc bụng đói. Đó là cách bảo hộ bằng ăn uống và thuốc tốt nhất. Nếu đến đây mà vẫn không bảo vệ nổi thì phải đứng ngược (trồng cây chuối) để thủ hộ, tự thành Bản tôn thắng quan, nhổ hết lông tóc đã trắng màu, bôi bột phân bò lên thân, tay trái cầm quả dừa bên trong đựng nước tiểu, tay phải cầm lông cánh chim công, đắp lên Mật xứ, tụng…
Nếu lượng nhiều ít không thỏa đáng mà vô lạc (nếu vì thành phần nhiều ít phối hợp không đúng dẫn đến lúc hành dâm, cảm giác dâm lạc không xuất hiện), thì lại tu tập các hành tạo cảm giác. Về hai thứ “Lậu do ẩm thực bất điều” và “Lậu do sai lầm hành chỉ bất đoan” thì giống với phần thụ Cam lộ trong ẩm thực, hành chỉ đã dạy trong Chương trước, không có sai khác gì. Những pháp này là phải đoạn khi trung tập giới, nhất định phải thủ hộ”. (61-419~422)
Sáu loại rớt lậu tinh dịch đó gọi là “Hữu lậu”. Nếu người nào có thể dụng công thực hành theo Mật pháp đã truyền mà đạt đến trình độ bất lậu tinh dịch thì nghĩa là đã trừ các lậu, thành tựu “pháp vô lậu” – trở thành Thánh nhân đã chứng được cảnh giới vô lậu – khi “Lậu tận thông” đạt được thì thành A La Hán. “Lậu tận thông” này có thành tựu hay không là việc cực kỳ quan trọng trong Mật tông. Hành giả Mật tông nếu không thể tu thành công “Lậu tận thông” này, tất cả mọi dụng công tinh tấn trong hành môn đều uổng phí, mãi mãi bị cái việc lậu rớt tinh dịch trói buộc, không thể giải thoát khỏi sự trói buộc này, cũng vĩnh viễn không thể “thành Phật” – vĩnh viễn không thể viên thành “Phật Bồ Đề”, vì tu hành đạo Giải Thoát và tu chứng Phật Bồ Đề của Mật tông đều được phân chia ranh giới bằng việc tinh dịch có lậu hay không lậu, và có chứng được dâm lạc tối cao của đệ tứ hỷ hay không. Những người có trí đọc những lời thuyết minh này, đối chiếu với các lời “khai thị” của các thày Mật tông xưa nay mà tôi đã dẫn chứng, thì sẽ biết “đạo Bí mật tức thân thành Phật” của Mật tông có phải là tà đạo sai trái hay không mà nên tránh xa ngay lập tức. Chỉ có những kẻ vô trí khác sùng bái lời nói bề ngoài và tham dâm thì mới tiếp tục tu học pháp này.
Pháp môn tu hành của Mật tông lấy cảnh giới thường trụ dâm lạc của Song thân pháp và Tâm giác tri thụ lạc làm bản thể lý luận trung tâm của họ, cho nên làm thế nào tu thành công công phu tinh dịch bất lậu trở thành mục tiêu hàng đầu của hành giả Mật tông. Cho nên, phương pháp và khẩu quyết tu chứng Minh điểm bất lậu vô cùng hữu ích và quan trọng đối với họ, vì nam hành giả Mật tông “hữu lậu” không thể trụ lâu trong lạc xúc được: “Khẩu quyết Minh điểm bất lậu: Ban đầu tu khí vài lần, tưởng (tưởng tượng) trên miệng chùy (lỗ tiểu chỗ quy đầu) có hoa sen trắng nở ra ngoài, cành hoa sen đó từ miệng chùy chui vào đến giữa rốn, chỗ này có chữ Hồng màu đỏ, nó ??? (chữ Phạn, lược bỏ không chép) móc cái cành như sợi thừng, tứ chi dùng sức, bụng áp lưng, mắt đảo, lưỡi đẩy, kết ấn Độc cổ chữ, ngón tay cắm ngược Đỉnh môn, niệm trường Hồng (âm Hồng dài), tâm duyên theo chữ Hồng đỏ móc hoa sen nhập chùy, như lúc đảo bụng, chùy và sen tuần theo Trung mạch lên đến đỉnh, chùy thành nhục kế (búi tóc bằng thịt), trên búi tóc có hoa sen, trên hoa có chữ Hồng đỏ. Đó là khẩu quyết bất lậu thậm thâm, phàm là mãn di, bệnh di, mộng di, tham di (“di” là chỉ lậu tiết tinh dịch) đều có thể trị. Khẩu quyết này truyền từ A Xà Lê Hương Ba, thày Hỏa Ba Gia Luân, bên ngoài không có truyền thừa của Hương Ba Cát Cư, vốn không nên công khai. Đệ tử dùng pháp này có chỗ giống với khẩu quyết Mã âm tàng tướng trong “Hợi mẫu thậm thâm dẫn đạo” của thày Liên (Hoa Sinh), mà bên ngoài thể loại đau khổ này nhiều nhất, cho nên chép thêm ở đây, xin cầu hộ pháp Không hành nhẫn xá (tha cho)”. (34-632~633)
Những người đã tu thành Mạch khí Minh điểm, dựa vào pháp nói trên, và các pháp môn khác để tu thành Minh điểm bất lậu, từ việc tu ba loại khẩu quyết “Thủ hộ Tam muội da và Thọ dụng ấn” để tiến tới thọ dụng Sự nghiệp thủ ấn (Minh Phi thực thể), đắc quả Bồ Đề Mật tông viên mãn: “Khẩu quyết thủ hộ Tam muội da: Theo điển tịch, hiểu biết về Tam muội da, nếu như có khuyết phạm, thì khẩu quyết bổ cứu là, ngày mùng 10 tháng trước và ngày 25 tháng sau cúng tha tử (thực tử - đồ ăn), hành cúng hỏa, niệm bách tự minh. Hành giả nếu không thể nhiếp trì Kim Cương Không Hành, thì không thể đạt chứng ngộ, nên thường xuyên tu đẳng trì trên pháp nghĩa (thường nên tu đẳng trì trên Song thân pháp như thế này), thụ dụng ngũ nhục, ngũ cam lộ. Nếu không thể nhiếp thụ Bảo Sinh Không Hành (Bảo Sinh Không Hành Mẫu) thì không thể che ngăn được cảnh hiển hiện. Phải tránh xa thế gian, tìm đến nơi tịch tĩnh. Nếu không thể nhiếp thụ liên hoa Không Hành (Không Hành Mẫu chủng tính liên hoa) thì không thể sinh noãn lạc. Phải tu Chuyết hỏa, và dựa vào Sự nghiệp mẫu chuyết hỏa rực cháy (Cần dựa vào việc chứng đắc Chuyết hỏa để tu Song thân pháp với Không Hành Mẫu tự nguyện hợp tu song thân). Sự nghiệp Không Hành không thể nhiếp trì, gia trì suy nhược, quyến thuộc quá ít thì việc nhiều không dám làm. Cần đoạn trừ vật tham trước, tu hai pháp thành tựu Thắng, Cộng, tu Hợi mẫu Mật tu pháp”. (34-633)
Người nhiếp trì Không Hành Mẫu (Minh Phi) như thế, nếu có thể trụ lâu dài trong dâm lạc, giữ được nhất niệm bất sinh mà không lìa “Không tính kiến”, tức là chứng được Thiền định của Mật tông – Tam muội da. Tam muội da mà Mật tông hộ trì chính là “Đẳng chí” nhất tâm bất loạn trong thứ dâm lạc này. Hai từ “Đẳng trì” và “Đẳng chí” mà Mật tông hay nói đến chính là cái “Tam muội da” này. Tuy nhiên, vấn đề này quả thực hoàn toàn không liên quan gì đến Thiền định “Tam muội da”. Đẳng chí, Đẳng trì, Đẳng dẫn trong Thiền định có định nghĩa nhất định của nó: Đó là chỉ Tứ thiền Bát định. Còn Tam muội da mà Mật tông đề xướng tu chứng còn không thể vượt qua được cảnh giới Lục thiên của Dục giới thì sao có thể nói là Thiền định Tam muội da được? Không có cái lý đó!
Người chứng Thiền định, nhất định phải có được định cảnh hoặc định lực từ Sơ thiền trở lên, thì mới có thể gọi là Tam muội da. Như vậy, Mật tông tự giải thích cái tên Tam muội da, cũng không khác gì việc Mật tông tự ý giải thích tất cả các danh tướng chứng lượng của Phật pháp được ghi chép trong các kinh Phật, đều là giải thích theo ý riêng của mình, chứ không giải thích theo chân ý mà Phật dạy. Vì thế, tất cả sở thuyết, sở tu, sở chứng của các thày Mật tông đều tu trái với Phật pháp, đem lý luận và “tu chứng” của pháp môn ngoại đạo – với đầy đủ cảnh giới và tà kiến của phàm phu ngoại đạo để phủ định những người tu chứng chính pháp của Hiển tông, nói chứng lượng của họ nông cạn. Thật hoang đường vô cùng!
“Khẩu quyết thọ dụng thủ ấn (khẩu quyết thọ dụng Minh Phi thực thể): Năm bộ khẩu quyết thủ ấn mẫu, tu tụng đã viên mãn, lúc tu thì lấy hoàng đan vẽ hình thái cực lên giữa lông mày của mình, đem Thiên linh cái (Ca ba la[1]) đã tu thành công kẹp ở sườn trái, tay cầm thiên trượng tam tiêm (ba đầu nhọn), trống nhỏ, đi lại khắp nơi. Không Hành trí tuệ như người con gái bình thường, Tín, Trí, Bi đều lớn, thanh niên đẹp đẽ, chân tay đều động bên trái trước. Móng tay hồng, trên thịt trắng hồng; phát hoàng quang, âm thanh vi diệu, eo nhỏ, khí vị tốt đẹp, trán có ba vạch nộ, giữa mi phóng quang vòng thái cực. Sau khi nhìn, khởi sinh tâm mạn Hề Lỗ Cát[2], đi nhiễu (vòng quanh) bên trái người nữ này, niệm ??? (câu chú, lược bỏ), thổi vào đỉnh đầu người ấy. Thổi xong, quán (tưởng) người nữ đó biến thành chữ Diệp, nhập vào Tâm mình. Dùng tay phải nhiều lần dắt vào nhập tưởng, có thể câu nhiếp. Sau khi câu nhiếp, bôi bột thơm lên Thủ ấn (Minh Phi thực thể), tạo các loại trang nghiêm, như tự ý hành (tùy theo ý mình mà hành dâm hành với người ấy): Ngày mùng 1, 2, 3, xem mặt, chân, tay (thưởng thức vẻ đẹp của Minh Phi), đó gọi là Học sắc. Sau này Học thanh (thưởng thức âm thanh lời nói, ca hát của người ấy); Sau đó lại ngửi khí (mùi hương), hôn khắp thân, nuốt nước bọt của người ấy, vuốt ve vú và hoa sen (âm hộ) cô ta. Nếu như Minh điểm sắp rơi (vì cực khoái tình dục mà chuẩn bị xuất tinh), thì phải định ở trên An lạc Đại thủ ấn (không cho xuất tinh mà trụ lâu ở trong cái lạc đó), đó gọi là Học lạc. Ban đầu thì để Minh điểm giáng (vào Hải để luân dẫn sinh ra dâm lạc), sau đó là Chiết (theo đó chiết lên không cho xuất tinh), tiếp nữa là Trì (sau đó thì duy trì thật lâu cái cảm giác dâm lạc này mà tiếp tục không ngừng, cũng không xuất tinh). Sau đó, (quán tưởng) tự mình thành Hề Lỗ Cát, chùy thành năm bộ chùy (màu) lam, trang nghiêm bằng chữ Hồng. Minh Mẫu, quán là Hợi mẫu (quán tưởng Minh Phi thành Hợi mẫu), liên hoa quán thành tam giác sinh pháp cung (quán tưởng phần hạ thể của Minh Phi thành cung điện có thể sinh tất cả các pháp hình tam giác), chữ Diệp trang nghiêm. Vô nhị tương bão (ôm lấy Minh Phi bằng Kiến địa Lạc Không vô nhị), trước tiên hành bằng đầu chùy (trước hết hành dâm với hạ thể Minh Phi bằng quy đầu), sau đó nhập vào toàn bộ. Đầu chùy chữ Hồng phát quang (quán tưởng chữ Hồng ở quy đầu phát sáng), chiêu Hồng, Diệp trong sinh pháp cung (chiêu sinh ra chữ Hồng, chữ Diệp bên trong hạ thể của Minh Phi). Trên Diệp có hỏa, hỏa nhập trong chùy (hỏa nhập vào trong dương vật của mình), (thượng thăng và) làm sung mãn Trung mạch, dùng để thiêu đốt ngũ độc. Chạm đến Đỉnh hàng, Minh điểm hạ giáng, Tứ luân, liên tăng trưởng Tứ hỷ (khiến cho Tứ luân còn lại trong Trung mạch của mình và hạ thể của Minh Phi đều sinh ra Tứ hỷ), định ở chỗ này (an trú ở cảnh giới này và không khởi tâm phan duyên ngoại cảnh). Đại lạc thì chiết (khi lạc quá lớn sợ sắp xuất tinh đến nơi thì dùng khí chiết lên), lại hành chầm chậm (khi muốn duy trì lạc này thì phải hành dâm từ từ, không được nóng vội gấp gáp, hành đi rồi hành lại như thế). Đầu chùy quán màu đỏ đen chữ Phi nút nó lại (quán tưởng dùng chữ Phi bít chặt đầu chùy, để tinh dịch không xuất ra), bên trong chữ Hồng màu làm chiết nâng lên trên, (chữ) Hàng tựa như nam châm, (chữ) Phi như nhấc bổng. Chữ Hồng thì dùng quyền pháp, mắt đảo, chân tay câu móc… Nên biết niệm âm Hồng dài, chữ Hồng Minh điểm nhập vào Trung mạch nâng lên thượng hàng, như mũi tên ngôi sao trong không trung, bắn thẳng lên trên. Sau khi nâng chiết thì ngồi già phu (trụ ở trong trạng thái hai thân ôm nhau, tinh dịch sắp xuất mà chưa xuất ngay, chi tiết xem khai thị của Liên Hoa Sinh và Tông Khách Ba về già phu). Tay đặt ở rốn, thân xoay trái phải, đề hạ khí, Tâm định ở trên vô niệm. Như thế Minh điểm sẽ lan khắp trong mạch, Tâm tùy ý Không Lạc vô nhị, thân biến thành thân Trí tuệ quang minh, viên mãn Bồ Đề”. (34-633~635)
Pháp môn dâm lạc tu bằng Song thân pháp như thế, khiến cho Minh điểm lan khắp trong Ngũ luân ở Trung mạch, trụ lâu dài trong cảm giác dâm lạc để tận hưởng lạc xúc (dâm lạc xác thịt) và trụ lâu trong kiến giải “cảm giác dâm lạc không có sắc pháp gọi là Không tính”, trụ lâu như thế để cho Tâm giác tri định ở trên cảnh giới vô niệm, gọi là chứng được Không Lạc bất nhị. Sắc thân khi đó tức là thân Trí tuệ quang minh, gọi là viên mãn Bồ Đề - thành cứu cánh Phật quả. Thế nhưng loại “Bồ Đề” này hoàn toàn khác với Tam thừa Bồ Đề mà Phật Thế Tôn truyền thụ, đó chỉ là “Bồ Đề” do thày trò Mật tông tự bày tự xưng, không phải là Bồ Đề trong Phật giáo. Qua đó có thể biết Phật quả mà Mật tông chứng đắc chỉ là Phật quả do Mật tông tự bày đặt ra, không liên quan gì đến Phật quả trong Phật giáo của chúng ta, cùng có tên Phật mà chứng cảnh, chứng tuệ đều khác xa, vì chứng cảnh và chứng huệ của hai bên chẳng liên quan gì đến nhau. Những người có trí nên tự lựa chọn, sau khi hiểu rõ hãy theo con đường thực sự của mình.
“Khẩu quyết tức thân thành Phật của đạo Tham – Khẩu quyết đơn truyền thụ trì Kim Cương bí mật cú” của riêng Mật tông như sau:
Sinh tử luân chuyển tứ sinh căn do tham; nếu vô tham căn, sinh tử chuyển Niết Bàn.
Hoặc nhìn, hoặc cười cầm tay và nắm nhau; Dục giới có đủ Tứ hội nên điều phục
Vì thế phật nói Mật tông có Tứ bộ; những thứ phàm phu làm là bất tịnh hành.
Là thập ác một tham quả vào Ngạ quỷ; Cùng ni cô, mẹ, chị em mà hành dâm.
Hành dâm chỗ mồm, hậu môn, súc sinh và giống khác; Dụ dỗ nữ nhân thì tội càng to
Tăn chứng xuất gia nếu phạm bất tịnh hành; Thì tội họ còn tăng gấp đôi người tại gia
Những thứ đó là pháp Tứ đế Phật nói; Người xuất gia và nữ nhân hành dâm,
Vì phạm giới nên không được vào tăng chúng; Đó là giới điều căn bản của luật nghi
Hành dâm miệng trẻ trai nhỏ hoặc hậu môn; Đó không phải là nữ, tội tuy nhỏ
Dù nặng dù nhẹ vẫn đều là tội nghiệp; Cho nên ba chỗ vốn không sai biệt
Tuy giữ giới mà lòng tơ nữ sắc; Tham dục sinh thì Minh điểm lậu rớt
Đó là giới chưa tịnh, tội cũng lớn; Trong Thất dâm kinh, Phật từng tuyên thuyết
Tự mình xuất tinh hoặc khiến người khác xuất; Tuy không phạm giới nhưng tội cũng lớn
Ác tác tịnh luận không trở thành thanh tịnh; Nhưng không dẫn đến tăng trưởng tội nghiệp
Nói như trên không có phương tiện nhiếp tham; Du Già Không Hành vương nói nếu nhiếp được
Tuy rất độc nhưng có thể chuyển thành Cam lộ; Cụ Đức Hỷ Kim Cương tục cũng nói:
Chỉ có dùng Tham thì mới có thể phá Tham; Chỉ địa đạo đó sai biệt bất tương đồng
Từ khí mạch đã đắc, đăng địa trở lên; Nữ nhân tuy dựa vào không đến nỗi phạm giới
Ví như các nhà đại thành tựu Ấn tàng; Dựa vào nữ nhân, không hoại mà hiển thần thông
Nếu không biến hiện thần thông, hiển công năng; Khí mạch tuy tốt cũng có thể dùng nữ nhân
Chỗ Phật giáo hóa tổn hại, tội cũng lớn; Tăng chúng xuất gia cùng giúp nhau xuất tinh
Hiện tại các chùa, hành vi này nhiều lắm; Tuy phạm giới nặng nhẹ, mỗi loại khác nhau
Vô lượng địa ngục, đau đớn dễ chịu sao? Trong Tập Tục luận, chuyện này từng thuật rõ
Dùng đồng nam thay cho các nữ nhân; Người này tham dục tà kiến rất đầy đủ
Tội này còn lớn hơn ngũ Vô gián; Không đủ cát lành như Lận Ba nói
Lận Ba đích thân nhìn thấy ngày đêm khóc; Giải thích giới luật từng thuật rõ ràng
Cụ Đức thời luân Kim Cương tục cũng nói: Lậu điểm một lần quyết không thành tựu
Khiến Tưởng Đa Cát Tam Muội Hải cũng nói: Việc này thuộc về căn bản giới Bồ Tát
Tát Già Ba tuy không chấp nhận cách này; Nhưng các hành giả thụ trì khí mạch đó
Dị khẩu đồng thanh nói tội căn bản này; Thì riêng đại tu hành giả làm thế này
Phiền não cũng không thể nào áp phục; Tội lỗi xấu hổ chẳng gì lớn hơn
Đặc biệt địa vị như bậc đại Lạt Ma; Không thể dẫn dắt chúng, khiến họ thác loạn
Không thấy Lạt Ma nhưng thấy là phạm nhân; Địa vị đó kính quyến thuộc, đệ tử
Gia trì truyền thừa đều vì thế mà đoạn trừ; Vì sao hành dâm với nữ nhân đó?
Xem tội đọa đó tuy như yêu nghiệt; Người đó không hành kiên trì Tam muội da
Tham tâm chúng sinh Dục giới vốn dĩ lớn; Nên khiến tội đọa tu pháp bất tịnh quán
Chỗ tham thể quán mà không thể tịch tĩnh; Sau này không lấy Tham đạo làm tu
Chỗ giới bất phạm giáo hóa cũng không hoại; Tội đọa bất sinh, giác thụ tăng thượng pháp.
Đầy đủ phương tiện trì giới, thực hành truyền dạy; Trong kinh đã nói, kẻ hành dâm thông thường
Có sai lầm, nhưng khác với chuyện này; Bản tôn minh hiển Mật hành vốn dĩ khác
Giác thụ chứng ngộ, tăng thượng rất thù thắng; Thuyết này rốt cuộc dựa vào đâu?
Bí Mật ma ni Minh điểm trong kinh viết: Cái này hiển hiện như vàng nọ phóng quang
Đó là căn cứ các luận tuyên thuyết rộng; Dưới cửa phẫn nộ, đại lạc tự giải thoát
Ở đó lĩnh thụ kho bí mật thậm thâm; Thụ trì tam quán đỉnh như trong sách
Bản thân tẩy rửa như đã thuật; Ấn tàng điển tịch cũng từng giảng rõ
Các kinh luận khác thuật cũng rất nhiều; Phàm là hành giả đã quán đỉnh bí mật
Từ đây có thể tu trí tuệ quán nghĩa; Thụ trì căn bản, chỉ có đây là diệu pháp
Một ngày đoạn khuyết là phạm Tam muội da;
Không có cái này thì nên tu pháp Bản tôn hôn miệng; Pháp tu tập thân không, mạch cũng không
Khí hơi trì bế, miễn bệnh như kinh nói; Như vậy chia làm thượng căn và hạ căn
Thượng căn tu tập ôm Mẫu bất kỳ; Pháp tu hôn miệng theo thứ tự dưới đây:
Mật xứ hiện Hồng, Hồng chuyển năm bộ chùy; Đầu chùy lại có Hồng để bịt miệng chùy
Mật xứ Phật Mẫu, đó là bản thể Liên hoa; Bốn cánh màu đỏ bịt miệng có chữ Phi
Chùy nhập Liên hoa, thực hành mãnh liệt; Tham hỏa cháy lên đỉnh mà hóa Điểm
(Minh) Điểm nhập Trung mạch từ Đỉnh xuống Hầu luân; Tâm một sát na sinh khởi đại tham dục
Không thể nhận thức chỉ là tham bình thường; Quán bản thể đó có thể thấy Không tính
Đó gọi là nhận thức Hoan hỉ trí; Sau đó liên chùy lại hành mãnh liệt
Bồ Đề đến tâm, Tâm luân mạch sung mãn; Thân tâm hỷ lạc, giác thụ liền sung mãn
Nếu không nhận thấy (mình) đang sinh đại tham dục; Quán bản thể đó tức chứng đắc Không tính
Đều là trí tuệ thù thắng Không Lạc bất nhị; Sau đó gia công, dùng sức rút chọc
Bồ Đề đến rốn, Tề luân mạch sung mãn; Tham tâm càng lớn, che chặn phân biệt thô
Hai thứ hỷ và bất hỷ đều trì trụ; Nếu không nhận thấy tâm Tham ngày càng lớn
Quán bản thể đó Không Lạc tự hòa hợp; Đó là hỷ thứ ba gọi là Ly Hỷ trí
Sau đó lại hành Minh điểm cho giáng xuống; Đại Lạc sinh khởi như không thể chia
Quán bản thể đó Không Lạc đắc song vận; Đó gọi là Câu sinh Hoan Hỷ trí.
Thày Mễ Túc Ba nói về chứng lượng đó; Khi Minh điểm nửa xuất nửa còn tồn tại
Trong giây lát (gảy móng tay) Câu sinh trí hiện tiền; Minh điểm nửa còn nửa xuất mà không thể
Như kẻ phá ngoại đạo kia cũng có.
Na Lạc cũng nói khi đến nửa ống chùy; Không Lạc cực lớn, Câu sinh trí hiện tiền
Cửa dưới phẫn tịch, Đại Lạc tự giải thoát; Tức đến chùy căn, Minh điểm nên chiết (nâng) lên
Đó phải là hành giả thuần thục mới đủ sức; Người mới tu tập, đến rốn đã phải chiết rồi
Nếu không Minh điểm giáng hạ (tinh dịch xuất ra) thì hỏng mất.
Ý này Di Lặc Bồ Tát cũng thường nói: Tham trước của anh ta như chó ngậm xương
Tự cắn chính mình, tự tham máu mình; Cần tăng thủ hộ, khiến chó khác ghen tức
Tà dâm thế gian vốn cũng giống vậy; Ý là đồng nữ đó thân tuy yêu kiều
Hành dâm với người nữ khiến sinh lạc phàm phu; Sao có thể sinh lạc với đồng nữ đó?
Như lợi chó bị xương khô làm rách; Chảy máu bốc mùi toàn là mùi xương.
Trung mạch của mình, Hải Loa mạch phía dưới thân; Đầu mạch tiếp với gốc chùy Kim Cương
Ma sát với nó, Minh điểm hạ sinh lạc; An lạc không hay biết gọi là tham trước
Nhận ra Bản thể Không Lạc hợp làm một; Mật tông nói đó là Đại thủ ấn
Không có an lạc, chỉ thấy cái Không đó; Đó là Trung Quán kiến nói ở trong kinh
Tát bổn thì cũng cho là Đại thủ ấn; Khí huyết, tinh noãn rất nhiều thuở thanh niên
Làm quán tưởng này có thể sinh tham dục; Chỉ quán tưởng này, Minh điểm cũng dễ hạ
Minh điểm giáng hạ rồi tất sinh an lạc; Nếu không giáng được thì ngồi tựa tiên nhân
Hai tay ôm rốn, chùy rủ mắt cá chân; Thân giới tham tâm nhỏ yếu dần đi
Đốt tay sinh khởi năm Không Hành Mẫu; Chùy mềm không cứng, vuốt nhẹ Minh điểm hạ
Mễ Lặc nói giáng (xuất) tựa dáng con rùa bò.
Dựa vào Mạch xứ cảm nhận Tứ trí đó; Giây phút đến gốc chùy thì chiết lên trên
Nghi nó lậu rớt, dùng thủy thú hầu quyền; Giữa hai hạ môn, Minh điểm tất đi qua
Như chỗ phóng thủy, cần dùng sức đè chặt; Hậu môn mở rộng, tứ chi co rút mạnh
Hạ khí thượng đề, dùng bụng ép sát lưng; Chỗ hai hạ môn dùng sức mà thu rút
Lưỡi đẩy ngạc trên, mắt nhìn đảo lên trên; Khí lực toàn thân tất cả nâng lên trên
Chữ Hồng phát ra lần kéo thật dài; Tâm duyên vào hư không Pháp giới đó
Mật chùy Minh điểm như sóng trào lên; Đạt đến giữa rốn sinh đệ nhất hỷ
Tâm nhị, Hầu tam, Đỉnh tứ thứ tự hỷ; Phải chăng từ dưới lên trên tứ đệ hỷ?
Khi đó, an trú Không tính không được lìa; Mới có thể thành tựu Tứ hỷ nghịch hành
Sau đó, Tâm và hư không đó khế hợp; Như hư không đó, quán thể tính quảng đại
Quyền pháp như trên, dùng sức mà thực hành; Minh điểm chớ lậu, như lời thề gìn giữ
Có ý lạc này, tuy rớt (xuất tinh) không thành tội; Quả được nâng lên Kim Cương như sợi mềm
Thân sinh an lạc, Tâm hiển hiện hoan hỷ; Sau đó nên hành quyền pháp Sư tử tản trần
Như ngựa đực rùng lắc toàn thân nó; Tâm duyên Minh điểm, Cam lộ lan toàn thân
Công đức được sinh, thân lạc, tâm minh hiển; Không Hành Dũng Phụ có thể lưỡng thu nhiếp
Giác thụ chứng ngộ như thượng bán nguyệt nguyệt; Tài vật của quỷ thần người đều có thể nhận
Quả nhiên là công đức của Khí mạch, Minh điểm; Ý đó thấy như Đại lạc tự giải thoát
Đó gọi là tự thân cụ phương tiện; Sau khi an lạc đó tăng lên cực đại
Có thể đắc Vô lậu Không Lạc thù thắng định; Đối với tỳ kheo trì giới thanh tịnh
Dựa vào nữ thân tất bị người phỉ báng; Cho nên phải dùng phương tiện của chính mình
Như tinh yếu của khẩu quyết ở trên đã nói; Mạch như phòng ở, khí như chủ nhân phòng
Minh điểm tựa như tiền tài mà an trú; Mạch Không minh hiển, có thể nhiếp trì nữ nhân
Cho nên lấy mạch để làm nội Không Hành; Nội mà thành tựu, ngoại có thể kiêm dẫn đến
Khí là Dũng sĩ bên trong hộ pháp chúng; Khi tu thành thục có thể nhiếp trì nam giới
Minh điểm là nội phúc đức, tiền tài; Bất hoại liền tăng phúc đức và thọ dụng
Có thể dựa vào Minh điểm hồng bạch bên trong; Trí tuệ sở y, Minh điểm Đại thủ ấn
Minh điểm năng sở, tăng giảm hai thứ đồng thời; Giới luật giữ gìn không tăng là khô cạn
Thực hành như trên không giảm mà tăng trưởng; Chỗ này không trái, nên khéo mà hiểu biết
Ý không nhiếp trì, lậu Điểm (xuất tinh) thành đại tội; Có nhiếp trì ý, lậu Điểm tội nhẹ đi
Ý có hay không, Minh điểm chia tịnh trọc; Không Hành tứ yếu, trong kinh đã nói rõ
Chẳng khác gì lời Mễ Túc Đa Cát nói.
Tự mình có đủ phương tiện tu trì như trên; Thực hiện ngăn chặn hay không với Minh điểm
Người ngăn chặn được, trước khi hành quyền; Ngăn chặn chỗ thủy thú hầu kết đó
Người khó ngăn chặn, dùng tay mà uống; Ban đầu như sữa chua, sau như là vừng (mè)
Sau đó màu thủy ngân một, hai hạt; Định là tịnh phần, là nguyên nhân sinh con gái
Tội hủy hoại lớn, nhiếp thì công đức tăng; Đến đó mà lậu rớt là người khó ngăn chặn
Niệm A Mễ Đả hoặc Sa Oa Bản Trát; Niệm xong nhân lúc khí nóng mà uống nó
Thì tội hoại (rớt) Minh điểm sẽ không thành lập; Quán tưởng không rõ, vì tham mà hoại mất
Làm được như trên không thành tội Căn bản; Hỷ Kim Cương tục từng nói rõ như vậy
Như nhiệt nóng chưa tán mà uống lạnh thành bệnh; Như thế sẽ thành hai loại tội Căn bản
Màu trắng lọc sạch, hình như nước mũi; Đó gọi là trọc phần của tịnh phần
Có thể giữ thân béo mà đủ đầy công đức; Tội rớt mất cũng có một phần nào
Cái trọc phần trong trọc phần như dãi bò; Vừa nhuận ướt lại dài dài như sợi tơ
Tuy qua nhiếp trì mà rớt thì vô tội; Pháp nhiếp trì, quán tưởng lỗ trong chùy
Ba chữ Hồng thay phiên mà đắp che lên; Tứ luân quán tưởng trên Đỉnh có chữ Hàng
Minh điểm như mũi tên sao từ hư không bắn đi; Âm thanh nhè nhẹ nhập vào trong Đỉnh khanh
Trên thì hồi chuyển, nhiếp trì pháp tán bố; Tâm trụ Bản thể, tương hợp với hư không
Khoan quảng an trú vào pháp đó là cốt yếu; Chủng tính độn căn như bổ đặc già la (chúng sinh)
Quán tưởng Phật Mẫu không thể sinh Tham tâm; Ta quán Bản tôn của mình hóa quang minh
Chuyển thành ô kim lõa thể có hai tay; Bản tôn Phật Mẫu cũng lại hóa quang minh
Bản thể Hợi mẫu tính tướng như mỹ nữ; Tâm chuyên nhất vào ý tướng đó mà tưởng nhớ
Tìm nơi tịch tĩnh cùng mỹ nữ làm bạn (tình); Hai bên sinh khởi đại tham tâm vào sắc (dục)
Quán chiếu trên Bản thể hiện cái Không; Từ hoan hỷ thỏa mãn mà sinh tham tâm
Sau đó mỉm cười, nói các lời tham đắm; Quán chiếu trên Bản thể, âm thanh vốn Không
Càng cười nói thỏa mãn trợ tham tâm; Sau đó cười đùa, hai bên cầm nắm tay
Cùng nhau ôm ấp, vuốt ve hai bầu vú; Quán chiếu trên Bản thể, tiếp xúc là Không
Từ nắm tay thỏa mãn, động lòng tham; Sau đó hai bên ôm nhau mà hành sự
Kim Cương, Liên Hoa cùng bình đẳng dụng công; Phật Mẫu sướng không chịu nổi mà lắc thân
Phát âm thanh hoan lạc, Phật Phụ Mẫu đều vui; Chỗ mạch tứ xứ, cảm nhận Tứ hỷ trí
Đề, tán sở duyên giống với pháp ở trên; Khẩu quyết đặc biệt, Phật Mẫu đến từ Đỉnh
Dần dần lên cao bằng với giới Hư không kia; Chỗ Hoa Sen đó, lòng ta chuyên nhất duyên (bám)
Pháp này càng thâm diệu hơn so với nâng lên; Minh điểm hạ giáng, sinh khởi Đại an lạc
Muốn không thể chiết lên, dẫn đến rớt mất; Liền cùng Phật Mẫu đồng thời cùng quán tưởng
Chỗ Liên Hoa ấy, quán tưởng đàn thành Bản tôn; Trong đàn thành thực hành cúng dường bí mật
Sau khi niệm chú căn bản, niệm thêm chú này: Ma Ha Tô Kháp Bất Tráp Cổ Lỗ Hòa.
Niệm xong mở đầu chùy dùng tay vuốt; Cũng có thể đựng vào vỏ của Hải Loa ấy
Còn lại không thể thắng lạc như kinh nói; Nhiệt khí chưa tán hết, đặt lên lưỡi nuốt xuống
Cúng dường các Không Hành Dũng Phụ ở ngũ luân; Họ đều vui vẻ, trí tuệ bản thân sẽ hiện tiền
Bồ Đề hoại mất không trở thành tội lỗi; Mật phái cũ mới đều có chung phương pháp này.
Uống xong còn lại chút Minh điểm; Bôi lên trán, hầu, tâm, rốn bốn chỗ này
Niệm căn bản chú xong, khẽ niệm chú sau: Ông, Ca Nhã, Ban Trát, Nhã Xả, Ông.
Oa Ca, Ban Trát, Nhã Xả, Nhã Xả, A; Chỉ Đả, Ban Trát, Nhã Xả, Nhã Xả, Hồng
Sa Oa, Ban Trát, Nhã Xả, Nhã Xả, Xá; Niệm xong tứ xứ Ông bạch, A hồng sắc
Hồng lam Xá lục bốn chữ thành bốn thân; Từ đó phóng quang đến mười phương thế giới
Tất thảy Phật thân ngữ ý Kim Cương; Tinh hoa Trí Kim Cương đều nhiếp thụ
Đó là yếu quyết gìn giữ Bồ Đề tâm.
(Trên đây là khẩu quyết đơn truyền, người ta không muốn công khai quyết này, sợ bị thượng sư Mật tông miệng mắng bút chửi, cho nên không nêu ra xuất xứ).
Trong khẩu quyết đơn truyền này có nói câu “Từ khí mạch đã đắc, đăng địa trở lên; Nữ nhân tuy dựa vào không đến nỗi phạm giới”, nghĩa là hành giả Mật tông cho rằng: Người khí mạch đã thông đạt thì tức là Bồ Tát ở thông đạt vị, Bồ Tát quả vị thông đạt tức là Bồ Tát ở Sơ địa. Cho nên, chỉ cần khí mạch tu thành công, thông đạt ngũ luân từ Đỉnh đầu cho đến Mật xứ thì sẽ tương đương với Bồ Tát Sơ địa ở Hiển giáo. Thế nhưng, Sơ địa đó lại không phải là Sơ địa trong Phật giáo mà chỉ là Bồ Tát sơ địa do Mật tông tự lập ra. Bồ Tát Sơ địa nói trong kinh Hiển giáo, trước hết phải chứng được thức Căn bản thứ tám đã, hiểu được A Lại Da thức mà mình hiện tiền thể nghiệm chính là gốc rễ của chư pháp; từ việc chứng được thức Căn bản này, thì mới có thể tiến tu Tăng thượng huệ học của Duy thức, hiểu được sự khác biệt về thể tính từng thức trong Bát thức Tâm vương, hiểu được các pháp “Ngũ pháp, Tam tự tính, thất chủng tính tự tính, thất chủng Đệ nhất nghĩa, nhị chủng Vô ngã” của Bát thức Tâm vương, thông đạt Đạo chủng trí ở Nhập địa tâm trong Sơ địa, thì mới gọi là Thông đạt vị ở Sơ địa, chứ không phải thông đạt ngũ luân trong Trung mạch là thành Bồ Tát sơ địa ở Thông đạt vị, nó hoàn toàn khác với Sơ địa của Mật tông.
Người chứng ngộ của Hiển giáo, muốn nhập Thông đạt vị ở Sơ địa, ngoại trừ bắt buộc phải có Đạo chủng trí đáp ứng yêu cầu Nhập địa ra, còn phải tu tập đủ phúc đức cần thiết để Nhập địa (Pháp thí, phá tà hiển chính, cứu hộ chúng sinh), rồi còn tu trừ Dị sinh tính, sau đó lại đến trước Phật dũng mãnh phát Thập vô tận nguyện, nhờ có đủ bốn pháp này thì mới thành Bồ Tát Sơ địa được.
Nay Bồ Tát sơ địa của Mật tông chỉ là thông đạt ngũ luân trong Trung mạch là có thể được gọi là Bồ Tát quả vị sơ địa, hoàn toàn không có đầy đủ Căn bản trí cần thiết để nhập Sơ địa – Trí tuệ Minh Tâm của Bồ Tát ở Thất trụ vị. Lại hoàn toàn không biết, không chứng, không giải Đạo chủng trí, căn bản không phải là Bồ Tát Sơ địa mà Phật giáo định nghĩa. Hành môn và lý luận mà Mật tông thuyết nói và tu hành hoàn toàn khác với pháp của Phật giáo, những gì chứng được đều hoàn toàn khác xa với những gì mà Phật giáo chứng đắc, về bản chất Mật giáo hoàn toàn là ngoại đạo, vì sao pháp sư Ấn Thuận có thể nói Mật tông là Phật giáo? Ngoại đạo Mật tông như thế mà lại dám đem Bồ Tát sơ địa, chư địa của Phật giáo ra tự xưng để trùm đầu những người học Hiển giáo. Kỳ thực hoàn toàn chỉ là pháp môn tu hành của ngoại đạo, khoác vẻ bề ngoài của Phật giáo và danh tướng của Phật pháp để huyễn hoặc người tu học mà thôi.
Ấy thế mà đại sư Phật giáo ở các đạo tràng lớn của Đài Loan lại có thể chấp nhận thứ ngoại đó trà trộn, tồn tại trong Phật giáo, khiến cho họ tiếp tục thu nạp tài nguyên Phật giáo và dùng pháp ngoại đạo để thay thế Phật pháp, muốn tái diễn ở Đài Loan và Trung Quốc đại lục câu chuyện Phật giáo ở Thiên Trúc khi xưa bị Mật tông “đoạt hồn cướp xác”. Các đại sư Hiển giáo Đài Loan lại bao dung họ mà không bài bác, ngược lại còn bám vào đại thanh danh của Đạt Lai Lạt Ma bên Mật giáo trên phương diện chính trị để tự nâng cao giá trị bản thân, ngu si đến mức độ đó, quả thật là chuyện không thể nghĩ bàn.
“Bồ Tát sơ địa” mà Mật tông tự xưng như vậy, tuy đã xuất gia thụ giới Tỳ kheo, vì đã tu chứng thông đạt khí mạch trong Trung mạch, nên khi tu chứng pháp môn Lạc Không bất nhị Vô thượng Yoga, lại dựa vào Minh Phi thực thể để tu – tức hợp tu pháp Lạc Không song vận dâm lạc với người nữ, nhưng lại không coi là phạm giới. Đây là nguyên tắc để Mật tông đánh giá khi người xuất gia hợp tu Song thân pháp với người khác giới, cho nên người xuất gia trong Mật tông nếu (là người) đã tu thành công Trung mạch Bình khí, thông đạt mà không tiết lậu tinh dịch, tuy đã ngự (nằm lên) người nữ, hai căn (bộ phận sinh dục) tương nhập để thụ hưởng dâm lạc thì cũng không coi là phạm giới. Câu “Từ khí mạch đã đắc, đăng địa trở lên; Nữ nhân tuy dựa vào không đến nỗi phạm giới” trong khẩu quyết đơn truyền trên chính là ý này. Đó là cách mà Mật tông nhận định người nào phạm giới hay không phạm giới, chốt ở chỗ liệu có thể điều khí tự tại mà không xuất tinh là chính yếu, chứ không ở chỗ liệu có đoạn trừ được cái tham dục này hay không. Hồng, Bạch, Hoa giáo và Tông Khách Ba của Hoàng giáo, tất thảy đều giữ kiến giải (quan niệm) này, hoàn toàn không có sự khác biệt nào. Đó là tà kiến, vì đã thụ hưởng dâm lạc này tức là tham rồi, vì Tứ hỷ mà Mật pháp chứng được chính là sự cảm nhận dâm lạc, bởi đệ tứ hỷ chính là sự chí lạc, chí tham của sự tiếp xúc dâm dục thế gian.
Lại nữa, trong khẩu quyết đơn truyền có câu “Đầy đủ phương tiện trì giới, thực hành truyền dạy; Trong kinh đã nói, kẻ hành dâm thông thường; Có sai lầm, nhưng khác với chuyện này”, nghĩa là nếu có đầy đủ phương tiện mà không phạm giới Tam muội da (chỉ việc không vì thụ dâm lạc mà xuất tinh, rớt lậu Minh điểm), tức có thể dùng Song thân pháp này để hợp tu cùng người nữ, đồng thời truyền thụ Song thân pháp này, bất luận là Lạt Ma xuất gia hay là Thượng sư tại gia. Người đơn truyền khẩu quyết và dạy đệ tử tu học Song thân pháp như thế, tức là người “trì giới và hành giáo thụ”, ý là hành vi đó khác với sự hành dâm của người thế tục thông thường, và hành vi đó không phải là tội lỗi sai lầm gì hết, nó khác với việc hành dâm có tội lỗi của người thế tục.
Trong khẩu quyết đơn truyền này còn nói: “Phàm là hành giả đã quán đỉnh bí mật; Từ đây có thể tu trí tuệ quán nghĩa; Thụ trì căn bản, chỉ có đây là diệu pháp; Một ngày đoạn khuyết là phạm Tam muội da”, nghĩa là: Hành giả Mật tông đã thụ quán đỉnh bí mật rồi thì có thể tu trì Song thân pháp này, để sinh khởi trí tuệ Lạc Không bất nhị. Nếu hành giả Mật tông sau khi thụ quán đỉnh bí mật này mà không thể chấp nhận “chỉ có đây là diệu pháp” thì bị coi là người phạm giới.
Nếu người nào sau khi thụ quán đỉnh bí mật này mà không thể ngày ngày chăm chỉ tu hành, lỡ có một ngày đoạn khuyết – tức có một ngày không tu pháp môn “dâm lạc và Không tính bất nhị” này thì tức là người hủy phạm giới Tam muội da. Căn cứ vào giới luật của Mật tông, người hủy phạm giới Tam muội da, sau khi chết nhất định sẽ đọa địa ngục. Cho nên, người nào đã thụ quán đỉnh bí mật rồi, thì bắt buộc phải hợp tu Song thân pháp với người khác giới mỗi ngày để thụ hưởng dâm lạc, để Lạc Không song vận, nếu không sẽ trở thành người vi phạm giới Tam muội da.
Nếu người xuất gia trong Mật tông không thể hợp tu với người khác giới hàng ngày, thì theo khẩu quyết này dạy, phải tự phương tiện để tu: “Nếu không giáng được thì ngồi tựa tiên nhân; Hai tay ôm rốn, chùy rủ mắt cá chân; Thân giới tham tâm nhỏ yếu dần đi; Đốt tay sinh khởi năm Không Hành Mẫu; Chùy mềm không cứng, vuốt nhẹ Minh điểm hạ; Mễ Lặc (Mật Lặc Nhật Ba) nói giáng (xuất) tựa dáng con rùa bò”, ý là trước hết dùng pháp quán tưởng dẫn sinh dâm lạc để tu Lạc Không song vận. Nếu khi dùng pháp quán tưởng mà không thể gây ra cảm giác dâm lạc, thì lại phải quán tưởng ở mỗi ngón tay trên năm đầu ngón tay mình có một Minh Phi, sau đó dùng “năm ngón Minh Phi” này vuốt ve dương vật để sinh dâm lạc, dẫn đến cực khoái nhất, khiến cho tinh dịch “giáng hạ tựa dáng con rùa bò” như Mật Lặc Nhật Ba mô tả, không được xuất tinh liền một phát như người thế tục cho xong chuyện, mà phải giữ ở trong cảnh giới cực khoái tình dục nhất đó, chỉ khiến cho tinh dịch từ từ chầm chậm xuất ra như dạng tơ kiểu con rùa bò qua. Cứ thế giữ mình ở trạng thái lạc xúc mấy lần gần cực khoái tình dục, khiến tinh dịch sắp xuất mà không phụt mạch, cứ trụ lâu mãi trong cảnh giới cực lạc này. Nếu có thể làm cho tinh dịch không trực tiếp phụt ra, mà chỉ chảy ra tự nhiên chút ít như dáng rùa bò, cứ trụ lâu như thế để tu Lạc Không song vận, Lạc Không bất nhị, tu chứng lấy “Câu sinh trí” để thành “Phật đạo” của Mật tông.
Trạng thái tinh dịch xuất ra tựa dáng rùa bò mà Mật Lặc Nhật Ba nói đó chính là cảnh giới đệ tứ hỷ. Khi trụ ở cảnh giới đệ tứ hỷ này, cực khoái tình dục giữ mãi không ngừng, mà nhất tâm an trú ở đó. Cái cảm giác lạc khi đó không chỉ lan khắp toàn thân, mà còn lan tỏa lên tận đỉnh đầu. Thế nhưng, cái lạc ở đỉnh đầu và lạc cảm nhận ở hạ thể (bộ phận sinh dục) hơi khác nhau một chút. Cảm giác sung sướng ở đỉnh đầu như hơi lịm đi (nhưng không phải là lịm ngất hẳn), cảm nhận sự sung sướng tột độ (Cái lạc thụ này rất khó dùng ngôn ngữ để miêu tả, chỉ có người trong cuộc mới có thể biết được. Người nữ tại gia nếu có phối ngẫu/ người chồng có khả năng tình dục cực mạnh, mà thường xuyên được hưởng thụ cực khoái tình dục liên tục bất đoạn dài lâu thì có thể hiểu được ý này). Chính lúc đang trụ ở trong cảnh giới này, hơi thở thường tạm ngừng, không có vào ra gì nữa. Lạc thụ này và cảm giác dâm lạc ở hạ thể cùng tồn tại, nếu như lạc thụ ở hạ thể mất đi thì lạc thụ ở đỉnh đầu cũng theo đó mà biến mất.
Cái cảnh giới khoái lạc như thế, những đàn ông có vợ trên thế gian cho đến lúc chết, trong cả ngàn người mới có được một người từng cảm nhận được cảm giác dâm lạc này. Mà với người đàn ông từng cảm nhận được khoái lạc tột đỉnh này, trong suốt cuộc đời cũng không phải lúc nào cũng cảm nhận được. Nếu như người nào có thể cảm nhận được khoái lạc tột đỉnh đầu này từ ba đến năm lần trong cuộc đời thì đã là hy hữu lắm rồi. Nhưng hành giả Mật tông vì đã tu thành công Minh điểm Trung mạch và Bảo bình khí, cho nên thường có thể hưởng thụ được đệ tứ hỷ chí lạc như thế này, không phải người đàn ông bình thường nào ở thế gian cũng có thể biết được. Đó chính là cái lạc như dáng con rùa bò mà Mật Lặc Nhật Ba đã nói, chính là cảnh giới của đệ tứ hỷ đó. Cảnh giới như thế, các Lạt Ma và Thượng sư Mật tông từng chứng được, trong trăm người muốn tìm một người cũng khó. Vì thế người chứng được cảnh giới này phải là người có chứng lượng cực cao “đã thành Phật đạo, cứu cánh thành Phật” trong Mật tông, gọi là Pháp vương.
Thế nhưng, việc tu chứng được cảnh giới đệ tứ hỷ này, cứ cho là thành công thì cũng chỉ là ngoại đạo phàm phu mà thôi. Cho dù có thành tựu công đức tinh hành tiên, sắc thân có thể trụ được ở nhân gian, thọ đến ngàn vạn tuổi, thì cũng chỉ là “thánh nhân” của ngoại đạo Mật tông, vẫn là phàm phu ngoại đạo trong Phật giáo. Vì sao vậy? Vì pháp mà hành giả Mật tông tu thành vẫn chỉ là pháp hữu vi thế gian của ngoại đạo, trong “Kinh Lăng Nghiêm” Phật nói đó là ngoại đạo “Tinh Hành Tiên”, hoàn toàn chẳng liên quan gì đến đạo Giải Thoát của Nhị thừa Bồ Đề, cũng hoàn toàn không liên quan gì đến đạo Phật Bồ Đề của Đại thừa Bồ Đề, vì thế những người như Nguyệt Xứng, Mai Kỷ Ba…ở Thiên Trúc, rồi đến Liên Hoa Sinh, A Để Hạp, Mã Nhĩ Ba, Mật Lặc Nhật Ba, Tông Khách Ba, Cương Ba Ba... ở Tây Tạng, cho đến Đạt Lai Lạt Ma, Trần Lý An…ngày nay, tất cả đều là những người tu hành ngoại đạo, vì pháp môn mà họ tu, họ chứng và lý luận của họ từ đầu đã không phải là chính pháp của Phật giáo rồi.
“Bồ Tát sơ địa” ở Thông đạt vị của Mật tông như vậy, căn bản không phải là Bồ Tát Sơ địa ở Thông đạt vị trong Phật pháp, mà là mạo dùng danh tướng “Sơ địa” trong Phật giáo để trùm đầu người tu học Phật pháp, nhằm dẫn dắt người tu học trong Phật giáo từng bước theo họ đi nhầm đường, sau này tất sẽ quay lại để báng chính pháp là phi pháp, tất sẽ phỉ báng những người chứng ngộ thật sự trong Phật giáo là ngộ sai, tất sẽ phỉ báng người chân ngộ là phàm phu, hoặc chửi họ có chứng lượng nông cạn. Ở thân phàm phu mà phỉ báng chính pháp, hiền thánh như thế, quả báo tương lai thật khó mà tưởng tượng nổi! Nói ra thì họ đáng thương lắm lắm!
Trên đây là nói các “Lạt Ma” Mật tông khi tu chứng đạo tức thân thành Phật, lúc không có Minh Phi để dùng, phải dùng pháp tự tu trên ngón tay mình (một dạng thủ dâm). Khi Mật Lặc Nhật Ba tự tu trong sơn động hẻo lánh một mình đã tự tu hành như thế. Vì thế, trong khẩu quyết có nói rằng: “Đối với tỳ kheo trì giới thanh tịnh; Dựa vào nữ thân tất bị người phỉ báng; Cho nên phải dùng phương tiện của chính mình; Như tinh yếu của khẩu quyết ở trên đã nói”. Các Lạt Ma của Mật tông Tây Tạng khi tự tu trong tự viện vào buổi tối, để tránh bị người ngoài chửi là “hành dâm với người nữ”, nên phải “tự tu trên ngón tay” theo pháp như vậy đó.
Khẩu quyết có câu “Mạch như phòng ở, khí như chủ nhân phòng; Minh điểm tựa như tiền tài mà an trú; Mạch Không minh hiển, có thể nhiếp trì nữ nhân; Cho nên lấy mạch để làm nội Không Hành; Nội mà thành tựu, ngoại có thể kiêm dẫn đến”, nghĩa là nói các Lạt Ma Mật tông lúc bình thường phải tự tu Song thân pháp bằng pháp phương tiện nói trên, để tránh bị người ta biết người xuất gia Mật tông hợp tu với nữ giới mà chửi mắng. Thế nhưng, các Lạt Ma Mật tông nếu Trung mạch đã thông đạt như một ống rỗng, trên dưới đều đã thông suốt một mạch, mà Minh điểm lại rõ ràng phân minh, có thể tự do lên xuống, thì do Mạch đã thành nội Không Hành, đã thành tựu bên trong rồi, nên Minh Phi ngoài thân cũng có thể kiêm dắt đến – tức có thể sử dụng Minh Phi người thật, có thể hợp tu Song thân pháp với người nữ đó để thụ dâm lạc mà tu Lạc Không song vận.
Trong khẩu quyết truyền đơn cũng nói thế này: “Trung mạch của mình, Hải Loa mạch phía dưới thân; Đầu mạch tiếp với gốc chùy Kim Cương; Ma sát với nó, Minh điểm hạ sinh lạc; An lạc không hay biết gọi là tham trước; Nhận ra Bản thể Không Lạc hợp làm một; Mật tông nói đó là Đại thủ ấn; Không có an lạc, chỉ thấy cái Không đó; Đó là Trung Quán kiến nói ở trong kinh; Tát bổn thì cũng cho là Đại thủ ấn”, nghĩa là: Khi nữ hành giả Mật tông hợp tu Song thân pháp pháp với nam hành giả, nên giao hợp với nam hành giả, đem mạch Hải Loa phía dưới cùng của Trung mạch trong thân mình tiếp xúc và cọ sát với gốc dương vật của nam hành giả, khiến sinh ra khoái cảm dâm lạc mà tiết ra dâm dịch. Trong lúc hưởng lạc thì quán sát lạc xúc (sự tiếp xúc sinh lạc) đó vốn không có hình sắc, cho nên cảm nhận tiếp xúc trong dâm lạc tức là Không tính. Mà cái tâm nhận biết được sự lạc khoái này cũng vô hình vô sắc, cho nên cũng là Không tính. Quán sát các tính “Không” của tiếp xúc dâm lạc và “Không” của Tâm giác tri cảm nhận dâm lạc thấy rằng Tâm giác tri thụ lạc và dâm lạc đều cùng là một cái “Không”, kỳ thực không hai, cho nên gọi là chứng được cái gọi là “Lạc Không bất nhị”. Pháp tu như thế gọi là pháp Đại thủ ấn Vô thượng Yoga của Mật tông.
Nếu như không hợp tu Song thân pháp với người khác giới, mà chỉ đơn tu Tâm giác tri Không, thì người “ngộ” ra cái Tâm giác tri tức là Không tính đó cũng có thể gọi là Đại thủ ấn, nhưng chỉ là “Trung Quán kiến thuật trong kinh” mà thôi (Không có an lạc, chỉ thấy cái Không đó; Đó là Trung Quán kiến nói ở trong kinh), không phải là cứu cánh thành Phật, không thể thành tựu Cứu cánh Phật của Mật tông (Trung Quán kiến nói trong kinh kỳ thực không phải như Mật tông nói như thế. Chi tiết xem Bát Nhã Trung Quán kiến và Như Lai Tạng kiến nói trong Tập 2, 3 phần trước, ở đây không nhắc lại nữa).
Nếu có thể quán sát Tâm giác tri cảm nhận dâm lạc đó tựa như hư không, mà quán tưởng Tâm giác tri mình khế hợp với hư không, quán tưởng Tâm giác tri có thể tính quảng đại như hư không kia, thì lúc truy cầu sự chí lạc mà nhỡ lậu tiết Minh điểm, cũng vì “Có ý lạc này, tuy rớt (xuất tinh) không thành tội”. Cho nên, khi lậu điểm (xuất tinh) liệu có cấu thành tội phạm giới Tam muội da hay không, các phái nói đều không có chuẩn mực nhất định, chỉ buộc phải quán sát Tâm giác tri của mình quảng đại như hư không, chứng biết Tâm giác tri của mình tức là Không tính, thì có thể không chịu sự hạn chế của vấn đề “lậu bất lậu điểm”, mà không trở thành tội phạm giới Tam muội da. Vì thế, nếu vì cầu chứng dâm lạc đệ tứ hỷ tối cao mà dẫn đến lậu điểm, thì cũng không bị coi là phạm giới, chỉ cần “có ý lạc như hư không” là được. Cho nên, trong yếu quyết khẩu truyền này cũng mới nói rằng: “Sau đó, Tâm và hư không đó khế hợp; Như hư không đó, quán thể tính quảng đại; Quyền pháp như trên, dùng sức mà thực hành; Minh điểm chớ lậu, như lời thề gìn giữ; Có ý lạc này, tuy rớt (xuất tinh) không thành tội”.
Nếu người nào có thể tu chứng được đệ tứ hỷ như vậy, buộc phải giao hợp với người khác giới trong một thời gian dài mà không phân ly (rời nhau), đồng thời giữ cho cơn dâm lạc đó ở trong trạng thái cực khoái nhất. Mà người có thể trụ ở Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận như thế tức là đã đạt đến cảnh giới “Cứu cánh thành Phật” của Mật tông rồi. Người như thế là người thành tựu đủ ba thân “Pháp, Báo, Hóa” trong Mật tông. Giáo pháp mà Mã Nhị Ba truyền thụ cho Mật Lặc Nhật Ba chính là pháp tức thân thành Phật này. Pháp mà Mật Lặc Nhật Ba tu thành tựu, và truyền cho Cương Ba Ba cũng vẫn là pháp tức thân thành tựu “Cứu cánh Phật” này.
Bạch giáo như vậy, Hồng, Hoàng, Hoa giáo cũng như thế cả. Cho nên, trong khẩu quyết mới nói: “Nếu không giáng được thì ngồi tựa tiên nhân; Hai tay ôm rốn, chùy rủ mắt cá chân; Thân giới tham tâm nhỏ yếu dần đi; Đốt tay sinh khởi năm Không Hành Mẫu; Chùy mềm không cứng, vuốt nhẹ Minh điểm hạ; Mễ Lặc (Mật Lặc Nhật Ba) nói giáng (xuất) tựa dáng con rùa bò”. Năm xưa, Mật Lặc Nhật Ba độc cư trong sơn động, pháp ông ta tự tu không nằm ngoài pháp này. Đó cũng chính là pháp chư “Phật” “đã thành Phật” của Mật tông đều tu. Cũng bởi tu pháp này, cho nên các “Phật” được mời đến tất cả các pháp hội của Mật tông Tây Tạng đều là “Phật” có tướng song thân giao hợp. Mật tông nói tất cả Báo thân Phật đều thường trụ trong cảnh giới Đại Lạc của thứ dâm lạc này. Cảnh giới Đại Lạc đó chính là Đại dâm lạc đệ tứ hỷ ôm Minh Phi giao hợp sinh ra.
“Phật” như thế mà được gọi là “Phật”, thì định nghĩa về hai chữ “Phật giáo” có lẽ nên phải viết lại. Từ sự thực này, cho nên mới nói Mật tông bắt đầu từ lý luận quán đỉnh cho đến Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận của pháp tu song thân cuối cùng, đều trái ngược với Phật pháp Tam thừa, đều không phải là Phật pháp, vậy vì sao Ấn Thuận lại kiên trì chủ trương Mật tông cũng là tông phái trong Phật giáo đây? Căn bản chỉ là thứ ngoại đạo giả dùng giáo tướng của Phật giáo và danh tướng của Phật pháp để bao bọc bề ngoài, như con chó sói khoác lên mình bộ da dê, chỉ là ngoại đạo giả làm Phật giáo để thu hút tài nguyên Phật giáo, bởi nó tuyệt đối không phải là Phật giáo.
Về pháp tu này, phái Tát Già chủ trương buộc phải đồng đều ngữ, dục và gia trì, tức là Thân ngữ đẳng quân, Sở dục đẳng quân, Gia trì đẳng quân: “Thân ngữ đẳng quân: tứ chi của bản thân và Thủ ấn, trong sát na tu đồng đều với Bản Tôn thân, ngữ mạch đồng đều với tụng Mật chú. Kinh cũng nói: ‘Tâm thiên thân và tâm lời thề cũng đồng”. Sở dục đẳng quân: bản thân dựa vào Minh Phi để mong muốn Câu sinh trí hiện tiền, khế chính đẳng giác; Minh Phi dựa vào mình cũng làm quán tưởng như thế, gọi là Chính giác Bồ Đề sở dục đẳng quân. Gia trì đẳng quân: (Chú thích gốc: gia trì đẳng quân trong này có liên quan đến quá nhiều thực tu song vận, cho nên lược bỏ). Bình Thực chú thích thêm: Xem các tiết của chương này là hiểu”. (61-279)
Phái Tát Già có bổ sung thêm như sau: Còn phải dựa vào năm yếu pháp khẩu quyết Giáng, Trì, Hồi, Biến, Hộ để nhiếp thụ nó. Chi tiết như ví dụ trong Tiết 6 của Chương này, ở đây không lặp lại.
Người tu Song thân pháp này, còn phải có tiền hành, chính hành, hậu hành… Cần phải lưu ý mà tu, sau đó có thể đắc Kiến địa này, tức “Thứ đệ Tứ hỷ, Xứ Tứ hỷ, Sở đoạn Tứ hỷ, Tự tính Tứ hỷ”.
“Tiền hành” là chỉ các pháp phải tu trước khi thực tu:
“Tiền hành: Thân có đủ hành chỉ tiền hành, tay phải nhật, tay trái nguyệt, đan nhau úp lên hai đầu gối, trước mặt chữ Hồng, âm Hồng dài, Hồng ngắn chín lần, trái phải mỗi bên thanh tịnh ba lần, tổng cộng ba lượt. Khẩu quyết rằng: “Xuất tam và nhập tam, luân đẳng vi tịnh trị, nhược nhật đẳng đệ tam, ẩn nhập bí xứ khổng”, nghĩa là: Đầu tiên dùng thức ăn tinh túy điều chế bổ giới (bổ dưỡng bằng thức ăn để tinh dịch sung mãn), tìm chỗ cao, ngồi xếp chân cố định, lòng bàn tay phải là đàn thành Nhật luân, lòng bàn tay trái là đàn thành Nguyệt luân, giao thoa đặt lên trên hai đầu gối, đó gọi là Thân yếu. Còn về Tâm yếu, tất cả tịnh phần ở hạ thân hoặc Mật xứ, từ trong Trung mạch dẫn ngược lên trên như là ống dẫn nước. Về Ngữ yếu, là thực tu phát âm Hồng dài, Hồng ngắn, ba lần ở Trung mạch, tiếp đến ba lần bên phải, rồi ba lần bên trái, rồi ba lần ở giữa. Tính cho tất cả ở Trung mạch chín lần, hai mạch trái phải sáu lần, tổng cộng là mười lăm lần. Lại dẫn khí qua hai lỗ mũi, xuất khí ba lần, nhập khí ba lần, tổng cộng sáu lần, như công thức đã thuật ở trước, hiểu rõ chính xác. Về năng lượng giới (tinh dịch) của anh ta, bảo vệ ba ngày, tức là tịnh trị luân. Nếu đã hành được ba ngày thì có thể ẩn nhập vào trong lỗ Mật xứ, hành khí ở dưới đắc tự tại. Người đại điều khí cực thượng phẩm, cũng chỉ cần nửa ngày là có thể tu thành như thế. Cứ thế mà làm, nếu có đau đầu, buồn nôn, trong miệng uất nhiệt thì nên kéo hoãn lại, nên dùng thức ăn để bồi bổ thân giới. Nếu đại tiểu tiện bí và đau, hành pháp đứng ngược là có thể trừ bệnh, đó là đại cốt yếu.
Chính hành: Từ những việc như hành gia trì (từ việc hành dâm sinh lạc), lược rút la sát đạo, mút thật mạnh hai ngón tay giữa, hai mắt đảo lên trên, làm như thế có thể nhiếp Minh điểm (dùng phương pháp này có thể nhiếp trì tinh dịch để chiết nó lên trên). Lại thở dốc mạnh để nói, thực hành pháp hoàn tội ở thân khác, làm như thế cũng có thể nhiếp Minh điểm. Ý nghĩa của nó là: để gia trì chùy liên vân vân, thực hành Thân ngữ đẳng quân và Sở dục đẳng quân, ban cho thứ tự quán sát sắc đẹp của Minh Phi thanh tịnh, lợi ích ít. Lại đẳng phân tương phối “ba la” và “ích trí” (Cần chú ý phối hợp dâm dịch hai bên nam nữ, không thể để cho một bên quá nhiều hoặc quá ít), thì anh lắc tôi xát, uyển chuyển co duỗi, tức dùng tham hỏa để khiến Minh điểm giáng (tức là tham cái tham thụ hưởng cực khoái tình dục để xuất tinh), lạc đó không thể chia. Thế nhưng, vì bảo hộ Minh điểm, thì… (Chú thích gốc: Pháp thực tu lược bỏ. Bình Thực chú thêm: Xem các tiết trong Chương này sẽ rõ…). Thân tâm thả lỏng, bình thản mà trụ. Vào lúc này nhiếp Minh điểm đấy (Vào lúc này nên quán tưởng và hút chiết dâm dịch vào thân để thượng thăng vào Trung mạch, sau đó đưa đến toàn thân, phát tán đều khắp. Chi tiết xem phần thuật ở trên). Xét về thở mạnh để nói, hoàn tội khác của thân dùng để che ngăn thượng khí. Thực hành như vậy, nếu lạc ít, thì nên rút nhập. Lúc không thể chia lìa, thì cần trì (để tránh xuất tinh quá sớm mà không thể chứng được đệ tứ hỷ chí lạc), đó gọi là “Minh điểm giáng lại trì, trì lại tăng”.
Hậu hành: Sau đó vì Minh điểm không chuyển, nên dùng Hậu hành. Là chỉ việc có thể đồng thời “Hồi” và “Biến” Minh điểm, như voi rống, hổ gầm, thú hộc, cáo kêu. Theo dẫn đạo thứ tự ở rốn, tâm, hầu, đỉnh, dùng “Giải thoát ấn” để bình lặng cơ thể. Ý nghĩa của nó là: Lúc hậu hành đẳng nhập, thân ngồi già phu (xếp chân), tư duy Minh điểm từ Mật xứ dẫn nâng đến chỗ rốn, chú ý vào rốn. Nói “voi rống” nghĩa là dùng âm “xí” như voi rống để dẫn đạo, sau lại chuyên chú từ rốn đến tâm. Nói “hổ gầm” tức là dùng âm thanh “ô hô” như hổ gầm để dẫn đạo, chuyên chú đến tâm. Nói “thú hộc” là dùng âm thanh “ha ha” thốc ra để dẫn đạo, thức chuyên chú vào hầu đến đỉnh. Nói “cáo kêu” là dùng âm thành “ha hi” như tiếng cáo kêu để dẫn đạo. Còn về Giải thoát ấn, tức như lúc thực tu, lắc đầu rùng mình.
Cộng pháp trong hai đạo phương tiện quảng lược là tứ bất thiện xảo trong khẩu quyết lìa Minh điểm: Một, Giáng bất thiện xảo, Điểm tốc thất (Khi giáng hạ Minh điểm đến dương vật mà sinh khoái lạc, không biết thiện xảo, khiến xuất tinh ra ngoài mà không thể giữ lâu khoái cảm); Hai, Trì bất thiện xảo, lạc đoản xúc (Khi giáng xuống hạ thể sinh lạc, tuy chưa xuất tinh nhưng lại kết thúc lạc thụ, nhưng vì không biết thiện xảo mà duy trì bế tinh, khiến cho thời gian trụ trì dâm lạc rút ngắn, không thể trụ lâu trong cơn khoái cảm); Ba, Hồi bất thiện xảo, thủy liên liên (Do hồi hộ không có thiện xảo, dẫn đến dâm thủy quá nhiều, khiến cho cảm thụ dâm lạc không thể đạt đến cảnh giới tốt nhất); Bốn, Biến bất thiện xảo, bệnh tư yên (Sau khi đạt đến đệ tứ hỷ và hưởng thụ dâm lạc tối cao rồi xuất tinh, nhiếp trì Minh điểm hút chiết lại vào trong thân, nhưng vì không biết hồi nhập vào các nơi trong thân để nó lan khắp toàn thân, do đó mà sinh ra bệnh tình). Bốn pháp thiện xảo dùng đối trị (tứ bất thiện xảo) là: Một, Giáng thiện xảo là từ từ như con rùa bò, tứ hỷ lần lượt sinh; Hai, Trì thiện xảo là thân tam biến và ngữ nhất biến; Ba, Hồi thiện xảo là bàng sinh tứ biến, tức xúc minh…; Bốn, Biến thiện xảo là dùng Sư tử giải thoát ấn. Thân tam biết tức là… (Chú thích gốc: Pháp thực tu lược bỏ). Ngữ nhất biến là nói với hơi thở mãnh liệt, lại lấy khí buộc eo như quảng đạo. (Chú thích gốc: Phần “Pháp thực tu lược bỏ” trong này, liên quan đến thực tu quá nhiều, nên thỉnh cầu thượng sư)”. (61-285~288)
Hành giả Mật tông áp dụng các biện pháp thiện xảo để tu hành thực tế, theo đó có thể đắc tông thú huệ quán – Không Lạc rộng hẹp: “Tông thú huệ quán là Không Lạc rộng hẹp. Với pháp thoát chốn khổ luân hồi, tận mọi khả năng và điều kiện để chứng đắc Không Lạc nên gọi như vậy. Nói một cách tổng quát là thuần thục sức mạnh Không Lạc giác thụ cho đến Địa thứ 11 và Địa thứ 12 của đạo xuất thế gian”. (61-292)
Không Lạc lược hẹp và Không Lạc quảng diệu như thế, có thể khiến cho hành giả Mật tông chứng được “Lục địa, Thất địa” cho đến “Đẳng giác địa, Diệu giác địa”, cho nên mới nói “thuần thục sức mạnh Không Lạc giác thụ cho đến Địa thứ 11 và Địa thứ 12 của đạo xuất thế gian”. Thế nhưng, Bồ Tát Đẳng giác, Diệu giác của Mật tông như vậy, lại hoàn toàn không thể hiểu được Thức thứ tám A Lại Da mà Bồ Tát thất trụ vị của Hiển giáo chứng được, mà chỉ coi Minh điểm là A Lại Da; hoàn toàn hiểu sai về trí tuệ Bát Nhã của Phật Bồ Đề, coi chứng được trí tuệ thế gian của dâm lạc Lạc Không bất nhị là trí tuệ Bát Nhã của Phật giáo; hoàn toàn hiểu sai về nội hàm của đạo Giải Thoát của bên Nhị thừa, lại coi Tâm giác tri nhất niệm bất sinh là giải thoát, kỳ thực vẫn rơi vào trong Ngã kiến; hoàn toàn không hiểu gì về Đạo chủng trí mà Bồ Tát Sơ địa của Hiển giáo chứng được, lại coi việc quán thông Trung mạch và cảnh giới rõ ràng của Minh điểm quán tưởng ra là cảnh giới “Sơ địa”; hoàn toàn không hiểu nội hàm của Thập độ Ba La Mật mà Bồ Tát Đẳng giác, Diệu giác chứng được, lại coi “Không tướng” do dâm lạc quán tưởng ra là Không tính mà bên Hiển giáo chứng được.
Như thế mà nói chứng được Phật Bồ Đề, thật đúng là ông nói gà bà nói vịt, hiểu lầm vô cùng lớn, đâu chỉ là khoảng cách ngàn vạn vạn dặm? Thế nhưng các đại sư, pháp vương của Mật tông nghiễm nhiên không biết đến sự khác biệt đó, lại coi cảnh giới Dục giới hiểu lầm đó là đạo thành Phật, rồi chỗ nào cũng hạ thấp sự tu hành của các Bồ Tát bên Hiển giáo chỉ là tu hành Nhân địa, là không cứu cánh; tự xưng Mật pháp là pháp tu hành Quả địa, cho rằng song thân hợp tu cao siêu hơn cả pháp tu hành đích thực của Hiển giáo, điên đảo đến như vậy, có thể nói là không gì sánh bằng nữa.
Lại nữa, pháp tu hành như thế, đến khi lâm chung có thể sinh ra “Thắng Không Lạc, thành Kim Cương tát đỏa”, cũng có thể đắc quả vị Pháp thân – cứu cánh thành Phật: “Quả: quả Huệ quán là quả Pháp thân, việc này đã thuật ở phần quả vị, ở đây tạm dừng”. (21-293)
Phần thuật về quả vị thì nói thế này:
“Quyết đoán xuất thế gian mạch, trong Bản tụng nói: ‘Từ đầu đến cuối ở các địa, mạch kết ở lần quán đỉnh thứ ba, quyết đoán bằng khai mở’, tức hai mạch tinh huyết giao nhau ở 32 phân vị trong Trung mạch, cho nên có 32 mạch kết tâm khí tịnh phần hành tiến và buộc tụ, dựa vào 12 liên nữ hỷ đẳng (dựa vào 12 người nữ có đầy đủ chủng tính liên hoa có thể khiến người ta chứng đắc Sơ hỷ…), khai mở mạch kết thứ nhất bằng yếu quyết Tứ chính đoạn, bước vào Sơ địa Cực hỷ địa. Khi mở đến mạch kết địa thứ 12 Đại trí địa, gọi là quyết đoán. Việc này phải dựa vào khí Minh điểm mới thành. Dùng sức lúc khai mở kết thứ nhất để dẫn đạo hay khi dùng yếu quyết quán đỉnh thứ tư đến địa thứ 10 để mở mạch kết thứ 30, ở mỗi địa, vì đắc công đức đặc thù của mỗi địa, bắt đầu từ Đỉnh luân, mở mạch kết thứ nhất, lại nhờ công đức của bản thân địa này hơi tăng trưởng, trong Chính hành, dùng sức thọ dụng để mở mạch kết tiếp theo. Lại nữa, vì công đức của bản thân địa này tăng trưởng vô dư (tăng hoàn toàn) mà hiện ra nhân vô tăng trưởng, lúc chung kết thì hoàn toàn viên mãn, đến khi hòa nhập thì mở mạch kết thứ nhất. Khi đăng lên các địa, mỗi lần mở ba cái ba mạch mà quyết đoán, mà khí và Bồ Đề tâm thì kiên cố không ly tán. Như vậy, cởi mở 32 mạch, vì sinh ra chứng ngộ 12 địa, thành tựu đạo xuất thế gian, đó là quyết đoán nội mạch kết. Lúc này cái sinh ra là:
Ở chỗ Tổng mạch kết hai mạch tinh và huyết quấn nhau thành bó trong Trung mạch, nó dùng tâm khí tập nhiếp lên đó, giác thụ của đại trì mạch hiện ra vô biên đó có thể sinh ra đau đớn, vì nó thực hiện tịch chỉ, nên phải quyết đoán ngoại mạch kết. Đó là lời dạy giản lược bản tụng, là sáu pháp truyền thụ do thượng sư Văn Thù nói. Hiện là một bổ đặc già la (chúng sinh), muốn hiện chứng chính giác viên mãn, cần phải được các tổ sư truyền tai (khẩu truyền) liên tục không dứt, cho nên dạy bốn loại truyền tai, tức bản tụng nói câu “nhĩ truyền bốn bất đoạn của Bí mật chú”. Tứ nhĩ truyền này gồm: Hà bất kiệt quán đỉnh, Gia trì tương tục bất thất, Chương tiết dạy (yếu) quyết không rối loạn, Tâm kính tín đầy đủ.
Hà bất kiệt quán đỉnh chia thành ba: Hà bất tuyệt quán đỉnh Nhân vị, Hà bất tuyệt quán đỉnh Đạo vị, Hà bất tuyệt quán đỉnh Quả vị. Hà bất tuyệt quán đỉnh Nhân vị là: Khoảng từ Kim Cương Trì Phật đến Tự tính đạt thành, cần phải có một trong ba loại thượng trung hạ dạy dỗ của bề trên thì mới được Hà bất tuyệt quán đỉnh. Hà bất tuyệt quán đỉnh Đạo vị: trong ba phẩm thượng trung hạ, thượng phẩm tu tứ tọa, mỗi tọa đều phải viên mãn quán lực thụ trì; trung phẩm tu tam tọa, mỗi tọa cũng phải như trên; hạ phẩm tu nhị tọa, mỗi tọa cũng phải như thế. Đạo thế gian trì vô lượng quán lực, đạo xuất thế gian thì trì quán lực tương tục bất đoạn. Hà bất tuyệt quán đỉnh Quả vị: Sở y đắc 13 địa, Năng y hoàn toàn thanh tịnh địa thứ 10, hai thứ nối liền đồng thời giải thoát, thụ trì tứ quán hòa nhập tứ hành. Tóm lại, có thể hoàn toàn viên mãn đạo quán đỉnh.
Gia trì tương tục bất thất: tức có đủ Tự tính bốn mật chú tế. Một là Thực tu tế: Người muốn dựa vào pháp môn thực tu yếu quyết truyền tai của các thượng sư để tu thật gọi là “Thực tu tế”. Hai là Giác thụ tế: Theo pháp thực tu thực hành tất cả 15 loại giác thụ, gọi là “Giác thụ tế”. Ba là Gia trì tế: Tâm khí tập nhiếp để gia trì liên tục, là gia trì nội Không hành, như đối phương cũng gia trì tất cả ngoại Không hành, như thế họa hoạn mới không sinh, cố tật giảm dần, can nhiễu trong ngoài không sinh, dần dần không chấp bát pháp, gia trì uy đức bạt trừ các bệnh khổ của chúng sinh khác và ma ngại (chướng ngại do ma quỷ gây ra), không gì không sinh, gọi là “Gia trì tế”. Bốn là Thành tựu tế: Anh ta tạm thời đạt được thành tựu tứ tông thú, đến cứu cánh thì đắc thành tựu tứ thân quả, gọi là “Thành tựu tế”. Đó là thực tu dựa vào các quyết yếu truyền tai của các tổ sư.
Chương tiết dạy (yếu) quyết không rối loạn: Khi tập giới bằng tam hội lý, khi các ma như La Sát và những việc không thuận lợi xảy ra như tai nạn, suy bại, giống đi trên các con đường hiểm như bãi nước, cầu yếu, hiểm quan…hiểu rõ tất cả những thứ đó đều là đạo và duyên khởi của mình, dùng thiền định thuần thục để trừ bỏ chướng ngại tĩnh lự, lấy Thục thức lưu nan trừ khiển ma chướng, học biết các công đức và tội lỗi, đó gọi là sự truyền dạy biết trì phiền não để thành tựu.
Tâm kính tín đầy đủ: Khi gặp các chướng ngại như quỷ hoặc La Sát đánh đập, và sự hiển hiện các thành tựu như nhìn thấy thân Như Lai, tất cả các tự tính nghi ngờ lưỡng lự, đều do tác dụng giác thụ duyên khởi hợp nhau của khí trong Trung mạch trong thân ứng hiện mà sinh ra. Tất cả những thứ đó được sinh ra đều là đạo và duyên khởi của bản thân mà thượng sư đã chỉ bảo, cho nên phải sinh khởi tín niệm đặc biệt, nhớ đến thượng sư và Phật bằng suy nghĩ không điên đảo, không khác nhau. Phần trên là dạy về tứ nhĩ truyền trong quyết yếu truyền tai”. (61-376~381)
Như vậy, phái Tát Già cho rằng khi hợp tu với người khác giới, nếu khi có thể cởi mở được mạch kết thứ nhất trong Trung mạch thì tức là cởi được kết (nút thắt) thứ nhất. Cởi được kết thứ nhất tức là Kiến đạo, tức là “Sơ địa Bồ Tát”. Thế nhưng, cởi kết thứ nhất nói trong pháp Đại thừa của Hiển giáo tức là đập vỡ tan được vô thủy Vô minh – khai ngộ Minh Tâm – chứng được Chân thực tướng của thập bát pháp giới, như thế gọi là cởi kết thứ nhất, hoàn toàn khác với cởi kết của Mật tông. Trong “Đạo quả - Kim Cương cú kệ chú” của phái Tát Già thì coi việc mở mạch kết trong Trung mạch và các mạch khác là chứng cứ thủ chứng công đức ở các địa, thực sự hoàn toàn không liên quan gì đến tu chứng trong Phật pháp cả, chỉ là lồng ghép các danh tướng (danh từ) quả vị ở các địa Bồ Tát trong Phật pháp vào để mê hoặc người học và tự phụ. Thày trò cứ thế theo đó mà xoay vần phụng thừa, tự nâng cao mình và hạ thấp người khác, tạo thành nghiệp đại vọng ngữ, nghiệp phỉ báng chính pháp, nghiệp phỉ báng hiền thánh…ngu không thể ngu hơn.
Chứng lượng ở các địa như thế của Mật tông đều rơi vào trong cảnh giới hữu vi pháp của Dục giới, không từng tương ứng một chút xíu nào với pháp vô vi, pháp vô lậu, thế mà lại nói mình đã chứng được Sơ địa, chư địa và thậm chí là Phật địa. Trước loại tôn giáo đầy hư vọng tưởng tượng, chuyên lồng ghép các danh tướng quả vị tu chứng trong Phật pháp như thế, những người có trí vì sao lại tin họ không chút nghi ngờ? lại còn kéo đám theo nhau để tu? Quả thật là không thể hiểu nổi, chỉ có thể gọi đó là mê tín mà thôi.
Trước đây khi tôi thường lược bình Mật tông, thì các thày Mật tông mỗi lần đều nói: “Tiêu Bình Thực không hiểu Mật pháp, những gì nói trong sách Mật giáo đều là pháp biểu tướng (bề ngoài), cho nên không liễu nghĩa, không cứu cánh, chỉ có pháp nhĩ truyền – khẩu quyết của thượng sư – mới là pháp cứu cánh. Mà pháp khẩu quyết này thì Tiêu Bình Thực không được nghe, cho nên những lời bình về pháp nghĩa Mật tông của Tiêu Bình Thực không phải là những lời lẽ đúng sự thật”.
Thế nhưng, các khẩu quyết khẩu nhĩ tương truyền đời đời của thượng sư tất cả các tông phái Mật tông thực tế đều thuộc pháp ngoại đạo, đem cảnh giới tu chứng của ngoại đạo pháp lồng với danh tướng quả vị trong Phật pháp, dùng để huyễn hoặc người tu học, hoàn toàn không liên quan gì đến tu chứng Phật giáo thực sự. Nay trong quyển sách này, trước sau ba tập chỗ nào cũng nêu ra chứng cứ pháp tu khẩu quyết của Mật tông, để những người học trong Phật môn hiểu rõ được sự tà trái, hoang đường của khẩu quyết nhĩ truyền bên Mật tông, thể hiện đầy đủ bản chất ngoại đạo của thày trò Mật tông họ, từ đây có thể không còn bị họ mê hoặc, chuyển sang Phật giáo chân chính để tu chính hành. Đó cũng là công đức của các thày Mật tông đã công bố khẩu quyết này vậy.
Nay quan sát cảnh giới chứng lượng “Văn Thù lục pháp, nhĩ truyền tứ pháp” của phái Tát Già – phái có tổ chức pháp nghĩa hoàn chỉnh nhất của Mật tông, các thày trò Mật tông họ dựa theo đó mà tu hành để thành cứu cánh Phật, và cái “thành tựu Tứ thân quả” mà họ chứng, thì vẫn chưa thể biết tý chút gì về trí tuệ Bát Nhã của Bồ Tát thất trụ vị trong Biệt giáo. Đã không biết trí tuệ Bát Nhã thô thiển mà các Bồ Tát thất trụ vị chứng được thì nói gì đến chuyện có thể chứng được trí tuệ Bát Nhã Đạo chủng trí ở Sơ địa? Còn không biết gì đến trí tuệ Bát Nhã ở Sơ địa mà nói thành tựu Tứ thân quả ở “Phật địa”, thậm vô lý!
Người tu trong Lạc Không song vận để “vong Ngã – quên mình” như thế, không thể nói là đã chứng được Vô ngã. Cảnh giới Lạc Không bất nhị mà người Lạc Không song vận chứng được đó chỉ là tri kiến của phàm phu ngoại đạo, rơi vào trong tham trước dâm lạc của Dục giới, nói suông là lấy dục chặn dục, kỳ thực chỉ là đám tham dục nặng mà thôi. Bởi thày trò Mật tông thâm nhập tu học Mật pháp, đều là tham cầu Câu sinh hỷ tối cao trong Song thân pháp, mà Câu sinh lạc tối cao chính là cảm xúc dâm lạc mãnh liệt nhất trong Dục giới.
Những người đó nếu không thể chứng được cảm giác dâm lạc mãnh liệt nhất này thì sự tu chứng Lạc Không song vận, Lạc Không bất nhị của họ không phải là thành Phật cứu cánh. Cho nên, các hành giả tu lâu năm trong Mật tông, nhất định sẽ dựa vào tri kiến đó để cầu chứng cảm xúc dâm lạc lớn nhất trong Dục giới. Người truy cầu cảm giác dâm lạc lớn nhất trong Dục giới tức là người tham trước Dục giới pháp, vẫn còn chưa thể giải thoát khỏi sự trói buộc của cảnh giới Dục giới, huống hồ có thể chứng được quả Giải thoát? Những người hoàn toàn hiểu sai về tu chứng quả Giải thoát như thế mà nói mình đã chứng giải thoát, liệu có cái lý ấy chăng? Còn chưa chứng được trí tuệ Bát Nhã thô thiển của các Bồ Tát thất trụ vị, huống hồ có thể chứng được quả báo Tứ thân của Phật địa? Tuyệt đối không có cái lý ấy! Qua đó có thể thấy pháp tức thân thành Phật và giải thoát ngay đời này của Mật tông đều là hư ngôn do vọng tưởng chính mình tạo ra, hoàn toàn không có liên quan gì đến Phật pháp cả.
[1] Chú thích của người dịch: Ca-ba-la (tiếng Tạng là kapala), là một loại pháp khí làm bằng đầu lâu người, còn gọi là Nội cúng lô khí, Nhân đầu khí, là pháp khí dùng trong nghi thức quán đỉnh của bộ Vô thượng Yoga. Đây là một trong những pháp khí thường dùng trong Phật giáo Tạng truyền. Loại bát (pháp khí) này trong phái Tính Lực và phái Thấp Bà (Siva) của Ấn Độ giáo cũng có. Mật tông Tây Tạng rất thịnh hành dùng xương cốt người để chế thành các loại pháp khí, nhưng đầu lâu để chế thành Ca ba la này bắt buộc phải làm từ xương sọ của Lạt Ma tu hành có thành tựu, chế tác dựa theo di nguyện của ông ta khi còn sống.
[2] Chú thích của người dịch: Hề Lỗ Cát, hay còn gọi là Hách Lỗ Cát, Hắc Lỗ Cát, Hắc Như Ca (tiếng Phạn là Heruka, tiếng Tạng là Khrag’thung), là thần Đại Lực Kim Cương được tin thờ trong Phật giáo Tạng truyền, là một trong những Bản Tôn được tôn thờ trong bộ Vô thượng Yoga, thuộc về Phẫn Nộ Tôn, mà Phật giáo Hán truyền gọi là Minh Vương. Hắc Lỗ Cát, trong tiếng Trung và tiếng Tạng đều dịch ý là “Kẻ uống máu”, nhưng trong tiếng Phạn không có ý này. Trong Mật tục, nó được hình dung là “Người bảo vệ sự giàu có đang bay lượn trong không trung”. Bộ Vô thượng Yoga cho rằng, Hắc (He) đại diện cho Không tính, Lỗ (ru) đại diện cho Đại Lạc, Cát (ka) đại diện cho sự viên dung của Đại Lạc và Không tính. (Theo https://zh.wikipedia.org/wiki/%E8%B5%AB%E9%AD%AF%E5%98%8E)
Lượt xem trang: 0