Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Tiết 5: Người tu song thân pháp buộc phải lựa chọn người nữ đủ tướng trước
Nam hành giả trong Mật tông muốn tu pháp này, trước hết phải biết lựa chọn người nữ cụ tướng[1], người nữ đó được gọi là “Minh Phi”. Nếu là người nữ đã hoàn thành Sinh khởi thứ đệ, hoàn thành quán đỉnh thứ tư và đã từng hợp tu Lạc Không song vận, Lạc Không bất nhị trong Song thân pháp thì tức là Phật Mẫu, Không Hành Mẫu.
Làm thế nào lựa chọn được người nữ đủ tướng làm Minh Phi? Phái Tát Già nói thế này: “Dần nhất[2], cụ thú nữ: …(lược bỏ); Dần nhị, cụ loa nữ: …(lược bỏ); Dần tam, cụ tượng nữ: …(lược bỏ); Dần tứ, cụ văn nữ: …(lược bỏ); Dần ngũ, chúng tướng nữ: …(lược bỏ). Ngoài ra, cũng có người có chủng tính liên nữ: …(lược bỏ)”. Về các loại tướng khác nhau của Minh Phi này, chi tiết xin xem thuyết minh trong Mục 3, Tiết 3 (Đạo quán đỉnh) của Chương 8, ở đây không nhắc lại nữa.
Lại như Tông Khách Ba nói: “Minh Phi diệu nhan sắc, tuổi mười lăm mười sáu, hương hoa thật trang nghiêm, dục lạc ở trong đàn. Đức dẫn ma ma cách, người trí gia trì họ, nơi tịch tĩnh trang nghiêm, Phật trú hư không giới” (21-303). Tức là cũng phải lựa chọn người nữ “nhan sắc tuyệt diệu, tuổi chừng 15, 16”, lại thêm hương và hoa để trang điểm cho người nữ, sau đó mới cùng người nữ đó hành dâm dục thụ lạc trước tượng Phật trong đàn thành. Vì thế mà Tông Khách Ba mới nói: “Minh Phi diệu nhan sắc… dục lạc ở trong đàn”.
Lại như Thượng sư Trần Kiện Dân nói rằng: “Về mặt lý luận, tại sao lại phải cần năm người? Bởi vì năm người chính là đại diện cho Phật Mẫu ngũ phương, cho ngũ trí, phải phối hợp như thế đó! Bởi thế, phải lựa chọn Không Hành nữ thể tính khác biệt, có Không Hành Mẫu thuộc Kim Cương bộ, lại có Không Hành Mẫu thuộc Liên Hoa bộ, vân vân” (32-238)
Đó là nói về việc lựa chọn cá tính, bộ phận sinh dục khác nhau của người nữ nhằm trải nghiệm các chủng tính khác nhau của những người nữ khi đang Lạc Không song vận và những khác biệt sinh ra trong quá trình thể nghiệm, từ đó thể hội Lạc Không song vận được sinh ra qua các phản ứng của những người nữ khác nhau xem có gì khác biệt, nhờ đó mà có được các trí tuệ khác nhau trong Song thân pháp.
Thông thường mà nói, Minh Phi hoặc Không Hành Mẫu đều phải xinh đẹp tuyệt sắc, Tông Khách Ba cũng chủ trương như vậy. Nhưng trong “Na Lạc Lục Pháp” lại không chọn đẹp xấu, chỉ coi trọng bộ phận sinh dục có phù hợp với điều kiện tu hành hay không:
“Đan Điền hỏa và khí tương hợp lên xuống, tứ hoan hỉ tâm lần lượt sinh khởi, đó là cái lý nhân duyên. Còn về cái lý ngoại duyên, trước hết phải tu cho tốt các pháp ở trên, đợi khi sức mạnh đã lớn rồi, thì mới vân du bốn bể tìm kỳ nữ, phải là người có tính lực (năng lực tình dục) đặc biệt thì mới gọi là hợp chuẩn. Sau khi tìm được, trước hết phải quán đỉnh cho họ, khéo giữ các giới. Nếu không hiểu biết gì về nghi quỹ thì dù có tu cũng không thành. Cho nên, buộc phải hiểu các ý nghĩa của nghi quỹ. Sau đó, mỗi ngày bốn lần tu tập cho tốt (Song thân pháp). Bồ Đề tâm phải tu tập cho thật thuần thục, lúc tu, nhất tâm an lạc (nhất tâm thụ lạc), những việc khác đều không niệm tới. Nếu như nghi quỹ hiểu hết rồi thì cái đạo hoan hỉ sẽ cực an lạc. Người nữ có tính lực đặc biệt phải có 64 loại sức mạnh làm động lòng người, ngày thường không để lộ ra, nhưng khi giao hợp mới hoàn toàn hiển lộ. Khi đó, tâm định Không quán mới đến, tứ hoan hỉ tâm từng cái lần lượt đến…. Người nữ có 64 loại tính lực đó khác biệt với những người nữ thường. Khi họ giao hợp, 64 loại tính lực đều nhất nhất hiển lộ, hơn nữa từng loại đều rõ ràng, biết hết. Nếu không biết hết, nhất định là đồ giả. Người biết về Chính phần, nếu như giao hợp với người giả (không đủ tư cách), nhất định sẽ đọa xuống địa ngục, khỏi phải nghi ngờ. Cho nên, hành giả không hiểu Chính phần, Khởi phần là không xong, đồng thời có phải tự kiểm tra bất cứ lúc nào xem mình có đúng hay không? Xem đạo về Khởi phần, Chính phần có đến hay không? Rồi lại kiểm điểm, đối chiếu kỹ với những lời trong kinh (Mật kinh), như thế thì mới được. Lúc tu pháp, hành giả có thể tự mình biết mình đã tu đến trình độ nào thì mới gọi là thắng diệu. Trong “Tu Đạo kinh” của Thượng Lạc Vương (đây là kinh của Mật tục) nói: ‘Nếu không có du già, mà tự nói mình đã đắc du già; không có trí tuệ mà tự nói mình đã đắc trí tuệ (không có công đức Chính phần như thế mà) cùng người nữ giao hợp mà tự xưng là đại công đức, đại du già, người như thế nhất định sẽ đọa địa ngục, không phải nghi ngờ’. Cho nên, lúc giao hợp, trước hết bắt buộc phải quan sát âm hộ của đối phương, là của ma nữ? hay là của Không Hành Mẫu? Nếu không chắc chắn xác định người đó là Không Hành Mẫu, thì vạn vạn không được hồ đồ giao hợp với người đó, sẽ tự tạo ra đại ác nghiệp vô cùng. Khi đi tìm kiếm, không cần luận người nữ dung mạo xấu đẹp thế nào, chỉ cần cầu xem người đó có phải là Không Hành Mẫu hay không”. (62-205, 206)
Minh Phi hoặc Không Hành Mẫu thực sự là phải hội tụ đủ các điều kiện, nói vắn tắt là: Bắt buộc phải hoàn thành chứng lượng pháp tu Sinh khởi thứ đệ và Chính phần thứ đệ, đồng thời có khả năng vận khí nhập vào cơ thể đối phương, trợ giúp nam hành giả hoàn thành công phu Minh điểm hoặc Bảo bình khí, cho đến việc giúp anh ta hoàn thành tu chứng Lạc Không song vận, Lạc Không bất nhị trong pháp tu song thân, như thế thì mới có thể đảm nhiệm chức vụ Không Hành Mẫu. Việc này thượng sư Trịnh Liên Sinh cũng đã nói rồi (chi tiết xem 62-348, ở đây không nêu ra nữa).
Thế nhưng, thượng sư và các đệ tử khác giới của Mật tông ngày nay hợp tu Song thân pháp đã lạm dụng đến cực điểm, về căn bản đã không còn quan sát đối tượng hợp tu liệu có hội tụ đủ công phu của Không Hành Mẫu hay không, chỉ cần là đối tượng đẹp trai xinh gái là có thể cộng tu rồi, tất cả đều không còn phù hợp với điều kiện nói trong Mật tục nữa. Như thế mà nói đó là pháp môn tức thân thành Phật, thực tế đều là mưu đồ tham nam nữ sắc của người khác, chẳng qua là lấy Song thân pháp tức thân thành Phật ra làm cái cớ mà thôi.
Trong phần “Quan sát Thủ ấn mẫu tướng” của cuốn sách “Hợi Mẫu thậm thâm dẫn đạo”, Liên Hoa Sinh đã chủ trương thế này:
“Dạy bảo về việc quan sát Thủ ấn mẫu tướng, trong Bản tục Liên Hoa nói rằng: ‘Mật tướng trong ngoài cần hoàn bị, có trí tuệ tin sâu Phật pháp, biết kính ngưỡng người Du già, không chán ngán với Đại an lạc, vân vân’.
(Tý). Về ngoại tướng, nhan sắc xinh đẹp nghiêm trang, tuổi trẻ vừa ý, thân có mùi thơm, mặt tựa hoa đào, kiều diễm eo thon, cơ thể to nhỏ vừa phải, mắt nhỏ dài, lòng trắng đen rõ ràng, nhãn khuyên hơi hồng, tóc đen óng mượt như tơ, răng trắng không có kẽ hở, mắt khéo liếc nhìn, có đủ tham dung (ý nói mặt dâm), vừa nhìn đã khiến người ta không nỡ rời. Eo đeo hữu toàn, khi đi thì chân trái bước trước, là Phật Mẫu có chủng tính liên hoa, môi như cánh hoa sen, màu thịt hơi hồng. Tạm thời đứng đằng sau quan sát, dáng như cúi đầu. Đứng nhìn từ phía trước, như đang ngẩng đầu. Đứng nhìn ngang thì eo cực nhỏ, dưới eo hơi rộng, khi đi như là vẽ hoa sen trên mặt đất, đó là người có chủng tính liên hoa. Từ vẻ biểu hiện của ngoại tướng mà suy ra nội tướng, người trên trán có nốt ruồi là Thân Kim Cương mẫu tướng; nếu hầu có nốt ruồi là Ngữ Kim Cương mẫu tướng; nếu trên ngực có nốt ruồi là Ý Kim Cương mẫu tướng; nếu lông mày và rốn có nốt ruồi là Công đức và Sự nghiệp mẫu tướng. Các chỗ khác đều hiện ba nếp thẳng, đó là nội tướng suy ra từ biểu hiện của ngoại tướng.
(Sửu). Về nội tướng, Minh mẫu phải có tâm lượng rộng, ăn nói cẩn trọng, ít đố kỵ, tâm có thể dung nạp Mật pháp, lòng tin kiên định, ít dùng với người Du già, không sinh lòng tham và keo kiệt đối với tài bảo, có thể thuận tòng uyển chuyển, thật biết quan tâm chăm sóc, không bị người khác dụ dỗ.
(Dần). Về Mật tướng, liên hoa (âm đạo) cực khít, có noãn tướng (nồng ấm). Liên cung (cổ tử cung) đầy đặn và nhô ra, khéo biết ngậm Kim Cương chùy (có khả năng ngậm chặt dương vật). Hông rộng, háng nhỏ, thịt cuốn vào trong, thịt liên cung dán chặt. Hoa phôi (âm vật) đầy đặn, lấy chùy chạm vào nó thì lập tức phản ứng vẻ không chịu nổi, phát ra âm thanh yêu kiều (rên khẽ). Hơi đâm rút thêm thì thân co run rẩy, hoa sen liền sinh nước ấm.
(Mão). Người có tướng thật thì đối với người Du già có sự tin tưởng và hiểu biết lớn, trí tuệ quảng đại, có thể phân biệt đâu là pháp, đâu là phi pháp (không phải là pháp). Tâm lượng khoan quảng, có thể chấp nhận Mật hành. Ăn nói giữ gìn bí mật, không phỉ báng mà phải cung kính đối với người Du già (đối tượng hợp tu Song thân pháp), có thể y giáo phụng hành. Phải khéo hành sự nghiệp (khéo biết thuật phòng trung – kỹ năng làm tình), có thể khiến cho người Du già an lạc tăng thượng (khiến cho người nam tu chứng Song thân pháp được tăng cường khoái lạc). Phàm cứ gặp và tiếp xúc là đều sinh an lạc. Hơi dựa vào nhau là thân cảm thấy khoan khoái, khiến cho người Du già dễ tiến đến Lạc Không, tâm cũng dễ khế nhập Thể tính vốn dĩ không ô nhiễm (Ở đây là họ coi “Tâm giác tri và cảm giác dâm lạc” đều không có hình sắc cho nên không có ô nhiễm về mặt vật chất, gọi là “Thể tính vốn dĩ không ô nhiễm”). Khi trì chính niệm, cũng thật quyến niệm, cùng hành vô sinh (người nữ đó dù đang trong Đại Lạc nsbn thì cũng vẫn quyến luyến đối phương, đồng thời tu hành cái pháp “Vô sinh” này). Tâm an lạc thật thân thiết, có tàm quý tinh tấn, làm dịch sử (người hầu cận, sứ giả) cho người Du già, hễ nói là làm. Nói năng vừa lòng, hành động làm việc đều có tướng nhàn nhã, có chí tinh tấn với các Phật sự (Phật sự ở đây là nói các loại Phật sự và pháp hợp tu song thân của Mật tông)”. (34-540~542)
Có một số tông phái thậm chí còn đem mẹ, chị em gái, con gái ra làm Du già mẫu để cùng hợp tu Song thân pháp: “Trong đó có một số chương tiết Mật bản (Chú thích gốc: khá nổi tiếng) đôi khi cũng được trích dẫn, như cho phép sử dụng bất cứ người nữ nào – mẹ, chị em hoặc con gái – để làm Du già mẫu. Trong này có chuyện cắt câu lấy nghĩa, hoặc không hiểu Mật nghĩa của nó. Những tập san này đã tạo nên sự đe dọa lớn đối với chính pháp”. (38-430)
Họ tuy trách người ta cắt câu lấy nghĩa, nhưng lại nói chuyện thế này: “Mẫu nữ nhìn nhau: thân nương ít nhỏ tựa thôn cô, già bỏ thôn cô thì không hợp, điên đảo nhìn nhau thành chuyện thấp, minh châu trên tay chẳng thường ư” (34-306). Đó là chuyện mẹ và con gái cùng tu Song thân pháp.
Để tu du già (yoga) lạc không vô thượng, thậm chí cũng có thể dùng cả súc sinh nữ: “Người thành Phật bắt buộc phải đem đại lạc phối hợp với đại không. Phối pháp có hai loại là trực phối và hoành phối: Trực phối là Tứ hỷ trên dưới, Sơ hỷ là đoạn thời không quá khứ, Nhị hỷ là đoạn thời không hiện tại, Tam hỷ là đoạn thời không tương lai, Tứ kỷ là đoạn ba đời tất thảy không. Đã đoạn ba đời, chứng Hồng thân vô tử. Cho nên trong Mật pháp mới có pháp trường sinh. Hoành phối thì có thể tập hợp đại lạc của chư Phật thập phương (tập hợp cái lạc Tứ hỷ dâm lạc của “chư Phật” mười phương) vào một thân, thành tựu cao nhất to nhất. Nhưng không ở âm dương, không dùng long hổ, toàn bộ là ở sức mạnh Chỉ Quán song vận, ngoài dùng các loại pháp tham, niệm tham, hành tham và tất thảy phiền não tham, càng nhiều càng tốt. Lạc (xúc) càng lớn, thì Không càng lớn, và thành tựu cũng càng lớn. Hồ nhiều thì tốt, long đến cũng tốt. Trong truyện ký của đại đức cổ, có việc dùng cả súc sinh, có thể sinh đại lạc thì đều ứng dụng được”. (32-470)
Để cầu được cái lạc hiện hành, nhằm tu Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận thì cho dù là xác người nữ hay ma nữ cũng có thể dùng hết: “Về Mật nghĩa bất biến, cần biết rằng câu ‘Dũng Phụ Không hành của mình ai nấy đều khác’ là sai đó, thực ra là pháp thân nhất thể, Tâm ý thức và Không hành không có sự khác biệt. Mạch là Dũng Phụ, tất thảy niệm phân biệt là Dũng mẫu. Những thứ đó đều do Pháp thân lưu xuất ra. Hiểu được yếu quyết này, thì lấy thi lâm, quỷ nữ mà tu (cho dù là thây nữ trong rừng xác hay ma nữ cũng có thể hợp tu với nó), cũng có thể thành tựu hai đức thắng cộng”. (34-537)
Khi gặp gỡ Minh Phi, nếu muốn cầu người ấy cộng tu Song thân pháp với mình, thì buộc phải dùng các loại ám ngữ để biểu thị ý nguyện của mình, trưng cầu sự đồng ý của đối phương, mà như thế thì buộc phải biết đến “Câu chiêu pháp đối với Minh Phi”: “Khéo biết tương ứng (khéo biết cách xác định đối phương là Minh Phi tương ứng với mình), cần niệm câu chú sau: ‘Cáp nhạ ni sa tất địa bát lạp xá’, lấy câu chú thổi vào ngón trỏ (của mình), chỉ vào mình ba cái để biểu thị cho đối phương biết. Nếu là Minh mẫu đủ tướng, (nếu cô ấy) lấy tay xoa đỉnh đầu mình, biểu thị ‘ngài có thể trở thành thượng sư của tôi’. (nếu cô ấy) sờ vào chỗ mũ ngũ Phật, là bày tỏ ‘ngài có thể làm trang nghiêm của tôi’. (nếu cô ấy) sờ mắt là biểu thị ‘ngài có thể làm mắt tôi’. (nếu người ấy) sờ các chỗ họng, vú, tâm, thì tức là biểu thị cho phép làm Dũng Phụ (tức là hành giả nam đồng ý làm Dũng Phụ của nữ hành giả). Sờ rốn và chỗ hội hợp của tam mạch là biểu thị ‘có thể đem lại an lạc (nguyện cùng đối phương cộng tu Song thân pháp và đem lại khoái lạc)’. Nếu sờ vào đồ ăn thức uống là biểu thị ‘tôi có thể bố thí, ngài có thể thụ dụng’”. (34-542)
Nếu như sau khi dùng câu chiêu chú (chú mời gọi) biểu thị cho đối phương biết mà đối phương có các hành động đáp lại dưới đây thì cũng cần phải hiểu ý nghĩa của nó: “Sau khi dùng tay chỉ, mà đối phương quay gáy về phía mình, tức là biểu thị ‘bỏ đi’. Nếu rứt tóc hoặc lông cơ thể [3] thì tức là ý ‘rời anh trong sát na’. Nếu sờ môi lưỡi là biểu thị ‘có khẩu thiệt (tranh luận) với anh’. Sờ răng là ‘sẽ ăn anh’. Sờ móng tay và răng nghĩa là ‘lóc da anh’. Nếu tay ngắt cành cây hoặc ngọn cỏ, nghĩa là ‘sẽ đoạn mạng anh’. Sờ hông và chân, nghĩa là ‘trấn phục anh’. Trên đây dù là ý xấu hay tốt thì cũng phải biết. Biểu thị tốt là Không Hành Mẫu, hãy nương theo người ấy. Nếu là biểu thị ác thì hãy bỏ đi”. (34-542~543)
Khi muốn câu chiêu (mời gọi) Minh Phi, cần phải khéo biết “tương vi tướng”. Nếu người ấy có tướng tương vi (trái ngược với ý mình) thì không thể thỉnh cầu đối phương làm Minh Phi, nếu không sau này sẽ gặp đại nạn:
“Từ La Sát ăn thịt, bùng cháy, đoạt tinh mẫu, trong Tục bộ có nói: ‘Có bảy loại là ăn thịt, uống máu, hút tủy mẫu, ma nữ đoạt tinh…’ Người có tính cách của mẫu ăn thịt: Thân màu cực đen, thốt ra giọng nam, lông mi cực dài, lông mày thô, da thô ráp. Âm thủy nhiều, dâm đãng, thích nói những lời bẩn thỉu, cuồng ngôn quái đản. Lại còn tham lam, keo kiệt. Nếu dựa vào nó sẽ bị hủy hoại. Hai thành tựu không tăng, định lực sẽ bị giảm tổn (Chú thích gốc: Nếu du già với nó (nếu hợp tu Song thân pháp với nó), sẽ chết sau 50 ngày).
Người có mẫu tính tướng uống máu đỏ: Thân màu đỏ đen như máu, lông mi đỏ đen, thường khô mắt, bụng nó rất lớn, dưới lườn nhiều lông, tham uống rượu, La sát chân chim sẻ, phun ra lửa. Dựa vào nó là đoạt thành tựu tự tại (Chú thích gốc: Hành giả nếu du già với nó, sẽ chết sau 23 ngày, đọa vào ngục Vô gián).
Người có mẫu tính tướng hút tủy gặm xương: Thân màu xanh đen, có vết bớt đen, tóc thô đen dựng đứng, mắt tinh mãnh như mắt chim sẻ, tự nói khi mơ thấy lửa hoặc ma đi lại thì chân phải động trước, thích hung bạo, giỏi đấu tranh, phá hoại thành tựu (Chú thích gốc: Nếu hành du già với nó sẽ chết sau 20 ngày).
Người mẫu tính tướng đoạt tinh: Thân mặt màu xám, thích bẩn thỉu, giao hợp với người nam không nỡ xa rời. Tuy răng đẹp nhưng khí vị như phân. Hai mắt lộ thần, trừng to. Dựa vào nó mà tu sẽ đoản thọ, lại bệnh nhiều, tổn hại thân lực của hành giả, sinh con ngu độn câm.
Người mẫu tính tướng miễn nhĩ: Tâm cực linh xảo, bước chân cực nặng, thịt thô chắc, mặt đen nhô ra, là chủng loại ma nữ, cần loại bỏ. Chủng mẫu La sát: Thịt màu lam, mắt nhỏ, xương gò má to, da không có vết hằn nhỏ, thích nói dối, nên từ bỏ. La sát mẫu ăn thịt người: Dưới sườn trái có vết chấm đen, sự nghiệp (lúc giao hợp) dâm đãng, răng cực sắc nhọn, mắt mũi đỏ, cần loại bỏ.
Dược xoa mẫu quỷ tử: Gót chân bằng, nhiều vọng tưởng, cần từ bỏ. Ngạ quỷ mẫu: Dâm đãng vô cùng, nhiều đố kỵ, đa tham, cần loại bỏ. Tà chướng mẫu: Cực tinh nhạy trong chuyện điên đảo (chuyện giao hợp), có thể hành tà chướng, cần loại bỏ. Các mẫu kể trên, hành giả theo nó tu sẽ giảm tổn thọ mệnh, tài bảo, phúc đức, cho nên đều phải từ bỏ.
Cho nên, phàm quan sát Sự nghiệp Thủ ấn mẫu, ắt phải quan sát xem có sai trái hay không làm đầu. Người Du già thượng căn, nhờ nguyện lực quá khứ mà có thiện căn cảm chiêu, tự nhiên sẽ gặp được Thủ ấn mẫu có đầy đủ các tướng, nếu phúc bạc thì khó. Cho dù có gặp được thì các tướng cũng không toàn vẹn: như thích các hành vi hạ đẳng, tuổi cao, thân thô, thịt thô, thích ăn uống, tham làm ác, không tin Phật pháp, đa phần là người màu xám, màu lam xám. Cho nên, các hành nhân du già tu Kim Cương thừa cực thâm sâu cần phải thận trọng quan sát tính tướng của Sự nghiệp thủ ấn. Tóm lại, (Minh Phi) phải (chọn) xinh đẹp, tuổi nhỏ vừa ý, tâm mong cầu nhỏ, không trọng tài vật của người Du già (không được tham cầu nam hành giả cho tài vật để bù đắp), tinh tấn trong Phật sự, có lòng tin lớn, không tham lam, đố kỵ, keo kiệt, thân khẩu ý tác nghiệp tinh tế.
Người đó phải tuổi chừng 13 đến 25, có đủ tinh hoa (cần chọn người nữ tuổi từ 13-25, còn phải có đủ tinh hoa dâm dịch). Nếu bản thân mình có Minh điểm (của) Uẩn giới phần không bị tổn thất, tự nhiên sẽ có duyên gặp Minh mẫu thích tụ hợp. Hơn nữa, nội mạch và Bồ Đề (nội mạch và tinh dịch) vốn là tự tính của Dũng Phụ mẫu, Bồ Đề (tinh dịch) không tổn thất, thì nội Không Hành Mẫu tự nhiên gặp được, ngoại Minh mẫu cũng được gặp, Mật không lạc cũng có thể sinh khởi, ăn uống tài bảo đời này cũng được thọ dụng, thể tính chân thực cũng có thể nhiếp trì, như thế phải lấy việc không tổn thất Bồ Đề (không tổn thất tinh dịch) làm đầu”. (34-543~545)
Các thày Mật tông dựa vào lý luận và hành môn vô thượng yoga này để tu hành tinh tấn, trong quá trình tu pháp này suốt một đời người, người nữ dùng đến cũng không hề ít, tuy rất nỗ lực tu hành, kỳ thực cũng không thể nào thành Phật được, thực tế chỉ là lấy tà kiến này làm cái cớ để tà dâm mà thôi. Có sách làm chứng rằng:
“Thần ô biến hóa thân nữ Mật cúng nhị thủ: Xuất lìa mới được mộc ân quang, Phật tổ từ bi trạch bị trường, Cô gái cụ chủng bồi Mật cúng, thần ô chuyển thế gần đạo tràng (34-305). Đã là hoa dung đại bán khai, lại ngửi thanh hương tựa hồng hoa, đậu khấu mười ba niên hoa diệu, huống đoạt cờ tiêu sớm chiếm khôi (34-305).
Tự vui không có chấp trước tâm, tùy duyên được gặp không truy tìm, cô gái tối qua cầu song vận, vạn dặm sáng nay báo tin mừng (34-309). Kiếp chim trải hai mươi mấy năm, chuyển hóa thân người lại kết duyên, ai biết hàng xóm hiền thục nữ, tóc thề giải cúng chưa mở sen (34-310). Đậu đỏ bao giờ sớm mở đây, gặp lúc chị em cùng nhau đến, e thẹn lại còn nhiều đưa đẩy, lại khuyên đồng hành chơi mấy hồi (34-312). Cô gái Đan Mạch đến: Trong mơ từng gặp chuồn chuồn nhỏ, đậu ở giường thiền lại phiêu linh, hôm nay vui gặp gái Đan Mạch, thế mà to như bèo dưới sông (chê bộ phận sinh dục của cô gái Đan Mạch rộng quá) (34-312). Bao giờ vận già gặp đào hoa, Không hành tứ xứ đến nhà ta, mấy độ cùng gió mở đậu khấu, hóa thân gái bên nhà là quạ (34-315). Gọi ta mấy người giọng vang xa? Cửa sổ bắn vào ánh xà cừ, Không hành giá lâm chuyện phi thường, song vận lạc không định chửa xong. Kim Cương được bạn giúp sức sung, bảo chùy đã thành con lật đật, cả đêm liên cung nhiều túy ý, viên minh nguyệt sắc hiện trong thân. Chim bay ngựa nhảy nhiều thế hay, chỉ vì liên cung mạch chửa liền, một khi bám nhau người tự say, đối phương mất sức tựa miếng bông (34-314). Ghi chép về thánh địa đàn thành, người nữ lăn thúc Mật mạch vào chính giữa: Bao giờ thánh mạch vào chính trung, ôm chặt ngực Kim Cương Bồ Tát, không cần rút thêm hắn tự say, thần mê mắt nhắm nhập chân không (34-314)”.
Một hành giả Mật tông như thế, trong một đời ngự dụng rất nhiều người nữ, số người chưa ghi chép lại còn chưa biết, nhưng chắc còn nhiều hơn số này. Hành vi như thế là đã phạm vào giới tà dâm trong Thập trọng giới, thì sao có thể thành Phật cứu cánh được? mà nói về Lạc Không song vận, Lạc Không bất nhị đây?
Để cầu lạc xúc và thành tựu Lạc Không song vận, có lúc thậm chí cả đồng nữ chín tuổi họ cũng xài hết: “Lỗ tình hôm nay vui mở sớm, hàng xóm chín tuổi như mơ non, lại biết lĩnh hội xuân phong ý, hoa sen vô nhiễm cúng mấy hồi (34-315-8)”. Hành vi bỉ ổi như thế, đến thượng sư Liên Hoa Sinh cũng không tránh khỏi, còn ghi chép lại trong các cuốn sách như “Liên Hoa Sinh đại sư ứng hóa sử lược”, nay vẫn còn có thể tra cứu. Những người có phẩm đức như Trần (Kiện Dân) trong Mật tông không nhiều, thế mà họ Trần còn ngự dụng người nữ nhiều như thế, huống hồ là những người khác có phẩm tính không đoan chính muốn giả dựa vào pháp môn tức thân thành Phật của Mật tông? Các hành giả Mật tông tự suy nghĩ là có thể biết rồi. Cho nên, người có hiểu biết trong Mật tông cần chú ý nhiều đến vấn đề này, để tránh cho nhiều cô gái khỏi bị xâm hại tình dục, để tránh cho các cô gái vị thành niên vì bị hại mà ôm hận cả đời.
Lại nữa, người nam tu Song thân pháp này còn buộc phải ăn thịt để tăng cường sức mạnh tình dục và tinh dịch của mình, nếu không e rằng sẽ không đáp ứng được yêu cầu của vô thượng Mật Lạc Không song vận, không thể đảm bảo cương lâu mà không xuất tinh: “Nếu tiến tu vô thượng Yoga, mà thực hành Minh Phi Sự nghiệp Thủ ấn (cùng Minh Phi thực thể hợp tu Song thân pháp), thì buộc phải ăn thịt. May là chất hoóc-môn trong các loại thịt có khả năng tăng cường Minh điểm hơn so với vitamin trong rau, đây cũng là duyên khởi bí mật, cực kỳ khớp với khoa học”. (34-221)
Do tu hành pháp môn tức thân thành Phật vô thượng Yoga của Mật tông từ đầu đến cuối đều xoay quanh lạc xúc tình dục mà viết thành kinh sách, cho nên trong tu hành Mật pháp vô thượng thuộc Viên mãn thứ đệ, nam hành giả buộc phải dựa vào việc ăn thịt để tăng cường năng lực tình dục của mình, tránh bị xuất tinh sớm và có thể giúp cho nữ hành giả hợp tu đạt đến cực khoái tình dục. Do ăn những thức ăn đặc biệt, cho nên khả năng tình dục của nam thượng sư rất mạnh, còn có thể kéo dài thời gian giao hợp, duy trì mãi ở trạng thái cương cứng mà không xuất tinh, hưởng thụ được nhiều lạc xúc, đồng thời khiến cho bên nữ cũng đạt đến cực khoái tình dục. Nhờ đó mà trong quá trình giao hợp, giúp cho cả hai bên đều đạt được “ngộ cảnh” khá cao – Đệ tứ hỷ. Vì duyên cớ này mà những người như Đạt Lai Lạt Ma khi đến Đài Loan, tuy có rất nhiều đồ ăn chay ngon nổi tiếng thế giới có thể mặc sức lựa chọn, nhưng ông ấy vẫn không thể nào từ bỏ lòng tham ăn thịt như món thịt đỏ (thịt bò). Vì cớ gì thì cũng biết rồi! Người có trí tuệ hãy chứng giám.
[1] Chú thích của người dịch: Người nữ cụ tướng là người nữ có đầy đủ tướng tốt theo quan niệm của Mật tông.
[2] Chú thích của người dịch: Dần nhất, Dần nhị, Dần tam…là cách đánh số thứ tự tiết, mục của văn hóa Hán xưa khi chưa có con số la tinh thay thế. Nó tương đương với 3.1, 3.2, 3.3…ngày nay. (Trong Thiên Can thì lấy Giáp làm 1, Ất làm 2…; Trong hàng Địa Chi thì lấy Tý làm 1, Sửu làm 2, Dần làm 3…)
[3] Chú thích của người dịch: Chỉ lông tay chân của tuyến mồ hôi.
Lượt xem trang: 0