Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Tiết 2: Thiền định Phật giáo của Mật tông – pháp tu song thân
Mật tông có riêng “Thiền định Phật giáo của Mật tông”, gọi là Vô thượng Yoga. Vô thượng Yoga có hai loại, một là Quang minh Đại thủ ấn, thuộc về Minh Không song vận; hai là pháp tu song thân, thuộc về Lạc Không song vận của Sự nghiệp bộ. Lạc Không song vận tức là pháp tu Lạc Không bất nhị, đó là pháp hợp tu với phối ngẫu (vợ/chồng) của mình hoặc với người khác giới trong Mật tông sau khi đã thụ quán đỉnh thứ tư. “…Quang minh Đại thủ ấn thuộc Minh Không song vận, Sự nghiệp Thủ ấn thì thuộc Lạc Không song vận, cố nhiên chúng có sự khác biệt. Cái trước là nòng cốt của sự truyền dạy gốc. Mà đại si trong phương tiện ngũ độc chính là đại minh, đại tham tức là đại lạc, cho nên bản pháp bằng thùy miên của đại si để khế hợp với quang minh của Đại ấn, là thứ thù thắng nhanh chóng nhất”. (34-768)
Sự tu chứng Minh thể trong Quang minh Đại thủ ấn, chi tiết xem trong các cuốn “Truy kích tam yếu”, “Ngưỡng đoài”, “Chúc bạt tông Đại thủ ấn”, “Tu tâm thất yếu”, “Đại viên mãn tối thắng tâm trung tâm dẫn đạo lược yếu”, “Sát sát thậm bố Đại thủ ấn khẩu quyết”…Trong đó đều là lấy Tâm ý thức giác tri nhất niệm bất sinh, không khởi chấp trước phan duyên, không khởi các loại phân biệt bằng ngôn ngữ hay tư tưởng đối với chư pháp, trong tâm nhận định tất thảy pháp duyên khởi tính Không; nói nếu người nào có thể an trú lâu dài như thế thì tức là đã chứng được Quang minh Đại thủ ấn. Cảnh giới như thế gọi là cảnh giới kiến đạo sơ địa của Mật tông, cũng có lúc gọi là người đã thành Phật đạo cứu cánh. Kỳ thực, họ đều chưa chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng, không phải là kiến đạo thực sự. Trong các tập sách giải thích công án, tôi đã nhiều lần đưa ra ví dụ cho nên trong cuốn sách này không nhắc lại nữa.
Lý luận về Lạc Không song vận Vô thượng Yoga, quy nạp lại có ba phần: 1. Pháp tu tam thân trong Sinh khởi thứ đệ; 2. Lạc Không song vận trong Viên mãn thứ đệ; 3. Nhị đế song vận trong Viên mãn thứ đệ. Pháp tu Sinh khởi thứ đệ tức là quán tưởng Trung mạch, Minh điểm, sau đó tu thêm quán tưởng Thiên thân Yoga, thứ nữa là tu công phu Bảo bình khí, Chuyết hỏa. Ba thứ này gọi là Sinh khởi thứ đệ trong Vô thượng Yoga. Việc bắt đầu tu học ba pháp này, mục đích của nó đều là công tác chuẩn bị cho thực tu Lạc Không song vận Vô thượng Yoga trong tương lai, cho nên mới nói tu luyện ba thứ công phu này cũng nằm trong phạm vi nội dung của Vô thượng Yoga. Lạc Không song vận Vô thượng Yoga nói trong chương này thì chuyên chỉ về hai pháp phía sau là Lạc Không song vận trong Viên mãn thứ đệ và Nhị đế song vận trong Viên mãn thứ đệ.
Mật tông hoàn toàn hiểu sai về Bát Nhã, nhận lầm cảnh giới thiền định là Bát Nhã, cho nên phái Tát Già mới nói nó thành ba loại thiền định: “Tam thiền định: Chủng chủng tính tướng định, Tự tính không định, Thể tính song vận định. Thể tính song vận định lại chia thành ba loại là Cảnh hiện Không song vận, Thức minh Không song vận và Thân lạc Không song vận”. (61-161)
Về Chủng chủng tính tướng định, nó có nghĩa là “Cảm nhận thấy các loại Lạc, Minh, Thực hữu (thật có) trên giác thụ tướng” (61-161). Ở đây là chỉ sự quan sát trong pháp hợp tu song thân: trên giác thụ tướng của dâm lạc có thể cảm nhận thấy dâm lạc đó hình thành các loại khoái lạc khác nhau ở các vị trí khác nhau trên thân thể. Trên giác thụ tướng của dâm lạc đích thực có tồn tại “Minh tính”, cho nên hiểu rõ, cảm nhận rõ Lục trần và lĩnh thụ lạc xúc. Thông qua cảm nhận của Tâm giác tri, các loại “Lạc” này thực sự có tồn tại và có thể xúc chạm được, không phải là cảnh giới tưởng tượng thuần túy, các loại khoái lạc cảm nhận trên cơ thể đó là có thật không hề hư giả. Thông qua Tâm giác tri, quan sát bản thân mình đang ở “Minh tính (là tính quan sát phân biệt rõ ràng)” trong các loại lạc đích thực tồn tại, không phải chỉ là tưởng tượng, cho nên “Minh” là thực có. Trong pháp tu song thân, hiện tiền quan sát các tính tướng này, gọi là chứng được “Chủng chủng tính tướng định”.
Về Tự tính không định, là chỉ “sau khi ẩn giấu tất cả những thứ do Tự tính hiển hiện thì duy chỉ còn lại Không thường tồn” (61-161). Nghĩa là trong pháp tu song thân, chuyên chú vào việc nâng hạ Minh điểm và lạc xúc hiện bày ra, lúc đó nhất niệm bất sinh, không sinh khởi tâm lĩnh thụ đối với ngoại cảnh, cho nên tất thảy ngoại cảnh đều ẩn mật không cảm nhận. Lại đúng vào lúc “đại lạc trường lạc” của cơn cực khoái tình dục này, đồng thời quan sát tất thảy ngoại pháp đều vô thường, chung quy tất bị hoại diệt, duy chỉ có cái Tâm giác tri không có vọng niệm này và cơn dâm lạc là “trường tồn bất hoại”. Quan sát được như thế xong, trụ ở trong Tự tính của Tâm giác tri và dâm lạc đó, quan sát Tâm giác tri và cái dâm lạc này đều vô hình vô sắc, thật đúng là “Không” tính. Người có thể hiện tiền quan sát dâm lạc như thế, tức là chứng được “Tự tính không định”.
Thể tính song vận định thì chia làm ba loại: “Cảnh hiện Không song vận: chủ yếu sinh ở trên ngoại cảnh, sinh ra thể tính vô phân biệt. Thức minh Không song vận: sinh trên Tâm bí mật, sinh ra thể tính quang minh. Thân lạc Không song vận: sinh trên nội thân, sinh ra thể tính đại lạc”. (61-161~162)
Về Cảnh hiện Không song vận trong Thể tính song vận định, không phải là quan sát trên Tâm giác tri và dâm lạc của mình, chủ yếu là quan sát ở trên ngoại cảnh: Tất thảy vạn pháp ở ngoại cảnh đều là vật chất hình sắc, cho nên tương lai nhất định sẽ bị hoại diệt, đều là duyên khởi tính không. Đồng thời tiến hành song vận “duyên khởi tính không quan” và “Tâm giác tri, dâm lạc Không tính” như thế tức là chứng được “Cảnh hiện Không song vận trong Thể tính song vận định”.
Về Thức minh Không song vận trong Thể tính song vận định, là chỉ trong quá trình hợp tu song thân, có Minh điểm Tâm bí mật được sinh ra. Minh điểm Tâm bí mật này có quang minh huy hoàng, thoát xa khỏi trần lao, không bị ô nhiễm. Tâm Minh điểm và Tâm giác tri ý thức này đồng thời tồn tại trong dâm lạc của Song thân pháp, đồng hành không nghịch, đều là “Không tính” vô hình vô sắc. Quan sát và hiểu biết được như thế tức là chứng được “Thức minh Không song vận trong Thể tính song vận định”.
Về Thân lạc Không song vận trong Thể tính song vận định là nói trong hợp tu song thân, nhờ vào thân lạc mà dẫn sinh tâm lạc tứ hỷ. Tâm lạc tứ hỷ này được sinh ở nội thân, không phải từ ngoại thân – tức là sắc thân thô kệch của nhân gian – sinh ra. Nó do bản thể tự tính của Tự tâm (Tâm giác tri không có vọng niệm) sinh ra, không phải sinh ra từ ngoại thân. Cảm thụ các loại dâm lạc trên thân như thế, đồng thời lĩnh thụ đại lạc Tứ hỷ của Tâm giác tri, tức là chứng được “Thân lạc Không song vận trong Thể tính song vận định”.
Tam thiền định chứng được đó đều là nằm trong tầng thứ của Ý thức, chưa hề chứng được Thức thứ tám Như Lai Tạng, cũng không hề chứng được Tâm thức thứ bảy Mạt Na thức, cho nên những gì (hành giả Mật tông) tu và chứng được đều hoàn toàn không liên quan gì đến Bát Nhã. Tu chứng Bát Nhã là chứng được Chân Thực Tâm của chính mình, dựa vào thể tính của Chân Thực Tâm này mà thực hiện quán hành Trung Đạo, dựa vào thể tính của Chân Thực Tâm này để nói về pháp Trung Đạo. Chứng như thế, quán như thế, nói như thế mới là Bát Nhã thật sự.
Nay xem phái Tát Già được xem là phái có pháp đạo nghiêm mật kín kẽ nhất trong Mật tông nói về hiện quan Bát Nhã “tam thiền định” thấy rằng họ còn chưa biết gì về Tổng tướng trí thô thiển nhất trong Bát Nhã trí, huống hồ là biết đến Biệt tướng trí và Chủng trí của Bát Nhã? Từ đó trở xuống, là biết ngay “tu chứng Bát Nhã” của các phái còn lại như thế nào rồi.
Tu chứng Vô thượng Yoga tuy không thể đạt đến Đệ nhất nghĩa đế, nhưng những người muốn tu học Vô thượng Yoga trong Lạc Không song vận lại buộc phải thành tựu các công phu quán tưởng Minh điểm, quán tưởng thiên thân, nâng hạ khí công…thì mới có thể tu học: “Người ôm Minh mẫu tức là vì lợi ích chúng sinh, cái diệu mầu của đại đạo không gì có thể vượt qua pháp này. Pháp này chuyển tham tâm thành trí tuệ, người thường không hiểu nên cho là hành dâm, không biết rằng nó khác với chuyện nam nữ thông thường. Nếu như Minh điểm giáng hạ xuống cửa Mật xứ mà có thể (trì giữ) không xuất ra, đồng nghĩa với trí tuệ đã được sinh ra, đạo thực sự đã đạt, nếu không thì còn chưa đắc đạo đâu. Ôm Minh mẫu mà không tiết xuất, là đắc thân tịch tĩnh và ý tịch tĩnh đó. Đạt được sự hòa hợp đó, nhất tâm lợi sinh (thành tâm khiến cho đối phương khác giới đạt được khoái lạc và hiểu biết “Không tính” để làm lợi ích cho người ấy) thì không phải là mưu đồ dâm lạc, như thế thì sức mạnh Mạch Khí Điểm sẽ tự nhiên đến. Người có thể làm cho khí nhập Trung mạch, Minh điểm lên xuống, thì mới là người Du già chính phần. Ý nghĩa của loại Minh mẫu (Minh Phi) này, bộ thứ hai trong tám đại bộ biện luận kinh của Hiển giáo cũng có nói, tổng quan là vì tự lợi lợi tha nên ôm Minh mẫu, chứ không phải là tham đồ dâm lạc. Hơn nữa, nếu muốn dẫn dắt chúng sinh vào chính đạo, thì trước hết phải lạc với cái lạc của họ, nhận được sự vui lòng của họ, sau đó mới tùy cơ mà dẫn dắt, mới dễ sinh hiệu quả”. (62-198~199)
Vì có được công phu này nên khi giao hợp với người khác giới, có thể mãi mãi không xuất tinh mà thường thụ lạc, tức là không xúc phạm đến giới Tam muội da của Mật tông. Cho nên thượng sư Mật tông nếu là người đã chứng được công phu này rồi, thì có thể thọ dụng tất cả mọi người nữ bất cứ lúc nào, hơn nữa còn hướng dẫn đối phương trong quá trình giao hợp hiểu rằng: cảm giác dâm lạc không có hình tướng, Tâm giác tri cảm nhận khoái lạc cũng không có hình tướng, cho nên gọi là “Không tính”. Giúp chúng sinh chứng được Không tính như thế tức là lợi ích chúng sinh.
Thậm chí nếu là người lúc giao hợp, vì chịu không nổi dâm lạc mà xuất tinh, thì sau khi xuất tinh người đó lại có thể dùng công phu hấp thụ lại vào trong cơ thể, thu hồi vào trong bụng thì cũng không phạm giới Tam muội da:
“Sự giao hợp đó không phải là tham dâm, thực ra là lợi sinh đó, nhưng bắt buộc phải là giao hợp mà không xuất tinh. Đợi khi công phu thành thục rồi, thì dù có xuất tinh cũng không đáng ngại. Đến lúc đó, sau khi xuất tinh thì vẫn có thể thu hồi được. Trong động núi Ái Luân Mỗ ở Mông Cổ có một Lạt Ma, người đời đều không biết họ tên ông ta, nên đành dùng tên núi để đặt tên là “Ma Nhĩ núi Ái Luân Mỗ”. Ông ấy sống trong sơn động tu pháp, có không ít phụ nữ địa phương đến cùng sống chung giường với ông ấy. Vì thế mà nam giới vùng đó nhất loạt không phục, đem chuyện đó báo quan. Quan chức sợ năng lực của ông ta, không dám thụ lý. Nam giới đất ấy bèn đến tố cáo ở nha môn Đô Thống sông Đầu Nhiệt. Đô Thống duyệt cáo trạng, mật sai nha dịch đến tra xét. Sứ giả đến đất ấy, mai phục ở trong rừng cạnh sơn động ngầm theo dõi, quả nhiên nhìn thấy có phụ nữ vào trong động, bèn bám gót đi theo, định xuất kỳ bất ý bắt quả tang nhân chứng vật chứng. Nào ngờ vào trong động tìm không thấy cái gì, có lẽ là do biết trước sứ giả sẽ tới, nên sau khi phụ nữ nhập động đã đưa ra ngoài theo đường khác rồi, nên khi nha dịch đến không tìm thấy nữa. Sứ giả không tìm thấy phụ nữ, ông Ái (Ái Luân Mỗ) bèn hỏi mục đích đến, sứ giả đem sự thực nói cho ông ấy biết, đồng thời mời ông ấy cùng quay về nha môn. Ông Ái đồng ý, theo sứ giả về đến nha Đô Thống. Đô Thống thăng đường thẩm vấn rằng: ‘Ông là Lạt Ma, sao lại ngầm giấu phụ nữ cùng ngủ một chỗ? Ông đã biết phạm tội lỗi chưa?’ Ông Ái đáp: ‘Đây là pháp tu đạo, không biết vì sao lại không được’. Đô Thống đại nộ, phạt quỳ lên xích sắt, ông Ái cũng không kháng mệnh, tự quỳ trên xích nhưng thân mình lại cách đất ba thước, quan đường trên dưới đều vô cùng kinh dị. Đô Thống biết không thể khuất phục, lại hỏi tiếp: ‘Sao có thể làm được vậy?’ Ông Ái đáp: ‘Là bản lĩnh thôi’. Quan nói: ‘Người tài năng sao có thể phạm pháp được?’ Ông Ái nói: ‘Vì chấp pháp mà theo nha dịch đến, nếu không thì ông cũng không mời đến được’… Đô Thống phục, bèn bái ông ta làm thầy, theo học pháp. Sau đó, Đô Thống mới biết ông Ái thu nạp phụ nữ không phải là vì dâm lạc, thực chất là lợi sinh. Thế là bố cáo khắp nơi rằng: ‘Lạt Ma sống chung với phụ nữ không phạm pháp, quan chức địa phương không được ngăn cản, tự tiện bắt bớ’, còn ông Ái thì vẫn cứ giữ phụ nữ sống chung như cũ. Đệ tử của ông Ái thấy thầy tiếp nạp nữ nhân, cũng hò nhau bắt chước, ai nấy gọi mời phụ nữ đến sống chung. Ông Ái biết chuyện bèn hỏi, mọi người đều trả lời rằng: ‘Chúng con bắt chước thầy làm mà’. Ông Ái nói: ‘Thiện tai! Thiện tai! Các ngươi đi theo ta’. Chúng đệ tử theo ông ấy đến trước đình, lấy một bồn nước sôi đặt dưới háng, cởi bỏ nội y, đặt thân dưới vào, để khí nóng chưng chỗ kín. Sau đó có dòng tinh xuất ra như sợi, bày trên bồn, dài đến mấy trượng mà không đứt. Sau đó, thu hồi lại vào trong bụng, không để lại chút nào. Làm xong, ông hỏi các đệ tử: ‘Các ngươi có làm được không?’ Đến đây, chúng đệ tử đều ngẩn tò te, lắc đầu không đáp được. Ông Ái bèn nói: ‘Các ngươi nếu không làm được như thế, thì không được ngự dụng nữ nhân mà tự hại mình’”. (62-198~200)
Ý ở đây là nói người tu thành công phu phóng thu tự tại, tuy là thân xuất gia nhưng cũng có thể cùng người nữ hợp tu pháp dâm lạc. Nếu là người đã tu thành công phu phu phóng thu tự tại, thậm chí đến mức độ vì tham thụ lạc cực khoái tình dục mà lỡ xuất tinh, chỉ cần sau khi xuất tinh lại thu hồi vào trong bụng thì cũng coi là không phạm giới, cho nên các Lạt Ma trong Mật tông nếu là người tu thành Minh điểm và Bảo bình khí thì cũng có thể sống chung hành dâm với người nữ. Nếu cùng người nữ dâm lạc mà có thể nói cho người ấy biết tu chứng cảnh giới Tứ hỷ của Lạc Không bất nhị thì tức là lợi sinh, không phải là hành dâm. Đây là điều mà tất cả các đại phái của Mật tông Tây Tạng đều nhất trí quan niệm như vậy. Cho nên, Mật tông chủ trương rằng: “Tất cả các đạo lý như khí lên xuống đều buộc phải hiểu rõ hoàn toàn, nếu không bất cộng pháp của Mật tông vô thượng cũng không được nghe. Cho nên, việc tu trì pháp này vô cùng quan trọng, nếu không tu pháp tất cả khí lên xuống, thì chẳng khác gì không vun gốc mà đòi cành lá xanh tốt, đâu có thể được?” (62-295) Tông Khách Ba cũng nói như vậy. Quý vị độc giả muốn biết chi tiết, hãy đọc cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” do Tông Khách Ba viết, được Hoàng giáo Mật tông phong là vật chí bảo, không được khinh dị truyền cho những hành giả Mật tông sơ học thì sẽ biết ngay.
Cái Vô thượng Yoga của Lạc Không bất nhị là pháp nói về việc sau khi thụ quán đỉnh thứ tư thì hợp tu với thượng sư, được thượng sư chỉ đạo tại chỗ (Theo như chương trước, trong Hoàng giáo, khi làm lễ quán đỉnh thứ tư, thượng sư cùng chín vị Minh Phi thực hành và chỉ đạo đệ tử, sau đó lúc đệ tử và chín vị Minh Phi thực hành thì thượng sư lại đứng bên chỉ đạo chi tiết hơn), sau đó tự mình cùng các Minh Phi hợp tu. Nếu là nữ hành giả Mật tông thì sau khi làm quán đỉnh thứ tư, lại phải tìm nam hành giả (gọi là Dũng Phụ) để hợp tu, gọi là Vô thượng Yoga “Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận” – tinh tấn tu hành pháp môn tức thân thành Phật. Chi tiết về pháp tu này sẽ được nói rõ hơn từ Tiết 6, ở đây tạm không thuật nữa.
Lượt xem trang: 0