Phật giáo Tạng truyền thật sự là Giác Nãng Ba, hoằng dương diệu pháp Như Lai Tạng Tha Không Kiến, hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo. Tứ đại giáo phái Hồng, Hoàng, Hoa, Bạch là Phật giáo Tạng truyền giả, tất cả các pháp nghĩa của họ đều không phù hợp với giáo nghĩa Phật giáo, cho nên là tà giáo, tà pháp.
CHƯƠNG 2: QUÁN TƯỞNG VÀ THIÊN YOGA
Tiết 1: Quán tưởng là Khởi phần của pháp tu Mật tông
Pháp quán tưởng là pháp môn bắt buộc phải tu hành của hành giả Mật tông. Nếu người nào quán tưởng không thể thành tựu (không đạt) thì không thể tiếp tục thực hiện tất cả các pháp tu hành phía sau. Cho nên, pháp quán tưởng trong Mật tông có địa vị vô cùng quan trọng. Liệu có thể tu học được pháp của Mật tông hay không, đầu tiên bắt buộc phải quán sát điểm này, cho nên mới nói pháp quán tưởng là khởi phần (phần mở đầu) của pháp tu Mật tông.
“Sự tu tập khởi phần là bước chuẩn bị cho chính phần, cũng giống như muốn lên lầu thì phải đi lên bằng cầu thang, không có thang thì không thể lên lầu. Khởi phần tu tốt rồi thì chính phần mới được tu. Pháp tu khởi phần, trong kinh không nói chi tiết, không nhờ Thượng sư khẩu truyền không được. Nay giảng giải vắn tắt cho các ngươi nghe: Người tu trước hết phải tĩnh tọa, để tâm định xuống, nhất tâm tưởng tượng rằng mình biến thành Bản tôn. Ngày ngày đều phải tu quán tưởng như vậy, lâu ngày tự sẽ thành thói quen. Tâm phải tịch định, cho dù trong phòng có người đứng bên cạnh gào thét thì cũng phải đạt đến nghe mà không thấy, tâm không chút xao động, như thế mới gọi là tịch định” (62-50). Cho nên, pháp quán tưởng thành Bản tôn là công phu cơ bản nhập môn tu hành của Mật tông.
Trước khi tu quán tưởng, tất phải đảnh lễ và cúng dường trước. Trước hết phải lấy quán tưởng để cúng dường: “Diệu dục thiên nữ chúng, vượt số lượng bốn cửa cung, lấy hình thức thệ trí bất tức bất ly để đảnh lễ thiên chúng Đàn thành” (158-215). Cổ Mỹ Lâm Ba nói: “Nếu như khi có Bản tôn đối sinh, thì từ giữa tâm của Bản tôn tự sinh xuất ra bốn thiên nữ biến hóa để đảnh lễ (Bản tôn) đối sinh; giữa tâm của (Bản tôn) đối sinh cũng tương tự xuất ra bốn thiên nữ để đáp lễ, sau đó ai nấy tự hồi nhiếp giữa tâm mình” (158-217).
Sau khi hoàn thành quán tưởng đảnh lễ, tiếp đến phải quán tưởng: “Từ giữa tâm hóa ra vô lượng thiên nữ cúng dường như Sắc Kim Cương Nữ, bọn họ trên tay cầm vô lượng vật cúng dường như Thất thọ dụng, Ngũ diệu dục, rồi ngâm ca tấu nhạc nhảy múa; các phần nhỏ của vật cúng dường cũng đều phóng ra các tầng mây dục vọng hiếm có không thể nghĩ bàn (bất khả tư nghì) khiến cho chư Phật tam thời thập phương chủ tôn Đàn thành và Bồ Tát, câu thệ, các chư tôn hộ pháp đều hoan hỉ đủ đầy; Trong cúng dường chi phần, lấy “yên già” có đủ bát chi công đức để cúng miệng, lấy nước lọc sạch thanh lương vừa ý để rửa chân tay, lấy thiên vật hoa man tăng trưởng thiện diệu để cúng làm đồ trang sức trên đầu, lấy chất thơm tự nhiên hoặc thanh chế hỗn hợp để cúng mũi, lấy đèn khảm châu báu để cúng mắt, lấy các loại nước hoa thơm chế bằng chiên đàn hồng hoa để thoa khắp thân, lấy đồ ăn ngon tinh hoa trăm vị để cúng lưỡi, lấy âm thanh hòa nhã vui tai tạo ra bằng thổi tấu gõ hót để cúng nhĩ căn. Sau khi cúng xong thì chư thiên nữ cũng quay về chỗ của mình” (158-217).
Lại như cuốn “Mật ý tập” viết: “Các đồ cúng bày biện thiện diệu trang nghiêm, thì mới dùng để cúng dường. Cách quán của nó là Phổ Hiền cúng mây, gọi là thiền định cúng dường; Văn cúng phúng tụng vui tai là âm thanh cúng dường; Thân cung kính, lấy thủ ấn cuộn thành hoa sen làm tư thế hiến cúng gọi là thủ ấn cúng dường; Lời chú trong văn cúng – A Cam – chẳng hạn, là chân ngôn cúng dường; tổng cộng năm loại” (158-219)
Lại có nội cúng thế này: “Thuốc là thánh vật thù thắng điều chế bằng tám loại thuốc căn bản và ngàn chi phần các loại thuốc, đó là loại thuốc có được do chứng ngộ nhất thiết pháp vô thủ xả (không bỏ lấy) bình đẳng tính, là loại chất dịch (là dâm dịch do hành giả tu cao cấp sau khi tu song thân pháp mà có) trừ được nhị chấp phân biệt ma, có bốn loại thành tựu và ba loại; cho nên nó là đại dược của Tự tính vô thượng, chấm dính bằng “ca ốc” nhật nguyệt hợp bởi ngón cái và ngón áp út (tức lấy ngón cái và ngón áp út chắp dính trên dưới, tương hợp như nhật nguyệt hợp bích, giống như hình một loại nhà gọi là “ca ốc” để mà rắc rảy. Các giọt Cam lộ nhỏ (này) chui vào trong miệng chư tôn (được hình thành do quán tưởng), tức thì đáp ứng được mùi vị đại lạc. Cuốn “Ma Ha tu khái” nói rằng: ‘Từ giữa tâm mình phóng ra rất nhiều thiên nữ, từ trong ca-ba-lạp (một loại pháp khí đựng đồ cúng dường được làm từ xương người – chi tiết xem bìa Tập 1) chứa đầy Cam lộ, lấy thìa nhật nguyệt hợp bằng ngón cái và ngón áp út của thiên nữ để mà đựng, dâng cúng cho lưỡi của quyến thuộc thiên chúng đặng mà hoan hỉ, tưới mát xuống thân ngữ ý mà thành tựu mưa’. Quán tưởng tay phải của mình cầm ca-ba-lạp, lấy thìa nhật nguyệt làm bằng ngón cái và ngón áp út trái để đựng mà rảy cúng. Các thiên nữ biến hóa ra từ giữa tâm cũng hiến cúng như vậy. Đầu tiên cúng Thượng sư trên Đàn thành truyền thừa cho tín chúng, sau đó lần lượt cúng cho tín chúng trong Đàn thành” (158-221).
Lại có cúng dường “thực tử” thế này: “lấy đồ đựng to rộng làm bằng các loại châu báu để đựng các loại ‘thực tử’ là đồ ăn uống tối thù thắng trăm vị hiếm có, trong đó xuất ra vô lượng diệu dục thiên nữ hiến cúng, lưỡi của chư tôn thành quang quản (ống phát quang) và tướng (hình dạng) trùy Kim cương Tam Cổ xuất ra quang quản, hút lấy thực tử tinh túy trí tuệ cam lộ tự tính, hưởng dụng mà sinh hoan hỉ. Sau đó, lại quán các thiên nữ hòa nhập trở lại thân mình” (158-223).
Lại có một kiểu Mật cúng nữa gọi là Giao hợp cúng: “Tự tính của Phật Phụ phương tiện hữu cảnh hiện phần và Tự tính của Phật Mẫu trí tuệ cảnh không tính, hai thứ này song vận vô biệt (hai vị Phật Phụ và Phật Mẫu này giao hợp với nhau và cùng trụ ở trong liễu tri song vận của dâm lạc và Không), đó là tất cả mọi thứ Đại (tạo nên cơ thể con người) và Bản lai giao hợp, lấy hương vị đại lạc do tương hợp như vậy sinh ra có thể khiến cho tất cả Đàn thành no đủ, nó có thể hiểu biết được sự song vận của tương hợp chúng, riêng lẻ từng bên của Phật Phụ Phật Mẫu (Rất nhiều “Phật Phụ Phật Mẫu” do quan tưởng mà thành đều Không Lạc song vận như vậy). Riêng tôn thiên nữ chúng thì lấy chủng tính chủ tàng ẩn hoặc thủ ấn thiên trượng của Phật Phụ để chuyển hóa thành thứ lạc dung hòa thù thắng của song vận, dần dần lần lượt viên mãn đại lạc trí thượng giáng hạ cố (thứ dâm lạc chạy từ trên xuống và ngưng kết ở dưới). Sau khi tâm trụ ở trên nó, quán tưởng Không Lạc trí sinh ra liên tục, đồng thời trì giữ Phật mạn tùy tham không khác biệt với tất cả các chư tôn” (158-225).
Cái thứ Mật cúng này khi quán tưởng thành công, dựa nhờ vào quán tưởng này để khiến cho từ trong thân của các vị “Phật Bồ Tát” ôm lấy Minh Phi do quán tưởng mà thành sinh khởi thứ “Đại lạc” dâm xúc (tiếp xúc dâm dục), như thế là cúng dường “chư Phật Bồ Tát, chư thiên hộ pháp”...
Ví dụ: “Cuối trang 1 của “Bạch Mã đầu Kim Cương pháp” thuộc Kim Cương bộ viết: “Lại nữa, ở chỗ Mật xứ (thân dưới) có chữ Xá, biến thành Mã đầu Kim Cương (Kim Cương đầu ngựa) giống với của mình, thân màu xanh lục; Mật xứ của Phật Mẫu đó có Kim Cương chùy, đầu chùy màu lam trắng, hình đầu lợn, cầm trống nhỏ và thiên linh cái, để làm quán tưởng cúng dường an lạc”. Trong này rõ ràng biểu thị rõ Mật xứ (hạ thể) của lưỡng tôn nam nữ; Luận về Viên mãn thứ đệ thông thường, nam là chùy (dương vật), nữ là sen (âm hộ), cùng nhau song vận (trong lúc giao hợp thì quán Lạc Không bất nhị) hành sự nghiệp (thực hiện các động tác giao hợp), hoặc làm cúng dường (hoặc quán tưởng cúng dường lạc xúc dâm dục, để “Phật Phụ Phật Mẫu” trong lúc giao hợp ở chỗ bộ phận hạ thể và cảm nhận dâm lạc), tất cả đều từ hai chỗ Mật xứ này sinh ra (tất cả đều sinh ra từ chỗ giao hợp hạ thể của mình và đối phương). Gọi thứ cúng dường này là Mật cúng an lạc, cũng có thể xác định rằng chùy và sen (phần hạ bộ hai giới nam nữ) rút thụt ra vào, phát ra đại lạc Tứ hỷ, để làm cúng dường” (34-213).
Không chỉ có Thượng sư họ Trần nói như vậy, mà trong “Đại Nhật kinh – Đại Tỳ Lô Giá Na thành Phật thần biến gia trì kinh” cuốn kinh điển căn bản của Đông Mật (Mật tông Nhật Bản) và Tây Mật (Mật tông Tây Tạng) sớm đã nói vậy rồi. Ví dụ, quyển 3 viết: “Này Bí Mật Chủ! Chư vị Như Lai hiện tại của tất thảy thế giới là Chính đẳng giác, thông đạt phương tiện Ba La Mật; Các Như Lai đó biết rõ Bản tính không phân biệt, nhờ có phương tiện Ba La Mật mà ở trong vô vi lấy hữu vi làm phần bề ngoài, triển chuyển tương ứng vì chúng sinh mà thị hiện khắp pháp giới, để họ được thấy pháp mà an lạc trú, khởi phát tâm hoan hỷ; hoặc được trường thọ, đùa giỡn ngũ dục mà tự vui vẻ (hoặc để chúng sinh được trường thọ mà lấy vui thú ngũ trần trong dâm lạc làm thứ tiêu khiển vui vẻ), vì Phật Thế Tôn mà cúng dường (tức là lấy sự vui thú ngũ dục để cúng dường cho “Thế Tôn” của Mật tông). Chính vì câu này mà tất thảy thế nhân không thể tin” (theo “Đại Chính tạng” quyển 18).
Cuốn “Nhất thiết Như Lai chân thực nhiếp Đại thừa hiện chứng tam muội đại giáo vương kinh” quyển 2 thuộc Mật giáo bộ cũng viết: “Lớn thay! Ta vốn có tự tính thanh tịnh, tất thảy tùy nhiễm tự nhiên sinh, do vốn thanh tịnh lìa các loại ô nhiễm cho nên lấy nhiễm mà điều phục”. Quyển thứ tư cũng quán tưởng thế này: “Khi mới xuất tất thảy Như Lai Tâm, tức xuất cái Tâm đại Kim Cương ấn, có đủ Đức trì Kim Cương, vì thế trong cửa Kim Cương ấn (biến) thành tượng Như Lai như số lượng sắc trần cực vi ở tất thảy thế giới; Lại tụ thành một thể, xuất hiện tượng đại Minh Phi Kim Cương hi hí (xuất hiện tượng đại Minh Phi với các loại hành vi giao hợp song thân), giống như thân Kim Cương Tát Đỏa không có gì khác biệt, có đầy đủ các loại uy nghi hình sắc diệu hảo, vì có các tướng trang nghiêm đầy đủ nên thành trang nghiêm, tổng nhiếp tất cả Minh Phi Kim Cương Tát Đỏa trong Như Lai bộ; Đến chỗ (?) Thế Tôn Như Lai Man Noa La trong Nguyệt Luân trái như lý mà trụ, nói tụng thế này: Lớn thay! Ta có thứ không sánh nổi, cúng dường thượng diệu của chư Phật, vì biết cúng dường dục lạc, nên có thể chuyển biến các cúng dường đó” (“Đại Chính Tạng” quyển 18).
Cho đến khi chính thức hợp tu song thân pháp, lúc lạc xúc trong cơ thể hiện khởi, cũng cần phải quán tưởng cúng dường Phật bằng cái lạc dâm xúc, cuốn “Nhất thiết Như Lai chân thực nhiếp Đại thừa hiện chứng tam muội đại giáo vương kinh” quyển 3 viết: “Tất cả các thân đó đều hòa hợp, tự nhiên diệu lạc thành cúng dường, lấy đó để phụng hiến thì nhanh chóng có thu hoạch, không khác gì với Kim Cương Tát Đỏa. Vì chân thực diệu ái tương ứng với nhau, tùy theo sự tương ứng mà sinh ra lạc xúc, lấy đó để phụng hiến cho chư Phật, đắc không khác gì so với Kim Cương bảo. Kiên cố (ghìm bế tinh lâu không xuất) hỉ lạc luôn giữ liên tục, tùy xúc tùy ứng mà sinh thắng lạc, lấy đó để phụng hiến cho chư Phật, đắc Kim Cương pháp không sai khác. Kim Cương (hành giả Mật tông) hoa sen (âm hộ) và chùy (dương vật) cùng tương hợp, chúng cảm ứng nhau mà sinh diệu lạc khắp tất cả, lấy đó mà phụng hiến để cúng dường, đắc Kim Cương nghiệp không sai khác” ” (“Đại Chính Tạng” quyển 18).
Có lúc thì lấy cái quán tưởng đó mà câu nhiếp chúng sinh hữu tình mà sinh tâm hoan hỉ, tiến vào pháp tu Mật tông: “Trang thứ 2 cuốn “Đẳng khước ca bổ niệm tụng pháp” thuộc Kim Cương bộ viết: ‘Nếu là câu nhiếp để tu thì cần quán tưởng nhị tôn nhập định, khi lưỡng tề (hai rốn, cũng chỉ những bộ phận lõm) Mật hợp, phát ra âm thanh hoan hỉ như ảo, câu dẫn tất thảy chúng sinh hữu tình nhập vào thân mình’. Hai rốn Mật hợp trong đoạn này thực tế là sự tương hợp của chùy và sen của nhị tôn, thực hành pháp tu thủ ấn sự nghiệp quán đỉnh thứ ba. Phát ra âm thanh hoan hỉ, tức là âm nhanh đút rút nhấp nhổm, như thế thì mới có hiệu quả câu nhiếp” (34-212).
Sáng tác ra những kinh điển Mật tông như thế này, (Mật tông) mạo xưng là kinh điển cho Pháp thân Phật Đại Tỳ Lô Giá Na thuyết giảng, bày đặt ra nhiều pháp để dụ dỗ chúng sinh và tuyên truyền sâu rộng, tạo ra một thế lực lớn, khiến cho giới Phật giáo không thể phủ định chúng. Do đó, chúng dần dần thẩm thấu sâu vào trong hệ thống Phật giáo, cho đến bước cuối cùng là thay thế toàn bộ Phật giáo, Mật tông liền trở thành chủ thể của Phật giáo, các loại pháp ngoại đạo của Mật tông cũng biến thành Phật pháp, cho đến ngày nay thì không có ai dám đứng ra tranh luận. Phật giáo vì thế mà bị cấy trồng một thứ nhân duyên tuyệt diệt một lần nữa trong tương lai.
Thông thường mà nói, khi tu học pháp môn quán tưởng, là đã sắp chính thức bước vào giai đoạn tu học Mật pháp. Vì thế, trước khi tu luyện pháp môn quán tưởng buộc phải cúng Man Đạt trước: “Ví dụ cúng Man Đạt, một cái Man Đạt bưng dâng lên, không chỉ là cúng dường tam thân Phật: Pháp thân, Báo thân, Hóa thân mà còn cúng cả Không Hành Mẫu của Người. Đồng thời quán tưởng rằng một cái Man Đạt hóa thành năm cái, năm cái biến thành rất nhiều rất nhiều, tức là chất nhiều lên, chất nhiều lên như là cấp số nhân vậy, tức là từ một cái Man Đạt biến thành vô số vậy a! Huống hồ anh còn phải cúng 10 vạn lần đấy! Bởi vì anh cúng 10 vạn lần Man Đạt này, thì phúc báo của anh được nhân lên rồi, phúc báo của anh tăng trưởng thì khi gia hành sẽ dễ được viên mãn rồi” (32-175).
Khi cúng Man Đạt (Tụ bảo bồn – mâm chứa châu báu), cũng cần phải làm cúng dường tam thân: “Theo Man Đạt tam thân của Hồng giáo, cái gọi là cúng Man Đạt phổ thông là tương đương với cúng Hóa thân, Báo thân thì cúng Song Vận, Báo thân thì cúng Quang Minh, việc này phải dựa vào sự liễu đạt Không tính. Mà việc tu trì Đại ấn là phương tiện tối cao duy nhất để viên mãn việc cúng Tam thân này, đó chính là đạo lý cúng Man Đạt (để mà) thông Đại ấn” (34-842). Nói tóm lại, tất cả các pháp môn tu hành trong Mật tông đều liên quan mật thiết đến pháp quán tưởng – lấy việc quán tưởng pháp ngũ dục được sinh ra từ dâm lạc để cúng dường “Phật Bồ Tát” làm đầu, quán tưởng Minh điểm...làm thứ yếu. Nếu người nào không thể quán tưởng, tất cả mọi sự tu hành đều vô công vô ích, cũng không thể tiến tu lên trên theo thứ tự từng cấp. Vì thế mới nói pháp môn tu hành của Mật tông là lấy pháp quán tưởng làm nền móng căn bản.
Lượt xem trang: 0