Chân tướng
Mật Tông Tây Tạng

Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.

Tiết 4 : Tổng bình lý luận quán đỉnh

Quán đỉnh của Mật tông, chủ yếu có quán đỉnh kết duyên ở Nhân địa, và Bình quán, Mật quán, Huệ quán, quán đỉnh thứ tư. Nhưng vì nhu cầu trong các tình huống khác nhau mà xuất hiện rất nhiều loại quán đỉnh khác nhau. Song bất luận là loại quán đỉnh nào thì từ đầu đến cuối đều lấy lý luận Lạc Không bất nhị của pháp tu song thân làm căn bản, khi quán đỉnh đã trồng nhân duyên của pháp tu song thân trong tương lai rồi, cho nên Tông Khách Ba của Hoàng giáo nói: “Bên trong tu đạo Vô thượng thừa, bên ngoài thuận Biệt giải thoát hành, như thế mà hướng dẫn đệ tử” (Chi tiết xem trong “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận”)

Tông Khách Ba tuy đã nhìn thấy các Lạt Ma của Hồng giáo tà hành dâm loạn, thọ dụng người nữ tham lam không chán, vì thế mà khởi tâm cải tạo Mật tông Tây Tạng, thành lập tông phái tu hành theo hệ thống Hoàng giáo, nhưng vì pháp môn thành Phật của Mật tông, trước sau đều xoay quanh lý luận Lạc Không bất nhị của dâm lạc, không thể xả bỏ, cho nên Tông Khách Ba không có cách nào để cải cách lý luận này, chỉ là hạn chế các điều kiện cho Lạt Ma thực tu bằng Minh Phi thực thể, tăng cường hạn chế một cách nghiêm mật mà thôi (ví dụ buộc phải chuẩn bị đủ công phu Sinh khởi thứ đệ), chứ hoàn toàn chưa từng đề cập đến việc cải cách pháp nghĩa tà trái hoang đường đó.

Bản thân Tông Khách Ba cũng mê đắm sâu nặng vào trong tà kiến của pháp tu song thân của Mật tông, nên mới nói rằng: “Bên trong tu đạo Vô thượng Lạc Không bất nhị, bên ngoài thuận theo Biệt giải thoát hành của Lạc Không bất nhị, hướng dẫn đệ tử tu hành Mật pháp theo cách đó”. Nói tu hành như thế có thể nhanh thành Phật đạo, cho nên Tông Khách Ba xưa nay chưa từng phủ nhận pháp tu song thân, xưa nay chưa từng phủ nhận pháp tu “Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận”, cũng chưa từng chủ trương các Lạt Ma Hoàng giáo của Mật tông không được phép hợp tu Song thân pháp với người nữ, chỉ là tăng cường hạn chế bằng điều kiện phải có công phu Sinh khởi thứ đệ, chỉ là chủ trương yêu cầu các Lạt Ma sau khi xả bỏ Tỳ kheo giới mới cho phép sử dụng Minh Phi thực thể để tu hành Song thân pháp mà thôi, chứ không cấm các Lạt Ma dùng Minh Phi thực thể để tu. Qua những lời lẽ trong cuốn sách “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” mà ông ta viết, có thể thấy nội dung đều xoay quanh Song thân pháp, đều lấy Song thân pháp làm tư tưởng nòng cốt trong “đạo Mật tông”, thì có thể biết rằng tư tưởng trung tâm của Tông Khách Ba bên Hoàng giáo cũng hoàn toàn chẳng khác gì so với các đại phái còn lại của Mật tông Tây Tạng. Với tâm hành và hành môn tà dâm, tham dâm như thế làm pháp môn tu hành, mà nói hành giả Mật tông là người “Biệt giải thoát hành”, rõ ràng không phải là người có trí tuệ.

Về việc tu hành Mật pháp trong Song thân pháp, Liên Hoa Sinh chủ trương lấy Sự nghiệp Thủ ấn Minh Phi thực thể là “Thượng”, cho rằng Trí tuệ Thủ ấn Minh Phi quán tưởng là “Hạ”: “Tự tu Bản tôn đại lạc không ngừng, dựa vào người nữ vừa ý có đầy đủ các tướng. Thượng đẳng là người nữ chân thật, trung đẳng là quán tưởng”. (34-552)

Thượng sư Trần Kiện Dân cũng có quan điểm như vậy: “…Các tỳ kheo không tiện dùng Sự nghiệp Thủ ấn, tu đến Minh Phi Tam muội da bằng quán tưởng trong quán đỉnh thứ hai là phải dừng, thế là phải nhảy qua quán đỉnh thứ ba, dùng cấp độ Minh ấn thực tế, trực tiếp tu Đại thủ ấn của quán đỉnh thứ tư. Các vị Kim Cương tát đỏa tại gia thì có thể dùng Sự nghiệp Thủ ấn (Chú thích gốc: Tỳ kheo nào mà muốn tu Sự nghiệp Thủ ấn thì phải đến trước Phật tổ xin hoàn giới tỳ kheo, đồng thời tuyên bố từ nay về sau dựa vào Mật pháp tu Sự nghiệp Thủ ấn, rồi sau đó phải rời khỏi chùa), thì dựa theo thứ tự mà tiến tu quán đỉnh thứ ba. Khi tu đến mức độ thành thục, khi Quang Minh bùng phát ở đại lạc của quán đỉnh thứ ba, thì nhận biết Quang Minh Đại thủ ấn. Tức là vào lúc đó, chính thức đắc quán đỉnh thứ tư, và bắt đầu tu Đại thủ ấn (bắt đầu tu Lạc Không song vận Đại thủ ấn của Song thân pháp). Đồng thời song vận với ảo thân, cái này thuộc về chính cơ của Mật thừa, tổ sư Tông Khách Ba dựa vào tác phong của cổ nhân mà đề xướng pháp ấy”. (34-727)

Không chỉ các Bồ Tát đã chứng ngộ trong Hiển giáo không chấp nhận đối với pháp tức thân thành Phật trong hợp tu song thân dâm dục, mà còn nói lý luận và pháp tu thực tế của họ đều trái ngược với đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề. Kỳ thực, một số kẻ sĩ trí thức trong Mật tông cũng sớm có dị nghị rồi: “Lại nữa, trong cuốn “Trí thành tựu” cũng có nói: ‘Lạc sinh từ nhị căn, nói ác là chân thực. Thắng Phật chưa từng nói, đó là đại an lạc. Phàm nhân duyên sinh ra, đều không phải chân thực’. Như cái việc thông đạt Chân thực nghĩa Câu sinh trong quán đỉnh thứ ba kia, lẽ nào không mâu thuẫn với điều này?” (21-389)

Tông Khách Ba thì không chịu thừa nhận sự nghi ngờ nói trên, mà biện luận cho pháp tu song thân thế này: “Đáp rằng: ‘Không có tội lỗi’. Các kinh văn đó, là Câu sinh trí lúc phá đạo, là Câu sinh trí của Tự tính hoặc Tự thể. Không phải là nói Câu sinh trong quán đỉnh thứ ba kia không đạt chân thực, hoặc nói trong đó không có Câu sinh trí. Điều này, như “Vô thành tựu kinh” sau cũng nói: ‘Với tất cả các lạc đó, đều không phải Tự tính có, các bậc Thiện thệ chính trí, là hiểu biết về Tự tính. Bản tôn trong tất cả các loại lạc đó đều gọi là đại lạc. Đại lạc không phải là vô thường, đại lạc là hằng thường trụ mãi’. Phá những cái đó bảo không phải là Lạc chân thực, vì Lạc chân thực chỉ ở Phật địa mới có. Cho nên, nếu dẫn lời kinh văn đó để phá cái Lạc thông đạt chân thực, thì nên nói rằng tất cả đạo hữu học đều không có cái Lạc đó. Cho nên, Lạc chân thực gọi là Tự thể Câu sinh, hoặc gọi là Tự tính Câu sinh, ý nghĩa là không đợi công dụng nhân duyên, tận vị lai tế tùy ý vận hành nối tiếp” (21-389).

Tông Khách Ba mê muội vào dâm lạc của Song thân pháp này đến mức độ như thế, không thể nói ông ta là người có trí được. Tông Khách Ba còn giảo biện nói rằng: Dâm lạc trong thân thể là cái Lạc Câu sinh (có từ lúc người sinh ra), cho nên không phải là pháp vô thường. Ông ta lại nói: Trong thân của chư Phật và các thánh nhân hữu học cũng có thể có cái Lạc này, vì thế thường trụ thực pháp, cho nên không phải là pháp vô thường. Lại nói, khi tu đến Phật địa, mới có thể khiến cho Đại lạc Đệ tứ hỷ của dâm lạc này thường còn mãi, như thế mà đắc quả báo thường lạc, cho nên Mật tông coi cảnh giới này là cảnh giới của “Báo thân Phật” – vì thường hằng thụ nhận quả báo dâm lạc này. Bậc “Chí Tôn” của Hoàng giáo như thế, thật đúng là kẻ dâm uế vô tri, thế mà các hành giả Mật tông lại ra sức phụng hành theo sự hướng dẫn của ông ta mà tinh tấn tu hành, suốt đời không thay đổi, thật đúng là những chuyện quái lạ thời Mạt pháp.

Dâm lạc đương nhiên là sinh ra cùng với thân thể, nhưng nó không phải là pháp chân thực, cũng không phải là có cùng lúc khi được chào đời. Vì sao lại nói như vậy? Vì nó phải dựa vào Tâm ý thức giác tri và Sắc thân ở Dục giới mới có, là thứ tham trước nặng nhất trong Tam giới, không phải là pháp biến khắp tất cả mọi giới, không biến khắp mọi thời. Vì sao dâm lạc lại phải dựa vào Sắc thân và Ý thức ở Dục giới mới có? Vì dâm lạc chỉ là xúc giác trong cơ thể, nếu như không có Sắc thân ở Dục giới, thì loại thân xúc này sẽ không thể hiện khởi. Lại vì sau khi dâm lạc hiện khởi, còn phải cần có sự cảm nhận cảm giác dâm lạc của Thân thức, và sự lĩnh nạp xúc thụ dâm lạc của Tâm ý thức thì mới sinh ra lạc thụ mà được người trong Dục giới nhận biết. Nếu như không có Thân thức và sự lĩnh nạp cảm thụ dâm xúc của Tâm ý thức giác tri thì không thể có dâm lạc mà nói. Dâm lạc phải dựa vào tính giác tri của Thân thức và tính lĩnh nạp của Ý thức mới có. Mà Ý thức lại phải dựa vào ngũ sắc căn của Sắc thân thì sau đó mới được hiện khởi. Cho nên, Phật mới nói Tâm ý thức giác tri là y tha khởi tính, mà dâm lạc chỉ là pháp tái y tha khởi tính trong y tha khởi tính, chỉ là thứ hiện khởi sau cùng trong y tha khởi tính, thì sao có thể nói nó là thường được? Tông Khách Ba lại không hiểu nổi cái lý cực nông này, thì sao có thể tôn sùng ông ta là bậc “Chí Tôn” được? Những người trong Hoàng giáo thật đúng là những kẻ vô trí.

Lại nữa, dâm lạc chỉ là thứ tham trước thô nặng nhất trong Tam giới. Phật khi giảng về tám môn giải thoát trong Tứ A Hàm, có nói người trong thế gian nếu tu được Sơ thiền, thì có thể giải thoát khỏi sự trói buộc của Dục giới. Nếu có thể tu được Nhị thiền thì có thể giải thoát khỏi sự trói buộc của ba tầng trời Sơ thiền… Cho đến tu được Diệt tận định thì có thể giải thót khỏi sự trói buộc của Phi tưởng Phi phi tưởng thiên. Nói như thế cũng có nghĩa là Ý thức chỉ là thứ thô nặng nhất trong các loại trói buộc của Tam giới. Nếu như con người ta có thể đoạn trừ được tà kiến “Ý thức thường trụ bất hoại” thì có thể giải thoát khỏi sự trói buộc của thường kiến kiến. Người nào không thể đoạn trừ được tà kiến “Ý thức thường trụ bất hoại” thì mãi mãi không thể nào chứng được Diệt tận định, vĩnh viễn không thể nào thoát khỏi sự trói buộc của Tam giới, mãi mãi luân lạc trong bể khổ sinh tử, vì Ý thức là gốc rễ của sinh tử luân hồi.

Ý thức đã không phải là tâm thường trụ bất hoại, lại còn là tâm vô thường dựa vào pháp khác mà sinh ra. Chúng sinh vì chấp bám vào tà kiến Ý thức thường hằng bất hoại nên mới luân hồi sinh tử, cho nên mới là thứ mà Phật thường khai thị phải đoạn diệt. Tà kiến “Ý thức tự thân thường hằng bất hoại” vốn đã là nguyên nhân chính gây ra trói buộc trong Tam giới, cho nên Phật mới thường khai thị phải đoạn trừ nó, mà dâm dục lại phải dựa vào tâm Ý thức mới có được, cho nên cần biết rằng dâm dục chính là “tái y tha khởi tính” trong y tha khởi tính. Đã là như vậy thì Tông Khách Ba không nên nói rằng lạc xúc dâm dục là pháp thường trụ mới đúng.

Còn về cái Đại Lạc, phải vô khổ vô lạc, tịch diệt Niết Bàn, mới thực sự gọi là Đại Lạc, vì không có sự biến dị (thay đổi). Nay quan sát cái dâm lạc – bao gồm cả Không Lạc bất nhị mà Mật tông tu thành trụ lâu dài trong cảm giác dâm lạc – đều là có Thụ. Đã có Thụ tức là rơi vào trong Thụ uẩn, mà Thụ uẩn cũng là pháp biến dị vô thường. Pháp biến dị vô thường thì không thể gọi là Thường Lạc được. Lạc thụ dâm xúc có biến dị, có lúc tồn tại, có lúc đoạn diệt, không thể gọi là “Diệu lạc thường trụ bất biến” được. Cho nên cái “thường trụ bất biến” của Lạc Không bất nhị mà Tông Khách Ba nói không phải là chính thuyết (lý luận đúng đắn) được. Với cái lạc vô thường biến dị như thế, Tông Khách Ba sao có thể gọi nó là thứ tôn quý trong Lạc được? Sao có thể gọi là Chí Tôn được? Tuyệt không thể có cái lý ấy. Tông Khách Ba không nhận ra được điều này, tất nhiên không thể gọi là người có trí tuệ được.

Mật tông Tây Tạng tu chứng cái lạc dâm dục bằng nam nữ song thân, còn gọi đó là pháp thành Phật cứu cánh, bắt đầu từ Mật tông ở Thiên Trúc, giữa đến phái Cát Đương truyền vào Tây Tạng, cuối cùng phân liệt thành bốn phái lớn, cho đến Tông Khách Ba người sáng lập ra phái cải cách Hoàng giáo tuyên xưng là thanh tịnh nhất sau này đều lấy tu chứng dâm lạc trong nam nữ song thân hợp tu làm nòng cốt cho lý luận tức thân thành Phật và pháp môn tu hành trong Mật giáo, dường như có thể nói rằng: Không có tông phái nào của Mật tông Tây Tạng lại đứng ngoài pháp tu song thân. Các thượng sư của Hoàng giáo Mật tông ai ai cũng biết rõ Tông Khách Ba mê đắm vào cảnh giới dâm dục của Song thân pháp, nhưng lại cố ý che dấu khắp nơi đối với những người mới học trong Mật tông, còn lừa dối người học rằng: “Tông Khách Ba phản đối pháp dâm dục nam nữ hợp tu, cho nên Hoàng giáo không tu Song thân pháp này”. Họ đã dùng những lời nói dối trá để lừa người vào tròng mà không nói rõ, khiến cho người học tin sâu không chút nghi ngờ, sau đó ngầm nói riêng cho từng người biết Hoàng giáo của Mật tông thực tế lấy pháp này làm tư tưởng trung tâm, thực sự là tu pháp này để thành Phật đạo. Tâm thái bất chính như vậy, quả thực đáng lên án.

Ví dụ hành giả cuồng Mật là hai vị Trần Thuần Long (Diệu Đam) và Đinh Quang Văn đã bác bỏ hành vi phá tà hiển chính của người khác, xảo biện bênh vực không đúng sự thật cho Tông Khách Ba như sau: “Giới Phật học chúng ta mấy năm gần đây có một số người hiếu ác, thành kiến quá nặng, độc tôn bản phái của mình…công kích Thời Luân Kim Cương, Thượng Lạc Kim Cương, Hỷ Kim Cương hiển thị qua tượng song thân của Mật tông…đúng là lũ tà ma. Kỳ thực, đại sư Tông Khách Ba của Hoàng giáo Mật tông sớm đã cấm đoán và cải cách đối với một số thói quen xấu của Tây Tạng, có đến hơn 80% người Tạng tu theo Hoàng giáo, một khi tăng chúng phạm tội tà dâm, thì lập tức bị giáng thành người tại gia, cả đời không được tái xuất gia nữa. Nề nếp của họ còn nghiêm ngặt hơn cả người Hán”. (226-6)

Thế nhưng hai vị Trần Thuần Long (Diệu Đam) và Đinh Quang Văn nói những lời lẽ đó trên mạng xã hội thực chất chỉ là những lời bịa đặt, buông lời “đại dối trá tày trời” đối với đại chúng. Vì Tông Khách Ba thực tế chủ trương không lìa tham dục, đồng thời cũng không phải là người cấm tuyệt dục tham. Ví dụ trong tiết này đã nêu ra chủ trương của Tông Khách Ba: Dâm lạc là Đại Lạc thường trụ bất hoại, đồng thời còn nói phải thụ quán đỉnh thứ tư và cùng thượng sư hợp tu cảnh giới “Lạc Không bất nhị” trong dâm lạc, thì mới thành tựu “công đức” của quán đỉnh thứ tư. Như thế rõ ràng là Tông Khách Ba tán thành pháp tu song thân, cho nên hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn đã nói lời không thật, đích thực là những kẻ nói dối.

Tông Khách Ba còn chủ trương rằng, khi quán đỉnh cho đệ tử, phải có thiếu nữ 15, 16 tuổi xinh đẹp để làm Minh Phi, thì mới có thể tiến hành quán đỉnh, cho nên ông ta nói về nghi lễ quán đỉnh như sau:

“Khi tu Mạn đà la, sinh Tam muội da Mạn đà la, về quy định nhập Trí đàn, như “Man luận” nói: ‘Cái Mạn đà la vẽ ra sau khi Không (trống rỗng) trong sát na, Mạn đà la tu nhờ quán tưởng mà thành có thủ hộ luân, đinh ma ngại’ vân vân, nghi quỹ quyến thuộc, như ‘Minh Phi nhan sắc mỹ diệu, tuổi chừng mười lăm mười sáu, hương hoa sức thật trang nghiêm, muốn lạc khoái trong đàn thành (cùng tiến hành dâm lạc với thượng sư trong đàn quán đỉnh). Đức mang ma ma cách, người trí tuệ gia trì cho, vào tịch tĩnh trang nghiêm, Phật trụ hư không giới’. Ý là nói cùng Ngoại ấn (Minh Phi người thật gọi là Ngoại ấn) nhập vào Đẳng chí định (cùng trụ vào trong cơn cực khoái tình dục nhất tâm bất loạn). Nếu không có Ngoại ấn, thì phải cùng Trí ấn (Minh Phi quán tưởng ra) nhập định (cùng trụ vào trong cơn cực khoái tình dục nhất tâm bất loạn). Với âm thanh hoan hỉ chính hành (Tiếng kêu rên khoái lạc lúc giao hợp hành dâm gọi là âm thanh hoan hỉ chính hành. Tông Khách Ba cho rằng dâm hành trong Song thân pháp là sự tu hành đúng đắn trong tu học Phật đạo, cho nên gọi tiếng rên rỉ lúc hành dâm là “âm thanh hoan hỉ chính hành”), chiêu thỉnh Trí luân, đầu tiên cúng dường rửa chân, (sau đó quán tưởng Phật Phụ và Phật Mẫu giao hợp sinh đại lạc mà xuất ra hồng bạch Bồ Đề tâm) nhập vào trong cơ thể, dục hỏa làm tan chảy (làm tan chảy và xuất ra bằng lửa dục của mình và Minh Phi), từ đường Kim Cương (niệu đạo) vào trong Liên Hoa (chảy vào trong âm hộ Minh Phi), phóng ra Trí luân (xuất ra Minh điểm tinh dịch), nhập vào Tam muội da luân (cùng trụ vào trong cơn cực khoái tình dục nhất tâm bất loạn)”. (21-302~303)

Tông Khách Ba của Hoàng giáo đã trích dẫn cuốn luận đó, đồng ý với nội dung của nó, lại còn giải thích chi tiết thêm, như vậy có thể thấy Tông Khách Ba cũng chủ trương rằng quán đỉnh chính thức của Mật tông là phải dùng Minh Phi thực thể (người thật) mới chuẩn mực. Đã như thế thì sao có thể nói Tông Khách Ba là người phản đối Minh Phi thực thể? Sao có thể nói thày trò Hoàng giáo như Tông Khách Ba là những người “giới hạnh thanh tịnh”? Tông Khách Ba truyền đạo Mật tông như thế, đã phá giới tà dâm trong mười giới nặng của Bồ Tát giới, sao có thể nói Tông Khách Ba là nhà cải cách? Cho nên, Tông Khách Ba chỉ là người đặt thêm các điều kiện hạn chế nghiêm ngặt hơn đối với pháp hợp tu song thân của Lạt Ma và Minh Phi thực thể mà thôi, chứ không hề cấm đoán Lạt Ma của Hoàng giáo tu pháp dâm lạc song thân với người nữ. Đồng thời, ông ta còn chủ trương bắt buộc phải tu học Song thân pháp, coi Song thân pháp là pháp tu căn bản của Hoàng giáo. Tâm thái đó chỗ nào cũng thấy trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” mà ông ta biên soạn. Nực cười thay, ngày nay hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn lại có thể trừng mắt nói láo, tiếp tục lừa bịp chúng sinh đi vào tà đạo đó, chẳng phải là những kẻ có ác tâm hiểm độc hay sao?

Tông Khách Ba có lúc thậm chí còn trích dẫn nội dung trong Mật tục, đồng ý sử dụng Minh Phi thực thể, lại còn có thể dùng đến năm người cùng lúc: “Cho nên, đây nhất định phải tu Song thân pháp, hơn nữa nhất định phải có người nữ. Bản thân tổ sư Tông Khách Ba cũng thừa nhận rồi, ông nói không những là dùng người nữ, mà ít nhất phải dùng đến năm người. Hồng giáo thì chủ trương chỉ cần một người là đủ rồi. Về mặt lý luận, tại sao lại phải dùng đến năm người nữ? Bởi vì năm người chính là đại diện cho Phật Mẫu ngũ phương, cho Ngũ trí, phải phối hợp như thế đó! Bởi vậy, phải lựa chọn các Không Hành nữ có thể tính khác nhau, có Không Hành Mẫu thuộc bộ Kim Cương, Không Hành Mẫu thuộc bộ Liên Hoa…” (32-238~239)

Thế nhưng, những lời nói đó của Thượng sư Trần Kiện Dân vẫn còn có phần khách sáo. Vì sao vậy? Vì chương này trước đây từng trích dẫn những lời nói của Tông Khách Ba, đã chứng minh rằng Tông Khách Ba không chỉ chủ trương Song thân pháp là căn bản của “đạo Mật tông” mà còn chủ trương: Các thượng sư Hoàng giáo khi làm lễ quán đỉnh thứ tư buộc phải dùng đến “Cửu Minh” để làm quán đỉnh cho đệ tử. Cho nên, khi truyền quán đỉnh bí mật “như pháp” cho đệ tử, các Lạt Ma của Hoàng giáo Mật tông “như pháp” chân chính phải dùng đến chín vị Minh Phi, sau khi lần lượt hành dâm với từng vị Minh Phi, xuất tinh vào từng người, thu gom tất cả hỗn hợp dâm dịch đó lại để làm cam lộ cần thiết cho lễ quán đỉnh. Đồng thời còn phải biểu diễn tại chỗ cho đệ tử quan sát, xong việc thì ban “Cửu Minh” cho đệ tử, lệnh cho đệ tử lần lượt thực tu Song thân pháp cùng với chín vị Minh Phi, còn vị Lạt Ma Hoàng giáo thì đứng bên cạnh chỉ đạo sát sườn. Cho nên, Tông Khách Ba không phải là không cho phép người xuất gia sử dụng người nữ mà chỉ là tăng cường các điều kiện hạn chế nghiêm ngặt hơn đối với tư cách sử dụng người nữ trong hợp tu Song thân pháp mà thôi. Vì thế, Tông Khách Ba hoàn toàn là người phụng hành trung thực pháp hợp tu song thân của Mật tông không thêm bớt, vẫn là tín đồ trung thành của pháp tu Tính Lực phái của Ấn Độ giáo.

Lại nữa, Tông Khách Ba chủ trương (kỳ thực là Mật tục do tất cả các thượng sư Mật tông biên tạo ra đều chủ trương như vậy) trước khi nhập vào đàn quán đỉnh, buộc phải xưng tán, ca ngợi thể tính Đại Lạc của hành dâm, tán thán hành dâm có thể khiến cho người ta chứng được trí tuệ phương tiện, sau đó mới cho phép đệ tử vào đàn để thụ quán đỉnh: “Tiếp theo là cho phép đệ tử vào, cho nên trước hết phải tán thán tính chân thực của trí tuệ phương tiện của thể tính Đại Lạc, cầu Mạn đà la Tất địa, đế ngữ gia trì, tức là chín bài tụng như Hư không sinh… Tam thanh tịnh chân thực ca: ‘Tôn vô quá thường trụ, tất thảy ái trong tham, Thế Tôn đại tham hỷ, ta tu chân thực tính’. Nói “vô quá – không có sai lầm, tội lỗi” là nói đoạn được tất cả mọi chướng và tập khí, “thường trụ” là nói ba thân thường trụ ở tận hư không tế. Đắc tất thảy mọi tham dục của Tất địa, có thể thực hiện tham trước tất cả mọi sự nghiệp hữu tình, cho nên mới là người đại tham có đại bi vô duyên. Vì sinh hoan hỷ bằng vô tướng pháp nên gọi là Đại hỷ”. (21-322~323).

Như vậy, Tông Khách Ba của Hoàng giáo Mật tông chủ trương trước khi muốn nhập đàn quán đỉnh thì phải ca tụng “tính chân thực” của đại tham, đại lạc. Pháp môn quán tu mà Tông Khách Ba truyền thụ cũng là lấy “đại tham, đại lạc” của khoái lạc tình dục làm tư tưởng trung tâm và tu chứng cuối cùng của ông ta. Việc truyền thụ, tu và chứng như thế, thì sao có thể nói Tông Khách Ba phản đối Song thân pháp được? Cho nên, hai ông Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn nói “Tông Khách Ba cấm đệ tử Hoàng giáo tu Song thân pháp” chỉ là nói láo, đúng là những kẻ không thành thực.

Tông Khách Ba lại chủ trương quán đỉnh thứ tư tuy là hợp tu Song thân pháp với thượng sư hoặc hợp tu Song thân pháp với chín vị Minh Phi và có thượng sư ở bên chỉ đạo tại chỗ, mà chứng được Câu sinh lạc (dâm lạc của Đệ tứ hỷ), nhưng vì không thể tu thành công công phu trụ lâu dài ở trong cảnh giới dâm lạc, cho nên Câu sinh lạc chứng được không được gọi là “thường, lạc”: “ ‘Câu sinh lạc có hai loại, gồm loại tạm thời và loại thường trụ. Loại thường trụ mới là đệ nhất, vì nó tối thắng, chân thực vô tận và vô hoại’. Nó liên tục không ngừng và vô cùng tận cho nên mới gọi là Thường. Nếu chỉ an trú trong sát na đầu, hoặc sát na thứ hai mà gọi là Thường, thì đó là ác kiến của ngoại đạo”. (21-390)

Nói như vậy, có thể thấy Tông Khách Ba chủ trương rằng: phải trụ trong giác thụ đại lạc của Đệ tứ hỷ dâm lạc thật lâu dài, duy trì cảm giác cực khoái tình dục dâm lạc sao cho “liên tục không ngừng và vô cùng tận” thì mới có thể “gọi là Thường”. Không những ông ta yêu cầu tín đồ, đệ tử không được coi việc cùng hưởng dâm lạc Đệ tứ hỷ với thượng sư là “thường lạc” mà còn buộc phải cầu chứng trụ lâu dài trong cảnh giới dâm lạc Đệ tứ hỷ thì mới được gọi đó là “thường lạc”. Có thể thấy rằng Tông Khách Ba quả thực coi dâm lạc là pháp môn chủ yếu tu hành tức thân thành Phật của Hoàng giáo Mật tông. Những lời lẽ đó đều được ghi chép trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” do chính Tông Khách Ba biên soạn. Nay nực cười thay, hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn lại xảo biện hộ cho Tông Khách Ba.

Tông Khách Ba lại nói rằng:

“Thất chi, như Ngữ Tự Tại nói rằng: ‘Mãn báo, kết hợp, lạc vô tính, bi, mãn, bất đoạn, và vô diệt, thất chi nghĩa mà ta cho phép tu, người trí tu khắp và có chính lượng tán thán’. “Báo thân viên mãn – Mãn báo” là chỉ thân có tướng hảo trang nghiêm; Cũng nhiếp Pháp thân và Hóa thân, vì ba thân không có dị thể. “Kết hợp” là chỉ cùng Minh Phi cùng nhập Đẳng chí (Mật tông gọi hợp tu Song thân pháp để hai bên nam nữ đồng thời trụ trong cực khoái tình dục là Đẳng chí). Nếu chỉ có Báo thân, trong Ba La Mật Đa (Đại Thừa) cũng nói rằng với loại Kết hợp này sẽ thắng nghĩa lý kia (Mật tông cho rằng Đẳng chí Đại lạc của sự kết hợp nam nữ song tu này còn siêu việt hơn cả đạo lý “Ba La Mật Đa Đại Thừa”). Thế nào là Tu Di? Duy chỉ bằng Tự tính hoan hỷ biến khắp tất thảy thân, tức có thể thực hiện lợi ích cho tất thảy hữu tình (Biến khắp tất thảy thân phân – tức là tất cả mọi nơi trong thân đều sinh ra đại lạc, gọi là biến Tu Di. Chỉ có Tự tính hoan hỷ biến khắp tất cả trong thân thì mới có thể thành công đạt đến đại lợi làm lợi cho tất thảy chúng sinh hữu tình). Phật vì để nhiếp thụ hữu tình tăng thượng tham hành trong Dục giới, cho nên hiện Đẳng chí (“Phật của Mật tông” vì để nhiếp thụ chúng sinh cực tham muốn dâm lạc trong Dục giới, nên thị hiện “cùng Minh Phi cùng trụ trong cảnh giới Đẳng chí dâm lạc nhất tâm bất loạn”). Nam nữ mà ảo sư hóa hiện, trù mật không sinh Đại Lạc. Từ đây mà khởi (từ trong Song thân pháp này thì có thể sinh khởi), cho nên gọi là Đại Lạc. Lĩnh thụ thân lạc là Lạc, lĩnh thụ tâm lạc là Hỷ. Đại có nghĩa là rộng lớn nhất (lạc lan khắp thân nên gọi là rộng), vô lậu (Minh điểm tinh dịch không lậu rớt), thù diệu (Đệ tứ hỷ siêu việt hơn cả cực khoái tình dục của người thế gian), tận vị lai tế (trong vô lượng kiếp tương lai, khi muốn hưởng thụ khoái lạc là có thể thụ lạc, cho nên gọi là “tận vị lai tế”. Báo thân Phật của Mật tông bắt đầu từ lúc thành Phật là mãi mãi thụ hưởng lạc xúc Đệ tứ hỷ trong tất cả mọi thời). Để hiển thị nó là vô tự tính (cảm giác dâm lạc do không phải là vật chất có tướng hình sắc nên gọi là “vô tự tính”), phi chấp hữu (khi thụ lạc, không chấp trước các Hữu của vật chất thế gian nên gọi là “vô chấp hữu”), cho nên nói vô tính…” (21-393)

Thế nhưng, những lời nói đó của Tông Khách Ba đều là những lời lẽ bịt tai trộm chuông, không phải là người thành thực đối diện với “pháp nghĩa tà trái của Mật tông”. Bởi vì, Thế Tôn xưa nay chưa từng “để nhiếp thụ hữu tình tăng thượng tham hành trong Dục giới, cho nên hiện Đẳng chí”. Trong các kinh Tam thừa cũng chưa từng thấy Thế Tôn lấy pháp tham dâm để “thị hiện tượng dâm lạc song thân” nhằm độ chúng sinh, hơn nữa trong tất thảy các kinh đều nói dâm lạc là sự tham trước thô nặng nhất trong Tam giới, cần phải đoạn trừ nó. Thậm chí cho đến “Lăng Nghiêm kinh” là kinh điển Chân Mật cũng nói như vậy, đồng thời cực lực phá bỏ nó. Chỉ có các cuốn kinh ngụy tạo như “Đại Nhật kinh” do tập thể các thượng sư thời xưa của Mật tông kết tập trong thời gian dài rồi sáng tác ra mới nói như vậy. Cho nên, những lời lẽ của Tông Khách Ba chỉ là những lời do ông ta tự bịa ra, không phải là sự thật.

Lại nữa, theo tất cả những gì nói trong kinh Hiển giáo thì Báo thân viên mãn mà Phật chứng được không phải là tượng ôm Minh Phi hành dâm thụ quả báo dâm lạc như Mật tông nói. Cho nên, câu “Báo thân viên mãn đều là tướng song thân giao hợp thụ lạc” mà Mật tông nói kia chỉ là bịa đặt, không phải là sự thật.

Lại nữa, đạo thành Phật là nằm ở việc chứng đắc Tổng tướng trí và Biệt tướng trí của Bát Nhã và Nhất thiết Chủng trí chứ không phải là nhờ “cảnh giới Ý thức Không Lạc bất nhị” của dâm lạc mà được thành Phật. Các thày Mật tông không nên mê tín vào pháp dâm lạc của ngoại đạo phái Tính Lực do Mật tông Thiên Trúc truyền lại, không nên mê tín như Tông Khách Ba mà nói thứ dâm lạc tà trái kia là “Đại lạc thành Phật”, không nên bắt chước hành động ngu xuẩn của Tông Khách Ba mà nói dâm lạc là pháp môn tu hành thành Phật để tránh bị những người có trí cười chê là những kẻ vô trí.

Những ngôn từ như “Tối quảng, kết hợp, vô lậu, thù diệu, tận vị lai tế, vô tự tính, phi chấp hữu” trong nam nữ hợp tu mà Tông Khách Ba nói kia đều là những lời lẽ kiểu cả vú lấp miệng em. Bởi vì những thứ mà ông ta nói là “Tối quảng, kết hợp, vô lậu, thù diệu, tận vị lai tế, vô tự tính, phi chấp hữu” đều trái với ý chỉ của Phật, hoàn toàn trái ngược với đạo Phật Bồ Đề và đạo Giải Thoát, tuyệt đối không phải là Phật pháp. Những người có chút tri kiến về Phật học đều có thể thấy sự sai trái này, thì sao các hành giả Mật tông và các thượng sư tự nhận là bậc “thượng thượng cơ” lại tin vào những tà thuyết sai trái thô thiển như vậy? để rồi mù quáng phong Tông Khách Ba là bậc Chí tôn? Hoang đường tột độ!

Tông Khách Ba còn chủ trương hành giả Mật tông không thể lìa bỏ dâm dục, cần phải hưởng thụ dâm dục và người nữ, đồng thời dạy các đệ tử của mình chớ vì “thụ dụng người nữ có thể phá giới” mà sợ hãi:

“Sau khi khởi bạch chủ tôn Mạn đà la, đặt ra các chỗ khác, cần nói những lời mà tâm đệ tử yêu thích: ‘Ngươi nay thành đàn sư, thụ trì các Chú tục, chư Phật và Bồ Tát, chư thiên đều chứng biết. Thương xót các hữu tình, ngươi nên như đàn quỹ, tinh cần khéo vẽ lập, để hành giả học Tục. Từ lúc vào đến thấy, thắng Mật mạn đà la, giải thoát tất thảy tội (vì vào được đàn Mật thắng diệu, và thấy được đàn Mật thắng diệu nên giải thoát khỏi tất cả mọi tội nghiệp). Ngươi nay an lạc trú, dựa vào Đại Lạc thừa, cái chết ngươi không còn (ngươi nay phải dựa vào pháp này mà an lạc trú ở đó, dựa vào thừa Đại Lạc song thân này thì việc sinh tử sau này, người mãi mãi sẽ không còn nữa). Ngươi lìa Tam hữu khổ, đến biên tế Tam hữu, chư Phật chấp Kim Cương, nay truyền thọ quán đỉnh. Vương vị Tam giới pháp, ngươi chắc được làm chủ. Như tội lìa tham dục, Tam hữu không có hơn (nếu như nói còn có thứ tội nào nặng hơn “tội lìa bỏ tham dục này” thì trong Tam giới thực sự không có tội nào khác nặng hơn. Cho nên, nếu hành giả Mật tông lìa bỏ tham dục đối với Song thân pháp này, thì tội lỗi đó chính là tội nặng nhất trong Tam giới). Lìa tham dục như thế, ngươi mãi không nên làm (Từ cái lý như vậy, những hành vi như muốn lìa bỏ tham dục đối với Song thân pháp này, ngươi rốt cuộc mãi mãi không nên làm). Ngươi thọ dụng dâm dục, nhưng làm mà không sợ (ngươi hưởng thụ dâm lạc của Song thân pháp, cứ thế mà làm, không cần phải sợ hãi làm gì). Ăn ngũ nhục ngũ lộ, cũng bảo vệ lời thề (đồng thời phải nên ăn năm loại thịt và năm loại Cam lộ, phải hộ trì những lời thề nguyền khác khi học Mật phải phát nguyện). Không nên hại chúng sinh, không nên bỏ nữ bảo (không được từ bỏ báu vật Minh Phi trong Song thân pháp). Không nên bỏ sư trưởng (không được từ bỏ sư trưởng Mật tông), Tam muội da khó trái (Giới Tam muội da trong Song thân pháp của Mật tông khó mà làm trái được, vì quả báo vô cùng đáng sợ). Từ huệ phương tiện tâm, không thiểu không nên làm (Các loại tâm pháp phương tiện do tu học Song thân pháp này sinh ra, không có bất kỳ một pháp phương tiện nhỏ nào mà không nên làm). Ngươi vô tội chớ sợ (anh tu Song thân pháp này là không có tội, không cần phải sợ hãi gì), như Như Lai từng nói (hãy yên tâm mà tu Song thân pháp như “Như Lai” của Mật tông đã từng dạy). Tâm ý tịnh tin Kim Cương tính (cần phải tin theo Tự tính Kim Cương này bằng tâm ý thanh tịnh), tự thề nương dựa vô tận lạc (tự mình phát lời thế nương theo cái Lạc vô tận này). Các thú lạc nhỏ ngươi nên làm, Kim Cương tát đỏa thường trụ tính (hãy bắt đầu tu từ những lạc thú nho nhỏ, cuối cùng ngươi sẽ đạt đến cảnh giới an trú trong Đại Lạc thường trú tính của Kim Cương tát đỏa). Những người được quán đỉnh như pháp, vì tất thảy chư Phật Bồ Tát giúp khiến tăng thiện với tâm thanh tịnh, hằng thường thương nhớ đứa con yêu, pháp vốn như vậy’”. (21-409)

Tông Khách Ba lại nói: “Ham muốn với pháp này, gọi là dục, tức là Kim Cương tát đỏa vị, tham gọi là mong cầu thứ dục đó: ‘Như tội lìa tham dục, Tam hữu không có hơn’, tức là nói xả bỏ Bồ Đề tâm đó (xả bỏ Minh điểm tinh dịch vật chất), cho nên dạy rằng: ‘Người cuối cùng cũng không nên (thực hiện) Kim Cương tát đỏa xả bỏ tham dục ở dục cảnh đó’” (21-410)

Tông Khách Ba cho rằng, khi Lạt Ma xuất gia và người nữ hợp tu Song thân pháp, nếu như có thể không xả bỏ Bồ Đề tâm – tức không xuất tinh trong lúc hành dâm – thì là người không phạm giới, tức là người vô tội. Tông Khách Ba nói những lời như vậy là có ý nói hành giả Mật tông nếu ai mà lìa bỏ tham dục thì tội anh ta càng nặng, trong Tam giới không có tội nào lớn hơn “tội lìa bỏ tham dục Song thân pháp này”. Tông Khách Ba còn nhấn mạnh rằng: “Lìa tham dục như thế, ngươi mãi không nên làm”, đồng thời dạy chúng đệ tử: “Ngươi thọ dụng dâm dục, nhưng làm mà không sợ”. Ông ta dạy tất cả các đệ tử tại gia, xuất gia của Hoàng giáo cứ tuân theo giáo nghĩa của Mật tông mà thụ dụng người nữ, nói rõ “Ngươi thọ dụng dâm dục, nhưng làm mà không sợ”. Những lời lẽ như thế được ghi chép rõ ràng trong cuốn “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” do Tông Khách Ba viết, vậy cớ gì mà hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn lại xảo biện rằng không có chuyện đó? Vì sao lại viết những lời nói tốt đẹp hộ cho Tông Khách Ba? Điều này chứng tỏ rằng hai ông Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn đều không phải là những người trung thực. Lời nói của kẻ không thành thực, sao có thể tin được đây?

Các tông phái khác của Mật tông thậm chí còn chủ trương mẹ, con gái, chị em gái, dì, mợ…đều có thể thọ dụng (chi tiết xem ví dụ ở Tiết 6 Chương 9). Hành vi loạn luân vô đạo như vậy còn không có được công đức nhân luân ngũ thường, thế mà còn dám khoác lác thành Phật, chẳng phải là những lời gian dối nhất thế gian hay sao? Những người trong Hoàng giáo tuy không dùng mẹ, con gái, chị em gái, dì, mợ làm Minh Phi, nhưng họ vẫn tuân theo lời Tông Khách Ba, coi dâm lạc trong hợp tu song thân là pháp môn thành Phật, thậm chí còn chủ trương khi thụ quán đỉnh thứ tư phải đem chín vị Minh Phi tuổi từ 12-20 để cúng dường cho Lạt Ma hành dâm, như thế mới gọi là quán đỉnh như pháp. Một người nữ là không đủ mà phải dùng đến chín người, tham dâm đến mức độ như vậy. Tông Khách Ba là người xuất gia trong Hoàng giáo, còn không thể miễn, mà lại chủ trương như thế thì những người tại gia trong Hoàng giáo sao có thể miễn được? Cho nên có thể thấy thầy trò Hoàng giáo như Tông Khách Ba tất cả đều không thể lìa bỏ được việc tham dâm người nữ và các loại tà kiến, tà hành trong Mật tông. Như thế mà nói Hoàng giáo thanh tịnh, nói Tông Khách Ba là nhà cải cách vĩ đại, tuyệt đối không phải là sự thực.

Trong đoạn khai thị này, Tông Khách Ba lại còn khuyên răn các hành giả Mật tông: Thọ dụng người nữ bằng pháp hợp tu song thân như thế, không việc gì phải sợ hãi về vấn đề Phật giới. Qua lời nói đó, có thể thấy Tông Khách Ba tuyệt đối không phải là người cấm chỉ hợp tu Song thân pháp, mà còn là kẻ cổ vũ đại chúng hợp tu Song thân pháp. Như vậy để thấy rằng hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn nếu không phải là những kẻ không hiểu biết gì về pháp nghĩa của Mật tông thì cũng là những kẻ lừa dối đại chúng, tâm địa hiểm độc. Những người như thế, sao có đủ tư cách để lên mạng công khai hoằng dương “Phật pháp”? Người có trí chắc chắc có thể minh giám.

Lại nữa, hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn còn xảo biện rằng Hoàng giáo vì có Tông Khách Ba sớm ra lệnh cấm chỉ cho nên tất cả tăng chúng đều không được thọ dụng người nữ, thế nhưng thực tình tuyệt không phải như vậy. Tông Khách Ba kỳ thực chủ trương người xuất gia có thể thọ dụng người nữ, hơn nữa là bắt buộc phải thọ dụng người nữ. Điều này có trước tác của Tông Khách Ba làm chứng: ““Thời Luân bản thích” nói xuất gia chỉ dùng lời nói truyền thụ quán đỉnh thứ ba, cho nên có thể dùng Trí ấn để truyền quán đỉnh. “Man luận” nói: ‘Nếu là thân xuất gia thù thắng, không có chút che duyên nào, có thể thực quán đỉnh (Nếu là người xuất gia thù thắng, mà anh ta không có các loại duyên chướng ngại nào khác, thì có thể dựa vào Minh Phi thực thể để thực hiện quán đỉnh thực sự, không cần phải quán đỉnh bằng Minh Phi Trí ấn dựa trên sự tưởng tượng). Nếu là thân xuất gia không thù thắng và có che duyên thì phải dùng Trí ấn để truyền quán đỉnh’. Chuẩn dùng đạo lý này (tất cả phép tắc quán đỉnh đều có thể áp dụng đạo lý này), với thân xuất gia làm A xà lê trong Mật quán đỉnh cũng phải hiểu rõ (người với thân xuất gia làm quán đỉnh thứ tư cho đệ tử phải hiểu rõ đạo lý này)”. (21-390)

“Thực quán đỉnh” ở đây là nói dùng Minh Phi thực thể (người thật) để làm quán đỉnh, chứ không phải là dùng Minh Phi quán tưởng (tưởng tượng trong đầu) để tiết ra dâm dịch khoái lạc làm lễ quán đỉnh. Tông Khách Ba trong đoạn này đã chủ trương người xuất gia nếu không có duyên chướng ngại nào khác thì có thể dùng Minh Phi thực thể để làm quán đỉnh thứ ba và quán đỉnh thứ tư chứ không phải là không cho phép thọ dụng người nữ. “Che duyên” là chỉ việc chưa từng chứng được Bảo bình khí… trong Sinh khởi thứ đệ, dẫn đến việc khi thực hiện quán đỉnh thứ tư, lúc phải hành dâm trong Phật đàn với “cửu Minh” thì sẽ không thể khéo kiểm soát thời cơ xuất tinh, khi Minh Phi còn chưa đạt được cực khoái tình dục mà đã xuất tinh thì sẽ không thể chiết được Tịnh phần từ dâm dịch hỗn hợp đó, tức là sẽ trở thành Cam lộ vô dụng. Đó gọi là che duyên. Nếu là người không có che duyên thì khi Lạt Ma xuất gia làm lễ quán đỉnh thứ tư, vẫn phải dùng chín vị Minh Phi thực thể để hành dâm mà làm “thực quán đỉnh”. Lời nói đó của Tông Khách Ba được ghi chép đầy đủ trong các trước tác của ông ta, nay vẫn còn có thể tra cứu, không phải là tôi vu oan trách lầm gì cả. Cho nên hai vị Trần Thuần Long và Đinh Quang Văn nói lời không thật thà, lên trên mạng cá nhân rêu rao rằng “Tông Khách Ba cấm chỉ Lạt Ma của Hoàng giáo thọ dụng Minh Phi”, rõ ràng là những lời nói dối, không phải là người trung thực.

Lại nữa, pháp tu dâm dục Lạc Không song vận trong Vô thượng Du già (Yoga) tuy có bốn loại Du già (Chuyên nhất, Ly hý, Nhất vị, Vô tu), kỳ thực đều rơi vào cảnh giới dâm dục của ý thức, không liên quan gì đến “Du già” nói trong Phật pháp. Nghĩa là Chuyên nhất Du già, Ly hý Du già, Nhất vị Du già, Vô tu Du già mà tất cả các thượng sư Mật tông như Tông Khách Ba nói đến đều là chỉ Ý thức trụ ở trong cảnh giới quán hành dâm lạc, từ đó đặt ra các tên gọi khác nhau, hoàn toàn không lìa khỏi cái dâm lạc thuộc về lạc thế tục. Việc dẫn dùng tên Du già như thế quả thực là sỉ nhục tên thánh Du già đến cực điểm, không còn gì hơn nữa.

Lại nữa, các thượng sư Mật tông ai nấy đều nói: “Chỉ người ly dục mới có thể tu chứng Vô thượng Du già, Vô thượng Du già là dùng để độ người thượng thượng căn”. Thế nhưng, nếu đã là người ly dục thì việc gì lại phải dùng pháp “lấy dục ly dục” này để tu đoạn tham dục nữa, vì vốn dĩ đã ly dục tham rồi mà. Người có căn khí thượng thượng, chỉ nghe qua là đã biết tội lỗi của việc tham dục, liền có thể ly dục ngay. Thậm chí như ngoại đạo thời Phật tại thế, chỉ nghe Phật nói về tội lỗi của tham dục là ngay lập tức đoạn dục mà trở thành đại A La Hán, đâu cần phải thực hành dâm dục để sau đó mới đoạn trừ được nó? Nếu là người bắt buộc phải dựa vào tham hành dâm dục, sau đó mới có thể bắt đầu đoạn trừ tham dục thì người đó tuyệt đối không phải là kẻ thượng thượng căn, mà thực chất là kẻ hạ hạ căn. Thế mà Mật tông lại vọng ngôn nói các hành giả Mật tông hạ hạ căn, đại tham dâm dục như thế là bậc thượng thượng căn, trên thế gian quả thực không ai có thể đảo lộn trắng đen giỏi như các thày Mật tông vậy.

Lại nữa, người tu pháp này, bắt buộc phải có lòng tham dâm dục, thì mới có thể khiến cho Kim Cương chùy của người nam cương cứng sinh dịch (sinh ra Cam lộ), thì mới có thể khiến Liên Hoa của người nữ xuất dâm thủy (sinh Cam lộ), thì mới có thể hợp tu được. Nếu hai bên có một người vô dục, không chịu phối hợp thì đối phương cũng không thể hành Song thân pháp này được. Như thế có thể thấy hai người tu pháp này đều phải có lòng dâm dục mới được. Lý này rõ ràng và dễ hiểu như vậy, thì sao các thày Mật tông lại có thể vọng biện rằng “vô dục để tu chứng”? Rõ ràng là những lời nói đảo lộn trắng đen mà!

Lại nữa, tất cả những người tin theo pháp này mà tu hành “tinh tấn”, thường ngày phải suy nghĩ nhiều đến dâm dục để sinh lòng tham muốn, không thể nói là vô tham được. Ví dụ như có đại sư của Mật tông làm bài kệ như thế này: “Kích khởi tiềm năng trí tuệ quang, liên cung bắn thẳng sướng vô ương, nhiều cô thôn nữ đột nhiên thấy, rạo rực toàn thân khó ẩn tàng”, lại viết “Không trung cực lạc ấy liên phòng, một trận thọc đâm đạt tứ phương, chớ nói Ưu bà di hàng nhỏ, Như Lai pháp giới tổng quy tàng” (34-311).

Khi khởi niệm tà dâm thì nói rằng: “Dưới giày cao gót chốn kỳ phương, nói thẳng dạy người tâm như cuồng, chân duỗi phía trước eo cong hậu, khe nhỏ hai bờ tựa gò cương”. (34-312)

Ông ta lại nói: “Thông tín sợ gặp cô tiểu thư, mấy phương dò đoán thật tương tư, diệu minh Phật thổ liên hoa nữ, chỉ chốn nhân gian được gặp ư”. (34-315)

Ông ta còn lấy tiêu đề “Phơi chày (phơi bày bộ hạ người nam dưới ánh mặt trời)” để làm kệ rằng: “Trong động ẩm thấp (chỉ nữ âm) quen qua lại, thâm chứa chỗ kín chẳng công khai, gác núi hướng nam nằm cửa sổ, hồng hạnh thò ra phơi mấy quai. (Chú thích gốc: Ánh sáng mặt trời có chứa vitamin D, có thể trợ giúp cường dương)”. (34-316)

Khi nói đến pháp tu song thân, nếu gặp phải hành giả nam “chày ngắn”, thì ông ta kiến nghị “nên cắm đơn”, và miêu tả tình huống quan hệ tình dục của người đàn ông “chày ngắn” như sau: “Hãy nhớ đến ân sâu cha mẹ, sau khi hàng ma thì bày lộ âm môn, Liên sư (thượng sư Liên Hoa Sinh) thị phạm như nhảy ngựa, mới biết cưỡi đơn đẩy suối nguồn. Cưỡi lệch gác đùi thân chày dài, nóng đến lạnh đi đổi một bên, không xuất hội âm treo dưới Liên Hoa, Kim Cương theo đó càng ngang tàng”. (34-308)

Ông ta còn cho người ta biết về chuyện “người nữ chân nhỏ âm hộ phì” như sau: “Gót nhỏ tranh thèm ba tấc sen, bên trong Mật ý có ai khen, đoan trang nhướn gót ưỡn ra trước, thật khiến liên phì eo cũng thon. Chân nhỏ đến nay đã không còn, chân dài thời thượng mốt hôm nay, thân ưỡn lưng cong eo bọ ngựa, sen nhỏ mới sinh hoan hỉ thiền”. (34-308)

Một nhà đại tu hành của Mật tông như thế, trong cuộc sống thường nhật suốt ngày quan sát các loại gái, rồi đều liên tưởng đến dâm hành. Những người không hiểu nội hàm của Mật pháp thường mê hoặc không hiểu gì trước những lời nói như vậy của đại sư Mật tông. Trước những việc đại sư Mật tông ưa thích nói về quan hệ tình dục nam nữ như thế, họ thường coi đó là việc không thể lý giải. Nếu là người có trí có đức, biết được pháp nghĩa Mật tông lấy pháp hợp tu song thân dâm lạc làm tông chỉ xuyên suốt thì sẽ không có nghi hoặc kiểu đó, thì những người có trí đó có thể tránh xa được pháp môn tà đạo hoang dâm của Mật tông. Cho nên, tất cả những người trong Phật môn cần phải biết điều này, tham cứu kỹ càng pháp nghĩa tà trái hoang đường của Mật tông, thì mới không bị họ mê hoặc mà quay về với chính đạo Phật giáo. Nếu không tin lời tôi nói, tiếp tục thâm nhập pháp nghĩa của Mật tông mà huân tu, sau này nhất định sẽ đi vào con đường hoang dâm, tà dâm trụy lạc, thậm chí cho đến loạn luân, phá giới, đại vọng ngữ…, khi xả thọ nhất định sẽ rơi vào địa ngục trường kiếp, chịu vô lượng nỗi khổ đau. Tất cả mọi người học trong Phật môn cần phải biết và cẩn thận, thì mới tránh được hậu hoạn.

Lại nữa, người nam như vậy thì người nữ cũng như vậy, cũng cần phải có tham dục thì mới khiến cho Kim Cương và Liên Hoa sinh dâm thủy, thì mới có thể tu được. Như thế có thể thấy, họ đều phải có tham dục. Theo chủ trương “người vô dục ly dục thì mới có thể tu Song thân pháp với đệ tử khác giới” của Mật tông, thì các Lạt Ma và thượng sư Mật tông kia đều không đủ tư cách để tu. Tuy là đem “tùy niệm chi” ra để giải thích là phi tham, kỳ thực đều chưa lìa tham gì hết.

“Tùy niệm chi” nghĩa là: “Vì chúng ta có cái tâm tham, nhưng cái tâm tham này không thể khiến nó tham về mặt phiền não, mà phải lồng Không tính vào nó để tham, cho nên một mặt vẫn phải tham, một mặt phải có (dâm) lạc, một mặt thì vẫn phải có “Không”, đó gọi là Tùy niệm chi. Cho nên Bách Tự Minh dịch thành tiếng Trung, bên trong có câu là “Tự tính tùy tham”, nghĩa là phải tuân theo cái Tự tính của “Tham”. Nhưng Tự tính của tham là cái gì? Là Không, vô Ngã. Cho nên Kim Cương tát đỏa chính là dùng phương pháp tham đạo để tu cái Tự tính tùy tham này, đó gọi là Tùy niệm chi… Tùy niệm chi nó trụ trong Trung mạch, và có thể ra vào tự tại, nên gọi nó là Tùy niệm, tức là tùy ý đi theo ý niệm ấy mà! “Nhận trì chi” chính là nhận định khí đã trụ trì bên trong Trung mạch rồi, cho nên gọi nó là Nhận trì. “Trung thiện chi” nghĩa là tu khí công, phải thông qua cái Trung mạch này. Nhận trì chi thì không chỉ thông qua Trung mạch mà còn phải trụ trong Trung mạch. Trụ ở trong Trung mạch là được rồi chăng? Vẫn còn phải Tùy niệm. Tùy niệm thế nào đây? Tùy niệm có thể đạt đến chùy Kim Cương phần chót của Trung mạch chúng ta đó. Phần chót của Trung mạch, bên nam là chùy (chày), bên nữ chính là mạch Hải Loa (thông thường là chỉ cổ tử cung), tu đến chỗ này, khí thông qua Trung mạch trước, có thể mở cái Trung mạch này. Sau khi mở thì phải trụ được ở trong Trung mạch. Sau khi trụ, lại phải có khả năng di động tùy theo ý niệm. Bởi thế mà, lúc giao cấu tại sao cứ phải luyện một vào một ra? Đó là vì Kim Cương chùy mỗi lần vào mỗi lần ra trong Liên Hoa đều phải phối hợp “Không” tính, một vào một ra tùy theo niệm tham. Thế thì lúc này có thể phát minh, có thể chứng Không tính, có thể đắc Không Lạc tam muội rồi! Tùy niệm chi “hoàn Không” mà tu tốt rồi thì chính là Tam ma địa chi thứ sáu, lúc đó đã định rồi. Tam ma địa là chỉ Chính đẳng Chính giác thành tựu cuối cùng, là cái Định tối cao”. (32-248)

Tùy niệm chi như vậy ý nói trong quá trình hợp tu song thân, có thể phối hợp Minh điểm với quán tưởng mà tùy theo ý niệm để lên xuống tự tại trong Trung mạch cơ thể, cho đến mức có thể tùy theo ý niệm “Tham dâm lạc” của mình mà giáng hạ xuống đầu chùy (quy đầu), tiếp xúc với mạch Hải Loa phần chót Trung mạch của bên nữa để dẫn sinh Đại Lạc. Trụ mãi trong cơn Đại Lạc đó mà không xuất tinh, đồng thời quán tưởng tất thảy pháp đều Không, chỉ có cái lạc này thường trụ bất không. Nếu có thể thường trụ (trụ thật lâu) ở trong cơn Đại Lạc như thế (cực khoái tình dục Đệ tứ hỷ) thì gọi là Thường trụ Đại Lạc. Nếu người nào có thể tùy theo ý niệm mà đi đến các nơi trong Trung mạch để dẫn sinh Đại Lạc, mãi mãi không xuất tinh thì tức là đã tu thành công Tùy niệm chi, gọi là thành tựu Cứu Cánh Giác trong Mật tông – trở thành Phật Cứu Cánh của Mật tông rồi.

Thế nhưng, lúc quán đỉnh thứ ba nếu Tâm mà vô dục, thì còn không thể thực hiện các công việc trong quán đỉnh thứ ba, huống hồ có thể thực tu ở quán đỉnh thứ tư? Ví dụ Tông Khách Ba nói rằng: “Khi làm quán đỉnh thứ ba như vậy, tùy sức mà giữ Bồ Đề tâm (tùy theo mức độ mà mình có thể đạt đến, cố gắng trì giữ Bồ Đề tâm – tinh dịch – không cho xuất ra). Khi không thể giữ được nữa, thì từ từ xuất xả (khi không thể nhịn nổi cơn bế tinh được nữa thì cũng không được cho nó xuất tinh phụt mạnh toàn bộ ra mà phải nín nhịn trong cơn cực khoái tình dục, để nó từ từ chảy ra, nhằm kéo dài thời gian lạc xúc). Từ trong nước sinh ra (trong dâm dịch chảy ra) trì vị mà chiết lấy (ngửi mùi nó mà chiết lấy dâm dịch, bằng Chân Thực kiến (cho rằng tinh dịch là căn bản sinh ra chư Phật, gọi là Chân Thực kiến – cái nhìn chân thực chính xác) mà uống Tự tính đại Bồ Đề tâm Tam muội da (trong quá trình làm Mật quán, thượng sư và Minh Phi cùng đạt cực khoái tình dục rồi xuất tinh, chất dịch sau khi trộn lẫn với dâm dịch của người nữ gọi là Tự tính đại Bồ Đề tâm, uống hôn hợp dâm dịch này gọi là uống Tự tính đại Bồ Đề tâm Tam muội da)”. (21-390-10)

Qua lời nói đó của Tông Khách Ba chúng ta có thể thấy các Lạt Ma Hoàng giáo khi làm quán đỉnh cho người ta vẫn bắt buộc phải khởi tâm tham dục, thì mới có thể cùng Minh Phi giao hợp trước tượng Phật trong đàn quán đỉnh; sau khi giao hợp mới có được dâm dịch “như pháp” làm Cam lộ để thực hiện lễ quán đỉnh bí mật cho đệ tử. Đã như thế thì sao có thể nói các Lạt Ma Mật tông là những “thượng sư ly dục”? Tuyệt đối không thể có cái lý đó, vì người xuất gia nếu đã thành đạo, nhất định phải mãi mãi lìa xa dâm hành rồi.

Lại như Thượng sư Trần Kiện Dân nói: “Anh không những chỉ dùng quán tưởng mà còn phải dùng thực thể - người nữ thực sự, đó chính là quán đỉnh thứ ba. Vì sao phải dùng đến người nữ thực sự mà không phải là quán tưởng lấy một người? Đó là vì người nữ quán tưởng (tưởng tượng ra), điều kiện vật chất của anh ta (điều kiện vật chất là chỉ tinh dịch xuất ra) sẽ không đầy đủ. Còn nếu dùng (Minh Phi) thực thể, thì điều kiện vật chất rất đầy đủ, tức là anh ta đã có được cái vốn đó rồi – là có cái vốn được thăng hoa, có được tiền vốn rồi. Có cái khoản tiền vốn rồi, sau đó mới có thể tu thực sự, mới có trí tuệ thực sự. Ví dụ anh quán tưởng ra một người nữ, thậm chí anh quán đi quán lại, thằng nhỏ của anh vẫn không cương lên được. Anh phải có một người nữ thực sự thì nó mới chịu cương cứng, thì lúc anh làm, anh mới sinh ra tác dụng thực sự (có thể xuất tinh dịch để làm Cam lộ quán đỉnh)”. (32-238)

Cho nên, những lời lẽ “thượng sư không có tâm tham dâm, chỉ là dùng phương pháp này để quán đỉnh cho người ta, trợ giúp người ta tu học pháp môn tức thân thành Phật mà thôi” mà các thày Mật tông nói đều là lời lẽ tâm khẩu bất nhất. Vì trong lòng họ đã sớm có ý niệm tham dâm, thân hành cũng đã thực hiện, họ đều có có dâm ý cực lớn cả rồi, đồng thời cũng đã cảm nhận dâm lạc đầy đủ rồi.

Hãy xem các thượng sư Mật tông xưa, để cấy tang vật vu cho Pháp vương đời cuối Đa La Na Tha của phái Giác Nãng Ba bài bác Song thân pháp và hoằng truyền pháp Như Lai Tạng, họ đã ghi chép lại nội dung dâm hành và khởi tâm tham dục của chính mình rồi vu rằng đó là những gì mà Đa La Na Tha đã trải qua. Những lời văn đó có thể chứng minh về sự tham dâm của các Lạt Ma Mật tông vậy:

“Đời này (tôi) sinh ra ở phương bắc La Sa, địa danh là Ngang Nhẫn. Sở y ấn (là Sự nghiệp Thủ ấn phải dựa vào để tu Song thân pháp) có hai (người): một người là Đăng Ba Võng Khoảnh, một người là Đức Kỷ Ba Tông. Khi chu du Ấn Độ, (tôi) ngẫu nhiên gặp được người tương hợp, cũng gồm hai (người): một là Không Hành nữ ở đất Mãng Cách Đả, tên là Na Cách Lý, (dung mạo) cực kỳ trang nghiêm; người kia là Không Hành nữ Gia Lý Gia. (tôi) đã từng hành tham đạo nhiều lần (từng cùng tu hành tham đạo Song thân pháp nhiều lần) với hai (người) đó, đều đúng với mong muốn của tôi nhưng chỉ thành tựu được một nửa mà thôi. Đức Kỷ Ba Tông lúc gặp tôi là 14 tuổi, còn tôi đã 38 tuổi, tôi đã truyền thụ quán đỉnh cho cô ấy bằng Thắng Lạc Kim Cương Hách Lỗ Cát trong Kim Cương Man. Sau khi cúng dường đêm ấy, liền cùng nàng đồng tu (Song thân pháp), ở bên nhau thật lâu.

Thuở nhỏ khi tôi mới 4, 5 tuổi nhìn thấy Song vận tướng của Mật tông (“Tượng Phật” song thân giao hợp) liền sinh lòng hoan hỉ vô phân biệt. Vào bái yết tượng song vận thành tựu đại đức đó, thấy rất ngưỡng mộ, muốn bắt chước làm theo, thế là dành nhiều thời gian để đọc “Đạo Quả luận” của phái Tát Già cùng với các nghi quỹ thích hợp với quán đỉnh thứ ba, rồi đến Bồ Đề Đạo quả pháp của Ương Trát, tâm sinh quyết định, tịnh tín hoan hỉ, lông tóc dựng ngược, tối ngày đại lạc bất tận.

Lúc 8, 9 tuổi, nhìn thấy các câu tham đạo Tam bất tráp trong Thắng Lạc, Hỷ Kim Cương, Mật tập và Mật kinh thì không cần ghi nhớ kỹ, đọc qua là tụng được, hiểu tuốt từng nghĩa trong câu. Mỗi lần đọc Khởi phần, liền theo đó phối hợp với tâm sinh tham muốn, đọc đến Chính phần đạo Không Hành Mẫu thì quyết chí tu tập. Cho nên trước khi thụ Tỳ kheo giới, đã đặc biệt có ý hành dâm, không dám bỏ quên ba loại quán tưởng.

Vào một đêm nọ tháng Giêng năm Mão, (tôi) mơ thấy có người nữ trên tai phải có Hợi đầu (đầu lợn), nàng nói với tôi rằng: “Ngự với em (giao hợp với em), trường thọ tăng phúc, đạt đại thành tựu”. Tôi hỏi lại: “Bất kể ai thông đạt với nàng, đều được như thế ư?” Đáp rằng: “Em không quyết định được, ngài quyết là được rồi”. Tôi rất vui mừng, bèn cởi váy nàng ra định giao hoan, chợt tỉnh.

Sáng hôm sau, Tranh Tài Ma đến gặp, muốn cầu quán đỉnh trường thọ. Quán đỉnh xong, thị giả lui ra. (tôi) hôn cô ấy, sinh đại lạc. Nàng nói: “Đêm nay em ngủ ở bên bãi sông”. Tôi đáp lời hẹn rằng: “Đêm nay tôi quyết đến cùng em tâm sự”. Lúc nói thì đùa nghịch liên hoa của nàng (khi nói chuyện thì lấy tay đùa nghịch chỗ kín của cô ta). Khi đó, thầy tôi là Hương Ba đến, chúng tôi thở dốc mặt biến sắc, nàng đi ra. Thày xét tôi, rồi đêm đó bắt tôi ngủ cùng, tôi không thể nào đến chỗ hẹn được. Tiếc quá! Nhân duyên đại lạc và lợi sinh, vẫn chưa viên mãn.

Năm đó từng đến (có ý nói giao hợp) Nhã Trúc, trong mơ nhiều lần thấy dự báo về Sự ấn thắng duyên (trong giấc mơ thường thấy có nhân duyên thù thắng về Sự nghiệp Thủ ấn). Mới đầu mơ thấy người nữ bôi hoàng đan (chu sa), có mùi đàn hương. Tiếp đến mấy đêm liền mơ thấy giao hợp với người ấy, trong liên phát hỏa chảy sữa (mơ thấy trong âm hộ người nữ ấy phát ra lửa và chảy ra sữa), hoặc có khi nhìn thấy trụ Bản phạm như, hoặc thấy đèn, thấy ánh sáng huy hoàng. Sáng hôm sau đến chùa Long Na, thì gặp được người nữ trong mơ, có quan hệ họ hàng, tên là Thôn Toản. Trên tóc chỉ có một viên đá tùng nhĩ làm đồ trang sức, ngoài ra không có thứ trang điểm nào khác, mặc áo mới màu tía. Tôi vừa nhìn thoáng đã vui sướng vô cùng. Khi làm quán đỉnh gia trì, ngầm vuốt ve trêu chọc nàng, nàng cũng vô cùng hoan hỷ, chuyển biến nhan sắc, tựa hệt như người nữ trong mơ vậy.

Tôi thích trèo lên đài cao để nhìn xa, còn nàng thì thường đến thăm chùa. Một hôm, nàng đến một mình, tôi bèn dụ nàng đến chỗ không có người, ôm nàng hôn cuồng dại, quả thực có mùi đàn hương, nhân đó mà hẹn nàng gặp sau lúc hoàng hôn. Nàng nói: “Em chỉ là người con gái bắt cá, dơ dáy nên không dám đâu”. Tôi đáp lời: “Không Hành Mẫu (Minh Phi) không có bẩn sạch, Vô thượng Du già sĩ của Mật tông (người tu tập Song thân pháp gọi là Vô thượng Du già sĩ) không quan trọng tướng sạch bẩn”. Nói xong, lại mút môi lưỡi nàng, vuốt ve nhụy sen (sờ mó chỗ kín), nước tham (dâm thủy) trào ra, bèn nhúm lấy mà mút. Sợ không thể đến chỗ hẹn, bèn nói đến luôn nhà nàng, nàng nói: “Nhà em nhà tranh vách nát, không thể ở được. Đêm nay sẽ có trăng sáng, không lỗi hẹn đâu”.

Tôi bèn vén màn chờ đợi, quả cúng dường đưa đến, cùng nàng hành cúng dường ở chỗ không người. Làm xong, ai nấy cầm đồ cúng dường, cho vào mồm nhai nát xong rồi nhè ra, đút vào miệng nhau mà ăn, cơ thể rạo rực cực kỳ tham muốn cái chuyện ấy, lời nói thì dạt dào toàn những lời dâm dục. Lúc lạc khoái tột độ cùng lên giường, không cả kịp biết gì đến Chính phần. Tu theo Khởi phần, Minh điểm chảy liên tục (tinh dịch xuất ra nhiều lần), hòa hợp với Bồ Đề của nàng (trộn lẫn với dâm thủy của cô ấy), liên cung nhớp dính (khi trong âm hộ nhầy nhụa chất dính), bèn đút lưỡi vào trong liên mà nếm. Nàng cũng biết Minh điểm (tinh dịch) của tôi có sức gia trì, bèn ngậm chùy (dương vật) tôi mà mút lấy tinh hoa. Tâm tham của nàng không có viên mãn (khi nàng quá ham muốn, chưa được thỏa mãn), khi chùy tôi cứng lên, không ỉu xìu, cứ thế cho đến sáng, hai bên đều mặc sức tham dục không ngừng. Đến sáng, hai người đi tè và uống nước tiểu của nhau. Đương lúc tôi hành dâm thì nàng phát ra tiếng đỗ quyên (cô ấy kêu rên như tiếng chim đỗ quyên kêu). Thân tôi nóng mãi không ngừng, kéo dài ba ngày, tâm thể minh hiển, thân bốc bừng bừng. Chuyện hoa sen bùng cháy chảy sữa trong giấc mơ trước kia nay đúng như vậy”. (34-605~607)

Như vậy là trong đoạn văn Đa La Na Tha bị các Lạt Ma Mật tông cấy tang vật vu oan đã ghi chép rõ: Nếu thấy người nữ liền sinh lòng dục, tìm cách hành dâm với người đó. Thậm chí trong mơ cũng niệm niệm dâm dục, tỉnh dậy nhớ lại không nguôi. Rồi viết lại thành sách, bí mật truyền cho đệ tử, đến đời sau mới bắt đầu công khai. Như thế mà nói họ vô dục ư? Lời họ nói liệu có đáng tin hay không?

Các Lạt Ma mạo danh Đa La Na Tha, thậm chí trong mơ cũng không dứt ý niệm hành dâm:

“…Về sau các Không Hành hải quán đỉnh, mơ đến một tòa bảo sơn, vô cùng hiếm lạ. Bốn mặt núi đều có ba vùng, những nơi đó có rất nhiều thiên nhân, người, gia súc, phần lớn đều là âm tính (giống cái). Trong ý tưởng (khi trong lòng đang suy đoán) thì nghe thấy Kim Cương A xà lê Tri Bất Ba nói: ‘những người nữ nơi này của ta đều để giành cho người. Trong đó có 16 diệu nữ, cho ngươi muốn làm gì thì làm, làm không trái đạo, ngươi cứ làm’. Tôi tuân lệnh, lấy súc sinh nữ, Ba La nữ, tượng nhân nữ, Hợi (trư) nữ, Tuất (cẩu) nữ, bạch tước nữ, dâm hành rõ rệt, cảm nhận các khoái lạc khác nhau (lĩnh thụ các loại dâm lạc khác nhau). Những người nữ đó có đầu súc sinh nhưng lại có thân người, cũng thật thú vị.

Sau đó, khi thỉnh Các Ba Phái Hỷ Kim Cương quán đỉnh tu gia trì, mơ thấy giao hợp với nữ chủ 15 thôn (mơ mình lần lượt giao hợp với nữ chủ nhân của 15 làng), xong việc lại giao hợp với riêng 10 sử nữ của mỗi người (sau khi kết thúc lại tiếp tục giao hợp với 10 hầu gái của mỗi vị nữ chủ nhân)… Không lâu sau, tôi thụ giới Tỳ kheo… Một năm sau, theo sự dạy bảo của thượng sư đại đức đại ân người Ấn Độ…, đêm thứ 23, trong 12 Đăng Ma (còn gọi là 12 Đan Ma, là 12 nữ thần của đất Tạng, chủ tôn Đa Kiệt Ngọc Đăng Ma) có một vị Ngọc Ấn Đa Cát Tô Lâu Ma đến chỗ thầy, nói trước kia từng cúng dường bằng ba Trí tuệ Không Hành, ba Sự nghiệp Không Hành, nay xin thầy hãy quán đỉnh Du già sĩ cho, sáng hôm sau sẽ lại cúng dường một Không Hành Mẫu Trí tuệ (Không Hành Mẫu tức là Minh Phi), đồng thời lại dẫn thêm một Không Hành Mẫu Sự nghiệp đến (Không Hành Mẫu Sự nghiệp là Minh Phi nguyện cùng người nam hợp tu Song thân pháp).

Hôm sau, thầy liền thu xếp bày đặt đàn thành trang nghiêm. Lại qua một ngày, tức ngày 25, thầy nhập Vô lượng quang định ở trong màn. Tôi tu pháp Bản tôn ở ngoài màn. Lúc hoàng hôn, bỗng thấy ánh sáng lóe lên, là Ngọc Ấn dắt Sự nghiệp Thủ ấn đến (đem Không Hành Mẫu Sự nghiệp đến). Tôi vừa nhìn Sự Ấn, người nữ đó là quyến thuộc của Đả Lâu Gia Ba, thủ phương thần nữ đất Cổ Lỗ Đấu, biết nói hai thứ tiếng địa phương ở Bất Đan vùng Hậu Tạng, đeo đá thạch nhĩ ở tai, mặc áo sặc sỡ, tuổi chừng đôi tám đôi chín, thịt như đào, trán ửng đỏ, mắt nhuận long lanh, đuôi mày dài, xinh đẹp mê mẩn lòng người. Chủng tính, tính tướng liên hoa đều đầy đủ, thật xứng gọi là Kháp Na Bảo.

Thầy tôi quán đỉnh cho nàng, đến lúc giao phó (sau khi quán đỉnh thì trao người nữ đó cho tôi), chỉ thị quán tưởng rằng tôi thực sự nhìn thấy Dũng Phụ Không hành, bay nhảy khắp hư không, ai nấy đều thể hiện tham dục (dạy tôi rằng: quán tưởng mình thực sự nhìn thấy có Dũng Phụ và Không Hành Mẫu đang giao hợp, bay khắp các nơi trong không trung, hai bên đều thể hiện ra ham muốn dâm dục của mình). Tâm dâm của tôi cũng bùng cháy, bèn ôm lấy người nàng. Vừa mới cưỡi lên thân người nàng, cơ thể liền khoái lạc đê mê như bị tê liệt, không còn biết đau ngứa là gì nữa. Hết hôn lại mút, nàng cười rên, thở hổn hển, toàn thân run rẩy. Chùy tôi cương cứng, đút nhẹ vào liên hộ, nàng nảy lên như ngựa, sướng không thể biết. Thầy dạy đừng thâm nhập (sư phụ dặn dò tôi đừng đút sâu), bèn nâng lên trên (quán tưởng Minh điểm nâng lên trong Trung mạch), sau mới tiến sâu vào, khoái lạc gấp bội so với trước. Hai người chúng tôi đồng thời kêu rên khoái lạc, rồi đút thẳng vào trong. Tôi đâm chọc, nàng nảy rướn lên, giáng đề trì tán mỗi thứ chín lần (ý nghĩa của câu này sẽ được thuật giải chi tiết trong Chương chín), làm như không có chuyện gì xảy ra. Nàng đạt được đại lạc, liên mạch (âm hộ) như cá thổi bọt sóng, tâm nhảy lên khởi mặt nước gợn đi gợn lại. Khi tiếp xúc với chùy, tức thì run bắn, phát ra tiếng đỗ quyên. Thân tôi cũng không còn như lúc bình thường, cảm thấy sướng run không chịu nổi, cũng tự phát ra các âm thanh hoan hỷ. Khi đó, nhụy sen và chùy mạch khế hợp thật sâu, liền có thể nhìn thấy Bản tôn tướng. Thầy huấn thị rằng (khi đến lúc đó, sư phụ dạy tại chỗ rằng): ‘người nữ mà ngươi cưỡi có thể kết giao với Tâm người (người nữ đang cùng hành dâm với ngươi có thể kết nối với Tâm của ngươi), những việc hành dâm, tứ thể tính Không Lạc đạt được, người cần tăng cường quan sát. Nếu không có gì nhìn thấy, lại không phải là một vật nào, tự nhiên sẽ hiển hiện bất diệt. Người kia cũng không diệt, cần khéo quan sát Đại Lạc, thản nhiên lộ rõ’. Khẩu quyết này của thầy tôi, ngang với Đại ấn (tức như “Không Lạc Đại thủ ấn”). Tôi may mắn có được thể nghiệm chân thực. Sau đó thì cúng dường bề trên, thầy và tôi thấy trán nàng có hình chuyển động vui sướng hiển hiện, Dũng sĩ Không hành đến nhận cúng dường rồi. Thầy hát bài chỉ thị, tôi hát bài cảm nhận, nàng hát bài cúng dường Bất Đan.

Nửa đêm, thầy sắp đi ngủ, cầm tay tôi cáo từ rằng: ‘Ngươi kiếp trước phát nguyện, nay đã thành tựu rồi. Ta sẽ niệm bài tụng cát tường cho ngươi’. Nói xong, hiện sắc mặt vô cùng vui vẻ. Tụng xong, bèn vào phòng ngủ. Tôi và nàng ấy lại khế nhập Đại thủ ấn Lạc Không bất nhị thâu đêm (tôi và người nữ hành dâm cả đêm để khế nhập vào Đại thủ ấn “Không Lạc bất nhị”). Người hầu nữ của Không hành Sự nghiệp đem rượu đến, hai bên cùng uống hết. Hai chúng tôi vẫn chưa ngủ say, mập mờ vẫn nhìn thấy trong hư không, Không hành và Dũng Phụ hôn nhau ve vuốt, nghịch liên (sờ vuốt nữ âm), hoạt thung (nghịch nam dương cho cứng lên); hoặc lại trụ vào trong Không Lạc bất động (hoặc cùng trụ trong cực khoái tình dục để thể nghiệm cái Không của lạc xúc mà nhất tâm thụ lạc, thân thể không dao động), như si như say; hoặc có lúc rút chọc, có thanh có sắc; hoặc có lúc khóc lúc cười, hổn hển rên rỉ, tiếng kêu như cái đỉnh sôi sùng sục. Hai chúng tôi cùng vuốt ve nhau, cùng cháy lên dục hỏa, hành sự cả đêm không ngừng nghỉ.

Sáng hôm sau, trong Tịch tĩnh viên quang màu làm bên vai phải tôi có tiếng nói: ‘Không khế tham đạo không thành Phật, nếu đắc Phật ta trái lời thề’. Trong Tịch tĩnh viên quang màu đỏ bên vai trái có tiếng nói rằng: ‘Không nhập liên hoa không tịnh tham (người không nhập vào trong nữ âm hành Song thân pháp thì không thể tịnh trừ tham dục), nếu tịnh tham ta trái lời thề (nếu người nào mà không nhập vào trong nữ âm hành Song thân pháp mà có thể tịnh trừ được tham dục thì ta sẽ làm trái lời thề)’. Tôi vì thế mà cùng nàng giao hợp, thư thái mà trì giữ Minh điểm (dùng pháp thư giãn để bế tinh không xuất), khoái lạc đầu chùy lan dần khắp toàn thân, tiếp đó thư thái mà đến, không thêm ý trì cũng không xuất lậu. Nàng nữ đạt được đại lạc (cực khoái tình dục), liên mạch còn dài ra phía trước.

Cho đến ngày 27, liên tục hai ngày đêm, không rời bảo tòa Song thân pháp một sát na nào, cũng không hề tiểu tiện, đôi khi cũng rỏ ra vài giọt thì cùng nhau uống đi. Trọc phần chảy ra (Trọc phần của Minh điểm, tức tinh dịch xuất ra âm hộ), thì chùy liên dính chặt lấy nhau. Tôi còn hôn nhụy hoa (âm vật) của nàng, mùi vị thật tuyệt, hai bên đều sinh khoái cảm.

Lúc trời sáng có ánh nắng, thì tìm mạch Hải Loa của nàng. Nó có hình dạng như đầu vú, như hạt đậu xanh có hai cái rễ, một cái như cái gai, đầu chót có màu trắng; một cái có bốn màu, dài chừng bốn đốt ngón tay, tâm hoa màu hồng nhạt, hình giống cái mũi lõm, hiện ra hoa văn hình năm cái chày. Mạch đến lỗ chùy giao hội (đưa mạch Hải Loa của người nữ đút vào trong lỗ đầu chùy mà giao hợp), khoái lạc tăng lên đến ba trăm lần. Lúc không đề (nếu khi không nâng tịnh phần của tinh dịch), chùy trụ trong liên cung, cũng cứng lớn hơn trước, đầu chùy sáng láng bóng bảy, lỗ thật tròn mà phát quang bắn lên trên. Nàng ấy nói: ‘Đó là hiện tướng khi Minh điểm này không nâng không xuất’. Sau đó thì nâng lên, chùy ngắn nhỏ lại và mềm, cảm thấy tất cả đều thu nhiếp hết. Khi thăng lên đến các luân, khoái lạc càng lớn. Đến Đỉnh luân thì thấy toàn thân như lột da, phát tán khắp toàn thân. Lạc, Minh, Vô niệm đồng thời hiện khởi, nhẹ nhõm thoải mái có hay không cũng không cần biết, cơn khoái lạc cực kỳ nồng hậu, tất thảy mọi phân biệt đều ngưng đọng, đó là do Phong lực gây ra.

Nàng ấy dạy tôi rằng: ‘Chùy đặt ở liên cung, trì, đề, tán, ba thứ này phải dùng tâm nhiếp trì, không dùng Phong cũng được’. Sau đó tôi làm theo, không cần Phong đó tầm mạch (không còn điên cuồng ở mạch Hải Loa trong hạ thể cô ấy nữa). Vì thường xuyên đâm vào rút ra, nên đường chùy rất ngứa, như nước cháy, tâm nhiếp đến ngực, chất dịch chảy xuống đệm, kèm theo tiếng cười.

Ban ngày, thày tôi thường đến xem, không đến ba ngày, uống rượu đến bốn đấu lớn mà không hề say. Đêm cũng không cần ngủ, chùy liên vẫn vào ra đôi chút.

Đến tảng sáng hôm ấy, bậc đại thành tựu Lỗ Ba đến bên gối nói: ‘Ta chính là hóa thân của Thắng Lạc Kim Cương’. Nói xong, tôi thấy trên đỉnh đầu ngài bốn mặt có Bản tôn 12 cánh tay ôm lấy Phật Mẫu. Thày Lỗ dạy tôi rằng: ‘Mạch luân chỗ Mật xứ (chỗ kín) của nam nữ tức là nơi trú của Thắng Lạc phụ mẫu, sinh ra Sự nghiệp Thủ ấn, Pháp Thủ ấn, Trí tuệ Thủ ấn, đều là thân ảo hóa. Bản thể là Đại Lạc, tất thảy chúng sinh hữu tình phải dựa vào người khác giới mà ngự (vận hành), Du già sĩ phải dựa vào Tam ấn này mà vận hành, Phật quả thì dựa vào pháp nhĩ, tâm an lạc thì thân tự có Phật Mẫu mà ngự. Phải hiểu rõ rằng đó là do Tâm hiển hiện, cần phải sinh lòng quyết định ở đây’. Tôi lắng nghe lời dạy mà lòng hân hoan, lại cùng nàng vui vầy tiếp.

Đêm đó, thày cúng dường bề trên, bố thí đồ ăn xong, tôi ở trong màn hầu thầy niệm tu, bỗng nhiên nghe tiếng leng keng vọng tới, hóa ra là người đưa Sự nghiệp Thủ ấn Minh Phi đến, trong sát na hóa thành điện quang mà đi. Sau đó kéo dài đến hai tháng, khoái lạc của tôi ngày càng tăng trưởng.

Năm sau lại ngồi tĩnh tọa ở chân núi Kháp Nhạ, gần đó có nhà Sắc Lạp Ngưu Hán, con gái ông ta thịt đỏ au, đến cúng dường sữa bò cho tôi. Uống xong, cơ thể khoan khoái, nhìn thấy Thích Ca dưới tướng xuất gia, ôm Phật Mẫu đến (đây là do quỷ thần biến hiện ra, người học chớ có tin là thật). Tôi từng ở đất đó thuyết pháp, cảm nhận qua ngày. Sau khi thuyết pháp ba ngày, chuyển đến sống trong động đá bên phải núi. Người con gái trước kia và đám bạn gái của cô ấy đưa bơ đến. Người đông thì duyên khởi không khéo lắm, chỉ được ngắm trộm mà thôi. Đến lúc hoàng hôn, cô gái ấy ngày càng đến sát người, tôi phần lớn không nhìn rõ, nhưng được mò trộm liên hoa nàng (có thể sờ trộm âm hộ cô ấy), hôn nhẹ má nàng. Lúc nàng về, Mẫu đơn (máu kinh nguyệt) chảy ra còn ướt cả bồ đoàn (tấm đệm ngồi tu tập), tôi không chút nghi ngờ, phủ phục xuống đất mà liếm hết, lạc khoái bùng lên, quả thật không phải là không có diệu duyên đâu.

Mấy ngày sau, tôi gặp chủng tính Không hành Da Na Ban Tẩu, có lẽ là do cảm ứng của nguyện lực đời trước của tôi. Cô ấy từng ở với tôi hai tháng (sống chung và hành dâm trong hai tháng), tham lạc vẫn chưa lan khắp (dâm lạc vẫn chưa đạt đến trình độ lan khắp toàn thân). Nay đã lan khắp rồi, chứng ngộ cũng gấp nhiều lần trước, tôi đã ghi chép lại chi tiết trong sách khác rồi. Sau này lại đến các vùng Nhiêu Trinh, Lâu…, tướng thành tựu tuy đã có nhưng nhân duyên chưa hợp. Những thứ gây chướng ngại cho tôi kia chuyển sang chướng ngại tự thân, thật vô cùng đáng tiếc.

Khi qua vùng Di Hỷ Võng Ba, thụ tứ viên quán đỉnh của Ô Kim, trí tuệ ngày càng tăng trưởng. Những duyên không hợp (trước kia), cũng dần dần tương hợp. Vài ngày sau thì đến sống ở Đa Đô, có Không Hành Mẫu Cụ Cốt Sức bưng đồ ăn đầy đến (mang đồ ăn sau khi cúng “Phật” trong Mật đàn) cúng cho tôi. Trong ánh sáng trăng, nhìn thấy La Sát nữ đáng sợ, ngực nứt ra, bên trong hiện ra một cái chùa. Trong chùa, Không Hành Mẫu Vương Tang Di Hỷ khỏa thân cầm trống, thiên linh cái, dựa vào Kháp Trương Gia, các quyến thuộc của Dũng nữ rất nhiều, làm Mật quán cho tôi, tu quán Tự tại đỉnh. Trong đám quyến thuộc có một người nữ trẻ đẹp tuyệt trần, điên cuồng hôn tôi, ôm ghì chặt, từ chùy đến đỉnh, trên dưới an lạc (từ dương vật đến đỉnh đầu, thượng hạ đều sinh hỷ lạc), hơi thở yếu ớt, kim cương (chùy) khế nhập liên tâm, chứng được Vô phân biệt định (chứng được thiền định nhất tâm bất loạn, không khởi phân biệt vọng tưởng). Tâm quan sát bản thể, tự nhiên thấy trong Vô phân biệt định này đắc Đại Lạc. Sau đó, với mỗi quyến thuộc già trẻ đều hành một trận xuân phong (sau khi đắc cực lạc thì giao hợp một lượt với từng quyến thuộc già trẻ của Không Hành Mẫu). Tang Ngõa Di Hỷ ở bên dạy bảo từng pháp tham đạo đại thanh tịnh.

Hai năm sau, mùa hè đến sống ở Đinh Cát, gặp Căn bản sư (thày đầu tiên), thụ “Cấm trụ hành” với Nhân Thân Võng Bản. Mở “Quảng quán đỉnh”, uống 12 bát rượu gạo, trong cảnh giới đó nhìn thấy các bậc đại thành tựu của Ấn Độ. Ban ngày hành ba lần, ban đêm không cần đi tiểu, nhờ sức gia trì của quán đỉnh mà Đại Lạc kéo dài đến nửa tháng vẫn chưa dứt.

Nhớ lại lúc 18 tuổi thụ giới Tỳ kheo, trong 5 năm liền không sinh lòng hoan hỷ với bậc cân quắc (chỉ nữ giới), không phải là đồng nữ thiếu nữ chưa từng nếm trải như gió xuân bị đào mận cười cợt, đến ý nghĩ thủ dâm cũng chưa từng có. Sau khi được Không Hành Mẫu Di Hỷ Tha Gia thọ ký, ‘đến thẳng luân hồi chưa phải là Không, thường nên lấy tham đạo là chủ đạo’, bản thân và người ta đều được dạy bảo như vậy. Khi giao (hợp) một lần với Sự Ấn (Sự nghiệp Thủ ấn – tức là pháp hợp tu song thân), thì sẽ tăng trưởng thêm một lần trí tuệ, cho nên nguyện trước khi chúng sinh còn chưa độ hết, thường nên dốc sức vào tu đạo này… (Còn có nhiều nội dung ghi chép pháp hợp tu song thân nữa, nhưng vì dạy hành dâm quá sâu nên tạm lược bỏ, không trích dẫn nữa)…

Lúc 37 tuổi, (tôi) đến Kỷ Bất Đạt Đoan tĩnh tọa, mơ tạp hợp với Thanh tịnh Quang minh, cảm thấy thân thịt này không phải là Ý sinh thân tầm thường, thực sự đến được nước Hương Ba La, vào “điện Chiến Ba La”, ngồi trên đó, nhìn thấy một cung điện khác có Minh Phi và cung nga du hý. Cung điện làm bằng châu báu, treo thêm san hô, hổ phách làm anh lạc (chuỗi đeo), ở giữa có điểm xuyết thủy thú, có lúc vẽ vằn hổ, dây màu hồng ngọc, cát vàng trải đất, châu báu phóng quang, không phân chia ngày đêm. Lại có hồng đàn làm chấn song, san hô cửa sổ, lưu ly thấu quang, lụa là gấm vóc, có tòa sư tử, cẩm tú làm đệm, bốn viền bảo tọa có điểm xuyết trân bảo, ngũ quang thập sắc không thể nhìn thẳng được. Trên đệm gấm lại có nhung lụa lót làm chỗ nằm, trên có thêu chim hoa. Trên nệm giường lại có đệm lưng, như rồng bay phượng múa, đường nét khâu không giống với nữ công ở thế gian. Đệm chân dưới tòa có hoa tươi rực rỡ như thật, nhiều đến mức cho lấy thỏa thích. Quốc vương Hương Ba La tên là Điệm Đăng Ba Quân, tướng đẹp trang nghiêm, dáng người vừa phải, tuổi đã ngoài trăm, tướng mạo tựa nhi đồng, quần áo cũng cực kỳ sang đẹp, thêu đủ rồng bay phượng múa, đội mũ miện châu ngọc, cùng các phi tử nghịch đồ châu báu, hôn má mặt lúm đồng tiền họ.

Các quyến thuộc đó cũng có tình yêu đồng tính, thấy vương và phi hai người ngồi trên đó, những người đồng tính bên cạnh rủ rỉ các loại tham đạo, thế là hỗ trợ các tư thế dâm hành. Tham tâm của vương và phi cùng nổi lên, phi cởi áo, vương cởi ngọc bội, kim cương (nam căn) hùng dũng, liên hoa (nữ căn) phong nhuận, tiếng cười hoan hỷ, tiếng nhấp dính cũng vang lên. Tôi bèn dùng Ý sinh thân co lại như con ốc sên, chui vài giữa chày liên của vương và phi, mục kích xem chùy đâm vào trong liên hoa, vương trụ trong đại lạc bất động.

Lát sau hai người điên loan đảo phượng, đâm chọc liên hồi, chày càng cứng sức càng dai, Minh điểm lại xuất. Cứ như thế ba bốn lần, dâm thủy suối liên và Minh điểm hòa trộn vào nhau, như sữa hòa vào nước, tẩm ướt khắp cánh sen, tràn cả ra ngoài. Âm mao cũng tựa như cỏ đẫm nước sương, sáng láng đáng yêu. Tôi sướng quá từ giấc mơ bừng tỉnh (hóa ra chỉ là một giấc mơ hoang đường, lấy đâu ra Ý sinh thân?). Sau đó vài ngày, lạc dục âm ỉ không nguôi, so với các tướng đã từng thấy trước kia, khoái lạc còn cao gấp trăm lần. Tôi đã viết riêng thành sách khác, ở đây không nói thừa nữa (đoạn văn này không cho phê chú, hành giả tự suy nghĩ)”. (34-612~624)

Các Lạt Ma mạo danh Đa La Na Tha như thế, đâu chỉ có lúc tỉnh nhìn thấy người nữ yêu kiều xinh đẹp mới khởi tâm tham dục, mà ngay cả trong giấc mơ cũng tham cái đạo này, thậm chí còn sinh lòng tham dục với cả súc sinh nữ (động vật giống cái thân người đầu súc sinh) nữa. Quan sát cái lạc của họ, tất thảy đều là dâm xúc (tiếp xúc dâm dục sinh khoái lạc) cả. Tham cứu đến cái gọi là “ngộ” của họ, đều không gì ngoài sự cảm nhận Tứ hỷ trong dâm lạc. Sau đó họ quan sát dâm lạc không có hình, không có sắc nên gọi là “phi hữu”; lại quan sát thứ dâm lạc đó quả thực có sinh lạc thụ (khoái lạc tình dục) nên gọi là “phi vô”. Như thế gọi là “phi hữu phi vô” trong dâm lạc mà thành tựu “Trung Quán đạo”. Họ lại quan sát Tâm giác tri ở trong cảnh giới lạc thụ đó, nhận định rằng lạc xúc này là do Tâm giác tri sinh ra, thế nhưng vì Tâm giác tri và lạc xúc đều không có hình sắc vật chất, cho nên họ nói rằng lạc xúc và Tâm giác tri đều là “Không” tính. Tiếp đến, lại quan sát thấy Tâm giác tri và lạc xúc này đều không khác Không tính (Vì nó vô hình sắc nên là Không, chứ không phải là chứng được Thức thứ tám Không tính trong Hiển giáo. Lại ngộ nhận Tướng phần của lạc thụ và xúc trần do Tâm giác tri sinh ra, cho nên cho rằng cảm nhận lạc xúc và Tâm giác tri không khác nhau, đều là một), cho nên “Tâm giác tri Không tính” và “Lạc xúc Không tính” bất nhị (không hai không khác), gọi là “Lạc Không bất nhị”. Mật tông cho rằng người có thể chứng ngộ được điều này là đã thành tựu Phật Cứu Cánh trong Mật tông, gọi là pháp môn tức thân thành Phật.

Lạt Ma Mật tông nhờ có sự tu chứng kiểu này mà trở thành nhà đại tu hành trong Mật tông. Vì thế, trong tất cả các thời (mọi lúc), hễ họ nhìn thấy người nữ có dung mạo xinh đẹp vừa ý là lập tức nổi dâm ý mà tìm cách giao hợp với cô ta, tu hành Song thân pháp. Việc không rời tham dâm bất cứ lúc nào như thế, thậm chí trong giấc ngủ cũng thường mơ hành dâm với người nữ, vọng tưởng dâm uế đến mức độ như vậy, thế mà bản thân họ cũng không nhận ra sự hoang đường này, trong nhân sinh đại mộng lại tiếp tục nằm mơ trong giấc mơ, lấy đó làm tự đắc, lại còn mạo danh Pháp vương phái Giác Nãng Ba viết thành sách bí mật, coi đó là khẩu quyết để truyền cho hậu thế. Với cách làm khẩu quyết như vậy, Mật tông đã bắn một mũi tên trúng hai đích: Một là có thể vu oan cho “Đa La Na Tha - Pháp vương phái Giác Nãng Ba - người luôn tẩy chay Song thân pháp và Trung Quán phái Ứng Thành, đến chết cũng không thay đổi”; hai là có thể tiếp tục thực truyền Song thân pháp của tứ đại phái. Thế nhưng, qua những đoạn văn trên, có thể chứng minh rõ ràng về sự tham dâm vô độ của các Lạt Ma Mật tông, thì sao có thể nói các Lạt Ma Mật tông là những người lìa tham được? Cho nên, xướng ngôn “lấy tham chặn tham” của Mật tông tiến thoái đều vô căn cứ, thực chất chỉ là những lời lẽ ngụy trang cho tà kiến và tham dục mà thôi, đó là tà pháp do tà ma sinh trong nhân gian truyền bá dùng để dẫn dắt người học đi lầm đường lạc lối vào tà đạo, hòng ngăn chặn sự hoằng truyền của chính đạo Phật pháp.

Lại nữa, chư Phật ba đời sau khi độ cho người Thanh Văn thành tựu đạo Giải Thoát thì các vị La Hán kia nhất định đều phải vĩnh viễn lìa xa nữ sắc, mãi mãi đoạn trừ tham ái và dâm dục đối với người khác giới, huống hồ là bậc lưỡng túc tôn đã chứng được Phật Bồ Đề viên mãn, sau khi thành Phật sao lại còn có thể trang nghiêm Báo thân bằng hình tướng song thân ôm người nữ giao hợp hưởng thụ dâm lạc? Tà kiến của hành giả Mật tông hoang đường đến mức độ này, thế mà không có ai tự nhận biết được sai lầm nghiêm trọng đó, còn vọng ngôn nói rằng: “Pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật của Phật Thích Ca truyền thụ pháp tu song thân và Mật tông trong “kinh Đại Nhật” giúp hành giả Mật tông có thể tức thân thành Phật”. Những lời hư giả đó quái đản vô cùng, quả thật là phỉ báng chư Phật.

Lại nữa, bậc “Bồ Tát cửu học[1]” sau khi tự mình chứng ngộ, từng bước tiến tu Biệt tướng trí và Nhất thiết Chủng trí của Bát Nhã, cũng tất phải dần dần đoạn trừ tham dục nhân gian trong tứ uy nghi của mình, thì tại sao Mật tông lại dạy tứ chúng đệ tử hành tham dục? Đến mức thượng sư Lạt Ma cũng thường lạc hành đạo này trong cả giấc mơ? Tôi đã hiện thân cư sĩ đời thứ hai rồi, nhưng sau khi chứng ngộ ở đời này cũng không còn nằm mơ chuyện dâm dục nữa, (đến nay đã mười hai năm, tâm thường cảnh giác chuyện nữ dục như rắn rết. Tất cả nữ chúng sau khi chứng ngộ cũng nên cảnh giác như thế: “chuyện nam dục tựa như rắn rết”.

Bậc Bồ Tát Đẳng giác cố nhiên cũng từng thị hiện có vợ con đề huề, nhưng đó chỉ là một hình thức báo đáp nhân duyên, đồng thời thể hiện quyến thuộc viên mãn, chúng duyên đầy đủ, cũng chứng tỏ rằng họ không phải là loại người hoàng môn nhị căn, mà có đủ tướng kim cương của người nam mà thôi – thị hiện mình có đủ năng lực tình dục nhưng ly dục thực sự, tâm hoàn toàn không còn có tà tham, thậm chí đến cả vợ cũng không có tham trước, chứ không phải là vì tâm có tham dục mà lấy vợ sinh con. Bồ Tát còn như thế, huống hồ là chư Phật thanh tịnh hoàn toàn, là những bậc toàn giác đã đoạn trừ sạch tận nhị chướng tùy miên của tất thảy chủng tử, sao có thể lại vì Mật tông mà truyền pháp trái ngược với đạo Giải Thoát? Sao lại có thể truyền pháp tu dâm lạc hoàn toàn trái ngược với tôn chỉ của đạo Phật Bồ Đề? Sao có thể lấy tướng song thân ôm người nữ giao hợp thường trụ dâm lạc để làm quả báo chân thực cho Báo thân trang nghiêm của mình? Tuyệt đối không thể có lý đó! Cho nên, thuyết “lấy dục chế dục” của các tổ sư Mật tông đều là tà thuyết hoang đường, tuyệt đối không thể tin được. Các loại tà kiến nói trong “Kinh, Tục” của Mật tông đều trái ngược với đạo Giải Thoát và đạo Phật Bồ Đề, những nội dung họ nói đều hoàn toàn không liên quan gì đến Phật pháp, thì sao có thể nói đó là Phật pháp được? Thì sao pháp sư Ấn Thuận lại có thể kiên định chủ trương rằng “Mật tông là một tông phái của Phật giáo” được? Đó thực chất chỉ là “ngoại đạo đội lốt Phật giáo” để thực truyền pháp ngoại đạo, về bản chất tuyệt đối không phải là Phật giáo.

 

 

 


[1] Chú thích của người dịch: “Bồ Tát cửu học” là chỉ Bồ Tát đã tu học nhiều đời nhiều kiếp.


Bài trước

Bài sau

Trang chủ

Lượt xem trang: 0