Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Tiết 2: Bát Nhã kiến của Trung quán phái Tự Tục Mật tông
Trung quán phái Tự Tục của Mật tông chính là Trung quán kiến của Hồng, Bạch, Hoa giáo. Trung quán kiến của ba đại phái này đều lấy việc Ý thức không trụ lưỡng biên, không dính mắc vào các pháp làm Trung đạo quán. Họ coi Ý thức trụ ở trong trạng thái “không phân biệt” chư pháp là chứng được Tâm vô phân biệt, gọi là đã chứng được Vô phân biệt trí căn bản của Bát Nhã, xưng là Căn bản định. Điều này khác với việc chứng đắc Thức thứ tám Như Lai Tạng vốn dĩ không hề phân biệt bằng Ý thức của người chân Kiến đạo bên Hiển giáo, sau đó Ý thức dựa vào sự tu chứng này, hiểu được trí tuệ “Thức thứ tám Như Lai Tạng từ vô thủy đến nay đã trụ ở trong vô phân biệt”, trụ vào trí tuệ đó, gọi là chứng được Vô phân biệt trí căn bản.
Các thày Mật tông hoàn toàn hiểu sai về ý chỉ của Bát Nhã, coi việc Ý thức bất động, không khởi tâm phân biệt gọi là chứng được Vô phân biệt trí căn bản, cho nên mới nói: “Với sức tu thuần thục, khiến cho phân biệt giảm dần xuống, vô phân biệt tăng dần lên…”, vì thế Vô phân biệt tính mà Mật tông chứng được vẫn chỉ là cái tu trước có sau. Ví dụ “Đạo quả - Kim Cương cú kệ chú” nói: “Trong bản tụng có nói đến “có thể vì trí (mà) tiến thoái”, tức là nói cái lý sinh định. Người sơ cơ trong lúc sơ tập giới, tuy sinh Vô phân biệt định, nhưng vẫn chưa kiên cố, không thể tự tại; tuy có trí tuệ nhưng vẫn chịu chướng ngại, lợi ích có được nhỏ, như mây đen che mặt trời. Nhưng nếu dùng sức tu thuần thục, khiến cho phân biệt giảm dần xuống, vô phân biệt tăng dần lên, sự tăng trưởng đó hiện dần ra, tựa như bóng đen dần sáng rõ”. (61-467)
Trung quán kiến của phái Tự Tục trong Mật tông vẫn luôn được ba đại phái Ninh Mã Ba, Tát Già, Cát Cử phụng hành, duy chỉ có Hoàng giáo là không tán đồng. Họ đều không biết Thức thứ tám A Lại Da chính là Như Lai Tạng, đều không biết cái lý A Lại Da phi chân cũng phi vọng mà Phật thuyết, vẫn tưởng A Lại Da thức là thức thuần vọng, cho rằng chúng sinh đã dựa vào A Lại Da thức mà có sinh tử thì A Lại Da thức phải là thức thuần vọng, cho nên chủ trương người tu hành quyết không thể coi A Lại Da thức là Tâm Chân thực. Vì có tà kiến như thế, cho nên A Lại Da thức không sinh tâm hoan lạc, không cần phải chứng nó, thậm chí còn nhào nặn ra các loại tà thuyết để phủ định nó.
Nhưng họ không biết A Lại Da thức do có chủng tử duyên khởi Lại Da của nó nên mới có thể khiến cho chúng sinh sinh tử luân hồi. Những cũng vì cái duyên khởi Lại Da này, mà chúng sinh mới có thể dựa vào nó để tiệm tu để thành Phật đạo cứu cánh. Nếu không có chủng tử duyên khởi Lại Da, thì tất cả chúng sinh đều không thể có đời sau, và tất cả mọi thiện công tịnh nghiệp tích lũy ở đời này cũng coi như dã tràng xe cát, vì không thể mang được đến đời sau, huống hồ là có thể kế tục tịnh nghiệp Phật pháp để thành tựu Phật đạo cứu cánh? Cần biết rằng chính lý của duyên khởi Chân Như là dựa vào tu tịnh các chủng tử phiền não phân đoạn sinh tử mà Thức thứ tám A Lại Da lưu giữ, hiện hành và chuyển thành Dị Thục thức thứ chín, trở thành bậc thánh chứng được quả Giải thoát. Sự tu chứng như thế, nếu thoát ly khỏi duyên khởi Lại Da của Thức thứ tám, thì khi Bồ Tát chứng được quả Giải thoát, lúc xả thọ chắc chắn phải thủ chứng Niết Bàn vô dư, chứ không thể không chứng Niết Bàn vô dư, mà như vậy thì không thể chuyển nhập hậu thế để tiến tu Phật quả được nữa. Cho nên, Bồ Tát tu chứng Nhất thiết chủng trí của Phật quả, bắt buộc phải dựa vào công năng duyên khởi Lại Da của A Lại Da thức thì mới có thể lại sinh khởi nguyện ước thụ sinh sau khi chứng quả Giải thoát mà không nhập Niết Bàn vô dư, tiếp tục thụ hậu Hữu mà tiệm tu theo thứ tự đến Phật quả, cuối cùng thành tựu Phật đạo cứu cánh. Đã không lìa duyên khởi Lại Da thì mới có thể thành Phật, mà duyên khởi Lại Da lại dựa vào A Lại Da thức mà có, thì tại sao các hành giả Mật tông lại có thể phủ định A Lại Da thức để nói về tu chứng Phật pháp? tại sao có thể đứng ngoài A Lại Da thức, không chứng A Lại Da thức mà nói về tu chứng Phật quả? Không có cái lý ấy được đâu!
Lại nữa, Bồ Tát sau khi chứng được quả Giải thoát, do đã đoạn trừ “sự hiện hành của Phiền não chướng”, nhưng “tập khí chủng tử tùy miên của Phiền não chướng” vẫn chưa đoạn hết, cho nên Bồ Tát buộc phải tiếp tục dựa vào duyên khởi Lại Da vốn có của Thức thứ tám thì mới có thể thụ sinh ở nhân gian, không ngừng lịch duyên đối cảnh để tu trừ tập khí chủng tử tùy miên của Phiền não chướng. Thế nhưng, với người muốn cầu chứng thành Phật mà nói, không chỉ có đoạn trừ tập khí chủng tử tùy miên của Phiền não chướng là có thể thành Phật mà còn phải lịch duyên đối cảnh, chứng biết Nhất thiết chủng tử (tất cả mọi chủng tử) tàng chứa trong Thức thứ tám thì mới lần lượt từng lớp đoạn trừ được trần sa hoặc vô thủy Vô minh. Sau khi chứng biết được Nhất thiết chủng tử tàng chứa trong Thức thứ tám từng lớp như thế, thì mới có thể khiến cho tất cả mọi sai biệt công năng trong Thức thứ tám từng phần hiện khởi (sinh ra). Tu hành trong ba đại vô số kiếp như vậy, dần dần đoạn tận đầy đủ mọi trần sa hoặc, sinh khởi đầy đủ Nhất thiết chủng tử trong Thức thứ tám thì mới thành tựu Phật đạo cứu cánh. Quá trình tu hành như vậy, vẫn bắt buộc phải dựa vào duyên khởi Lại Da của Thức thứ tám, thì mới tiếp tục thụ sinh, tu đạo cho đến khi thành Phật.
Duyên khởi Lại Da sau khi chứng được quả Giải thoát thì đổi tên thành duyên khởi Dị Thục. Sinh tử phải chịu trong Tam giới cũng được gọi là Dị Thục quả, vì đã đoạn được công năng tập tàng (tích lũy và tàng chứa) phân đoạn sinh tử nên không còn gọi là duyên khởi Lại Da nữa, mà đổi tên thành Dị Thục. Tất cả mọi sắc thân và mọi sự hiện hành của Tâm sở pháp của Bồ Tát ở giai đoạn này đều do quả Dị Thục sinh ra, chứ không phải là do quả báo nghiệp chủng sinh ra, cho nên không được gọi là duyên khởi Lại Da nữa, nhưng vẫn phải dựa vào Thức thứ tám mà có. Nếu không có đủ các đức tính công năng như duyên khởi Lại Da, duyên khởi Dị Thục của Thức thứ tám, thì sau khi chứng được quả Giải thoát, thì sẽ không còn đời sau, càng không thể tiếp tục tiến tu đạo thành Phật được nữa, mà như thế thì mãi mãi sẽ không có Phật ra đời trong Tam giới, chỉ có A La Hán mà vĩnh viễn không có Phật. Duyên khởi Lại Da và Dị Thục quả đã phải dựa vào Thức thứ tám mà có, việc tu chứng Nhất thiết chủng trí của Phật pháp cũng phải dựa vào tu chứng chủng tử Thức thứ tám mới được, thì sự tu hành của tất cả mọi Phật pháp cũng buộc phải dựa vào Thức thứ tám mà tu, thì sao có thể đứng ngoài Thức thứ tám, phủ định Thức thứ tám mà nói về sự tu chứng Phật pháp đây? Tuyệt không thể có cái lý ấy!
Nay quan sát thấy các thày Mật tông từ xưa đến nay đều đứng ngoài Thức thứ tám để nói về tu chứng Phật pháp, đứng ngoài Thức thứ tám mà nói có một cái Như Lai Tạng khác, lại kiến lập nên một lý luận coi Tâm ý thức giác tri (ở trạng thái) nhất niệm bất sinh là Như Lai Tạng, hoàn toàn không tương ứng với Phật pháp, thì sao có thể nói là càng thắng diệu hơn cả Hiển giáo được? sao có thể nói pháp của họ là pháp môn “tức thân thành Phật” được? Về bản chất chỉ là hư vọng tưởng của ngoại đạo kiến mà thôi, hoàn toàn không liên quan gì đến Phật pháp. Việc nói năng, truyền bá và tu chứng như vậy, đều không thể nhập, không thể chứng trong Kiến đạo của Phật pháp Tam thừa, chỉ là pháp môn tu hành của ngoại đạo, không phải là Phật pháp.
Những nội dung như Kiến, Tu, Hành, Quả nói trong pháp môn tu hành của tam đại phái Hồng, Bạch, Hoa của Mật tông đều dựa vào Trung quán kiến của phái Tự Tục để tu, cho rằng Tâm ý thức ly niệm linh tri tự nó có thể kéo dài ba đời không đứt đoạn, (dựa vào tri kiến sai lầm đó) để tu Phật pháp. Việc dựa vào chính Tâm giác tri, lấy Tâm giác tri làm trung tâm, để nói, hành và tu “Phật pháp” quả thực không phải là Phật pháp, mà chỉ là Trung quán kiến của phái Tự Tục, vốn dĩ là pháp thường kiến ngoại đạo mà thôi.
Cái “Trung quán kiến của phái Tự Tục” lại chứng “Trung quán” bằng hai pháp: Một là trong lúc tĩnh tọa, tu cảnh giới thanh minh nhất niệm bất sinh, duy trì cảnh giới nhất niệm bất sinh, hiểu biết Ngũ trần mà “không phan duyên”, gọi là Minh Không song vận. Trong cảnh giới Minh Không song vận này, quán sát chính cảnh giới Minh Không song vận đó là do Tâm giác tri lúc Minh Không song vận sinh ra (Mật tông cho rằng Tâm giác tri lúc này tức là Như Lai Tạng), cho nên cảnh giới Minh Không song vận và cái Tâm giác tri có thể sinh ra cảnh giới Minh Không song vận không hai (không khác). Việc duy trì được nhất niệm bất sinh của Tâm giác tri như thế, đồng thời hiểu biết tất cả Lục trần, rõ ràng không mê muội, và liên tục lúc nào cũng cảm nhận được Tâm giác tri này không có hình tướng nên (gọi là) Không, đem cái “Không” tính và “Minh” tính này song vận không rời, gọi là Minh Không song vận, đó chính là “Đại thủ ấn Giải thoát đạo” của Mật tông. Người có thể quán hành được như thế, là tức thân tu thành Phật đạo cứu cánh – thành Phật cứu cánh, vì thế mới nói “Mật tông có pháp có thể khiến người ta tức thân thành Phật”.
Thứ hai là trong cảm giác tiếp xúc dâm lạc của hợp tu song thân, duy trì cái lạc xúc đó thật lâu không thoái (như Tông Khách Ba nói mỗi ngày tu tám thời ~ 16 tiếng), lại thực hành quán tưởng trong cảm giác dâm lạc kéo dài thời gian đó, quán rằng cái Tâm giác tri đang thụ hưởng dâm lạc đó nó “Không” vô hình sắc, rồi quán tưởng Tâm giác tri hưởng lạc đó và bản thân lạc xúc không hai (không khác); vì quán thấy Tâm giác tri lạc xúc đó không có hình sắc nên gọi là “Không tính đại lạc”. Lại quán “Không tính đại lạc” này và cái dâm lạc kia không hai không khác. Vì Không tính đại lạc do Tâm giác tri thụ hưởng khoái lạc kia sinh ra, cho nên khi hiện quán hoàn thành, tức là “quán Lạc Không bất nhị” đã thành tựu, thì cái nhục thân này đã thành “Phật cứu cánh”.
Trung quán phái Tự Tục truyền dạy pháp môn tu hành này, làm quán hành “Bát Nhã”, quán sát “Minh Không, Lạc Không” và Tâm giác tri không phải một, cũng không khác nhau (các thày Trung quán phái Ứng Thành thì cũng quán Lạc Không bất nhị như thế. Cái “quán Lạc Không bất nhị, Lạc Không song vận tức thân thành Phật” của phái Tự Tục và phái Ứng Thành giống nhau), cho nên gọi là “Trung đạo quán”. Việc quan sát “Minh Không, Lạc Không” và Tâm giác tri đồng thời tồn tại với nhau như thế, mà Tâm giác tri “thường trụ” bất diệt, cho nên bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu cũng có thể trụ ở trong cảnh giới Minh Không song vận hoặc Lạc Không song vận, vì thế mới nói Minh Không, Lạc Không không đến không đi, gọi là Trung đạo quán… Quán sát cảnh giới Minh Không song vận hoặc Lạc Không song vận có rất nhiều tính “Trung đạo”, cho nên cái Trung quán kiến Minh Không song vận đó chính là Trung quán Bát Nhã mà Hiển giáo phải tu chứng trong ba đại a tăng kỳ kiếp. Họ lại nói, Lạc Không song vận là pháp môn thành Phật cứu cánh mà Phật bên Hiển giáo chưa từng khai thị - có thể đem chính cái nhục thân này tu thành quả Báo thân Phật, vì thế mới nói pháp môn hợp tu nam nữ Lạc Không song vận là Mật pháp vô thượng, không phải là pháp mà Phật bên Hiển giáo có thể chứng biết được.
Trung quán kiến như thế, căn bản thành dâm, tri kiến thiên tà, hoàn toàn không liên quan gì đến Phật pháp. Đừng nói là “tức thân tu thành Phật quả cứu cánh”, cho dù có nỗ lực tu đến ba đại a tăng kỳ kiếp đi nữa thì vẫn không thể tương ứng với bất kỳ một loại pháp môn nào của Phật pháp Tam thừa. Đối với các loại Kiến đạo của Phật pháp Tam thừa, còn không thể chứng được một trong số đó, huống hồ là cứu cánh thành Phật? Tựa như nấu cát mà muốn nó thành cơm, vạn kiếp cũng không được, vì cát không phải là cái gốc của cơm. Trung quán kiến của phái Tự Tục như thế chỉ là vọng tưởng của phàm phu, không liên quan gì đến Phật pháp. Những kẻ tự xưng là người “tu chứng quả địa” ở Phật pháp đúng là những kẻ ngu si, là những kẻ hết sức đáng thương.
Lượt xem trang: 0