Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
Tiết 3: Trì tụng chú trong kinh điển Mật tông không thể tiêu trừ trọng tội phỉ báng Tam Bảo
Tổ sư Mật tông hư vọng cho rằng dựa vào việc trì tụng các chú pháp do các thần hộ pháp của Mật tông biến thành hình tượng Phật Bồ Tát nói ra có thể tiêu trừ tất cả các trọng tội tà dâm, phỉ báng Tam Bảo và đại vọng ngữ. Cho nên họ không sợ tu tập pháp tu song thân tà dâm, cũng không sợ quả báo phỉ báng Thế Tôn và pháp Đại thừa, càng không sợ quả báo phỉ báng Thắng nghĩa tăng của Đại thừa. Bởi họ hư vọng cho rằng sau khi phỉ báng mà trì tụng các chú ngữ đó có thể tiêu tai miễn tội.
Họ không hề biết các “kinh điển” của Mật tông đó đều là pháp quỷ thần do quỷ thần biến hiện thành hình tượng Phật Bồ Tát nói ra, nhưng giả mạo là Phật pháp. Các quỷ thần đó bản thân còn không biết, không chứng được Phật pháp, chỉ muốn được các hành giả Mật tông cúng dường rượu và các đồ bất tịnh (ngũ nhục, ngũ cam lộ), nên mới vọng ngôn nói đó là Phật pháp, đồng thời lừa bịp người học Mật tông “có thể dựa vào đó để đắc quả chứng trong Phật pháp”, đánh lừa lòng tin của người tu học hòng được hưởng sự cúng dường các đồ vật bất tịnh như ngũ nhục, ngũ cam lộ…
Các tổ sư Mật tông (đặc biệt là Tông Khách Ba) đều không có đủ chính tri, chính kiến, vì mê tín mà không biết uẩn khúc trong đó, ngược lại còn lấy pháp hư vọng do quỷ thần truyền để nói láo rằng pháp đó còn thắng diệu hơn cả pháp Hiển giáo, dẫn đến tẩy chay và hạ thấp Hiển giáo, vu rằng Hiển giáo chỉ là pháp tu hành Nhân địa, tự đề cao pháp quỷ thần mình đang tu là tu chứng Quả địa, sao mà ngu si vô trí đến vậy! Thế nhưng các thày Mật tông xưa nay không hề có ai biết được điều này, chẳng phải là sự quái lạ trong quái lạ hay sao?
Như Tông Khách Ba sau này còn dựa vào sức mình để gặp Hắc Văn Thù Bồ Tát, trong hành môn Mật pháp, lớn thì là chuyện Song thân pháp, nghi lễ, dựng đàn tế, chú ngữ…cho đến những chuyện nhỏ nhặt như khi mặc áo thì vai phải phải để lộ ra một chút, ông ta cũng đều nhất nhất thỉnh thị ý kiến của Hắc Văn Thù, chứng tỏ bản thân không có chút xíu Kiến địa nào, chỉ là đem các pháp mà các tổ sư Mật tông dạy để giảng tổng hợp và kết tập thành sách cho lưu hành mà thôi. Người đời sau không biết, thấy trước tác của ông ta đồ sộ quá, bèn cho rằng đó là người đại tu chứng, nên mê tín sùng bái ông ta.
Lại nữa, Mật tông còn đem chư Phật và chư Bồ Tát chia thành năm màu, cho nên mới có các tên gọi Ngũ sắc Phật, Ngũ sắc Bồ Tát, Ngũ sắc Không Hành Mẫu, và rất nhiều sự vụ ngũ sắc khác, vì thế mới có tên gọi Hắc Văn Thù. Thế nhưng, chư Phật Bồ Tát đều hiện kim sắc quang (ánh sáng vàng), đó là thứ ánh sáng được sinh ra từ trí tuệ của Phật Bồ Đề. Bên cạnh đó, còn có bạch sắc quang (ánh sáng trắng) để tăng thịnh cho kim quang, là vì tu Thiền định nên mới sinh ra bạch sắc quang (nhờ Định mà có Trí tuệ). Tôi cũng có kim sắc quang như thế, bên cạnh còn có chứng lượng thiền định mà có xen tạp bạch quang để tăng ích cho kim quang, người có thiên nhãn đều có thể nhìn thấy được hiện tượng này.
Chư Phật Bồ Tát tuyệt đối không có thêm ánh sáng nào ngoài bạch quang và kim quang, huống hồ lại có thêm đỏ vàng lam lục, cho đến cả ánh sáng đen? Đó đều là quỷ thần biến hiện ra, giả mạo danh nghĩa của Phật Bồ Tát, là pháp vọng thuyết sai tà dùng để mê hoặc người ngu si vô trí, để khích kẻ ngu đến tu học pháp đó thì chúng mới nhận được cúng dường các đồ bất tịnh như ngũ nhục, ngũ cam lộ. Thế nhưng, hành giả Mật tông cũng có người có thể nhận biết được cái vọng của nó, nhưng đa số lại không thể phân biệt được cái sai tà, vì thế thâm tâm tin vọng ngữ của họ, mê tín mà không dám tiến tới phân biệt, thành ra cứ thế thâm nhập tu tập ngoại đạo pháp, không muốn thay dây (đàn) đổi trục (xe) để quay về chính pháp, thật đáng thương vô cùng!
Tổ sư Mật tông sau khi nghe pháp của “Phật Bồ Tát” do quỷ thần hóa hiện ra, trong quá trình sáng tác “kinh điển”, mỗi lời đều nói về sự thắng diệu của Song thân pháp, ca ngợi rằng người tu pháp này sẽ có thể thành Phật trong một đời mà không có nghiệp báo. Lại tuyên bố người trì các câu chú đó sẽ có thể diệt tất cả mọi tội nghiệp: “Từ chân ngôn này, giả như có phạm tội (địa ngục) Vô Gián, phỉ báng tất thảy Như Lai, và hành tất cả các tội ác phỉ báng chính pháp Đại thừa Phương quảng, vẫn có thể thành tựu tất thảy Như Lai ấn, vì có Kim Cương tát đỏa kiên cố thể. Đời này nhanh chóng tùy lạc, đắc mọi thành tựu thắng diệu, cho đến đạt được Tất địa tối thắng Như Lai. Bà Già Phạn nhất thiết Như Lai Kim Cương tát đỏa đã nói như thế” (“Kim Cương đỉnh kinh” quyển hạ).
Vì trì tụng các chú ngữ do “Phật” của Mật tông truyền dạy, nên họ dám phỉ báng pháp Đại thừa là bất liễu nghĩa, bất cứu cánh; dám phỉ báng các kinh điển hệ Duy Thức thuộc Tam chuyển pháp luân của Đại thừa là bất liễu nghĩa kinh, còn dám ra sức phỉ báng Thắng nghĩa tăng của Đại thừa là những phàm phu nhục thai có tu chứng nông cạn. Đó là do họ hết mực tin tưởng rằng nhờ có những câu chú đó có thể tiêu trừ tất thảy mọi tội nghiệp nên thâm tâm vững vàng không hề sợ hãi.
Thế nhưng những người có trí nghe xong rồi tư duy thì sẽ thấy sự hoang đường của nó. Đó là vì trong các kinh điển Đại thừa, chư Phật Bồ Tát đã từng nói kẻ phỉ báng Tam Bảo tất đọa địa ngục. Thậm chí trong kinh của pháp môn Tịnh Độ Cực Lạc tối tối phương tiện, cực kỳ cực kỳ từ bi tiếp dẫn cũng không chấp nhận kẻ phỉ báng chư Phật và phỉ báng kinh Phương quảng được vãng sinh Cực Lạc, huống hồ là những kẻ mắc tất cả các tội ác phỉ báng tất cả Như Lai và chính pháp Đại thừa Phương quảng, (cho rằng) không những có thể chỉ dựa vào chú này mà không đọa Tam ác đạo, còn có thể chứng được tất thảy Như Lai ấn cho đến thành Phật? Làm gì có cái lý ấy!
Lại nữa, nội dung các “Đại Nhật kinh, Kim Cương đỉnh kinh…” của Mật tông vốn không phải là Phật pháp chân chính, không hề nói được đến Đệ nhất nghĩa đế, nhưng họ lại coi tất thảy pháp Duyên khởi tính không của Thế tục đế là Đệ nhất nghĩa đế để nói về Thực tướng. Chưa kể họ đã hiểu sai hoàn toàn về Thế tục đế của Nhị thừa, phủ định cái Thức của Bản Tế Niết Bàn – là cái Thức mà Danh Sắc duyên vào – đứng ngoài lề Thực tướng Tâm để nói tất cả các pháp Duyên khởi tính không, hiển nhiên là họ không biết, không chứng Thế tục đế của Nhị thừa. Cho nên, những thứ “kinh điển” như thế rõ ràng đều không phải là kinh Phật nói, mà là quỷ thần giả mạo tên Phật để thuyết pháp. Đã không phải là Phật nói, thì những chú ngữ có thể tiêu trừ “tội phỉ báng Tam Bảo, tội phỉ báng Chính pháp, tội phỉ báng Thắng nghĩa tăng” được truyền chân ngôn trong đó làm gì có chỗ nào đáng tin? Cho nên, người học Mật tông vạn vạn chớ tin vào đó mà phỉ báng Tam Bảo để tránh lúc xả thọ không thể cứu nổi, hối hận cũng sẽ không kịp nữa.
Ví dụ như “Bồ Tát anh lạc bản nghiệp kinh” trong kinh điển Luật bộ có nói rằng: “Bồ Tát ở quả vị Tam hiền hay Thập địa nếu mà có người phỉ báng Tam Bảo, sau khi xả thọ chắc chắn đọa địa ngục, (mọi công đức, trí tuệ ở) Tam hiền Thập địa đều mất hết”. Tu chứng của Bồ Tát thập địa thắng diệu dường ấy, mà vẫn còn không thể tự cứu nổi trọng tội phỉ báng Tam Bảo, huống hồ là đám quỷ thần còn chưa Kiến địa, sao có thể đủ năng lực tự cứu mình? Quỷ thần không đủ năng lực tự cứu mình khỏi đại ác nghiệp phỉ báng Tam Bảo, khi mệnh chung tất đọa địa ngục, huống hồ những chú ngữ mà Mật tông nói có khả năng cứu được hành giả Mật tông khỏi đại ác nghiệp đây? Hãy nên tự tư duy suy xét kỹ lưỡng để tránh trọng báo trường kiếp cực trọng thuần khổ trong vô lượng kiếp tương lai. Nếu như người nào có thể cẩn ngôn, thận tư, thận hành, thận tu thì mới được coi là người có trí tuệ. Cho nên tuyệt đối không thể tin rằng những câu chú nói trong “Đại Nhật kinh, Kim Cương đỉnh kinh…” có thể cứu thoát khỏi đại ác nghiệp, nhất thiết đừng có phạm sai lầm, hành pháp tự sát, khi xả thọ tự phải chịu khổ quả cực nặng.
Lượt xem trang: 0