Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
CUỒNG MẬT VÀ CHÂN MẬT
TẬP BA
Phật nói rằng: “Thuần tình tức là hôn trầm, vào địa ngục A Tỳ. Nếu trong tâm hôn trầm đó lại mắc tội phỉ báng Đại thừa, phá hủy giới cấm của Phật, vọng ngôn thuyết pháp, hư tham tín thí, lạm đòi cung kính, ngũ nghịch thập trọng, thì càng đọa vào địa ngục A Tỳ thập phương”.
(Kinh Lăng Nghiêm – quyển 8)
Phật lại nói rằng: “Những người đó đem Pháp thân Bồ Đề Phật Niết Bàn: tức là hiện tiền trên thân thịt của ta, cha cha con con đời đời tương sinh, tức là Pháp thân thường trụ bất tuyệt. Đều chỉ hiện tại tức là Phật quốc, không khác gì tịnh cư và tướng kim sắc. Người đó tin theo, quên mất cái tâm ban đầu, thân mệnh quy y, đắc cái chưa từng có. Những kẻ ngu đó mê hoặc xưng là Bồ Tát, truy cứu tâm họ; (thấy) phá luật nghi của Phật, thực hành tham dục trong bí mật, trong miệng thường nói hay rằng ‘Nhãn nhĩ tỵ thiệt đều là Tịnh Độ, hai căn nam nữ tức là chỗ chân thật của Bồ Đề Niết Bàn’... Ngươi nên hiểu rõ trước, không nhập luân hồi. Mê hoặc không biết, đọa vào địa ngục Vô Gián”.
(Kinh Lăng Nghiêm – quyển 9)
CHƯƠNG 9: VÔ THƯỢNG DU GIÀ (VÔ THƯỢNG YOGA)
Tiết 7: Lấy âm bổ dương – chiết xuất Minh điểm từ thân người khác giới
Ý nghĩa của lấy âm bổ dương là dựa vào pháp song thân hợp tu, khi giao hợp, vận khí chiết xuất lấy Minh điểm từ người nữ (chiết xuất lấy dâm dịch hoặc tịnh phần của người nữ) để cầu bổ ích cho Mạch khí Minh điểm của bản thân mình, hy vọng có thể thông qua pháp tu song thân, sớm có ngày tiến vào cảnh giới “Lạc Không song vận” đang mong cầu, khiến cho cái Đại Lạc dâm lạc hiện tiền mà không dẫn đến xuất tinh, nhằm trụ lâu trong cảnh giới Đại Lạc đó mà “Lạc Không song vận”, thể nghiệm “Lạc Không bất nhị”, từ đó chứng nghiệm đầy đủ mà “nhanh chóng thành Phật”. Mật điển nói rằng:
“Theo cách lấy thuốc nói rằng: Lấy thuốc của Đạo gia là sau khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên, khi dư hồng chưa dứt (trước khi máu kinh nguyệt còn lại vẫn chưa hoàn toàn ra hết hẳn), lúc khô ráo (tức lượng máu kinh ít ỏi còn lại vẫn chưa chảy ra) thì đó là lúc mà Đạo gia gọi là “lấy thuốc”. Trương Tam Phong nói câu “Mới dùng khoảng giữa tính tháng năm” chính là ý này. Mà lấy thuốc lại có hai loại, chia làm Nhâm duyên và Quý duyên. Nhâm duyên là khí ấm của người con gái, còn Quý duyên chính là Thiên quý (kinh nguyệt) của người nữ. Người lấy Quý duyên như nói ở trên, nhưng Đạo gia thông thường cho rằng lấy Quý duyên không có nhiều ý nghĩa lắm, gọi nó là Nê thủy đan pháp. Còn lấy Nhâm duyên mới là chính tông. Sau khi lấy được Nhâm duyên, hôn mê bảy ngày. Nếu công phu không tốt, thường vì thế mà dẫn đến tử vong. Qua đó có thể chứng mình, tu Đạo công rất nguy hiểm. Lại còn chứng minh rằng cái mà Đạo công tu được là công phu có xu hướng nhập ma hoại mạch. Nếu là Mật pháp thì lựa chọn người nữ trẻ, sức khỏe tốt là quan trọng nhất, và không có cái gọi là “lấy thuốc”. Nhưng để tìm được mạch Đại Lạc, thì dùng các loại “già phu” (là công phu dùng các loại cực khoái tình dục nhịn xuống không xuất tinh” để tìm, cái lấy được chính là thời kỳ Minh điểm hòa tan. Người tu thành tựu, hai hồng thân cùng bay đến Sắc Cứu Cánh thiên. Bất luận thế nào, tuyệt đối không có ai bị hôn mê” (32-467).
Cái gọi là “già phu”, không phải là ngồi kiết già tu định như trong Hiển giáo nói, mà là chỉ các loại tư thế trong song thân pháp khiến cho cơn lạc xúc lên đến cực điểm, có thể dẫn đến cảnh giới tạm ngừng hô hấp. Phần trước từng đưa ra lời thuật của Tông Khách Ba, ở đây không nhắc lại nữa. Trần Kiện Dân nói trong đoạn văn này rằng “Người tu thành tựu, hai hồng thân cùng bay đến Sắc Cứu Cánh thiên”, đó chỉ là sự ức tưởng (phỏng đoán), vì câu này có 2 lỗi. Thứ nhất, thân hồng quang không thể bay được đến Sắc Cứu Cánh thiên; thứ hai, cảnh giới Lạc Không bất nhị trong song thân pháp, mãi mãi không thể nào đến được Sắc Cứu Cánh thiên.
Vì sao vậy? Vì thân hồng quang là thân bất tịnh ở Dục giới, là cái thân do tu pháp dâm lạc mà thành, không thể nào sinh được đến Lục thiên ở Dục giới, huống hồ lại có thể đến tận Sắc giới? lại còn bay lên đến tận đỉnh cao nhất của Sắc giới nữa?
Nay nói về thiên nhân ở Lục thiên Dục giới, thiên nhân nam nữ đều đạm bạc hơn hành giả Mật tông ở nhân gian. Hành giả Mật tông tu Song thân pháp, nam nữ ái dục là thứ nặng nhất trong hữu tình ở nhân gian, vì ở trong Song thân pháp nỗ lực cầu mong khoái cảm dâm lạc và trụ lâu ở trong cảm giác lạc xúc đó. Tuy Lục thiên Dục giới và nhân gian đều có nam nữ dục, nhưng cái tâm tham dâm lạc lại chia thành nặng nhẹ dày mỏng, trong đó nhân gian là nặng nhất, càng lên cao thì càng nhẹ.
Ví dụ, lạc xúc dâm dục ở nhân gian, cần phải có sự giao hợp hai căn (bộ phận sinh dục) nam nữ, khi đạt đến cực khoái tình dục, trong dâm căn có phong khí xuất ra, thì thỏa mãn tham tâm. Còn ở Dạ Ma thiên tầng trời thứ ba, nam nữ chỉ cần ôm nhau là thỏa mãn được tham tâm, đã không còn cần sự giao tiếp nhị căn nam nữ nữa. Các thiên nhân ở Đâu Suất Đà thiên tầng trời thứ tư, chỉ cần nắm tay nhau là được thỏa mãn tham tâm. Các thiên nhân ở Hóa Lạc thiên tầng trời thứ năm chỉ cần nam nữ nhìn nhau mà cười là được thỏa mãn sự tham dục rồi. Còn các thiên nhân ở Tha Hóa Tự Tại thiên tầng trời thứ sáu, chỉ cần nam nữ nhìn nhau là đã được thỏa mãn dâm dục.
Như vậy, càng hướng lên trên, thì tâm tham cầu ái dục nam nữ càng nhạt dần, cái lạc xúc dâm dục thông qua sự tiếp dục bộ phận sinh dục chỉ đến tầng trời thứ hai là dừng hẳn, lên đến tầng trời thứ ba thì đã không còn cảm giác dâm lạc của tiếp xúc bộ phận sinh dục nữa. Thế mà nay các thày Mật tông không biết đạo lý này, còn ra sức truy cầu cảm giác dâm lạc đến cực điểm, mong muốn được cảm nhận dâm lạc toàn thân và kéo dài mãi, trong cảnh giới đó quán “Không”. Mà cái “Không” quán được đó lại không phải là “Không” trong pháp Nhị thừa mà Phật giảng, cũng không phải là “Như Lai Tạng Không Tính” Phật nói trong pháp Đại thừa. Với cái tâm cực kỳ chấp trước tham dục đó, làm sao có thể thượng sinh lên các tầng trời của Dục giới được? Muốn cầu sinh lên đến tầng trời Tứ vương thiên, chắc chắn còn không thể được, nói chi đến Sắc giới thiên? Huống hồ là lên đến tận Sắc Cứu Cánh thiên tầng trời cao nhất của Sắc giới? Người có trí chắn chắn sẽ không tin vào họ.
Nếu như cái tham muốn nhìn thân người nam nữ cũng đã đoạn trừ, lại là người có định lực cơ bản, thì mới có thể sinh lên tầng trời Sơ thiền, trở thành thiên nhân của Sắc giới. Thiên nhân ở Sắc giới không có tướng nam nữ, họ đều là thân trung tính, không còn chia thành nam giới, nữ giới, đó là vì không còn bộ phận sinh dục nam nữ nữa, cũng không có lục phủ ngũ tạng mà ăn đoàn thực nữa. Nếu như người nào có thể lìa xa cái tâm tham lạc xúc của nam nữ căn, đồng thời lìa xa khỏi cái tham tiếp xúc người khác giới, lại có định lực cơ bản (Sơ thiền) thì mới có thể sinh lên đến tầng trời Sơ thiền của Sắc giới sau khi xả thọ (chết). Còn nếu là người khi còn sống mà ra sức truy cầu cảm giác dâm lạc, không chỉ không thể sinh lên đến Sắc giới, bởi đã trở thành người tham dâm lạc nam nữ nhất thế gian, còn không thể sinh được đến Tứ vương thiên là tầng trời thấp nhất trong Dục giới thiên, huống hồ là sinh được đến Sơ thiền thiên ở Sắc giới? Đã không thể nào sinh được đến Sơ thiền thiên là tầng trời thấp nhất trong Sắc giới, thì làm sao có thể sinh được đến Nhị, Tam, Tứ thiền thiên? Đã không thể sinh được lên Tứ vương thiên thấp nhất trong Lục thiên ở Dục giới, thì làm sao có thể sinh được đến Sắc Cứu Cánh thiên mà ngay cả La Hán tứ quả còn không thể đến? Cho nên, nói pháp tu song thân của Mật tông có thể khiến cho người ta sinh được đến Sắc Cứu Cánh thiên chỉ là vọng tưởng của chính họ, là những lời trùm đầu người học mà thôi.
Lại nữa, Song thân pháp mà các thầy của Mật tông tu luyện còn không thể chứng được định cảnh Sơ thiền, sao có thể sinh được lên đến Sắc giới thiên, huống hồ là Sắc Cứu Cánh thiên cao nhất trong Sắc giới? Không có lý nào hết. Vì sao vậy? Đó là vì người sinh được lên đến Sắc giới thiên, trước hết phải tu chứng được Sơ thiền định. Mà người muốn chứng được Sơ thiền định, việc trước hết cần làm là phải đoạn trừ được dâm tâm. Đến ngay cả cái “tham nhìn người khác giới” còn chưa đoạn, thì nói gì đến việc đoạn cái tham nắm tay, ôm ấp, quan hệ tình dục nhị căn và cực khoái tình dục? Huồng hồ hành giả Mật tông còn truy cầu muốn được chìm đắm trong cái Lạc kéo dài và tột độ? Đó chính là sự tham cầu dâm lạc nặng nhất, tuy rằng họ miệng tự xưng là trong lòng không tham, kỳ thực đều là những lời tự an ủi, về bản chất chính là cái đại tham, cực tham mà thôi.
Quan sát nội hàm pháp tu song thân do Liên Hoa Sinh truyền thụ, lại quan sát sự quán tưởng của hành giả Mật tông khi cảm nhận lạc xúc trong cảnh giới pháp tu song thân, lấy dâm lạc để cúng dường “chư Phật” trong hạ thể (bộ phận sinh dục), có thể thấy rằng những hành giả và “chư Phật” đó đều là những “người” tham dục cực nặng, sao có thể nói rằng trụ lâu trong cảnh giới cảm nhận dâm lạc mà không có tham tâm? Quả thực đó là những người khẩu thị tâm phi (nói một đằng nghĩ một nẻo). Đây hoàn toàn là sự thực, được ghi chép trong Mật tục (kinh điển Mật tông Tây Tạng), chứ không phải là giảo biện.
Hành giả Mật tông như vậy, vừa không chứng được định cảnh Sơ thiền, cũng chưa đoạn trừ được cái tham dâm lạc nam nữ của Dục giới, trong khi đó Đại Lạc câu sinh lạc của Song thân pháp chính là cái tham cực nặng trong Dục giới. Sự tham dâm trong Dục giới không có cái nào vượt qua cái tham này, thì sao có thể nói có thể sinh lên được Lục thiên của Dục giới cho đến Sắc giới thiên? Lại còn cuồng ngôn nói có thể sinh lên đến tận Sắc Cứu Cánh thiên – đỉnh trời Sắc giới mà ngay cả La Hán cũng không thể tới. Không có lý gì hết!
Lại nữa, cứ theo như các thầy Mật tông nói và tu, có thể “chứng được” Hồng quang thân. Thế nhưng, Hồng quang thân chỉ là pháp của nhân gian thuộc Dục giới. Nếu đã là thứ tu chứng và thành công trong cảnh giới dâm lạc thô nặng nhất của Dục giới, thì không thể nào tương ứng với Sắc giới thiên. Như thế, pháp dâm xúc của Dục giới đã không thể lên được đến Sơ thiền thiên của Sắc giới thiên, thì nói gì đến việc lên đến Sắc Cứu Cánh thiên mà ngay cả người chứng Tứ quả cũng không thể đến? Trong khi đó, Bồ Tát cấp Sơ địa ở nhân gian, khi xả thọ vãng sinh đến Sắc Cứu Cánh thiên, phải sinh riêng thành thiên thân Sắc Cứu Cánh thiên trong cảnh giới Trung âm thì mới sinh lên được đến đó. Đó là phải nhờ vào quả báo của Đạo chủng trí mà Bồ Tát chứng được thì mới sinh được đến Sắc Cứu Cánh thiên, tức là quả Dị Thục đáng yêu của Đạo chủng trí, là quả Dị Thục đáng yêu sau khi đoạn trừ được Dị sinh tính, mãi mãi hàng phục được Tính chướng, là quả Dị Thục đáng yêu có được nhờ sức mạnh công đức dũng cảm phát Thập vô tận nguyện, nỗ lực phá tà hiển chính “cứu hộ chúng sinh lìa chúng sinh tướng”…thì mới có được quả báo này. Hoàn toàn không phải là dựa vào Trung âm thân hoặc một thân tu riêng nào đó (như Hồng quang thân) để sinh đến đó (Sắc Cứu Cánh thiên). Vì Hồng quang thân không thể nào trụ được ở Dục giới thiên và Sắc giới thiên, bởi nó khác xa với thiên thân Dục giới và thiên thân Sắc giới. Bởi thân này (Hồng quang thân) không hề có Đạo chủng trí, pháp tu song thân cũng không thể vĩnh viễn hàng phục Dị sinh tính, hơn nữa Song thân pháp mà Hồng quang thân nương dựa vào bản chất chính là “pháp Dị sinh tính”. Hồng quang thân tu thành nhờ pháp Dị sinh tính mãi mãi không thể tương ứng với Sắc Cứu Cánh thiên. Người chứng được Hồng quang thân không thể hiểu tí gì về Đạo chủng trí của Sơ địa, cho nên mãi mãi không thể nào sinh ra được quả Dị Thục đáng yêu của Sắc Cứu Cánh thiên, bởi lẽ Sơ thiền cho đến Sắc Cứu Cánh thiên đều mãi mãi lìa xa dâm xúc vậy.
Nay các thầy Mật tông không hiểu gì về đạo lý này, không biết việc tu hành Song thân pháp mãi mãi không thể chứng được Phật Bồ Đề, mãi mãi không thể chứng được Đạo chủng trí, mãi mãi không thể chứng được công đức của Sơ địa, nhưng lại vọng tưởng lấy Hồng quang thân tu bằng Song thân pháp để sinh lên tầng Sắc Cứu Cánh thiên, quả thật là những kẻ ngu si. Bản thân thượng sư là người chỉ đạo và giúp đỡ Minh Phi còn không thể sinh đến Dục giới thiên, huống hồ có thể đồng thời khiến cho Minh Phi cùng bay đến Sắc giới thiên? Hơn nữa lại là Sắc Cứu Cánh thiên? Không có lý gì hết! Sự vọng tưởng trái lý ngược giáo của các Lạt Ma Mật tông như thế, các đệ tử lại tin theo như vậy, sao có thể nói đó là Phật pháp chân thực của Phật giáo được? Sao có thể nói là vượt hơn cả Phật pháp của Hiển giáo? Đây căn bản chỉ là ngoại đạo pháp mà thôi.
Thượng sư Liên Hoa Sinh có khẩu truyền, lấy pháp hành dâm để chiết xuất lấy Minh điểm (tịnh phần dâm dịch) của Minh Phi, có thể thành tựu Kim Cương thân (thành Cứu Cánh Phật) ngay trong đời này như sau:
“Từ Minh điểm có thể tự tại mình, chiết lấy từ người nữ có hai loại: 1. Dựa vào khí; 2. Dựa vào vật. Đầu tiên, “dựa vào khí”, người nữ bị chiết xuất (lấy Minh điểm) đã sinh con dù bảy người, không bằng lấy từ một người chưa sinh con; người đã có chồng dù là bảy người, không bằng lấy một người nữ chưa chồng; dáng người đoan chính vừa ý dù là bảy người, không bằng bảy thiếu nữ; tuổi từ mười ba đến hai mười lăm có thể chiết lấy, còn tuổi từ hai sáu đến ba lăm, họ chỉ có thể tự chiết cho bản thân, Minh điểm của họ không thể chiết dùng được.
Trong các loại Không hành, người có chủng tính liên hoa có thể chiết (chú thích gốc: có thể chiết tức là dễ chiết, vì nó dễ rò rớt ra), là nền tảng để trường thọ. Liên hoa nữ, thịt hồng bạch tươi non, hồng Bồ Đề của người nữ ấy như mưa rơi xuống, eo thon nhỏ, dáng người vừa vặn, đẹp đẽ hài lòng, người nam nhìn thấy là vui sướng, người nữ bị chạm vào tự thích muốn giao hoan, đó là người có tinh hoa bên trong; lấy chùy (dương vật) đưa lại gần hoa sen (âm hộ) người nữ, tự nhiên phát ra âm thanh đại lạc. Khi chùy nhập vào liên cung, như trẻ con bú sữa, tự biết ngậm lại, đó chính là liên chủng. Cách bên ngoài chừng bốn đốt ngón tay, có mạch hình tròn, cần phải tìm lấy cái mạch đó trước; Phải gia hành (hỗ trợ) để tìm mạch, tức là các hành vi hôn, ôm, vuốt sườn… Khi người nữ sinh lạc, lấy chùy dò thám bên ngoài, nói nhiều lời tham (ngôn từ dâm dục); Người nữ mặt đỏ, thở dốc, thân run rẩy, trong hoa sen có nước nhuần ẩm ướt, lúc này không thể hành ngay (tức lúc này không được thực hành chiết lấy Minh điểm của người nữ); Nên uống “thuốc bổ, rượu”, lại dùng băng phiến, đinh hương, hồng bạch đàn uống vào, để tịnh phần Minh điểm của người nữ tăng trưởng, sau đó bình đẳng trú ở đó (sau đó hai người đồng thời trụ vào cơn cực khoái tình dục). Khi đại lạc nam nữ ngang nhau, thì mới có thể chiết lấy, đó là người có mạch tốt.
(Nếu) làm như thế mà không thể chiết được, thì cần thực hành phương tiện tìm mạch: Bôi rượu, mật ong, bơ lên thân thể người nữ; lại làm riêng một cái chùy bằng chất len, hình dáng to như chùy tự nhiên, chỉ có điều thân nó hơi dài, đầu hơi nhọn, buộc nó bằng lụa mỏng, trên phết dầu bôi trơn, rượu và bơ, đút vào hậu môn (của Minh Phi); Lại làm thêm hai quả cầu sợi đặt vào eo người nữ, đeo trên eo thon; Lưng gối thì đệm yên (yên ngựa), để người nữ nằm ngửa ưỡn lên; Để hai quả cầu bên eo rơi gần mông, mạch từ âm môn (âm hộ) thò ra, như con cá con, như đầu vú, lấy ngón tay vén cánh hoa sen, dùng thuốc bôi lên mạch này, lấy tay sờ (đưa vào mà dò thám) mạch, có thể khiến nó xuất ra ngoài hoa sen sáu đốt ngón tay (có thể khiến nó duỗi dài ra ngoài âm hộ dài chừng sáu đốt ngón tay), giữa bốn đốt ngón tay, dưới cũng hai đốt ngón tay. Lấy mạch này đút vào lỗ chùy (lỗ dương vật), thì có thể chiết xuất được. Khi lạc bình đẳng (hai người đều đã đạt đến cực khoái tình dục), nỗ lực chiết lấy Minh điểm. Khi chiết xuất xong, thân cũng sinh ra tướng ấm nồng; Sau đó sẽ sinh ra lạc bất (năng) nhẫn (sướng không chịu nổi), thì nên hành tán pháp, như con dê rùng mình.
Lại có pháp rằng: Lấy chùy len nhập liên cung, người nữ phát ra âm thanh sướng rên, lấy bốn ngón tay trái đã mài bóng móng ngón tay, bôi thuốc vào mạch, có thể duỗi dài mà ra, rất mềm. Chùy len cần rút ra khỏi hậu môn, sau đó đút vào liên cung mà chiết (chú thích gốc: chùy thật nhập, chùy len rút ra, cần làm đồng thời, như gậy quân đội đánh nhau, một bên tiến một bên lùi).
Lại có pháp rằng: Lấy chùy len đút vào hậu môn (của Minh Phi), chân tay ôm chặt, sau đó lấy thuốc bôi vào mạch, đút vào lỗ chùy, chùy hơi nhập vào một chút thì rút ngay chùy len ra (Cống sư nói: Hai chùy đồng thời bức ép vào trong, người nữ sẽ sướng quá mà chết, cho nên cần thận trọng mà làm).
Thuốc khai mạch: Mật ong sống, sữa khô (chú thích gốc: Thân sư nói: là sữa thường dính trong thùng sữa; Cống sư nói: sau khi lấy sữa, là phần sữa dư còn đang nhỏ giọt), bạch cẩu chùy (dương vật con chó trắng), quản trọng, hoa tiêu, ô thủ hoa, lỗ sa; Đem bôi lên mạch, đồng thời bôi lên sen và chùy. Khi chùy nhập sen cung, không được lấy khí từ trên đè xuống; Sinh ra cái tham mãnh liệt, động tác hạ bộ (phần thân dưới) cần chậm, chùy ngậm mạch tất sinh đại lạc; Tự mình chiết, tán nên ra sức hành, để Minh điểm được kiên cố.
Minh điểm từ thân của người khác, từ mã đầu (đầu ngựa) hiển rõ, tâm mắt chuyên chú vào hoa văn trắng men giữa mã đầu. Chùy trái phải, lên xuống động mạnh, người nữ run rẩy, phát ra âm thanh yêu kiều, khí suyễn (thở dốc). Từ (chữ) Hồng (hum) trong lỗ chùy, móc vào (chữ) Hồng trong hoa sen, niệm âm (chữ) Hồng dài, chiết đến đỉnh, tương hợp với (chữ) Hàng, đầy đủ các phần thân lục chi (chú thích gốc: như chuyển mắt…) Ra sức mà hành, sẽ chiết được (Minh điểm) không phải nghi ngờ…
Chiết bằng quyền pháp: Chùy nhập sen cung, người nữ sinh ra “bất nhẫn lạc”, chùy cũng phát nóng. Khi sinh lạc khoái, trên đỉnh của mình làm duyên, chùy đút sau vào tận gốc, rồi hơi nâng lên hướng ra ngoài, niệm âm Hồng dài ba lần, (quán tưởng) Mẫu hóa quang (ánh sáng) nhập vào trong lỗ chùy, từ Trung mạch đến Đỉnh hàng, không có sai biệt (vô nhị), lan khắp toàn thân, an trú trong định Không Lạc bất nhị; Chùy bỗng cong mềm mà sức nóng vẫn còn, lúc này chính là điềm có thể chiết lấy, ngày sau tất có công năng quang minh tươi đẹp.
“Không Hành Mẫu” đầy đủ tướng, từ mười sáu đến hai mươi lăm tuổi, hạng thượng đẳng mỗi đêm (có thể chiết lấy) mười lần, trung đẳng bốn lần, còn ba lần là hạ đẳng, hạ đẳng nhất là một lần không ngắt quãng. Khí tất phải nhập được vào Trung mạch. Tướng của nó là: hai đầu vú nhô ra, Không Lạc bất nhị, tự nhiên sinh ra. Quang minh thọ trì: hành giả có thể xuất ánh sáng ngũ sắc. Cảm thụ cái lạc: Tuy nhập vào bụi gai mà thân lạc không dứt, đó gọi là Sư tử du hí Tam ma địa, đó là nhờ dựa vào công đức “Cụ tính tướng nghiệp ấn”.
Khi nghiệp ấn quyết định, thì cần nói cho đối phương biết về pháp Đại, Tiểu thừa, rồi thực hiện quán đỉnh thứ tư, tỉ mỉ ôn nhu mà nhiếp thụ họ. Cần lắng nghe ta dặn dò, ta cũng cần phải giữ bí mật, thì tất cả Không hành đều có thể nhiếp trì. Pháp khí tức thụ trì mãnh lợi: Khí trái phải giữa thở mạnh ra, dùng khí mãnh lợi đó để hấp thu người nữ. Tiền khí đè xuống, hậu khí nhấc lên, trì khí không buông, nơi khí trụ cần thả lỏng, thức an trú ở bản tịnh, thân an trú ở lạc, phàm những gì hiển hiện ra đều là an lạc, Câu sinh trí không ngừng sinh ra, được thành tựu tự thân bất tử.
Người có thể chiết xuất lấy tịnh phần, trường thọ không bệnh, mặt mũi sáng sủa, thọ trì tài vật Tam giới, nhiếp thụ tất cả Không Hành Mẫu, và được họ thọ ký, tên gọi Phổ Văn. Lời nói có thể tùy loại mà thuyết pháp, lấy cảm thụ Không Lạc sống qua ngày, hoàn thành sự nghiệp bát thành tựu, đắc Câu sinh Pháp thân, giành được Hồng quang Báo thân và các loại Hóa thân không ngừng sinh ra; Tam thân không khác, đắc an lạc đại thân. Thượng đẳng thì đời này trở thành Kim Cương thân, trung đẳng thì ở giai đoạn Trung âm thành tựu Không hành, hạ đẳng thì thành Phật ở đời sau” (34-560~562, 563~564)
Việc dạy tu thành Phật như thế khác biệt rất lớn so với Phật đạo nói trong các kinh Tam thừa, về bản chất nó chỉ là pháp “tà kiến, tà tu của ngoại đạo”. Như Liên Hoa Sinh đã nói: “Người có thể chiết xuất lấy tịnh phần, trường thọ không bệnh, mặt mũi sáng sủa, thọ trì tài vật Tam giới, nhiếp thụ tất cả Không Hành Mẫu, và được họ thọ ký, tên gọi Phổ Văn”, câu này có sai lầm rất lớn. Cảnh giới mà Liên Hoa Sinh nói trong đoạn cuối này là chỉ người đã thành Cứu Cánh Phật, tại sao người thành Phật thực sự lại còn phải cần có Không Hành Mẫu (Minh Phi) thọ ký thành Phật cho mình? Không có lý gì cả.
Lại nữa, người thọ ký phải được thọ từ vô lượng kiếp trước khi họ chưa thành Phật, chứ không phải là lúc thành Phật mới thọ ký cho, vậy sao Liên Hoa Sinh có thể nói hành giả khi thành Phật thì được sự thọ ký của Không Hành Mẫu? Rất vô lý!
Lại nữa, người thành Phật như thế, tức đã thành Phật và có đầy đủ công đức, có thể nhiếp thụ tất cả Không Hành Mẫu. “Phật” như thế sao còn phải được Minh Phi ấn chứng cho khi “thành Phật”? Người thọ ký lúc “thành Phật” thì phải gọi là ấn chứng, chứ không phải là thọ ký. Vì thế, những lời khai thị đó của thượng sư Liên Hoa Sinh mắc quá nhiều sai lầm, sao có thể là những lời đáng nói của người đã thành Phật?
Liên Hoa Sinh vốn là giáo chủ Mật giáo, là Báo thân “Phật” được Mật tông sùng kính. Các thầy Mật tông luôn luôn nói chứng lượng trí tuệ của Liên Hoa Sinh là trí tuệ của Báo thân Phật, luôn nói pháp mà Liên Hoa Sinh truyền là pháp thành Phật của Báo thân Phật, còn nói pháp mà Phật Thích Ca truyền chỉ là pháp thành Phật của Hóa thân Phật, không thể khiến người ta thành Báo thân Phật được. Thế nhưng pháp mà “Báo thân Phật Liên Hoa Sinh” nói như trên, ngay cả các Bồ Tát chưa thành Phật đều có thể tùy ý phá tan tà kiến sai lầm của họ, thế mà có thể nói ông ta là người “đã thành Báo thân Phật”. Tuyệt đối không thể có chuyện đó!
Lại nữa, Hồng quang thân không phải là Báo thân trang nghiêm của Phật, vì nó là thứ có được nhờ “bất tịnh khí phần”, ở đây không cần nhắc lại nữa. Liên Hoa Sinh lại nói: “Lời nói có thể tùy loại mà thuyết pháp, lấy cảm thụ Không Lạc sống qua ngày, hoàn thành sự nghiệp bát thành tựu, đắc Câu sinh Pháp thân, giành được Hồng quang Báo thân và các loại Hóa thân không ngừng sinh ra; Tam thân không khác, đắc an lạc đại thân. Thượng đẳng thì đời này trở thành Kim Cương thân, trung đẳng thì ở giai đoạn Trung âm thành tựu Không hành, hạ đẳng thì thành Phật ở đời sau”, câu này cũng có sai lầm lớn.
Người “thành Phật” như Liên Hoa Sinh nói đó còn chưa thể hiểu được đạo Giải Thoát Nhị thừa thô thiển nhất (vì Liên Hoa Sinh còn chấp thủ Tâm ý thức giác tri an trú lâu dài trong cảm xúc dâm lạc là Tâm Chân Như ở Phật địa, muốn duy trì Tâm đó thường trụ trong Niết Bàn vô dư), còn chưa phải là người kiến đạo Sơ quả trong pháp Thanh Văn, huống hồ sao có thể biết được “Trung đạo quán” và Nhất thiết chủng trí của Bát Nhã trong đạo Phật Bồ Đề? Cho nên những lời mà Liên Hoa Sinh nói thành tựu Hóa thân, Báo thân, Pháp thân đều là những lời tự ý vọng tưởng, không phải là Phật pháp.
Lại nữa, các thầy Mật tông xưa nay thường nói rằng: Trong Mật tông, từ Thích Ca đến nay, từng có nhiều vị tổ sư đã thành Báo thân Phật, Cứu cánh Phật; Liên Hoa Sinh là vị Phật đầu tiên của Mật tông, là giáo chủ Mật giáo. Thế nhưng, Phật của Mật tông kiểu này kỳ thực vẫn hoàn toàn là phàm phu, đến Bát Nhã trí của Bồ Tát thất trụ vị còn chưa có, huống hồ tự phong là Phật? Các thầy Mật tông sao có thể suy tôn ông ta thành Báo thân Phật?
Lại nữa, việc thường trụ Đại Lạc của Báo thân Phật, thực tế phải đoạn tận Phiền não chướng, Sở tri chướng, khiến cho chủng tử trong Thức thứ tám vĩnh viễn không còn biến dĩ nữa, như thế mới gọi là Thường. “Cứu cánh Thường” như thế có thể khiến cho Thức thứ tám tương ứng với Tâm sở pháp như Biệt cảnh ngũ, Thiện thập nhất, từng cái Tâm sở đều có diệu hành bất khả tư nghì (không thể nghĩ bàn) của nó, không phải là thứ mà Bồ Tát Đẳng Giác có thể biết được, cho nên gọi là Đại Lạc, chứ không phải là lấy cái Lạc của dâm lạc mà bảo đó là Đại Lạc, bởi cái Lạc này chỉ là pháp vô thường, biến dị mà thôi.
“Phật” Liên Hoa Sinh của Mật tông coi cái “Đại Lạc” thường trụ trong cảm xúc dâm lạc, đồng thời liên tục duy trì trong cơn cực khoái tình dục là thường trụ Đại Lạc của “Báo thân Phật” của Mật tông. Liên Hoa Sinh nói người “thành Phật” như thế là để “lấy cảm thụ Không Lạc sống qua ngày”, còn Không Lạc mà tất cả những người Mật tông nói đó tức là đệ tứ hỷ của cực khoái tình dục dâm lạc trong Song thân pháp, cái dâm lạc này là cái lạc của Không Lạc bất nhị, Không Lạc song vận trong Mật tông.
Thế nhưng, sự tham dục đó, cho đến sự tham trước thô nặng nhất trong Dục giới còn không thể chứng được công đức giải thoát Dục giới, huống hồ là có thể chứng được công đức giải thoát Sắc giới? Còn chưa thể chứng được công đức giải thoát Sắc giới thì sao có thể chứng được công đức giải thoát Vô Sắc giới? Còn chưa thể chứng được công đức giải thoát Vô Sắc giới, thì sao có thể chứng được công đức giải thoát khỏi sự trói buộc của Tam giới? Còn chưa chứng được công đức giải thoát khỏi sự trói buộc của Tam giới trong pháp Nhị thừa, thì sao có thể chứng được công đức trí tuệ Bát Nhã của Bồ Tát mà A La Hán còn không thể chứng biết? Còn chưa thể chứng được trí tuệ Bát Nhã của Bồ Tát thì sao có thể chứng được trí tuệ Phật địa? Chỉ là phàm phu thuần chất như thế, mà lại cuồng ngôn nói mình có thể thành “Báo thân Phật”, đã thành “Báo thân Phật”, liệu có cái lý ấy ư?
Liên Hoa Sinh nói rằng người thành Phật như thế có thể tùy loại thuyết pháp, sao không một lần nữa thị hiện Hóa thân mà ra mặt bác bỏ những lời biện luận của Bình Thực tôi? Các thầy Mật tông thường xướng ngôn rằng có thể tức thân, tức sinh thành Cứu cánh Phật, lẽ ra phải có nhiều người tức thân tu thành Báo thân Phật quả, sao không thấy có người nào dám ra mặt bác bỏ những lý lẽ mà Bình Thực tôi nói? Lẽ nào Mật tông quả thật không có người nào tức thân tu thành cảnh giới “Báo thân Phật”? Cho đến nay vẫn không thấy có ai dám đến bác bỏ pháp của Bình Thực, mà vẫn tiếp tục để mặc cho Bình Thực tôi bác bỏ “Đại pháp căn bản – Song thân pháp” của Mật tông.
Nếu quả thực đã không có ai tức thân tu thành cảnh giới “Báo thân Phật”, nghĩa là thuyết “tức thân thành Phật” hiển nhiên là hư vọng; Nếu có người đã tức thân tu thành cảnh giới trí tuệ của “Báo thân Phật”, thì lẽ ra họ phải sinh lòng bất nhẫn, xuất thế mà bác bỏ quan điểm của Bình Thực để cứu Mật tông khỏi sự nguy vong trước mắt chứ. Nếu quả thực có thể tức thân thành Phật, thì Phật tu thành cũng có Báo thân Phật, “càng siêu việt hơn cả Hóa thân Phật Thích Ca”, thì lẽ ra phải có đủ năng lực tùy ý mà bác bỏ những ngôn thuyết của Bình Thực này, bởi vì thượng địa tất phải biết rõ pháp hạ địa, thượng địa tất có thể chỉ đạo hạ địa mà.
Giả sử trong thời thế hiện nay, các thầy Mật tông chưa có người thành “Báo thân Phật”, thì cũng phải có người đã thành tựu “Hóa thân Phật” rồi chứ. Hóa thân Phật thì cũng có thể chỉ đạo Bình Thực tôi mà, tại sao chẳng có ai dám đứng ra dùng tên thật để bài bác Bình Thực này? Tại sao không có lấy một người thu phục Bình Thực làm đệ tử, để tôi vào Mật tông tu học cái pháp có thể thành “Báo thân Phật”?
Các thày Mật tông không nên nói như ông Giang Xán Đằng: “Không thèm lý luận với cư sĩ Bình Thực”. Vì sao vậy? Đó là vì các thày Mật tông nhìn thấy Bình Thực phá hoại đạo Mật tông nặng nề như vậy, nếu không dám phản bác, phá hủy lại, thì Mật tông trong tương lai 50 năm sau chắc chắn sẽ dần dần suy yếu và diệt vong, hành vi và hậu quả nghiêm trọng như thế mà tại sao các thày Mật tông lại thờ ơ nói những lời bàng quan vậy? Không đúng lý chút nào!
Nếu như các thày Mật tông đều không thể dùng chính danh để ra mặt phản bác lại Bình Thực này, thì chứng tỏ họ đều khiếp nhược và không có đủ trí tuệ Bát Nhã vậy. Như thế thì sao có thể nói rằng đã tu thành Phật đạo ở quả địa? Các thày Mật tông đó nhìn thấy Bình Thực phá hủy Mật tông một cách cụ thể, có hệ thống, có kế hoạch, thế mà lại không hay không biết tính nghiêm trọng của nó, lại không thể biết rằng hành vi như thế sẽ dẫn đến sự tuyệt diệt của Mật tông trong tương lai, cho nên chứng tỏ các thày Mật tông đó hiển nhiên đều không phải là những người có trí tuệ, vì không thể nhìn thấy hậu quả nghiêm trọng của vấn đề. Các thày Mật tông và tất cả những người học trong Phật môn đều nên suy nghĩ cho kỹ những lời này của Bình Thực tôi, sao không cùng tư duy về chuyện này?
Cho nên, Liên Hoa Sinh nói: tu Song thân pháp này có thể “thành tựu Báo thân Phật” thường trụ trong Đại Lạc cực khoái tình dục dâm xúc, có thể thành tựu “Lời nói có thể tùy loại mà thuyết pháp”, quả thực đều là những lời vọng ngữ, đúng là những tà kiến vọng tưởng dựa trên tư duy tùy tiện của mình, tuyệt đối không phải là Phật pháp thực sự. Vì nó hoàn toàn trái ngược với đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề, hoàn toàn không thể chứng được Thức thứ tám Chân Như, cũng không thể chứng được trí tuệ Bát Nhã.
Vì thế mà tại đây, Bình Thực lớn tiếng kêu gọi: Người học Mật tông cần sớm thâm nhập nghiên cứu kỹ lưỡng chính – tà trong pháp nghĩa của Mật tông, cần tham cứu chính tà trong pháp nghĩa Mật tông bằng tâm thái lý trí bình tĩnh. Sau khi thâm nhập nghiên cứu kỹ lưỡng bằng lý trí bình tĩnh, thì mới có thể hiểu biết được bản chất của Mật tông, mới có thể thực sự biết nên đi đâu, theo ai, để mà có sự lựa chọn chính xác. Đây là việc khẩn cấp trước mắt của tất cả những người tu học Mật tông, nhất định chớ có khinh suất, lơ là cẩu thả, nhất thiết đừng nên tiếp tục thâm nhập vào trong tà đạo, tà pháp, tà kiến của Mật tông, dẫn đến thành tựu đại vọng ngữ và đại ác nghiệp phá hoại chính pháp, di hại cho bản thân mình.
Nam hành giả của Mật tông có thể chiết xuất lấy Minh điểm từ nữ hành giả để mà “nhanh chóng thành Phật”, ngược lại, Minh Phi cũng có thể chiết xuất lấy Minh điểm từ thân Dũng Phụ để tự đắc lợi ích: “Lại nói về Phật Mẫu chiết từ Phật Phụ: Từ đỉnh Hợi mẫu, Hợi đầu màu đỏ, chuyên chú vào đây. (Ở tư thế ngồi ôm nhau) dùng gót chân trái phải khép sát vào mông Phật Phụ, hai tay giao thoa bám vào ngón chân cái của mình, niệm Hồng (hum) dài, (khiến cho nam hành giả xuất tinh, sau đó chiết lấy) Minh điểm người nam như thủy ngân rót lên trên rốn, không ngừng hòa hợp với chữ X đỏ (chữ Phạm, tạm lược) ở rốn; Lục chi ví dụ như chuyển trên mắt tương tự như phần trên đã nói. Thực hành bảy hoặc mười lần, tịnh phần của nam nhất định sẽ chiết xuất được (tịnh phần tinh dịch của người nam chắc chắn sẽ chiết vào bên trong cơ thể mình). Khi dục lạc của nam tăng lên thì không được thả lỏng, cần thừa thế ra sức động cựa (để người nam phóng tinh), đó là yếu quyết. Sau đó cần thực hành quyền pháp như tán giãn ra, dùng sức mà làm” (34-562-5). Phần chú dẫn trên đây đều là khẩu quyết của Liên Hoa Sinh.
Trong “Kim Cương dẫn thủy giáo thụ” của Liên Hoa Sinh cũng nói có thể chiết xuất Minh điểm từ trong cơ thể Minh Phi, chứ không phải chỉ có một chỗ trong Mật tục nói về vấn đề này:
“Người có đủ chủng tính, muốn dựa vào vào Sự nghiệp thủ ấn (người muốn dựa vào Minh Phi để tu Song thân pháp), cần hấp thụ tịnh phần từ người cụ tướng thủ ấn (Minh Phi có đầy đủ tướng tốt) nói trong pháp dẫn đạo thâm sâu của Mật thừa. Sau khi tự tập tự lực, đắc Giới phần ổn định (tức sau khi tự mình luyện tập trước đến mức trụ lâu trong cơn cực khoái tình dục mà không xuất tinh dịch, công phu được vững chắc rồi) thì mới có thể hành pháp. Thủ ấn này, buộc phải là (người nữ) tướng mạo đoan nghiêm vừa ý, liên hoa ấm (bộ phận sinh dục nồng ấm), chủng phong phú (dâm dịch đầy đủ), tuổi từ 13 đến 25, không có tính đố kỵ, keo kiệt, không bị pháp thế gian làm ô nhiễm. Sau khi chủng này phương tiện nhiếp thụ tự tại, lúc câu sinh (khi người nữ đạt đến cực khoái tình dục), cần phải hôn môi, ôm eo, mút lưỡi, hết sức dùng các loại phương tiện (biện pháp) để khiến cho (Minh Phi) sinh tham tâm (sinh khởi tâm tham ham muốn cực khoái tình dục), phát sinh an lạc (khiến Minh Phi đạt cảm giác cực khoái tình dục). Khi thấy mặt người nữ mặt đỏ ửng, hơi thở gấp gáp rên rỉ, chân tay run rẩy, thì hành giả tự quan sát mã đầu Bản tôn, ấn quán Hợi mẫu (có trong hạ thể), như sinh khởi thứ đệ mà tu gia trì hai Mật xứ (của hai người). Phương tiện tìm mạch thì như đã thuật ở trên. Khi nhị căn của mình và đối phương (nam nữ căn của mình và Minh Phi) tương hợp, sinh lạc như con rùa từ từ bò, cảm nhận sự sung sướng, đại lạc e sẽ mất Bồ Đề (khi sung sướng quá thì e sẽ rớt lậu tinh dịch, cần phải tự biết lượng chịu đựng của bản thân, để tránh rơi rớt). Quán sát đỉnh ma ni chùy (quán tưởng đỉnh chót của quy đầu) có Hồng (hum) màu xanh đen, đầu hướng vào trong, móc hướng ra ngoài, tâm định ở trên Bản lai thanh tịnh, lìa tất cả biên tế hí luận (không sinh khởi ngôn ngữ, vọng tưởng…), men theo chữ Hồng màu xanh đen này (mà nhất niệm bất sinh, trụ ở trong “định” này). Người mới tu nghiệp (mới bắt đầu tu pháp Sự nghiệp thủ ấn này), buộc phải nương dựa vào quán tưởng, như rùa, có cọc vậy. Nhưng đại hành giả thì có thể định trong “an lạc vô phân minh thể”, tự có thể khiến cho định tăng trưởng (có thể trụ lâu trong cảnh giới Đại Lạc này mà nhất niệm bất sinh, khiến cho “định cảnh” ngày càng tăng trưởng). Sau đó thì trì nghịch đề pháp (chiết/nâng ngược), như chiết trong Sự nghiệp người khác đã rõ ở trên. Chiết lấy cái tinh hoa của đối phương, phải biết mạch đầu tịnh phần trong Thủ ấn liên hoa (hạ thể của Minh Phi): Tiếp xúc tay như hình dạng hai đầu. Thứ đến là tưởng Kim Cương đỉnh (Đỉnh luân), trải qua Ngũ luân (Ngũ luân trong Trung mạch) để trực tiếp chiết lấy. Trung mạch trên đạt Phạm huyệt, dưới đạt đến Liên hoa, tưởng Liên hoa (lại quán tưởng trong hạ thể của Minh Phi) không có trọc phần (phần đục, đối lập với tịnh phần) như kinh huyết, nước vàng… Thủ ấn (Minh Phi) phải đầy đủ tất cả các tướng, dùng chữ Hồng dài để hút chiết vào Trung mạch, tưởng Hồng lại sinh Hồng, như tràng hạt nối liền bằng dây tơ. Lúc này, đầu nên lay động trái phải, không ngừng niệm Hồng dài, Hồng ngắn, phải lấy Hải xung Tu Di (dùng Bảo bình khí đem hồng, bạch Bồ Đề xối vào đỉnh chót của Trung mạch), chuyển đảo mắt, lưỡi đẩy lên ngạc, thân co rút đẩy ra lưng, chiết thẳng lên trên.
Lại nữa, thân úp lên trên Thủ ấn (thân thể nằm trên mình Minh Phi, hai căn tương hợp), hai chân duỗi dài; Ngón tay trỏ chạm đất, dùng hai ngón tay cái ấn chặt vào đầu cong của ba ngón giữa, vô danh và ngón út, hai tay duỗi dài sát đất, mông chỗ xương cụt hơi hướng ra ngoài, các phần thân thể khác của hành giả không được chạm đất. Miệng niệm âm Hồng (hum) dài, quán tưởng đến tịnh phần hồng giới (tịnh phần của chủng tử hồng Bồ Đề) của Thủ ấn (Minh Phi) như vẻ hồng nhuận của hoa Tử Nhung, hóa tịnh phần (quán tưởng dâm dịch của Minh Phi hóa khí), dùng Hồng (hum) hút vào Trung mạch, lần lượt nhập vào tứ luân (từ Hải Để luân thăng lên, lần lượt đi qua bốn luân khác của Trung mạch cho đến Đỉnh luân), thu ở Đỉnh Hàng, vô phân biệt trụ (vào trạng thái nhất niệm bất sinh và trụ ở trong dâm lạc, trụ trong cảnh giới lĩnh hội Không Lạc bất nhị mà lại song vận Không Lạc); Đổi lưng bụng tương hợp, hạ khí kéo mạnh lên, ngạc đè vào hầu hết, trên mắt nhìn nhau, tương đồng với ta.
Nếu ở các luân dùng khí công tiếp theo, thì hút Bồ Đề chắc chắn có thể nâng lên được. Sau khi hút nâng, thì phải phân bố khắp toàn thân, như cách cong dê rùng mình, đồng thời buông tay nhảy ba lần…Nếu muốn phân tách tịnh phần và trọc phần, cần thực hành nhiều lần A Lỗ sự nghiệp (Chú thích gốc: Thân sư nói: tức phóng thu hậu môn, tự có thể bài tiết trọc phần, thu giữ tịnh phần). Sau đó cần thực hiện quyền pháp Sư tử hí cầu, điều khiển Nhất thiết chướng, tâm định ở trên Bản tịnh tịnh kiến (Tâm giác tri định trú ở trên thanh tịnh kiến vốn dĩ thanh tịnh vô nhiễm của cảm thụ dâm lạc), thượng khí theo tự nhiên vào ra. Nếu sinh chấp trước ở Cụ tướng quan, thì sẽ sinh ra sai lầm ngưng kết ở Minh điểm đang duyên vào.
Trước khi hành pháp này, cần chuẩn bị đầy đủ đậu khấu, đinh hương, hồng hoa, bột sữa mịn, và pho mát (phô mai) đặt cạnh chỗ tọa, dùng thứ thuốc này bôi lên trên mạch đối phương (bôi lên mạch Hải Loa của Minh Phi). Hành giả phải tập trước các yếu quyết: Học đủ khẩu quyết lục pháp, tụng chữ Hồng (hum) dài ngắn, thân thể không được để ánh sáng mặt trời chiếu vào. Sau khi tu tập một tháng, tự nhiên sẽ hấp thụ được. Trong này có yếu quyết quan trọng: Biết chùy mình đã nhập vào trong lỗ (đã xác định chắc chắc chùy Kim Cương của mình đã đút vào trong lỗ mạch Hải Loa của Minh Phi), thì khí có thể chiết xuất, cuối cùng sẽ thành Mã âm tạng tướng (như thế có thể thành tựu tướng Mã âm tạng trong 32 tướng); Minh điểm đã rơi vào trong hoa sen, thì có thể quay trở về (nếu là người có công phu thượng chiết, thì cho dù không nhịn nổi trong cơn cực khoái mà tinh dịch xuất vào trong hạ thể của Minh Phi, cũng có thể dùng công phu này để hút chiết lại vào trong cơ thể mình). Người mà tịnh phần của mình được kiên cố, có đầy đủ tính tướng ấn, cũng có thể chiết vào.
Ấn thân phải vô bệnh (Minh Phi được sử dụng phải là người không có bệnh tật), tinh hoa không ô nhiễm (dâm dịch của Minh Phi cũng không được ô nhiễm – không được mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục).
Cách chiết có ba phương pháp: Thượng chiết, những người hành khí kiên cố có thể thực hiện được. Trung chiết, tự sinh Bản tôn, lĩnh nạp vật Tam muội da: Khi Mẫu giáng hạ tịnh phần (khi Minh Phi tiết ra nhiều dâm dịch), trong miệng ngậm cam lộ A Mễ Đả (miệng ngậm rượu), lấy ống trúc hấp thủ (dùng ống trúc để hút lấy dâm dịch mà Minh Phi tiết ra vào trong miệng), tương hợp với cam lộ (dâm dịch và rượu trong miệng hòa vào nhau), dùng lưỡi tự khuấy động (để cho dâm dịch và rượu hòa lẫn vào nhau, và cảm nhận vị của nó), cúng dường tự giới Bản tôn (quán tưởng dùng vị này để cúng dường Bản tôn Phật Phụ Phật Mẫu ở trong hạ thể, sau đó nuốt uống để bổ dưỡng thân thể). Qua đó để viên mãn tư lương, lĩnh nạp vật Tam muội da bí mật, trò chơi thù thắng có thể khiến được trường thọ (dùng phương pháp tu hành này để cúng dường “Phật”, sau đó nuốt uống cam lộ Tam muội da bí mật vô cùng thù thắng này, cho nên khiến cho tư lương thành Phật được viên mãn; Trò chơi Kim Cương thù thắng này có thể khiến cho sắc thân được trường thọ), sau cùng rùng mình lắc thân.
Hạ chiết, khi thân giới tăng quảng (khi dâm dịch chủng tử tiết nhiều), Mẫu giáng điểm (Minh Phi tiết xuất ra dâm dịch), (dưới) eo của Mẫu đệm gối, dưới hoa sen dùng khay áp sát vào (dưới phần hạ thể của Minh Phi gắn khay sát vào để tiếp nhận dâm dịch), không được để ánh sáng mặt trời chiếu vào, dùng lỗ mũi phải nối ống trúc để hút vào, hai tay ép hai lỗ mũi, khiến cho khi chuyển từ ống trúc đến lỗ mũi phải, chắc chắn có thể chiết được tịnh phần. Xong việc thì lắc thân rùng mình.
Vấn đề quán tưởng chiết tịnh phần, trên nhật nguyệt hư không liên trước mặt, thượng sư vô lượng thọ Phật Phụ Mẫu song vận (Vô lượng thọ Phật do quán tưởng thành ôm Minh Phi hưởng thụ dâm lạc), giáng hạ hồng bạch cam lộ (xuất ra dâm dịch của hai “Phật” nam nữ), sung mãn tận đỉnh đầu và lỗ mũi mình, rồi nhập vào tất cả mạch trong cơ thể. Minh điểm của Phật Mẫu có thể chiết được rồi, tướng của nó như đã nói ở trên. Cái Tam muội da trong này là: lìa năng sở thủ chấp trước.
Khẩu quyết hạ chiết là: dùng các loại phương tiên để sinh Đại Lạc: cua, sâu đen, xxx (tên vật tiếng Tạng, ý nghĩa không rõ), mào gà phần dưới để ăn (cho Minh Phi ăn), có thể khai mạch khẩu (có thể đả khai mạch khẩu Hải Loa dưới hạ thể của Minh Phi). Phần dưới eo thì dùng dầu bôi lên.
Quán tưởng khởi phần: Đại chùy nhập liên, thâm nhập vào trong, cần tự biết lấy mức độ lạc của mình. Cũng cần phải nắm bắt lấy tướng sinh khởi lạc của Mẫu (Phật Mẫu – Minh Phi), tức dùng tay ôm chặt eo người nữ, thân mình đoan chính, tả mạch người nữ mở, giáng hạ hồng Bồ Đề. Chùy của mình như cái ống, chiết lấy tịnh phần từ đây, còn trọc phần để lại (trọc phần là dâm dịch vật chất, để lại không chiết, chỉ chiết lấy khí phần của nó). Tịnh phần từ Trung mạch nhập vào (Đỉnh) Hàng, giữa 16 Minh điểm, im hơi lặng tiếng mà chiết. Ngón chân cái hai bên móc vào trong, ngón tay trỏ và giữa của hai bàn tay đan vào nhau trái phải sau lưng (Chú thích gốc: Phần này khác với phần trước, trước là nằm để chiết, còn ở đây là chiết ngồi). Ngoại trừ ngón chân cái, các phần khác của cơ thể không được chạm đất, trong khi chiết hạ khí lục gia hành, duy chỉ có Tứ châu là không co lại (Chú thích gốc: tức là không co rụt chân tay), còn lại thì đều giống nhau.
Nữ (nếu) vô niệm hôn mê, co rút lại như quả cầu nhung, không nhịn nổi, bật ra ác thanh, đó gọi là tướng bị chiết. Sau đó phân ly, an trú Bản tịnh, lắc thân hành pháp Sư tử hí cầu, ngũ luân… Nữ biểu hiện ra tướng suy yếu, mệt mỏi, nên dùng thực phẩm để bồi bổ, nếu không sẽ dễ suy lão (lão hóa).
Còn về trừ trướng… ở đây nếu chưa nói rõ thì chỗ khác sẽ nói chi tiết, hiếm lắm! Không Hành Tâm Huyết pháp kỳ dị lắm! Hợi mẫu lục giáo thụ (sáu điều dạy), ta vì tham ái Di Hỷ Thác Gia mà nói (Ta vì tham ái Di Hỷ Thác Gia mà nói ra pháp này). Ngọn núi nổi tiếng của đất Tạng, nguyện sau này người có đầy đủ chủng tính sẽ sớm gặp nó” (34-564).
Đó là những lời trong khẩu quyết “Kim Cương dẫn thủy giáo thụ” mà thượng sư Liên Hoa Sinh truyền thụ cho “Không Hành Mẫu” Di Hỷ Thác Gia. Mục đích của pháp này là nhằm dẫn dắt (kích dẫn) Minh Phi tiết ra thật nhiều dâm thủy, sau đó chiết lấy để bản thân có thể dựa nhờ vào đó mà tu thành “Phật đạo”. Đây cũng là khẩu quyết trong pháp môn tức thân thành Phật, song thân tu pháp của Mật tông, cũng là yếu quyết mà nam hành giả học Mật cuối cùng cũng phải được biết.
Pháp môn hợp tu song thân Mật tông đại đa số lấy nam hành giả làm trung tâm để tuyên thuyết, gọi là Phụ tục. Còn nếu đứng ở góc độ nữ hành giả mà nói thì gọi là Mẫu tục. Như vậy, Mẫu tục nói trên góc độ của nữ hành giả là khá ít, rõ ràng không phải là pháp hoàn toàn bình đẳng. Nhưng trong Hiển giáo thì không phải như vậy, tất cả các pháp môn mà nam nữ cần phải tu học đều không có sai biệt, đều lấy Thức thứ tám làm chủ thể tu chứng, cùng lấy nhãn kiến Phật tính, cùng tu chứng Nhất thiết chủng trí làm chủ thể, pháp môn tu hành bình đẳng không hai, không hề có khác biệt, đó là vì Chân Như Phật tính của mỗi người đều không hai, không có sự khác biệt về mặt lĩnh thụ. Đó là sự khác biệt giữa pháp Hiển giáo và Mật giáo.
Pháp tức thân thành Phật vô thượng Yoga mà nữ hành giả Mật tông nói trong Mật tục (Minh Phi, Kim Cương Không Hành Mẫu, Độ Mẫu, Phật Mẫu, Liên Hoa sự nghiệp nữ…) tu chứng có bốn pháp: 1. Tu quán tưởng; 2. Tự tu trên ngón tay; 3. Tự tu bằng vật mềm; 4. Hòa hợp với nam sĩ.
Thứ nhất, nói về pháp tu quán tưởng: Thượng sư Liên Hoa Sinh trong cuốn “Nữ ấn thụ trì Mật tu” nói thế này:
“Khi mới khởi phát Bồ Đề tâm, bắt đầu từ tam căn bản, (sau đó quán tưởng) chính mình trong một sát na (biến) thành Hợi mẫu, (đồng thời quán tưởng) ở hoa sen (hạ thể) của mình, giữa bốn cánh (bốn âm môi to nhỏ) xuất hiện chữ A trang nghiêm, Tâm gian (giữa tâm) từ chữ ☆ (chữ Phạn) tưởng thành Không hành Phật bộ, Đỉnh ☆ (chữ Phạn) Kim Cương Không hành, Hầu ☆ (chữ Phạn) Bảo Sinh Không hành, Tề ☆ (chữ Phạn) Liên Hoa Không hành, Mật xứ ☆ (chữ Phạn) Sự Nghiệp Không hành, thân tương thủ ấn, cảm nhận trong Mật tu đại lạc. Trước mặt người ấy, quán tưởng một Phật Phụ Mã đầu Kim Cương khiến cho mình sinh tham (sinh tâm tham dục), Tâm có chữ Xá biến thành Phật dũng sĩ, ở mỗi chỗ Đỉnh ☆ (chữ Phạn), Hầu ☆ (chữ Phạn), Tề ☆ (chữ Phạn), Mật ☆ (chữ Phạn) đều thành Dũng sĩ tứ bộ, những chỗ còn lại như Mật tu đại lạc (chi tiết những gì còn lại chưa nói thì tu như phần nói trong Mật pháp Đại Lạc Kim Cương). Quán tưởng chùy (hạ thể) của (Dũng) Phụ Kim Cương (do quán tưởng mà thành trước đó) thành Ngũ cổ (quán thành năm bộ Kim Cương chùy), bên trong có vật dùng để cúng dường Không Hành Mẫu (bên trong có tinh dịch – Bạch Bồ Đề dùng để cúng dường Không Hành Mẫu), sung mãn tất cả các lỗ chân lông của Phật Phụ Mẫu (Bản tôn quán tưởng thành công trong hạ thể), sinh khởi tạp loại Dũng sĩ Không hành, như hạt vừng mở vỏ (mà xuất hiện).
Về tu quyến thuộc bên ngoài thân mình và người khác, thì phương Đông có Kim Cương Không hành dũng sĩ Như Thường, cho đến phương Bắc cũng có. Trên bốn cánh hoa sen (bốn âm môi của bộ phận sinh dục nữ hành giả) cũng tu thành bốn Không Hành Mẫu, (quán tưởng) nam nữ giao hợp như thế, thì đều không có phạm nhiễm các sai lầm thế gian, như con sâu nhu động mà nhập vào (Dũng Phụ Kim Cương chùy do quán tưởng mà thành như con trùng nhu động chui vào, để dẫn sinh dâm lạc), (sau đó lại) lấy các Không Hành từ Đỉnh (trên) đến mọi lỗ chân lông (trong thân) làm duyên, (quán tưởng) chúng cùng với Dũng sĩ sinh khởi Đại Lạc, ngồi kiết tọa liên hoa, gót chân tì vào giữa chỗ đại tiểu tiện (của chính mình), Kim Cương quyền đặt trên rốn, quán tưởng trong hoa sen (hạ thể) (của mình) có (chữ) Xá đỏ hiện hai vòng tròn, ☆ (chữ Phạn) làm chữ Mệnh của Không Hành, nhập vào trong chùy (Kim Cương của Phật Phụ do quán tưởng mà thành). Vật cúng dường (Bạch Bồ Đề - tinh dịch) của chùy đó (có trong hạ thể của Phật Phụ) như mưa rơi xuống (tựa như) băng phiến. Móc lấy chữ Xá này (Bạch Bồ Đề trong hạ thể của Phật Phụ) để cúng (dường) thượng sư trên Đỉnh và Không Hành (Dũng Phụ mẫu) năm nơi (ở năm luân trong cơ thể). Sau cùng, lắc rùng mình như con dê, lăn người trên đất như con ngựa, an trú ở Bản thể. Trung khí xuất ra để được kiên cố. Ban đầu, khi Bản tôn thân như ảnh tương giáng, như trong khẩu quyết Rùa (chi tiết xem trong mấy Tiết trước), chú ý ở Đỉnh (đầu). Khí từng bước hòa hoãn, thực hành đối trị mãnh liệt, đó là ba yếu quyết. Khi chiết, dùng pháp Hổ ẩu (hổ nôn), chân tay tâm áp đất, trong miệng niệm ☆ (chữ Phạn) chín lần, ở trái phải giữa hành ba lần ba bằng pháp Hồ khứu (cáo ngửi). Chiết từ bên phải, bên phải hô ba lần; Bên trái và ở giữa cũng như thế. Khi thân chiết ở bên trái và ở giữa, quyền (nắm đấm) ấn vào vú, thân hơi nghiêng sang bên trái phải phía trước, như đầu rắn khởi thế. Người quán tưởng, câu móc chữ Hồng (hum) trong nam chùy, hồng bạch Minh điểm theo mạch trong người nữ dùng cúng dường thượng sư Không Hành giống như trên đã nói. Về pháp khiến cho Minh điểm an trú, ngồi kiết già hai tay đặt trên đầu gối, trung khí phụt ra, mắt nhìn hư không, thân như con dê lắc mình. Hai tay ở tư thế kéo tên bắn cung, vỗ sườn dưới, thân dưới chuyển biến, từ tư thế kiết già nhảy lên, rồi lại ngồi kiết già. Nắm quyền từ đầu gối men lên trên duỗi ngang ra, góc đất áp Hầu, thân trên trái phải vặn mình ba lần, tay xoa khắp nơi. Dùng pháp Sư tử hí cầu, thực hành nhiều lần, có thể trừ tất cả các chướng ngại. Cuối cùng trì khí, an trú Bản tịnh, hồi hướng phát nguyện. Lĩnh nạp tứ hỷ, tu không đứt đoạn”. (34-569~570)
Như trên đã nói, Minh Mẫu phải cùng nam hành giả dẫn sinh Tứ hỷ (bốn loại dâm lạc), đồng thời tu “Không Lạc song vận”, để trụ lâu trong cảm giác bốn loại cực khoái tình dục (Tứ hỷ) mà quán sát “Lạc Không bất nhị”. Trụ lâu trong cảm xúc dâm lạc như thế, khiến cho dâm lạc không ngừng hiện tiền để hưởng thụ, lại phải có được cái “Kiến địa” với nội dung “Dâm lạc bản tính thanh tịnh, vì dâm lạc vô hình vô sắc nên nó là Không tính” đồng thời tồn tại, như thế gọi là “Không Lạc song vận”.
Pháp này phải tinh cần tu luyện, không được giải đãi (lười biếng). Cứ thế cho đến khi có thể trụ trong dâm lạc như vậy bất cứ lúc nào, tức là đã thành tựu Đại Lạc ở Phật địa, đã thành tựu “Báo thân”. Báo thân Phật của Mật tông đều thường trụ trong “Đại Lạc” như thế cả. Những pháp này đều thuộc về pháp Ý dâm, chẳng khác gì vọng tưởng dâm ý (thủ dâm tư tưởng) của chúng sinh phàm phu, sao có thể gọi là chính tu hành trong Phật pháp đây?
Thứ hai, nữ hành giả Mật tông tự tu trên ngón tay: “Pháp tự tu trên ngón tay giống với pháp tu phần trên” (34-570). Tức là khi quán tưởng, không thể sinh khởi dâm lạc, hoặc có sinh khởi dâm lạc nhưng không thể đạt cực khoái tình dục, thì có thể dùng thêm pháp thủ dâm để đạt cực khoái tình dục và trụ lâu ở trạng thái đó. Pháp quán hành tu trong này tương đồng với pháp tu đã nói ở trên. Duy chỉ có khác là phải dùng thủ dâm để gia hành, cho nên gọi là “tự tu trên ngón tay”.
Thứ ba, pháp tự tu bằng vật mềm: Nghĩa là nếu như dùng pháp thủ dâm mà vẫn không thể sinh khởi dâm lạc đầy đủ, thì có thể áp dụng pháp gia hành này, để dâm lạc được sinh khởi, hoặc khiến cho dâm lạc nhanh chóng đạt đến cực khoái tình dục:
“Pháp dùng vật mềm, nghĩa là sử dụng một ống trúc (loại khá nhỏ) dài chừng năm tấc, trong đó nhét dương chùy (Chú thích gốc: là dương vật dê chưa cắt tinh hoàn), Minh điểm mao loa (tinh dịch con lừa), Minh điểm người nam vừa ý (tinh dịch người nam được kính ngưỡng trong lòng) (tất cả nhét vào trong ống trúc), bên ngoài lấy len quấn, lấy nắp đậy lại. Ngoài ra lại bọc lụa, hoặc bọc áo, to nhỏ cỡ như chùy (mức độ lớn nhỏ tương tự như hạ thể - dương vật nam sau khi cương cứng), dùng sáp vàng bôi lên, khiến cho nó mềm mại không làm tổn hại cho hoa sen (lấy sáp bôi lên cho nó mềm ra, để khi sử dụng không gây tổn thương cho hạ thể - âm đạo của chính mình). Ngoài ra lại bôi thêm chất bí mật (Chú thích gốc: Thầy bảo là không biết. Kiện Bình nói: Có lẽ là chất bôi trơn trong pháp của người nam), phát đại Bồ Đề tâm, quán tưởng Dũng sĩ vừa ý (tưởng tượng đến người nam khiến mình vui vẻ), thực hiện các loại tham hành (khi quán tưởng, tay cầm đạo cụ dương vật tự tạo để làm các động tác khiến mình cảm thấy dâm lạc). (Sau khi) liên hoa (hạ thể) tiết ra dâm dịch, thì gia trì Mật xứ tự tha (tăng cường hành vi thủ dâm đối với hạ thể của mình và hạ thể người nam tưởng tượng), để Phật Phụ mẫu bình đẳng trú (khiến cho Phật Phụ, Phật Mẫu trong hạ thể quán tưởng ra giao hợp và cùng mình đồng thời được trụ vào trong dâm lạc cực khoái tình dục). Thân mình hơi ngửa về sau, lấy tay trái ôm phần cẳng dưới, tay phải cầm vật mềm (tay phải cầm đạo cụ dương vật tự tạo), trước hết phơi nóng dưới nắng mặt trời, cho nó mềm và ấm nóng (để sáp ngấm vào đạo cụ, khiến nó mềm mại không gây tổn thương cho liên hoa của mình). Sau đó tiến hành các tham tướng trên dưới, trái phải ở hoa sen (thực hiện các động tác thủ dâm trên dưới, trái phải ở hạ thể mình khiến cho sinh khởi dâm lạc): (vì dâm lạc mà) sinh suyễn (thở dốc), thân run…Rồi dùng chùy này thâm nhập từ từ vào, từ dưới đút lên trên vào trong (âm đạo). Khi đạt đại an lạc (đạt cực khoái tình dục), mọi rung động ở hạ thân đều ngừng lại, nhìn chăm chú vào thượng sư Không hành Kim Cương ở trên Đỉnh (đầu), mắt chuyển (mắt nhìn vào trong). Khi lạc tán mất thì lại hành tiếp, cơn dâm lạc lên cao thì lại làm cho dịu lắng, cúng dường ngũ Không hành trong mạch (nếu lạc xúc bị suy yếu mất đi thì lại tiếp tục hành dâm, lạc xúc nếu quá mạnh thì lại thư giãn, từ từ mà hành. Ở trong cảnh giới đó, quán tưởng lấy lạc xúc trong thân mình để cúng dường Dũng sĩ và Phật Mẫu không hành trong ngũ luân ở Trung mạch của mình).
Giáng: Phải dựa vào “khẩu quyết như quy” mà thực hành. Trì: Phải như ao tắc khẩu (không để dâm dịch rơi rớt ra ngoài). Ban đầu phải phát lời thề không để rớt mất Minh điểm. Thượng đẳng: Lấy Bản tịnh kiến để trì, khi sinh lạc, thì trụ ở trên Bản thể Không Lạc vô phân (khi dâm lạc đạt cực khoái tình dục thì trú ở cảnh giới Lạc Không bất nhị đã nói ở phần trước để mà song vận, duy trì Kiến địa và lạc thụ Lạc Không bất nhị, không để nó tiêu mất). Khi Tán thì như phần trên (Sau khi hưởng lạc dài lâu, khi không còn muốn trụ tiếp ở Đại Lạc đó nữa thì đem lạc xúc, Minh điểm quán tưởng và dâm dịch chiết lên mà tán phát toàn thân, pháp này giống như pháp con dê lắc mình ở trên). Trung đẳng: Phải dùng khí để trì, khi sinh lạc, trung khí xuất ra, quán tưởng chữ Vạn 卍màu đỏ giữa mi xoáy sang phải, khi lạc tán mất thì làm lại (khi lạc xúc suy yếu sắp mất, lại dùng đạo cụ để hành pháp thủ dâm). Hạ đẳng: chỉ pháp tắc lỗ, khi sinh lạc, dùng ngón trỏ và ngón giữa hai bàn tay ấn vào giữa chỗ hợp hồng bạch có xương không xương, có lông không lông (Chú thích gốc: giữa chỗ nhị âm hội hợp), quán tưởng đến Không hành trên Đỉnh, cuối cùng thì hành các quyền pháp sau:…
Quyền pháp này có thể khiến cho Minh điểm hỗn hợp hồng bạch từ kháp mạch của Kháp kháp Mẫu (Chú thích gốc: Thầy nói đó là mạch Hải Loa) thăng lên ngũ luân, lần lượt cúng dường (dựa vào thứ tự trên dưới của ngũ luân để lấy cảm giác dâm lạc cúng dường cho “Phật Phụ Phật Mẫu” trong ngũ luân cùng được hưởng thụ dâm xúc này). Đó là ngoại ngũ đại, nội ngũ Không hành, tái Mật, ngũ Minh điểm, tái tái Mật, thắng nghĩa ngũ quang minh…trong dẫn đạo Không hành Kim Cương, tất cả những khẩu quyết thụ trì đều ở đây cả”. (34-570~572).
Trên đây là pháp mà thượng sư Liên Hoa Sinh nói trong “Mật tục”, khi bản thân nữ hành giả Mật tông dùng cách thủ dâm mà không đạt được lạc thụ, phải bổ trợ bằng đạo cụ “dương vật nhân tạo” để dẫn sinh ra dâm lạc Tứ hỷ, trong bốn loại cảm giác dâm lạc đó quán sát Lạc Không bất nhị, kéo dài thời gian song vận Lạc Không, khiến cho lạc thụ được kiên cố mà không thoái thất (tiêu biến). Đó chính là pháp “tự tu tức thân thành Phật” của nữ hành giả Mật tông mà không cần dựa vào nam hành giả.
Thứ tư, pháp tức thân thành Phật tu Vô thượng Yoga từ thân người khác - Hòa hợp với nam sĩ: Nghĩa là chỉ việc có nhân duyên cùng với nam hành giả hợp tu Song thân pháp:
“Thứ tư, tha thân – pháp hòa hợp với Dũng sĩ: Người đó phải là đại huệ lực mẫu đầy đủ, Minh điểm đã được kiên cố, thực sự dùng thân để bố thí, trong sát na đầu tiên từ không trung hiện thân Hợi mẫu, sau khi tâm phóng ngũ quang để lợi tha, quang quay lại thân mình, trên Minh không Bản tôn tu đẳng trì (trong cảnh giới quán tưởng Bản tôn nhất niệm bất sinh mà tu nhất tâm an trú). Sau đó, phát tâm vân vân, như thường (những việc sau này như phát tâm, hành dâm dẫn sinh lạc xúc, cúng dường Phật Phụ Phật Mẫu, chiết Minh điểm, tán lan khắp toàn thân…đều giống như pháp tu thường ngày). Người nam tính tướng, chỗ khác nên biết (đối với những việc như người nam bị chiết Minh điểm…, chi tiết giống như đã nói ở chỗ khác, đều phải nên biết rõ). Người được dùng đến trong pháp này, bậc thượng đẳng là thượng sư mà khí, mạch, Minh điểm đều đã chứng đắc tự tại, như Đỉnh Nghiêm tôn kính, giữ giới như Hộ Phật Mục, lấy thân làm thị giả để cúng thượng sư, khiến cho thượng sư hoan hỷ, trừ hai chướng Ngã, viên mãn nhị tư lương, nhanh chóng thành tựu Mật khí. Phàm những gì thầy ấy nói, như giáo phụng hành, sẽ được thầy gia trì. Mạch của mình tuy còn yếu kém, có thể thành thắng chủng (giống tốt), tức thân thành tựu Phật vị Phổ Hiền Vương Như Lai. Trong ba loại cúng dường, lấy thân cúng dường là thù thắng nhất (lấy sắc thân của mình để cúng dường thượng sư, khiến cho thượng sư dẫn sinh dâm lạc từ thân thể mình mà được thỏa mãn, làm cho thượng sư hoan hỷ, đó là sự cúng dường tối thượng đẳng). Trung đẳng thì như bạn bè mình.
Người đó tất phải thuần thục khí, mạch, Minh điểm (Thượng sư đó bắt buộc phải là bậc đã lão luyện trong tu hành khí, mạch, Minh điểm. Phải sinh khởi tịnh quán ở chỗ người đó (Chú thích gốc: tức quán người đó là “Kim Cương” đầu ngựa) bằng lòng tin cung kính, như hành vi của thị giả. Dùng tâm tương ái, bất tương ly, nhiếp trì bằng tâm từ bi chuyên nhất. Người đó tất có đủ chủng tính Phật pháp, phải tìm kiếm người ấy như pháp.
Tối hạ đẳng: (tìm một nam thanh niên) thật thà đáng tin cậy, phải đưa cho người đó quần áo, thức ăn khiến tâm sinh hoan hỷ, chuyên nhất tương ái, sau đó quán đỉnh cho anh ta, khiến cho anh ta vào tu pháp Đại thừa, rồi dạy tu khí mạch. (Quán tưởng) mình trở thành Hợi mẫu, bôi dầu lên tịnh thân của Dũng sĩ (sau đó bôi dầu lên thân thể của nam hành giả), quán sát sự trang nghiêm và chùy của người ấy và hoa sen của mình (quán tưởng nam hành giả có đầy đủ trang nghiêm 32 tướng, rồi sau đó thực hành quán tưởng trang nghiêm đối với hạ thể của người ấy hạ thể của mình). Tham hành (thực hiện các động tác dâm hành với người nam đó), vô định mà hành (không nhất định phải dùng pháp nào để sinh dâm lạc, chỉ cần có thể dẫn sinh dâm lạc, thì pháp nào cũng được). Khi tham tướng đã sinh khởi (khi cái tâm tướng tham cầu cực khoái tình dục được sinh khởi), thì gia trì liên chùy mà hành (dùng pháp gia trì quán tưởng như đã nói ở trên để hành dâm lạc, ở đây không nói lại). Lạc khởi (khi đạt đến cực khoái tình dục), thì quán sát thượng sư Không hành Kim Cương ở trên Đỉnh. Chỗ Mật xứ hai người (giữa hạ thể Không hành phụ mẫu của hai bên) giáng (hạ) cam lộ hồng bạch (vào trong thân thể mình). Tâm (mình) trụ vào đó (trong Đại Lạc) để tu Định (khiến cho Tâm giác tri nhất tâm song vận Lạc thụ và Không mà không tán loạn). Khi Phụ lực yếu mà lạc thắng (khi năng lực tình dục của người nam không còn đủ mạnh mà lạc thụ mãnh liệt nhất, tịnh phần bạch Bồ Đề đã xuất hiện), thì phải chiết lên bằng lục gia hành (dùng sáu loại pháp gia hành để chiết xuất bạch Bồ Đề từ trong hạ thể người nam sang cơ thể mình), tưởng lạc sung mãn Đầu luân, chuyển đầu lắc thân rùng mình như trên. Hầu luân khai thì nhiếp trì ẩm thực, Tâm luân thì an trú ở Bản tịnh, Tề luân thì sinh noãn lạc. Nếu nữ (hành giả) bản thân là người (quá) trẻ tuổi, thì khi (Minh điểm giáng đến) Tề luân, phải thượng chiết bằng “(âm) Hồng dài, ngắn” là chính (để tránh hồng Bồ Đề chảy mất). Nếu (Bảo Bình) khí của (bên) nữ (có thể kiểm soát được) tự tại, (thì có thể đem) Minh điểm giáng xuống Mật xứ mà chuyển động (để mà hưởng thụ dâm lạc mạnh hơn mà không dẫn đến bị rớt mất hồng Bồ Đề). Có thể thiện xảo áp dụng các loại pháp nội ngoại, khí trì hướng ra ngoài, rung lắc thân, cúng dường trước Không hành tôn các loại (trong) lỗ chân lông (quán tưởng bằng dâm lạc), (thì) hai người (lại vì Đại Lạc mà tiếp tục) giáng hồng bạch (trút hồng bạch Bồ Đề vào trong thân nữ hành giả) sung mãn toàn thân. (Lúc này, nữ hành giả nên) vặn thân sang trái phải, để cho Minh điểm được kiên cố.
(Người có thể đạt đến cảnh giới này), thì Ngoài: thiên, nhân, quỷ; Trong: Không hành, Dũng sĩ; Mật: Không Lạc giác thụ, đều có thể nhiếp trì (từ nay về sau, đối với tất cả thiên nhân, người, quỷ bên ngoài, và Không hành, Dũng sĩ quán tưởng thành tựu bên trong, đều có thể tùy ý cùng họ tu Song thân pháp mà không dẫn đến tình trạng xấu nào). Sau đó, gót (sau khi đạt cảnh giới này, di gót chân) đưa sát vào hai đùi và Mật xứ, hai chân dùng lực ấn mạnh xuống, hai tay duỗi ra từ trên Đỉnh Dũng sĩ (hai tay duỗi ra từ đầu nam hành giả), khí ngoại trì, vận sức chiết (hấp thụ lấy Minh điểm của nam hành giả để chiết mạnh lên trên). Hai tay ấn vào hai lòng bàn chân, khí ngoại trì, hai chân dùng sức đè xuống, hai tay dùng sức kéo ngược lên. Sau đó, quỳ xuống đất kết ấn Độc cổ chử, từ Mật xứ chiết lên tay (từ hạ thể chiết lên đến hai tay nhấc cao). Cất tay lên khoảng trống bên trên phía trước, quán cúng thượng sư Không hành các luân từ Mật đến Đỉnh (quán tưởng dùng dâm lạc này để cúng dường các Không hành phụ mẫu trong ngũ luân ở Trung mạch từ Mật xứ (bộ phận sinh dục) của mình đến các thượng sư trên Đỉnh đầu, quán họ đều nhận sự cúng dường cảm thụ dâm lạc này). Rùng lắc thân mình như con dê, trì Bình khí, an trú trên Bản tịnh.
Đó gọi là “Trì đề tán” hợp nhất. Người đạt được công đức thắng diệu như vậy, thì sẽ đắc thành tựu cộng bất cộng: không già, xinh đẹp, tóc không trắng, mặt không có vết nhăn, biết cách khơi trong, giác thụ tăng trưởng, trường thọ, thân mềm mại, ít bệnh, mở các kết (nút thắt) thân mạch, sinh địa đạo công đức, tịnh phần Minh điểm an trú, ngăn ngừa được nhị thủ phân biệt, trí tuệ tăng trưởng; Giác thụ (cảm nhận) Minh điểm trong thân được sinh khởi, nhìn thấy Phật sát thập phương, các loại công đức không thể nghĩ bàn. Những chuyện như Tùy phiền não tăng trưởng, đời này nhiều bệnh, tổn hại phạm giới, thượng sư Không hành không vui, mạch và Minh điểm bị phá hoại, Dũng sĩ Bản tôn mãi mãi không gặp mặt, niệm chú vô lực, dễ già mau chết...ngược lại với những điều trước, đời này đời sau gặp chuyện không cát tường. Những công đức và họa hoạn đó đều phải biết rõ, tuy gặp như mệnh nan, cũng nên phòng hộ Minh điểm, như Liên sư đã nói. Di Hỷ Thác Gia viết”. (34-572~574)
Không Hành Mẫu của Liên Hoa Sinh, Di Hỷ Thác Gia nói rằng nữ hành giả Mật tông tu hành được như thế thì có thể “không già, xinh đẹp,…cho đến có thể ‘sinh địa đạo công đức’”, ý nói có thể dựa vào pháp này sinh khởi công đức từ Sơ địa cho đến các quả Địa cao hơn – chứng đắc quả vị chư Địa. Thế nhưng pháp này thuần túy là pháp môn tu hành của ngoại đạo, hoàn toàn không liên quan gì đến Bát Nhã của Phật pháp, không thể chứng đắc Thức thứ tám Như Lai Tạng; Nếu đã không thể chứng đắc Như Lai Tạng, thì hoàn toàn không thể biết và hiểu được trí tuệ cơ bản của Bát Nhã. Đã không thể biết được trí tuệ của Bồ Tát thất trụ vị, thì sao có thể biết được trí tuệ từ Sơ địa cho đến các Địa khác? Không có cái lý ấy! Chỉ có người ngu si mới tin vào những lời như vậy!
Hành giả Mật tông sau khi tu Song thân pháp này mà sinh Đại Lạc, sẽ trụ vào trong cảnh giới dâm lạc mãnh liệt nhất để quán tưởng lấy Đại Lạc này để cúng dường “chư Phật”. Các thày Mật tông từ xưa đến nay đều cho rằng “Thường trụ Đại Lạc” của Báo thân Phật tức là thường trụ trong cực khoái tình dục dâm lạc này, tự sung sướng với nó, vì thế khi “Lạc Không song vận” thì phải quán tưởng “chư Phật” nhận được dâm xúc (cảm xúc dâm lạc) mà mình đang cảm nhận trong cơ thể, coi đó là sự cúng dường vô thượng đối với “chư Phật”.
Việc lấy dâm lạc để cúng dường “chư Phật” và thượng sư như vậy, trong “kinh điển” của Mật giáo bộ đã ghi chép từ lâu, không phải là do người đời sau biên soạn, chứng tỏ Mật tông của Thiên Trúc cũng đã có pháp này rồi: “Lại truyền dạy Ấn Trí bí mật tiếp: Tất cả thân họ đều hòa hợp, tự nhiên diệu lạc thành cúng dường, lấy đó phụng hiến nhanh thành tựu, Kim Cương tát đỏa đều không khác. Vì chân thực diệu ái tương ứng, tùy ứng theo đó lạc xúc sinh, phụng hiến cái này cho chư Phật, đắc Kim Cương bảo cũng không sai, kiên cố hỷ lạc thường nối tiếp, tùy xúc tùy ứng thắng lạc sinh, phụng hiến cái này cho chư Phật, đắc Kim Cương pháp cũng không hai, Kim Cương liên hoa chùy tương hợp, diệu lạc tương ứng lan tất cả, lấy đó phụng hiến làm cúng dường, đắc Kim Cương nghiệp tất không sai” (“Đại Chính Tạng”, sách 18, 376-hạ).
Đó là pháp tu “Ấn Trí bí mật” nói trong “Nhất thiết Như Lai chân thực nhiếp Đại thừa hiện chứng tam muội đại giáo vương kinh” quyển thứ 8, thuộc Mật giáo bộ của “Đại Chính Tạng”. Cái “trí tuệ Ấn bí mật” chính là “trí tuệ” của pháp tu song thân. “Bí mật” nghĩa là không dành cho những người chưa thụ quán đỉnh và quán đỉnh thứ tư của bên Hiển giáo, cũng không dành cho tất cả những người khác. “Ấn” là chỉ thủ ấn và thân ấn (các động tác thân và tay hành dâm trong đó) thực hiện trong quá trình nam nữ hợp tu, cho nên gọi là “Ấn”. Lại coi cái “Đại Lạc” đó là thường trú Đại Lạc của Báo thân Phật, khi chứng đắc thì có thể tự ấn chứng “chư Phật mãi nhận được Đại Lạc này”, cho nên gọi là “Ấn”.
Bốn câu đầu trong bài kệ của bộ “Kinh” đó nói rằng, toàn thân nam nữ trên dưới kết hợp chặt khít vào nhau, từ đó sinh ra các loại diệu xúc, quán tưởng đem cúng dường “chư Phật”. Cách thức phụng hiến diệu lạc cho “chư Phật” như thế thì có thể thành tựu thân phận Kim Cương tát đỏa. Bốn câu kệ sau nói rằng, khi cảm thụ Đại Lạc hành dâm, tâm sinh ra “chân thực diệu ái”, quán tưởng cái lạc này để cúng dường “chư Phật”, nhờ sự cúng dường này mà đạt được công đức “Kim Cương bảo”. Bốn câu tiếp theo nói rằng, trong trạng thái dâm hành giữ được sự kiên cố không mềm thoái, đồng thời giữ cho cơn cực khoái tình dục trụ mãi liên tục không đứt đoạn, đem cơn cực khoái tình dục lâu dài không gián đoạn này để cúng dường “chư Phật” thì có thể đạt được “Kim Cương pháp”. Bốn câu kệ cuối cùng nói rằng tương hợp “Kim Cương chùy và Kim Cương liên hoa” của hai bên nam nữ, khi diệu lạc tương ứng sinh ra và lan tỏa khắp mọi nơi toàn thân, đem cái diệu lạc tối thắng này dâng hiến cho Phật và làm cúng dường, thì sẽ thành tựu “Kim Cương nghiệp”.
Qua đó có thể thấy, “Kinh” này cho rằng việc hành dâm nam nữ của hành giả Mật tông là “trò chơi Kim Cương”. Trò chơi Kim Cương đó chính là pháp thù thắng thượng diệu trong cúng dường “chư Phật”, vì thế mới nói rằng: “Lại dạy đại Bồ Đề tâm thành biện cúng dường Ấn trí: Bồ Đề tâm kiên cố sinh ra, ta quán tưởng nơi chư Phật, ta lấy trò chơi cúng dường, sẽ được thắng diệu lạc của chư Phật”. Tri kiến về Phật pháp của các thầy Mật tông xưa nay đều vô cùng thô thiển, cho rằng diệu lạc của Báo thân Phật chính là dục lạc dâm xúc nam nữ thô nặng nhất của nhân gian, vì thế tâm tâm niệm niệm muốn đem cái lạc dâm xúc đó để cúng dường “chư Phật”. Nhờ sự cúng dường này mà tự cho rằng có thể thành tựu Kim Cương nghiệp, Kim Cương tát đỏa, Kim Cương bảo, Kim Cương pháp, Kim Cương Bồ Đề. Chính vì duyên cớ đó mà phần hạ thể của nam giới (dương vật) gọi là “Kim Cương chùy”, phần hạ thể của nữ giới (âm hộ) gọi là “Kim Cương liên hoa, Kim Cương linh”.
Lại nói về các Báo thân Phật đều ở trạng thái hai thân nam nữ ôm lấy nhau, đó là tư thế thường trực của Báo thân Phật trong Mật tông. Trong mọi thời gian, cứ ôm mãi người nữ để giao hợp và cảm nhận dâm lạc cực khoái tình dục, không từng gián đoạn, cái “dâm lạc bất đoạn” đó là quả báo của Báo thân Phật trong Mật tông. “Báo thân Phật” Mật tông đó mãi mãi không phân ly với Minh Phi (Phật Mẫu) của mình, phần hạ thể (bộ phận sinh dục) cũng giao hợp trong mọi thời mà không chia lìa. “Báo thân Phật” đó của Mật tông thường trụ trong hạ thể của nam nữ nhân gian, cảm nhận dục lạc, cho nên nam nữ hành giả Mật tông khi quán tu pháp dâm lạc này, ắt phải quán tưởng “Báo thân Phật” trong hạ thể của mình cùng cảm nhận dâm lạc cực khoái tình dục trong cơ thể mình.
Chính vì lẽ đó, Mật kinh mới nói “Ta lấy trò chơi cúng dường, sẽ được thắng diệu lạc của chư Phật”, ý nói rằng hành giả Mật tông vì cúng dường “chư Phật” bằng thứ dâm lạc này nên khiến cho mình được hưởng thụ dâm lạc khi hành dâm, đồng thời chứng đắc thứ diệu lạc thù thắng của chư Phật, nó khác với dâm lạc của người thế tục. Vì thế mà họ tự xưng hành vi Song thân pháp này là “xuất thế gian hành”. Nhờ công phu dâm hành đó, có thể khống chế tinh dịch không tiết lậu, vì thế họ mới nói pháp tu song thân là “pháp vô lậu”. Vì dâm dịch không tiết lậu mà được hưởng thụ Đại Lạc của cực khoái tình dục, nên gọi là “thành Phật”.
Những lời tà kiến thô thiển đó lại được ghi chép vào trong kinh điển Mật tông. Những người Nhật Bản biên tập “Đại Chính Tạng” không có đủ trí tuệ, lại đem Mật kinh đầy tà tri, tà kiến, tà tu pháp của phái Tính Lực ngoại đạo biên chép vào hệ thống Đại Tạng Kinh của Phật giáo, gây nhầm lẫn cho người thời đó và người hậu thế đời nay. Nếu như không tăng cường kiểm duyệt, lựa chọn, người học vô số đời sau sẽ vẫn ăn phải chất độc, di độc vô lượng kiếp, cho đến khi Pháp diệt mới dừng. Chính vì lẽ đó mà nay cần phải phân tích chi tiết, để những người học, bất luận là học vấn nông sâu cũng đều có thể đọc xong là biết ý nghĩa nội dung của nó, để người tu học Phật không ai không biết, như thế mới đạt thành công. Cho nên, không được nhìn nhận cuốn sách này như là một cuốn “dạy dâm”.
Nên biết rằng, nếu như tri kiến và hành môn bí mật này của Mật tông được công khai thì đại chúng đều sẽ được biết rõ, họ sẽ có năng lực để phân biệt cái tà và chính của Mật tông, từ nay về sau có thể vĩnh viễn không còn bị mê lầm vào nó, khiến cho chính pháp của Phật giáo và tà kiến tà hành của Mật tông được chia làm hai dòng trong và đục rõ ràng: Sau này, ai hoằng pháp của người đó, hai thứ không có liên quan gì. Phật giáo từ đây sẽ mãi mãi lìa khỏi sự trói buộc bởi tà kiến Mật tông, từ nay được thanh tịnh mà không bị nó làm ô nhiễm. Đó chính là công việc cấp bách trước mắt của Phật giáo vậy.
Từ những chứng cứ nêu ra trên đây, có thể thấy tri kiến của Mật tông thô thiển vô cùng tận. Pháp môn tu hành tà dâm thô thiển không thể tà hơn được nữa như thế, vậy mà tại sao các thày Mật tông lại tự xưng trí tuệ của họ còn cao siêu hơn cả các thày Hiển giáo? Ví như những dã nhân của bộ lạc nguyên thủy từ nhỏ chưa từng được giáo dục, từ nhỏ thâm cư ở trong cánh rừng nguyên thủy, chưa từng bước ra khỏi bìa rừng, không từng nghe nhiều nhìn rộng, mà lại dám nói các giáo sư đại học có trình độ kiến thức thô thiển, trí tuệ IQ không cao rộng như họ. Sự thô thiển vô tri của các thày Mật tông xưa nay cũng y hệt như thế, hoàn toàn không từng hiểu biết gì về đạo Giải thoát Nhị thừa, càng không hiểu biết gì về Bát Nhã Đại thừa, nhưng lại cuồng ngôn nói Phật của Hiển giáo chỉ là Hóa thân Phật thô thiển, đồng thời lớn tiếng rêu rao rằng các Phật giả như “Tỳ Lô Giá Na Phật” do tự tông sáng lập là Cứu cánh Phật có tu chứng tối cao. Nếu xét về thực chất, “Phật” mà bọn họ nói không phải là “Tỳ Lô Giá Na Phật” trong “Kinh Hoa Nghiêm”, mà là mạo xưng danh nghĩa của “Tỳ Lô Giá Na Phật” trong “Kinh Hoa Nghiêm” để thuyết pháp ngoại đạo, chỉ là quỷ thần để mê hoặc hành giả mà thôi.
Các thày Mật tông kim cổ do không không biết nội hàm trong Mật kinh, bị những lời tuyên thuyết đó mê hoặc. Nay đại chúng đã biết nội tình, không còn nghi hoặc nữa. Từ nay về sau, những thứ “ngoài dùng lời huyễn ảo, trong bí mật tu hành” của các thày Mật tông đã không còn ma lực để mê hoặc tất cả các hành giả Phật môn nữa. Phật giáo nay thanh tịnh, chính pháp nay hoằng truyền, có thể dần quay về với con đường bằng phẳng rồi.
Lượt xem trang: 0