Ca dao có câu “Trứng rồng lại nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu”, đúng là rất có lý. Phật giáo không thừa nhận sự ngẫu nhiên mà cho rằng tất cả mọi việc đều có nhân quả. Con người sở dĩ ở bên nhau, cũng không phải là không có nguyên nhân. Nếu như có thể ở bên nhau làm người nhà, lại thường xuyên sống cạnh nhau, chứng tỏ duyên phận hai bên rất thân, nhất định là đời trước đã từng tạo ra rất nhiều nghiệp báo giống nhau, cho nên đời này mới tụ hội bên nhau làm người nhà. Ví dụ như có một nhóm bạn bè ưa rượu chè, thì nhất định thường hay tụ họp với nhau cùng uống rượu, thời gian lâu ngày, chắc chắn sẽ cùng có thói quen háo rượu, thì sẽ dễ dàng hẹn nhau cùng đi làm việc gì đó. Như thế thì đám bợm nhậu này dần dà sẽ tự nhiên có rất nhiều hạt giống nghiệp báo giống nhau, đến đời sau nhóm này rất có thể sẽ lại ở bên nhau làm người nhà. Cái đó gọi là “vật tụ cùng loài - ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.
Cùng lý đó, khi chúng ta muốn tìm hiểu một người, chúng ta có thể quan sát trước bạn bè thân của người này, chúng ta có thể gián tiếp biết được tính tình và thói quen của người này.
Bây giờ chúng ta hãy cùng xem những người bạn thân thiết đời này của Đạt Lai Lạt Ma nhé:
1. Bruno Berger:
Bruno Berger sinh tháng 4/1911 ở Frankfurk, chết ngày 12/10/2009, là một nhà nhân loại học, nhà dân tộc học, thành viên đảng Nazi (tiếng Đức Nationalsozialistische Deutsche Arbeiter Partei, viết tắt là NSDAP), thượng úy quân đội bảo vệ Đảng. Năm 1938, ông ta tham gia cuộc viễn chinh đến Tây Tạng. Ông ta đã từng thay Nazi đến làm việc ở Trung tâm nghiên cứu Ahnenerbe, để nghiên cứu làm thế nào có thể phân biệt được người Do Thái bằng đặc trưng cơ thể người. Trong Trung tâm nghiên cứu đó, ông ta đã thu thập được rất nhiều xương cốt của người Do Thái. Nguồn gốc của các bộ xương người Do Thái này đều đến từ trại tập trung Auschwitz của Nazi. Những người Do Thái đó sau khi bị đầu độc chết thì sẽ bị lóc xương. Mục đích của cuộc nghiên cứu là dùng đặc trưng cơ thể người để phân biệt ra người Do Thái, nhằm tiến đến tiêu diệt người Do Thái trên toàn thế giới.
(Đạt Lai Lạt Ma bắt tay thân mật với bạn chí cốt Bruno Berger, gã đồ tể giết người hàng loạt, thành viên Đảng Đức Quốc Xã, một tội phạm chiến tranh)
Ngày 6/4/1971, tòa án Frankfurk đã xử Bruno Berger tử hình với tội danh cùng mưu sát người Do Thái ở các trại tập trung.
Nguồn tư liệu: https://en.wikipedia.org/wiki/Bruno_Beger
2. Heinrich Harrer:
Là thành viên nổi tiếng của Nazi, tội phạm chiến tranh thế giới thứ 2. Ông ta có mối giao tình hơn nửa thế kỷ với Đạt Lai Lạt Ma. Từ những năm 30, Heinrich Harrer đã phụng mệnh của Hitler đến Tây Tạng tìm kiếm cội nguồn của người Aryan, bởi vì Hitler cho rằng người Khang Ba Tây Tạng là hậu duệ của chủng người Aryan.
(Heinrich Harrer đến Tây Tạng làm cố vấn chính trị cho Đạt Lai Lạt Ma năm 1948)
Hitler do có tâm thái của chủ nghĩa chủng tộc, có cái nhìn thù địch với người Do Thái, cho nên cho rằng người Do Thái là chủng tộc cấp thấp, cũng là nguyên nhân gây ra sự nghèo khổ của người Germani. Ông ta đã đem nguyên nhân sự bần cùng của người Germani đổ lỗi cho người Do Thái giỏi quản lý tài chính và đầu tư, cho rằng người Do Thái đã “trộm cắp” tiền của chủng Germani. Vì thế, một mặt ông ta đã tàn sát tất cả người Do Thái, mặt khác đi tìm cội nguồn của chủng người Aryan cao quý, để gìn giữ huyết thống thuần khiết của người Aryan. Chính vì lẽ đó mà ông ta đã phái quân đội bảo vệ Đảng và nhà nhân loại học bí mật đi tìm cội nguồn của chủng người Aryan.
(Heinrich Harrer, người bạn thân thiết suốt cuộc đời của Đạt Lai Lạt Ma, là thành viên Đảng Quốc Xã do trùm phát xít Đức Hitler lãnh đạo)
Ngoài ra, cũng có báo cáo chỉ ra rằng Hitler đã đưa ra một nhiệm vụ khác, đó là đi tìm “Thời Luân” (bánh xe thời gian) của Mật tông. Nhưng do cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 do Hitler phát động đã rơi vào thế suy yếu, quân Đức từng lớp từng lớp bại trận, để cứu vãn tình thế, kẻ tín ngưỡng Mật tông Tây Tạng-Hitler đã vọng tưởng muốn thông qua “bánh xe thời gian” để tìm lại quá khứ, hòng thay đổi chiến cuộc.
Nguồn tư liệu: https://en.wikipedia.org/wiki/Heinrich_Harrer
http://www.baike.com/.../%E6%B5%B7%E5%9B%A0%E9%87%8C%E5...
3. Chủ tịch Đảng Nazi Chi Lê Augusto Pinochet và Miguel Serrano:
Augusto Pinochet đã từng sát hại rất nhiều học giả và nhân sĩ dân vận Chi Lê.
Nguồn tư liệu:
https://zh.wikipedia.org/.../%E5%A5%A5%E5%8F%A4%E6%96%AF...
Augusto Pinochet (bên trái ảnh) là người đã bị tòa án tối cao Tây Ban Nha truy tố với tội danh tội phạm chiến tranh và giết người hàng loạt, nhưng đã thoát khỏi bị dẫn độ do có sự can thiệp của người bạn thân Đạt Lai Lạt Ma. Còn bên phải bức ảnh, Đạt Lai Lạt Ma xiết chặt tay gã đồ tể Bruno Berger.
Tay chân của tên độc tài Augusto Pinochet là Miguel Serrano, cũng là một lãnh đạo của đảng Nazi Chi Lê, có quan hệ mật thiết với Đạt Lai Lạt Ma.
(Miguel Serrano chào kiểu Hit-le) (Đạt Lai Lạt Ma được Miguel Serrano chào đón tại Chi Lê 1992)
Nguồn tư liệu: https://www.angelofjustice.org/Miguel_Serrano.html
4. Shoko Asahara – Giáo chủ giáo phái Chân Lý Aum Nhật Bản.
Khi Shoko Asahara chủ mưu sự kiện phun khí độc Sarin ở ga tàu điện ngầm Tokyo ngày 20/3/1995 bị bắt, tuần báo “Tiêu điểm” của Đức nói: “Nếu không có sự ủng hộ của Đạt Lai Lạt Ma, thì Shoko Asahara căn bản không thể xây dựng được đế quốc giáo phái của ông ta”. Nguồn tư liệu tại đây: http://blog.xuite.net/kc4580455923/wretch/149361549
Giới truyền thông vạch trần chân tướng câu kết giữa Đạt Lai Lạt Ma với Nazi và tà giáo Aum Nhật Bản, xem tại đây: http://blog.xuite.net/kc4580455923/wretch/149361551
Nhìn những người bạn chí cốt của Đạt Lai Lạt Ma, chúng ta không tránh khỏi kinh ngạc. Thử nghĩ xem, Đạt Lai Lạt Ma với đám bạn bè như thế thì có thể là người đại diện cho nhân quyền được không? có phải là bạn tốt để người Đài Loan mời đến không?
(Đạt Lai Lạt Ma có quan hệ mật thiết với Shoko Asahara, giáo chủ tà giáo Aum)
Trong đám bạn bè của Đạt Lai Lạt Ma, không có ai là nhân vật chính phái đường hoàng, những thông tin tiêu cực của bọn họ nhiều như thế, Đạt Lai Lạt Ma thực sự có thể cầu phúc thay cho Đài Loan được không? Nếu như quả thực có thể cầu phúc, thì tại sao những lời xì xào đàm tiếu của bản thân Đạt Lai Lạt Ma ở Ấn Độ lại nhiều như vậy? Thật đúng là “ốc không mang nổi mình ốc, còn làm cọc cho rêu”.
Chúng tôi trước hết tạm không nhắc đến việc giáo nghĩa của Đạt Lai Lạt Ma và kinh Phật giống hay khác nhau, mà hãy đứng ở bề ngoài phân tích một chút: Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa từ bỏ hoàng thất (chính trị) mà thành tựu Bồ Đề vĩ đại, đi hóa độ các chúng sinh có duyên. Còn các chúng sinh không có duyên phận, thì cũng được chúc phúc tương tự. Thế nhưng con đường của Đạt Lai Lạt Ma lại là lợi dụng sức mạnh chính trị để đạt được mục đích thống trị nhân dân. Đã có rất nhiều tư liệu chứng minh rằng nếu dân chúng không nghe lời Đạt Lai Lạt Ma thì sẽ bị giam lỏng, bị giết hại. Chỉ dựa vào điểm này thôi, chúng tôi muốn hỏi rằng, một Đạt Lai Lạt Ma như thế có đúng là tín đồ Phật giáo không?
Trên ảnh là một số Lạt Ma biểu tình trên phố phản đối Đạt Lai Lạt Ma đến thăm.
Từ khóa: Đạt Lai Lạt Ma, Bruno Berger, Heinrich Harrer, Chủ tịch Đảng Nazi Chi Lê Augusto Pinochet và Miguel Serrano, Shoko Asahara
Bài trước: “TÂY TẠNG ĐỘ VONG KINH” LÀ KINH GIẢ DO LẠT MA GIÁO TỰ SOẠN
Bài sau: PHẬT TỬ MỸ CHOÁNG VÁNG VÌ BÊ BỐI AIDS
Lượt xem trang: 6